Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» An cư và mãn hạ »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» An cư và mãn hạ

Donate

(Lượt xem: 7.315)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - An cư và mãn hạ

Font chữ:

“An cư” là từ không còn xa lạ đối với tín đồ Phật giáo; tuy nó không có nghĩa “an cư lạc nghiệp” của đạo Nho, nhưng khía cạnh nào đó, “lạc nghiệp” mang nghĩa “Đạo nghiệp”, mà hàng năm, chư Tăng cả Nam lẫn Bắc Tông đều duy trì theo luật giới của đức Phật.

An Cư
Theo Phật học Tinh tuyển:
(s: vārṣika, p: vassa, j: ango, 安居): nghĩa là mùa mưa, tiếng gọi tắt của Vũ An Cư (雨安居, An Cư mùa mưa), còn được gọi là Hạ Hành (夏行), Tọa Hạ (坐夏), Tọa Lạp (坐臘), Hạ Lung (夏籠), Hạ Thư (夏書), Hạ Kinh (夏經), Hạ Đoạn (夏斷), Hạ (夏). An nghĩa là làm cho thân tâm ở trạng thái tĩnh chỉ, cư là định trú trong một thời gian nhất định. Trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư tăng không được đi hành hóa các nơi, hơn nữa do vì trong thời gian nầy các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để đừng sát thương các vật đó, hàng đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa Thiền tu học.

Theo Phật Quang Đại Từ Điển:

AN CƯ ...... Là một trong các chế độ tu hành. Còn gọi là Hạ an cư, Vũ an cư, Tọa hạ, Hạ tọa, Kết hạ, Tọa lạp, Nhất hạ cửu tuần, Cửu tuần cấm túc, Kết chế an cư, Kết chế. Thời kì mưa ở Ấn độ kéo dài suốt ba tháng mùa hạ. Trong ba tháng này, AN CƯ A 124 Cứ theo luật Thập tụng quyển 24, thì năm chúng xuất gia là tỉ khưu, tỉ khưu ni, thức xoa ma ni, sa di, sa di ni phải cử hành an cư, còn hai chúng tại gia ưu bà sắc và ưu bà di thì không được an cư. Lại trong năm chúng xuất gia thì tỉ khưu và sa di cùng ở một chỗ an cư tu hành, tỉ khưu ni và sa di ni, thức xoa ma ni cùng ở một chỗ an cư tu hành. Trong Luật tạng đại phẩm nhập vũ an cư kiền độ (Pàli: Vassupanàyika - kkhandhaka) văn Pàli qui định, nếu tỉ khưu không an cư thì sẽ mắc tội ác tác (Pàli: dukkaỉa, đột cát la).

Tinh thần an cư là vậy, ngoài ra, luật tạng còn quy định chi tiết về địa điểm, cách thức tổ chức, thời gian quy định cho những trường hợp bất khả kháng phải ra khỏi phạm vi đã kiết giới…thiết tưởng cũng cần tìm hiểu qua một số chi tiết để thấy giá trị và sự cần thiết cho luật an cư Phật chế, từ đó, chư Tăng sau kỳ mãn hạ được tính thêm một tuổi Đạo, làm điểm tựa cho tín chúng, tự thân thăng tiến đạo lực và tuệ giác.

Về địa điểm an cư, thì luật Tứ phần quyển 37 An cư kiền độ, nêu lên các chỗ như: dưới gốc cây, nhà nhỏ, hang núi, hốc cây, trên thuyền, làng mạc v.v..., hoặc nương nơi những người chăn bò, người ép dầu, người đốn gỗ để an cư. Luật Ngũ phần quyển 19 An cư pháp, thì cấm chỉ không được an cư ở những nơi không có sự cứu hộ, như: giữa bãi tha ma, chỗ không cây cối, nhà lợp bằng da thú (còn có lông), chỗ đất trống v.v... ( Phật Quang Đại từ điển)

Lại trước khi an cư, phải sửa sang phòng xá, đồng thời, phân phối phòng xá và các vật cần dùng cho đại chúng một cách đồng đều. Còn về ngày giờ phân phối, thì luật Ma ha tăng kì quyển 27 Sàng nhục pháp điều, nói: nếu nơi an cư tương đối gần thì có thể phân phối vào ngày mười lăm tháng tư; nếu nơi an cư tương đối xa, hoặc số người an cư quá đông mà phải chia bớt đến nơi khác để an cư thì có thể phân phối sớm hơn vào ngày mười ba tháng tư. Lại trước khi vào an cư, phải đối trước người mình nương tựa (vị tỉ khưu có đức hạnh) để bày tỏ ý kết chế an cư, gọi là đối thủ an cư; không có người nương tựa, thì trong tâm tự nói ý kết chế an cư để vào an cư, gọi là tâm niệm an cư. Trong thời gian an cư, cấm chỉ không được ra ngoài đi chơi, nếu người nào không tuân qui định ấy thì mắc tội ác tác. Tuy nhiên, cứ theo luật Tứ phần quyển 37, thì nếu người nào có thể trở về ngay trong ngày thì được phép ra ngoài; hoặc có việc đặc biệt cần thiết, được Tăng đoàn thừa nhận, thì có thể được phép ra ngoài trong vòng bảy ngày, mười lăm ngày, phương pháp này gọi là Thất nhật pháp, Thụ nhật pháp. Ngoài ra, nếu người nào vi phạm qui định này mà ra ngoài, thì đắc tội ác tác, gọi là phá an cư, phá hạ, sẽ mất tư cách tiếp nhận các vật cúng dường an cư được phân phối. Nhưng, nếu vì các chướng nạn như: chạy tránh ác thú, rắn độc, hỏa hoạn, nước dâng, vua bắt, giặc đuổi, trúng thực, nữ nhân, thân tộc v.v..., hoặc vì sự hóa giải việc phá tăng mà rời khỏi nơi an cư, thì không phải tội. Về thời gian an cư, thông thường phần nhiều lấy một hạ chín tuần (tức ba tháng) làm kì hạn. Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao quyển thượng phần 4, lấy ngày 16 tháng 4 là ngày đầu an cư, ngày 15 tháng 7 là ngày cuối cùng, ngày hôm sau là ngày Tự tứ; luật Ma ha tăng kì quyển 27, thì lấy ngày 15 tháng 7 làm ngày Tự tứ; Đại đường tây vực kí quyển 2, quyển 8, thì ghi thời kì an cư là từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8. Về chủng loại an cư thì có hai thuyết, một thuyết là tiền an cư, hậu an cư, tiền an cư bắt đầu vào ngày 16 tháng 5, hậu an cư bắt đầu vào ngày 16 tháng 6. Thuyết thứ hai là tiền an cư, trung an cư và hậu an cư, tiền an cư bắt đầu vào ngày 16 tháng 4, trung an cư bắt đầu vào ngày 17 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5, hậu an cư bắt đầu vào ngày 16 tháng 5.. AN CƯ A 125 Ngày đầu an cư gọi là kết hạ, ngày kết thúc viên mãn gọi là giải hạ, quá hạ, hạ kính, hạ mãn, hạ giải, an cư kính. Thời kì giữa kết hạ và giải hạ, gọi là bán hạ. Cứ theo luật Tứ phần quyển 43 Ca hi na y kiền độ chép, khi kết thúc an cư phải làm bốn việc là: tự tứ, giải giới, kết giới và thụ công đức y. Tức sau khi an cư đã viên mãn, đại chúng phải tự xét những hành vi của mình trong thời gian an cư, nếu có tội thì tự giải bày để cùng nhau sám hối, gọi là tự tứ; ngày tự tứ gọi là tự tứ nhật, Phật hoan hỉ nhật. Lại khi kết thúc an cư, phải giải trừ cái phạm vi đã được kết giới mà trong thời gian an cư không được ra khỏi, gọi là giải giới. Lại sau khi an cư đã viên mãn, các tỉ khưu, tỉ khưu ni được thêm một tuổi hạ gọi là Pháp lạp. Pháp lạp cũng gọi là hạ lạp, là tiêu chuẩn qui định thứ bậc lớn, nhỏ của người xuất gia.. (Phật Quang đại từ điển).

Theo Phật-Giáo Nam-Tông tức là Phật-Giáo Nguyên-Thủy - Theravada, chư tăng làm lễ nhập Hạ ngày 16 tháng 6 âm lịch. Nhập Hạ có 2 cách:

1. Nhập Hạ kỳ trước, gọi là Tiền-An-Cư, là nhập Hạ kể từ ngày 16 tháng 6 đến ngày Rằm tháng 9 âm lịch.

2. Nhập hạ kỳ sau gọi là Hậu An-Cư, là nhập hạ kể từ ngày 16 tháng 7 đến ngày Rằm tháng 10 âm lịch.

Trong thời gian 3 tháng an cư kiết hạ, Chư Tăng cũng vẫn đi trì-bình khất thực như thường lệ. Ví đó là lề lối sống của Chư tăng hằng ngày.

***

Nguyên nhân chế tác an cư : Khí hậu Ấn độ có ba mùa rõ rệt, mùa nắng, mùa mưa và mùa lạnh. Chư Tăng đi khắp nơi để hoằng hóa.Mùa mưa côn trùng cây cỏ sanh sôi nảy nở, tu sĩ các tôn giáo bản địa đều ẩn cư vào mùa mưa, Những kẻ ngoại giáo có cơ hội chê trách, nói rằng: Ðến mùa mưa loài chim, loài kiến còn biết làm ổ để ở, các nhà Sư đệ tử Cồ Đàm cứ đi mãi, dậm nát cỏ non và côn trùng. Nhân cớ ấy, Ðức Phật mới dạy Chư Tăng phải nhập Hạ, là cư ngụ trong một nơi cho đến hết mùa mưa.từ lý do đó, Phật chế an cư, ba tháng chư Tăng không ra khỏi nơi cư trú.Trong ba tháng đó, ngoài vấn đề an ninh do thú dữ, do con người, do thiên nhiên, còn cần sự hỗ trợ lương dược, vì vậy luật quy định không xa xóm làng cũng không quá gần chợ búa, ồn ào, gọi là chỗ "không có năm lỗi":

1. Chỗ không quá xa xóm làng, để tiện đi khất thực.

2. Chỗ không gần thành-thị, ồn ào huyên náo.

3. Chỗ không có kiến, ruồi, muỗi nhiều mình và chúng sanh khó tránh điều có hại.

4. Chỗ có vị Tỳ-Khưu đủ 5 đức để mình nương nhờ.

5. Chỗ có thí-chủ thuốc thang, cơm cháo.


Chọn chỗ an cư cần có vị Tỳ-Khưu đủ 5 đức là:

1. Chỗ mình chưa nghe, ông dạy cho mình nghe 2. Chỗ mình nghe rồi, ông làm cho đặng thanh-tịnh. 3. Hay giải quyết dùm những chỗ nghỉ của mình. 4. Thông suốt kinh luật, sẵn lòng dạy bảo. 5. Có chánh kiến.

***

Lợi ích việc an cư:
Trong ba tháng cộng trú, chư Tăng thực hiện tinh thần lục hòa:

1.Thân hòa đồng trụ, là giúp đỡ lẫn nhau chung sống. 2. Khẩu hòa vô tranh, là dùng lời nói ôn hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa đồng duyệt, là tâm-từ-hòa khuyên bảo lẫn nhau 4. Kiến hòa đồng giải, là sự hiểu biết trao đổi cùng nhau. 5. Giới hòa đồng tu, là cùng nhau nghiêm trì giới luật. 6. Lợi hòa đồng quân, là lợi lộc đồng chia đều nhau.

Thúc liễm thân tâm, trao dồi giới đức, chuyên sâu thiền định, đạo lực tăng trưởng…

Dĩ nhiên suốt ba tháng, vẫn có những trường hợp bất khả kháng để chư Tăng ra khỏi hạ trường, có trường hợp cho phép với thời gian chỉ định, có trường hợp bất hợp pháp không được trường hạ thông qua, cũng có những trường hợp bị quấy phá ảnh hưởng thời gian an cư, đành phải di dời như:

1. Trong Hạ bị thú dữ, ma quỷ khuấy phá, hoặc có kẻ trộm cướp ở gần, có thể bỏ chỗ ấy đi nơi khác được.

2. Xóm nhà mà vị Tỳ-Khưu thường đi trì bình khất thực, nhưng vì hoàn cảnh nào đó mà thiện tín dời đi hết. Vị Tỳ-Khưu không còn nhờ nơi nào khác được nên phải bỏ chỗ đó mà đi nơi khác.

3. Chỗ ở hư sập, lửa cháy, nước lụt, thì phải đi tìm nơi khác.

4. Bị phụ nữ lân cận trêu ghẹo, cám dỗ, thì phải bỏ đi nơi khác.

5. Thấy có vàng bạc, ngọc ngà, châu báu chôn dấu gần nơi cư ngụ, sợ ở lâu tâm đầy tham lam mà lấy của ấy, nên phải bỏ đi nơi khác.

6.Nội bộ có ý đồ chia rẽ.

7. Và Tăng đã chia rẽ nhau, được phép đến nơi ấy cố gắng giải hòa, thì không phạm tội, nhưng bị đứt Hạ.

***

MÃN HẠ:

Có nhập hạ cũng phải có giải hạ, gọi là mãn hạ, để kết thúc mùa an cư kiết hạ, chư Tăng làm lễ Tự Tứ. Ðức Phật có dạy: "Như Lai cho phép Chư Tỳ-Khưu đã nhập Hạ đến mãn mùa mưa rồi phải hành lễ Tự-Tứ theo 3 điều:

1. Vì được thấy 2. Vì được nghe 3. Vì được nghi.

Tự-Tứ là việc chỉ lỗi giùm, thức tỉnh cho nhau bằng 3 cách: thấy, nghe và nghi, chư Tăng tùy ý, tự-do chỉ tội để sám trừ tội ấy. Ðây là một việc phê-bình kiểm thảo một cách hài hòa xây dựng chung cho chư Tỳ-Khưu Tăng cùng chung kiết-hạ an-cư trong một chùa. Cụ thể là người đứng ra cử tội (chỉ lỗi của người khác) phải hội đủ năm đức tính :

1- Nói đúng lúc, không nói phi thời.

2- Thành thực, không gian dối.

3- Vì lợi ích, không phải vì tổn hại.

4- Vì từ tâm, chứ không có ác ý.

5- Nói năng nhã nhặn, không nói thô lỗ.

Sau lễ tự tứ mới phát hiện lỗi sai phạm của một vị Tăng thì không được cử tội nữa mà cho thông qua gọi là bất hồi tố.

Sau đó, chư Tăng được thọ “pháp y” mới, gọi là lễ dâng y mà Phật giáo Nam tông gọi là lễ Dâng Y Kathina. Ðức Thế Tôn truyền rằng: "Nầy các Thầy Tỳ-Khưu, Như Lai cho phép các thầy đã nhập Hạ thọ lãnh để Dâng Y Kathina. Này các thầy Tỳ-Khưu, khi các thầy thọ lễ Dâng Y Kathina xong, thì được 5 điều phước báo". Ðây là nguyên nhân mà chư Tăng được phép thọ lãnh để Dâng Y Kathina.

Sau khi mãn hạ, được xem là thêm một tuổi Đạo, chư Tăng trở về trú xứ hoặc đi hoằng pháp, Thượng cầu hạ hóa.

Đức Phật suốt 45 năm hướng dẫn chư Tăng và tín chúng tu tập, cũng là 45 năm đức Thế Tôn hành tác an cư theo Tăng chúng. Mùa an cư 5 ngày đầu tiên của mùa an cư thứ nhất, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp tiếp độ được 5 vị Thánh Tăng tại vườn Lộc Uyển, mở đầu cho công cuộc hoằng pháp của Ngài. Tiếp theo, ngài độ cho thanh niên Yasa cùng với 54 người bạn xuất gia và trở thành những vị Thánh Tăng. Giáo đoàn của Phật có được 61 vị Thánh vô lậu xuất hiện.

Mùa an cư thứ hai , thứ ba và thứ tư Đứa Phật và chư Tăng tại Trúc Lâm tịnh xá.

Đặc biệt mùa an cư thứ năm tại ngôi Trùng Các giảng đường gần thành Xá Vệ, có Di mẫu Mahāpajāpatigotamī cùng 500 Thích nữ tự cạo tóc đắp y đi bộ từ Ca Tỳ La Vệ đến thành Xá Vệ để xin Phật xuất gia.

Mùa an cư thứ sáu Đức Thế Tôn cùng với chúng Tỳ khưu tại núi Maṅkula.

Mùa an cư thứ 7 Phật lên cung trời Tāvatiṃsā để thuyết giảng Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) cho thân mẫu của ngài, là vị thiên tử ở cõi trời Đâu Suất (Tusita) trong suốt 3 tháng mùa mưa. Sau khi nghe xong thời pháp, vị thiên tử đắc được Thánh quả Tu-đà-huờn.

Mùa an cư thứ 8, Đức Phật trú tại rừng Bhesakala, ở núi Suṃsumāra của xứ Bhagga.

Mùa an cư thứ 9, Đức Phật ngụ tại ngôi chùa Ghositārāma ở Kosambi.

Mùa thứ 10, Có hai nhóm Tỳ khưu trong thành Kosambi bất hòa với nhau, Thế Tôn khuyên ngăn không được nên Ngài đi vào rừng Pārileyyaka một mình và trải qua mùa an cư tại đây với sự hộ độ cúng dường của một con voi và một con khỉ.

Mùa an cư thư 11, Đức Phật đã ngự đến ngôi làng Ekanāḷā, trong Dakkhinagiri, một ngôi làng theo Bà-la-môn giáo gần xứ Magadha. Ngài ngự đến đây để thuyết pháp tiếp độ cho ông Bà-la-môn Kasibhāradvāja bằng thời pháp với đề tài “cách làm ruộng của Đức Phật”. Sau đó ông xuất gia trở thành vị Tỳ khưu Phật Giáo và chứng đắc được Thánh quả A-la-hán.

Mùa thứ 12,theo lời thỉnh cầu của Bà-la-môn Verañja, Đức Phật cùng với chúng Tỳ khưu an cư mùa mưa tại xứ Verañjā. Lúc bấy giờ, nạn đói xảy ra tại xứ này, Đức Phật và chư Tăng phải dùng thức ăn của ngựa do một người buôn ngựa dâng cúng. Và trong mùa an cư này, Tôn giả Sāriputta bạch hỏi Đức Phật về thọ mạng của Giáo Pháp. Thế Tôn đã giảng cho Tôn giả nghe về thọ mạng của Giáo Pháp trong thời các vị Phật quá khứ. Tôn giả bạch xin Phật ban hành giới luật nhưng Thế Tôn đã từ chối lời thỉnh cầu ấy.

Mùa an cư thứ 13 này, Đức Phật ngự tại núi Cāliya.

Mùa an cư thứ 14:Đức Phật cùng với chư Tăng nhập hạ tại ngôi đại Tịnh xá Kỳ Viên do ông Cấp Cô Độc kiến tạo gần kinh thành Sāvatthi. Trong mùa an cư này, Sa-di Rāhula tròn 20 tuổi nên được xuất gia Tỳ khưu với Ngài Tôn giả Sāriputta làm thầy tế độ.

Mùa an cư thứ 15:Đức Thế Tôn cùng với chúng Tỳ khưu nhập hạ tại ngôi chùa Nigrodhārāma, gần kinh thành Kapilavatthu. Ngôi chùa này do đức vua Mahānāma kiến lập để cúng dường và cung thỉnh Đức Phật với Chư Tăng trú ngụ. Cũng được ghi nhận là Đức Thế Tôn chỉ nhập hạ duy nhất một mùa an cư tại quê hương của mình.

Mùa an cư thứ 16: Đức Phật đã ngự tại Aggaḷāva của xứ Āḷavī và đã tiếp độ được dạ xoa Āḷavaka rất hung ác, nhờ Đức Phật tiếp độ và giáo hóa nên dạ xọa thành tựu được Thánh quả Tu-đà-huờn.

Mùa an cư thứ 17: Đức Phật nhập hạ tại Trúc Lâm Tịnh xá (Veḷuvanavihāra) ở thành Rājagaha của xứ Magahda (Ma Kiệt Đà).

Mùa an cư thứ 18 Thế Tôn nhập hạ 3 tháng mùa mưa ở núi Cāliya.

Mùa an cư thứ 19-20, Hai mùa an cư liên tiếp, Đức Thế Tôn nhập hạ tại tại Trúc Lâm Tịnh xá (Veḷuvanavihāra).

Một sự kiện quan trọng xảy ra trong mùa hạ là sự kiện Tôn giả Ānanda chính thức trở thành vị thị giả hầu cận bên Đức Thế Tôn. Suốt 20 năm, Ngài không có vị thị giả cố định thường túc trực để hầu cận nên vào mùa hạ này Thế Tôn cũng đã lớn tuổi (55 tuổi) nên Ngài muốn có một vị thị giả hầu cận phục vụ. Tôn giả Ānanda trở thành vị Tỳ khưu thị giả của Đức Phật kể từ mùa hạ này trở đi.

Mùa hạ an cư thứ 21 cho đến mùa hạ an cư thứ 44:Đức Thế Tôn chỉ thường trú tại hai ngôi chùa chính ở Sāvatthi, đó là Kỳ Viên Tịnh xá do ông Cấp Cô Độc cúng dường và ngôi Đông Phương Tự (Pubbārāma) do bà Visākhā cúng dường.

Mùa an cư thứ 45 là mùa an cư cuối cùng của Đức Thế Tôn tại ngôi làng Beluva gần kinh thành Vesāli. Trong mùa hạ này Ngài lâm trọng bệnh nhưng vẫn duy trì báu thân để tiếp tục công cuộc hoằng pháp độ sinh. Đức Thế Tôn nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại đây rồi tiếp tục du hành về nhiều nơi và cuối cùng là Kusinārā để viên tịch Níết-bàn vào ngày trăng tròn tháng Vesak. (sưu tầmtư liệu PG nguyên thủy)

***

Tóm lại, an cư là nếp sinh hoạt cần và đủ để chư Tăng thúc liễm thân tâm, tiến tu đạo nghiệp, xây dựng một Tăng đoàn thanh tịnh, trang nghiêm, hòa hợp, sau 26 thế kỷ, Phật giáo trên thế giới vẫn duy trì tốt như sự báo đáp ân Phật.

An cư, tự tứ, khai đàn truyền giới… hay bất cứ lễ nghi tôn giáo thuộc thuần túy nội bộ,cần sự thanh tịnh và dưới sự chứng minh của cao Tăng thạc đức, thế nhưng, vài nơi lầm lẫn thiết lễ tôn giáo và lễ nghi hành chánh, đã mời các quan chức đến tham dự như sự có mặt cần thiết, đáng ra không cần thiết cho việc tu tập.

“Phước tuệ lưỡng toàn phương tác Phật”.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Phật đời xưa


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Dưới cội Bồ-đề


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.31.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...