Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Tenzin Dorjee: Phật Pháp Vào Đời »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Tenzin Dorjee: Phật Pháp Vào Đời

Donate

(Lượt xem: 9.205)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tenzin Dorjee: Phật Pháp Vào Đời

Font chữ:


Đứng bên cạnh một ngọn núi cao nhất, dĩ nhiên cũng phải là một ngọn núi. Anh bạn Tenzin Dorjee của Việt Báo là một ngọn núi như thế: trong rất nhiều chuyến đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Hoa Kỳ, anh Tenzin đã có cơ duyên được chọn đi sát bên cạnh Ngài để thông dịch và tham vấn.

Từ một em bé được ba mẹ cõng đi băng rừng, vượt núi từ Tây Tạng sang Ấn Độ tỵ nạn, sau trung học là vào tu học nơi đại học do Đức Đạt Lai Lạt Ma thiết lập, trở thành học giả và là dịch giả trong Thư Viện Phật Giáo Tây Tạng, được gửi sang Hoa Kỳ giúp chư tăng hoằng pháp, vào đại học Mỹ, tốt nghiệp Tiến sĩ, trở thành giáo sư một đại học ở Nam California, đảm nhận nhiều chuyến đi thông dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, trở thành nhà hoạt động nhân quyền, và bây giờ đang giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF). Đó là sơ lược cuộc đời của Tiến sĩ Tenzin Dorjee – cũng là một bạn thân của ban biên tập Việt Báo, và thường được chúng tôi gọi tắt là “anh Tenzin”; nơi đây, xin phép gọi là GS Tenzin Dorjee, hay cho gọn là GS Tenzin, cho đúng nghi lễ.

Có nhiều người Tây Tạng trùng tên với Tenzin Dorjee, cũng y hệt như ở Việt Nam, những cái tên như “Nguyễn Văn Thành” hay “Trần Văn Thiện” dễ trùng nhau. Nhưng cuộc đời của Ủy viên Tenzin Dorjee là hy hữu, độc đáo.

Một số người trong vùng Nam California đã quen thuộc với hình ảnh GS Tenzin. Lần đầu tôi gặp GS Tenzin là khi anh đi bên cạnh Đại sư Geshe Gyeltsen, người được gọi tắt là Geshela, người sáng lập Tu viện Thubten Dhargye Ling (viết tắt: TDL) ở Long Beach, Nam California. Ngài Geshela là Thầy của nhà văn Nhã Ca, và rồi nhà văn nữ này được hướng dẫn sang Dharamshala, Ấn Độ, để tiếp tục trở thành học trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.

Tu viện TDL cũng là nơi cậu Don Phạm, một thiếu niên Việt Nam, được chuẩn bị, học pháp và Tạng ngữ vài năm trước khi chuyển sang Ấn Độ tu học trong các tu viện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và bây giờ là một nhà sư sau học vị Tiến sĩ Phật Giáo, đang học sâu thêm và nhập thất dài hạn. Tất cả các diên biến liên hệ trong Phật tử gốc Việt vừa nói đều có hỗ trợ từ GS Tenzin.

GS Tenzin tốt nghiệp Tiến sĩ ở Đại học UC Santa Barbara, rồi trở thành Phó Giáo Sư tại Đại học CSU Fullerton (CSUF), nơi anh chuyên dạy và nghiên cứu về truyền thông liên thế hệ, liên văn hóa, các vấn đề bản sắc, và những phương cách giải quyết xung đột. Tại CSUF, GS Tenzin được nhiều giải thưởng – trong đó được giải thưởng vinh danh về giảng dạy (2011), nghiên cứu (2013) và phục vụ cộng đồng (2015).

GS Tenzin Dorjee cũng là tác giả nhiều bài viết trên các tạp chí đa văn hóa, nhiều sách về các vấn đề văn hóa, bên cạnh các công trình dịch nhiều kinh luận từ tiếng Tây Tạng sang Anh văn.

Trong nỗ lực nghiên cứu và vận động cho tự do tôn giáo, GS Tenzin đã đi tới Miến Điện và Iraq để quan sát về tình hình tự do tôn giáo các nơi đó. GS Tenzin từng ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ điều trần về tình hình tự do tôn giáo tại Tây Tạng và Trung Quốc.

Dr. Tenzin Dorjee được Dân biểu Nancy Pelosi (Lãnh Đạo Thiểu Số Hạ Viện) bổ nhiệm vào Ủy ban USCIRF ngày 8 tháng 12/2016, tái bổ nhiệm cũng do DB Pelosi vào ngày 10 tháng 5/2018. Vào ngày 12 tháng 6/2018, GS Tenzin được thống nhất bầu vào chức Chủ Tịch Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

Trong một buổi nói chuyện với báo Huffington Post năm 2013, GS Tenzin đã kể lại chặng đời của mình.

Trước tiên, báo HP kể lại cơ duyên là, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm Honolulu trong lễ khánh thành hội bất vụ lợi Pillars of Peace Hawaii hồi tháng 4/2012, một cộng tác viên báo này thắc mắc về người thông dịch đứng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong mọi sự kiện liên hệ ở Hawaii. Sau đó, nhà báo liên lạc với người “kế bên” đó, và hơn một năm sau, đã phỏng vấn để có bài viết này.

Sinh năm 1961 gần ngọn núi linh thiêng Mt. Kailash, Tenzin Dorjee vẫn còn là một em bé sơ sinh khi ba mẹ gói cậu lại để ẵm đi, vượt núi đồi băng tuyết Tây Tạng đang bị Trung Quốc chiếm đóng để vào Ấn Độ. Là một trong hơn 100,000 người Tây Tạng tìm tỵ nạn ở Ấn Độ, cậu Tenzin lớn lên ở Bylakuppe, một trong những khu tập trung người Tây Tạng lớn nhất ở Nam Ấn Độ.

Sau trung học, Tenzin rời miền Nam để tới khu vực dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, vào thị trấn Dharamsala, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma cư trú. Nơi đây, anh Tenzin vào tu học ở Institute of Buddhist Dialectics (sát nghĩa, có thể dịch là Học Viện Nhân Minh Luận Phật Giáo; tuy nhiên, có thể gọi đơn giản là Đại Học Lý Luận Phật Giáo), nơi đây anh trở thành một nhà nghiên cứu và là dịch giả tại Library of Tibetan Works and Archives (Thư Viện và Văn Khố Tác Phẩm Tạng Ngữ).

Tại thị trấn của người Tây Tạng tỵ nạn nơi chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn này, anh Tenzin miệt mài dịch các giáo lý nhà Phật của các học giả Tây Tạng sang Anh ngữ. Giáo sư Tenzin Dorjee (bây giờ, có thể gọi là GS Tenzin rồi, vì anh là dịch giả của nhiều công trình Phật học công phu) tưởng như sẽ sống cuộc đời lặng lẽ chuyên nghiên cứu Phật học – nhưng rồi GS Tenzin được mời sang Hoa Kỳ để dạy ở một Phật Học Viện Tây Tạng ở Montana năm 1991.

GS Tenzin kể lại, “Tôi chưa bao giờ nghĩ tới sang Tây phương. Nhưng các bạn tôi nghĩ rằng tôi quá bảo thủ, do vậy họ thúc đẩy tôi đi.”

Trong khi ở Montana, GS Tenzin được mời đi theo thông dịch cho Lati Rinpoche, một đại sư Phật giáo Tây Tạng và cũng là một người phụ tá Đức Đạt Lai Lạt Ma về kỹ năng tranh luận giáo nghĩa. Thế rồi, năm 1993, trong chuyến đi thứ nhì, GS Tenzin quyết định học tiếp tại Hoa Kỳ. Năm 1995, anh nhận được một visa cho phép anh theo học bậc cử nhân và cao học, và rồi Tiến Sĩ ngành truyền thông từ Đai học University of California.

Cũng như nhiều người Tây Tạng trong cùng thế hệ được lớn lên ở Ấn Độ, GS Tenzin nói tiếng Tây Tạng, tiếng Ấn Độ và tiếng Anh. Khi GS Tenzin bắt đầu tìm học cách dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh, không có chương trình chính thức nào dạy, và vì hai ngôn ngữ quá dị biệt, những năm đầu nghiên cứu của anh rất mực gian nan. Không giống tiếng Anh, tiếng Tây Tạng theo trật tự “Chủ từ - túc từ - động từ.” Khi động từ nằm cuối câu, những người thông ngôn đồng thời phải suy nghĩ trong hai ngôn ngữ cùng lúc, ráng nhớ câu đã nói trước đó trong khi chờ động từ nói lên để hoàn tất câu nói.

GS Tenzin nói, “Hai ngôn ngữ không phù hợp nhau, và thiếu động từ thì bạn không thể thông dịch được.”

Năm 2012, GS Tenzin trở thành công dân Mỹ, hoàn tất học vị Tiến Sĩ, và nhận việc dạy lý thuyết truyền thông tại CSU Fullerton, nơi anh nhận được một email từ văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma hòi rằng anh có thể đi tới Hawaii để giữ nhiệm vụ thông ngôn trong sự kiện dài ba ngày có tên là Pillars of Peace (Trụ Cột Hòa Bình).

Trong hơn ba thập niên ở Ấn Độ, GS Tenzin đã thông ngôn cho khoảng sáu vị thầy PG Tây Tạng nổi tiếng, kể cả trong nhiều trường hợp, là thông ngôn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Dù vậy, yêu cầu đó vẫn là ngạc nhiên. Vì tình cờ lúc đo, người thông ngôn thường xuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể tới Hawaii, do vậy người thị giả của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Chhime Rigzing đã liên lạc GS Tenzin.

GS Tenzin kể lại, “Chhime Rigzing trình lên Đức Đạt Lai Lạt Ma một tấm hình của tôi, và Ngài nói, ‘À, tôi biết anh này.’ Thế là tôi có thể tới Hawaii.”

Sau quá nhiều năm, GS Tenzin rất hào hứng để sẽ lại hội kiến với lãnh tụ thế giới PG Tây Tạng, “Rất mực xúc động.”

Khi nói tiếng Anh, Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể vững vàng tự thảo luận các đề tài có thể làm vấp nhiều người dùng Anh ngữ là tiếng mẹ đẻ. Nhưng trong nhiều cách, người thông ngôn ngồi bên cạnh sẽ có Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm giác an ninh hơn là vì cần thiết. Nhưng với GS Tenzin, điều này có nghĩa là đứng kế bên và chăm chú trong mọi thời gian, sẵn sàng thực hiện công việc được xem là thách thức nhưng đầy vinh dự.

GS Tenzin kể, “Suy nghĩ của Đức Đạt Lai Lạt Ma rất mực sâu thẳm và thâm thúy.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma là tác giả hơn 100 đầu sách về nhiều đề tài, như siêu hình học, vũ trụ học, khoa học về não bộ, tâm linh và khoa học, nhưng vì Ngài không phải là người có tiếng Anh là bản ngữ, nên thỉnh thoảng phải vất vả suy nghĩ tìm nhớ các chữ thường dùng.

Trong những ngày GS Tenzin thông dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, anh gần như thường trực bên cạnh Ngài, nơi trung tâm của một vòng an ninh thường dành cho nguyên thủ quốc gia. Những ngày đó, lịch làm việc của Đức Đạt Lai Lạt Ma không đòi hỏi lắm, nhưng GS Tenzin nhớ lại thời làm việc với Ngài nhiều năm trước đó ở Ấn Độ. “Bởi vì Ngài sẽ làm việc suốt cho tới 6 hay 7 giờ tối, rất mực là mệt nhọc.”

Trong một trường hợp, GS Tenzin kể, anh gần như làm hỏng mọi thứ.

“Đức Đạt Lai Lạt Ma là mọi thứ với chúng tôi, dân tộc Tây Tạng,” GS Tenzin nhớ lại. “Ngài là người, nhưng cũng là một bậc thánh và do vậy chúng tôi đặt Ngài trên một tòa sen. Tôi không thể hình dung sẽ đứng trước mặt Ngài, nhưng tôi đã được yêu cầu thông dịch. Đó là lần đầu tiên và tôi khủng hoảng.”

GS Tenzin có một nhầm lẫn, và rồi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rất cứng rắn, “Không.”

GS Tenzin kể, “Tôi sợ kinh hoàng, điếng cả người. Khi bình tỉnh trở lại, tôi nhận ra rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nói bằng tiếng Anh và tôi nghĩ, ‘Thôi nhé, đây là cơ hội đầu tiên và cuối cùng cho mình. Sẽ không ai gọi mình trở lại nữa.”

Nhưng rồi GS Tenzin cũng được gọi trở lại, nhiều lần. Nhờ làm việc kế bên với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong nhiều chuyến đi, GS Tenzin nói rằng anh có thể hiểu thêm về cách suy nghĩ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và dần dần tự tin hơn.

GS Tenzin nói, “Rất là thách thức vì bạn phải theo dõi dòng suy nghĩ của Ngài. Ngài có thể không đang nói tiếng Tây Tạng, nhưng nếu Ngài suy nghĩ gian nan để tìm chữ, bạn phải đoán chữ đó.”

GS Tenzin nói, những kinh nghiệm đó cho anh thực hiện nhiệm vụ thông dịch khá là tuyệt vời. Đối với một người thông dịch nào không quen thuộc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, công việc như thế sẽ rất là khó.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về các đề tài như về thiền định mật tông, về vật lý lượng tử, về đạo đức và nhiễm thể di truyền học, sẽ có rất ít người thông dịch có thể theo kịp tốc độ của Ngài.

GS Tenzin kể, “Ngài có thể trích dẫn một trăm cuốn sách khác nhau từ trí nhớ, và bạn phải theo cho kịp với trí tuệ chói sáng của Ngài. Rất là gay go.”

GS Tenzin kể, rằng sự kiện The Pillars of Peace tại Hawaii tương đối là đơn giản, bởi vì người tham dự chủ yếu là sinh viên, học sinh và công chúng bình thường, các đề tài – kiến tạo hòa bình và tăng trưởng từ bi – tương đối là dễ.

Victor Chan, giám đốc sáng lập trung tâm The Dalai Lama Center for Peace and Education (Trung Tâm Đức Đạt Lai Lạt Ma vì Hòa Bình và Giáo Dục) tại Vancouver, B.C., Canada, có tham dự sự kiện Pillars of Peace. Ông Chan đồng ý rằng công việc của GS Tenzin quả là nhẹ nhàng, so với những gì một số người thông dịch gặp phải. Chan giải thích rằng thường thì Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một mạch 15 hay 20 phút rồi ngừng lại để cho người thông dịch nhớ lại toàn bộ đoạn độc thoại đó.

Chan nói, “Người thông dịch được kỳ vọng là phải nhớ toàn bộ mà không cần giấy bút ghi chép.”

“Không dễ gì thông dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma… trừ phi bạn biết ngữ vựng của khoa học não bộ và tâm lý học. Nếu bạn đang thông dịch giáo lý Phật giáo, bạn phải rất mực lưu loát,” Chan nói, thêm rằng nhiều từ ngữ khoa học tiếng Anh mà Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng không có chữ tương đương trong tiếng Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tự gọi Ngài là “một nhà sư Phật Giáo đơn giản” và trong một thái độ khiêm tốn, nói về việc Ngài nói kiểu “tiếng Anh hư vỡ.” Nhưng Chan, người đồng tác giả hai cuốn sách với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói rằng Ngài là người nói tiếng Anh rất là thông thạo. Ngay cả khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trật văn phạm căn bản, Chan nói rằng lời Ngài nói rất là kiểu riêng và đầy sức mạnh.

“Ngài có thể dễ dàng nói tiếng Anh liên tục không nghỉ mà không cần tờ giấy ghi chép nào có sẵn, một mạch cả một giờ rưỡi và làm cho khán thính giả chú tâm.”

Đức Đạt Lai Ma cao niên rồi, nhưng vẫn để nhiều thì giờ trong năm đi thuyết pháp toàn cầu trong nhiều tuần lễ, thường trở lại giảng dạy khắp Ấn Độ và tại nơi Ngài cư trú ơ Dharamsala. Tùy nơi Ngài ở, Đức Đạt Lai Lạt Ma làm việc với những người thông dịch bằng tiếng Tây Tạng, Ấn Độ, Anh ngữ, Nhật ngữ, Pháp ngữ và các ngôn ngữ khác.

GS Tenzin kể rằng người dân Tây Tạng nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma khác với người không phải Tây Tạng. Trong một ý nghĩa, trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rất thực tiễn để nối kết với người khác bất kể xuất thân dị biệt, và thực sự không bận tâm về người khác có quyền lực hay vị trí gì, Ngài nhiều hơn là một “nhà sư Phật Giáo đơn giản.”

GS Tenzin nói, “Nếu chúng ta thực sự nhìn vào lịch sử đời Ngài, và vào định chế thiết lập Đức Đạt Lai Lạt Ma và về cách khởi xuất định chế này… Ngài là vị thứ 14, là một hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, là hiện thân của Từ Bi. Có nghĩa là, ngài không thể chỉ là đơn giản – rất là khác biệt chứ. Ngài là một người đã giác ngộ ở tầm rất cao.”

“Đối với một người như tôi, phải nhìn ở cả hai tầng sự thật đó hiển nhiên là một thách thức. Trong một cách, Ngài y hệt như chúng ta. Trong một cách khác, Ngài là một bậc đại giác ngộ. Nhưng hai tầng đó như dường dung hòa rất dung thông trong trường hợp của Ngài. Cùng lúc, đó là một hiện thực rất nghịch lý đối với tôi. Do vậy, đó là một thách thức về những gì liên hệ tới Ngài.”

.

Một điểm bạn có thể thấy GS Tenzin dị biệt với tất cả các viên chức khác trong Ủy ban USCIRF: ông Giáo sư này rất gần với vận mệnh của người Việt Nam. GS Tenzin dạy ở Đại học CSU Fullerton, trường này nằm trong Quận Cam, thủ đô người Việt tỵ nạn toàn cầu, và trường này có tỷ lệ cao sinh viên gốc Việt.

Trong những ngày Tết Nguyên Đán, GS Tenzin Dorjee luôn luôn có mặt tại tòa soạn Việt Báo để chung vui truyền thống năm mới theo bản sắc Việt.

Mới đây, trong một hội nghị vào ngày 11 tháng 7/2018 về tự do tôn giáo và chính sách ngoại giao, GS Tenzin Dorjee, trong cương vị Chủ tịch Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, đã đưa ra thông điệp chung từ hội nghị có nhan đề “Freedom of Religion or Belief & Human Rights: Vietnamese and Tibetan Buddhism under threat” (Tự do Tôn giáo hay là Đức Tin & Nhân Quyền: Phật giáo Việt Nam và Tây Tạng gặp hiểm nạn.”

GS Tenzin nói, “Chỉ đơn giản ghi nhận sự bất công là chưa đủ. Chúng ta phải khuyến khích chính phu Mỹ và các chính phủ khác làm nhiều hơn.”

Hội nghị đó tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ, đã trình bày với các vị dân cử Quốc hội Mỹ, các chuyên gia về chính sách và các tu sĩ lãnh đạo về những cách bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu, đặc biệt là ở Tây Tạng và Việt Nam.

Như thế, GS Tenzin Dorjee luôn luôn là bạn thân của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Và một điểm rất độc đáo khác nữa: tuy đã rời xa các Phật học viện và Thư viện Phật học từ nhiều thập niên để vào dòng đời đầy xao động ở Hoa Kỳ, GS Tenzin Dorjee vẫn đang sống y hệt như các thiền sư nhập thế, đi khắp các cõi gian nan như Miến Điện, Iraq và nhiều nơi tương tự để quan sát tình hình tự do tôn giáo, bênh vực người thiểu số Hồi giáo gặp bất công trong đất nước Miến Điện nơi đa số là Phật tử, và bênh vực người thiểu số Thiên Chúa Giáo bị truy bức tại quốc gia Iraq nơi đa số là Hồi giáo.

Thế đó, là người con lành của Phật Giáo Tây Tạng… GS Tenzin Dorjee đang đi giữa cõi này y hệt một dòng sông từ bi lưu chảy để làm nguội những cơn giận trần gian, và đang đứng thẳng giữa cõi này y hệt một ngọn núi trí tuệ tuyên thuyết Bồ Đề Tâm, mời gọi tất cả chúng sinh cùng vào nhà Như Lai. Hy hữu và độc đáo.

.

PHOTO:

Đức Đạt Lai Lạt Ma vỗ vai cậu Jeremiah Taleni, học sinh trường trung học Kailua High School ở Hawaii. Người đứng phía sau là GS Tenzin Dorjee, thông ngôn cho Ngài. (Hình của Nathalie Walker/ Tạp chí Midweek)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.129.110 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...