Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Thiền Định Trí Huệ của Chư Đại Bồ Tát »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Thiền Định Trí Huệ của Chư Đại Bồ Tát

Donate

(Lượt xem: 6.495)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thiền Định Trí Huệ của Chư Đại Bồ Tát

Font chữ:

Chư Bồ-tát trong pháp hội Đại Thừa Vô Lượng Thọ đều chứng đắc cảnh giới vô sanh vô diệt, bình đẳng thường trụ Như Như Pháp thân. Đồng thời các Ngài đều nắm vững mọi cương lãnh của tất cả sự vật trong vũ trụ, và có khả năng hiểu rõ bổn tâm của tự thân. Các Ngài có đầy đủ vô lượng vô biên tam muội (thiền định), tâm thường luôn an trú trong Niệm Phật tam muội rất sâu. Ở trong thiền định này các Ngài có khả năng thấy vô lượng vô biên chư Phật và chỉ trong một thời gian ngắn ngũi mà có thể đến vô lượng cõi nước Phật để quán sát, lễ bái, cúng dường chư Phật và giáo hóa chúng sanh, nên Phẩm Đức Tuân Phổ Hiền của kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Ðắc vô sanh diệt, các Tam ma Ðịa, các Môn Tổng Trì, tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm tam muội, đầy đủ tổng trì, trăm ngàn tam muội, trụ sâu thiền định, thấy hết tất cả vô lượng chư Phật. Trong một khoảnh niệm, vòng các cõi Phật.”

Tam-ma-địa là tiếng Phạn, còn gọi là Tam-ma-đề hay tam muội, dịch nghĩa là Chánh Định. Tam-ma-địa bao gồm ba thứ thiền quán mà chư Phật mười phương tu thành chánh giác; đó là Xa-ma-tha, Tam-ma-bát-đề và Thiền-na:

- Tu pháp Xa-ma-tha là tu Chỉ hay cũng được gọi là tu Định. Tu Chỉ hay tu Định có nghĩa là tu tập hạnh buông bỏ vọng tưởng để tâm được an định.

- Tu pháp Tam-ma-bát-đề là tu Quán. Quán có nghĩa là Trí Tuệ thâm sâu. Chúng ta tu tập tánh biết để thấy rõ thân, tâm và cảnh giới đều là hư giả, huyễn hóa, không chắc thật thì gọi là tu Quán.

- Tu pháp Thiền-na là tu cả hai thứ Chỉ và Quán, nên gọi chung là tu Chỉ Quán, tức là Định-Tuệ song tu. Thiền-na có nghĩa là Tịnh Lự. Tịnh là Chỉ hay Định, Lự là Quán tức là Trí tuệ.

Thật ra, Xa-ma-tha, Tam-ma-bát-đề và Thiền-na chỉ là những giả danh để nói lên mức độ tâm thanh tịnh sai khác. Ba thứ định này chỉ là dùng để nói lên ba giai đoạn tiến triển trong quá trình tu học Phật pháp. Thí dụ: Nếu tâm thanh tịnh của chúng ta bị nhiễm ô mười phần mà buông xả được ba phần thì gọi là Xa-ma-tha, buông xả được bảy phần gọi là Tam-ma-bát-đề và nếu buông xả được tám đến chín phần thị gọi là Thiền-na. Buông xả chính là pháp Tam-ma-địa mà kinh Kim Cang nói: “Chẳng nên trụ tâm vào tất cứ nơi nào mà sanh tâm mình.” Nếu chúng ta bên trong buông xả tất cả vọng tưởng, phân biệt chấp trước và bên ngoài không dính mắc trần cảnh thì đây chính là tu theo Tam-ma-địa (tức Thiền-na) để trở về sống với Chân tâm thường trú và Tánh giác tịnh minh của mình. Như vậy, pháp Tam-ma-địa mà các Bồ-tát tu chính là Niệm Phật tam muội. Chỗ khác nhau giữa Niệm Phật tam muội và các pháp tu thiền định khác là pháp môn Niệm Phật kết hợp giữa hai thứ lực; đó là lực của tự tâm mình và tha lực gia trì của Phật. Cho nên, người tu pháp Niệm Phật tam muội sẽ mau chóng đạt được chánh định, không bị rơi vào tà định. Lực gia trì của Phật A Di Đà chính là trí quang do Ngài phóng chiếu để soi sáng con đường giác ngộ tự thân của người niệm Phật. Nói theo Tịnh độ pháp môn, nếu buông xả một phần ô nhiễm thì tâm mình sẽ được một phần thanh tịnh, tức là được một phần công đức. Cứ tiếp tục buông xả mà niệm Phật không gián đoạn cho đến khi tâm mình hoàn toàn thanh tịnh, chẳng còn chút ô nhiễm nào hết thì đó chính là cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn hay Niệm Phật tam muội. Trong pháp môn Tịnh độ, nếu người niệm Phật buông xả được mười phần thì sẽ được vãng sanh Thượng Thượng phẩm vãng sanh; nếu buông xả được năm đến sáu phần thì là Trung Phẩm Vãng Sanh; nếu buông xả được chỉ có hai, ba phần phần thì là Hạ Phẩm vãng sanh; còn nếu như chẳng thể buông xả được tí nào thì chẳng thể được vãng sanh.

Chư Bồ-tát trong pháp hội Đại thừa Vô Lượng Thọ do niệm Phật mà đắc Niệm Phật tam muội, rồi trong tam muội ấy phát sanh ra vô lượng Đà-ra-ni để hành hạnh tự lợi, lợi tha, nên kinh ghi là: “Đắc vô sanh diệt, các Tam ma Ðịa, các Môn Tổng Trì.” Kinh nêu ra điều này nhằm để chỉ rõ: Do trường kỳ huân tu lâu dài, tinh thuần, không xen tạp trong pháp môn Niệm Phật, hành nhân sẽ thành tựu Định-Tuệ. Rồi lại do sự kết hợp giữa Định-Tuệ vào các pháp hiện hành trong thế gian mà phát sanh ra các Môn Tổng Trì hay còn gọi là Đà-ra-ni. Như vậy, tam muội phải tương ưng với tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng và tâm không phiền não mới hiện hữu. Tam muội ví như cái bình chưa được nung, nên tuy có hình dạng của cái bình, nhưng không thể dùng để đựng được nước. Còn Đà-ra-ni là do sự kết hợp giữa Định (tam muội) và Tuệ trong các pháp hiện hành trong thế gian, nên nó ví như cái bình đã qua lửa nung có thể chứa đựng được vô lượng vô biên công đức của Bồ-tát.

Đối với hạnh tự lợi, một khi Đà-ra-ni đã phát sanh, tức là Bồ-tát phát sanh Phật pháp khế lý khế cơ, tương ưng với căn cơ và điều kiện của tự thân, thì dù cho có những lúc tâm chẳng tương ưng với pháp ấy, tức là không thanh tịnh, bình đẳng và có lắm phiền não; nhưng Đà-ra-ni vẫn thường theo bên mình như bóng theo thân, không hề bị mất đi. Nói tóm lại, Đà-ra-ni đời đời thường theo Bồ-tát, còn các tam muội chẳng được như vậy, hễ khi Bồ-tát đổi thân trước sanh thân sau thì liền bị mất tam muội. Vì vậy, Đà-ra-ni một phen đã được là vĩnh viễn được, hơn hẳn tam muội. Bồ-tát dùng Nhất chân Pháp giới Vô Tận Duyên Khởi làm lý thú; khi thấu đạt lý thú ấy rồi, thì từ trí giải Bồ-tát mà phát khởi ra vạn hạnh, Nhất Tâm, dõng mãnh, tinh tấn tu hành không thoái chuyển để trang nghiêm Pháp thân, thì gọi là Hoa Nghiêm hay Phật Hoa Nghiêm.

Pháp thân là tâm diệu minh vốn sẵn có, cũng chính là tự tâm. Vì vậy, hết thảy các pháp, không pháp nào chẳng là phải quy về tự tâm mà lưu xuất. Pháp giới duy tâm hay Tịnh độ duy tâm cũng được gọi là Hoa Nghiêm, bởi vì Nhất chân Pháp giới vốn chỉ là tự tâm. Người tu Tịnh Nghiệp lấy niệm Phật làm hoa nhân hạnh, dõng mãnh tinh tấn tu hành, không xen tạp, không thoái chuyển để trang nghiêm Pháp thân, khiến cho tướng trạng của quả đức sẵn có trong tự tâm được hiển hiện. Như vậy, Niệm Phật tam muội dùng trang hoàng Pháp thân để thành Phật thì cũng chính là Phật Hoa Nghiêm tam muội. Chư vị Bồ-tát trong pháp hội Vô Lượng Thọ có khả năng an trú rất sâu trong Niệm Phật tam muội, nên có thể thống nhiếp hết thảy Đà-ra-ni trong pháp giới vào trong bản thân nó, không môn nào mà chẳng đầy đủ; nên kinh nói Niệm Phật tam muội là có “đầy đủ tổng trì.” Tổng trì, tiếng Phạn là Đà-ra-ni, có bốn loại Đà-ra-ni: Văn Đà-ra-ni, Nghĩa Đà-ra-ni, Chú Đà-ra-ni và Nhẫn Đà-ra-ni. Văn Đà-ra-ni là giáo pháp của Phật. Nghĩa Đà-ra-ni là ý nghĩa của các Phật pháp. Chú Đà-ra-ni là thần chú hay chân ngôn của Phật. Nhẫn Đà-ra-ni là tâm luôn an trụ, lưu nhập trong Thật tướng của các pháp. Đối với bốn loại Đà-ra-ni này, chư vị Bồ-tát lắng nghe, nhiếp giữ, hiểu rõ ý nghĩa và tâm thường luôn an trú trong pháp và chân ngôn của Phật, nên kinh nói, Bồ-tát có “đầy đủ tổng trì.”

Đối với hạnh lợi tha, Bồ-tát quán sát thấy chúng sanh vô lượng, tâm hạnh lại bất đồng, có lợi căn, có độn căn. Với các phiền não, có kẻ sâu dày, có kẻ mỏng nhẹ. Vì vậy, Bồ-tát thành lập và thực hành trăm ngàn các tam muội khác nhau để giúp chúng sanh đoạn trừ trần lao. Ví dụ: Nếu chúng ta muốn trị các bệnh, thì phải chuẩn bị đủ các thứ thuốc, sau đó mới trị nổi căn bệnh. Bồ-tát cũng thế, vì muốn đoạn trừ phiền não cho chúng sanh mà các Ngài phải thành lập và thực hành trăm ngàn các thứ tam muội khác nhau. Trong mỗi một tam muội như thế ấy, Bồ-tát lại có thể đắc vô lượng Đà-ra-ni để hóa độ chúng sanh, nên kinh ghi: “Ðầy đủ tổng trì, trăm ngàn tam muội.”

Lại nữa, do vì Niệm Phật tam muội chính là thiền định thâm diệu nhất trong tất cả các thiền định, nên chư Bồ-tát có thể ở trong chánh định này mà thấy hết tất cả vô lượng chư Phật và trong một khoảnh niệm có thể đi vòng hết các cõi Phật cúng dường chư Phật và giáo hóa chúng sanh. Như vậy, Niệm Phật tam muội chẳng những là Phật Hoa Nghiêm tam muội mà còn là Phổ Đẳng tam muội; cho nên Niệm Phật tam muội được xưng tán là Bảo Vương tam muội, nghĩa là vua của tất cả tam muội. Vì Niệm Phật tam muội là thiền định thâm sâu, vi diệu và u huyền, nên các hàng Nhị Thừa và sơ tâm Bồ-tát khó có thể ở nơi tự lực mà thực hành nổi. Thế nhưng, xét trong kinh này, việc người niệm Phật được thấy Phật trong khi nhập định niệm Phật chính là do nhờ vào đại nguyện thứ 44 - Nguyện Phổ Đẳng tam muội và nguyện thứ 45 - Nguyện Trong Định Cúng Phật của Phật Di Ðà: “Các chúng Bồ-tát nghe danh hiệu con, tức khắc đạt được thanh tịnh, giải thoát, Phổ Đẳng tam muội. Các thâm tổng trì, trụ trong chánh định, đến khi thành Phật. Trong định thường cúng vô lượng vô biên tất cả chư Phật, không mất định ý”

Dựa theo lời nguyện trên, chúng ta có thể thấy rằng, các Bồ-tát trong pháp hội Đại Thừa Vô Lượng Thọ chẳng dùng thiên nhãn để thấy tỏ, chẳng dùng thiên nhĩ nghe suốt, chẳng dùng thần túc thông để đến vô lượng vô biên cõi Phật và cũng chẳng từ nơi đây chết đi mà sanh về các cõi kia, mà đều do cậy nhờ vào sức trí nguyện gia trì của Phật A Di Đà. Chư Bồ-tát có thể ở ngay trong cõi nước trong thế gian này niệm Phật mà được thấy cõi nước Cực Lạc và vô lượng vô biên cõi nước Phật khác. Bởi vì Niệm Phật tam muội chính là Bảo Vương tam muội; cho nên, người chuyên nhất niệm Phật có thể nương vào nguyện lực gia trì của Phật mà an trú tâm mình trong Thiền Ðịnh thậm thâm mà thấy được vô lượng chư Phật; đấy đều hoàn toàn quy trọn về Niệm Phật tam muội. Vì lẽ đó, công đức trì danh niệm Phật chẳng thể nghĩ bàn, Nhất thừa Nguyện Hải sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế, A Di Ðà Phật mới bảo rằng: “Muốn sanh về cõi nước của ta, thì phải thường niệm danh hiệu ta.”

Bồ-tát do nương vào oai lực của A Di Đà Phật, ở trong một khỏanh niệm mà có thể mà xuất hiện thần thông diệu dụng chẳng thể nghĩ bàn như vậy, thì cũng đủ chứng tỏ rằng các Ngài đã đạt đến Thế giới Vô Lượng Thọ Nhất Thừa Thanh Tịnh. Sự thật này rất sâu sắc, là điều mà hàng Nhị Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác) không thể thấu hiểu được nổi.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gõ cửa thiền


Phật pháp ứng dụng


Lược sử Phật giáo


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.45.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...