Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Với Đạo Phật, khoa học không phải là chân lý tối hậu »» Với Đạo Phật, khoa học không phải là chân lý tối hậu »»

Với Đạo Phật, khoa học không phải là chân lý tối hậu
»» Với Đạo Phật, khoa học không phải là chân lý tối hậu

Donate

(Lượt xem: 7.279)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Với Đạo Phật, khoa học không phải là chân lý tối hậu

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ngày nay không ít người có chủ trương rằng, trong thời đại khoa học văn minh này, phải đứng từ góc độ khoa học để giải thích và giới thiệu Phật giáo. Thực tế, trong những thập niên gần đây, chúng ta thấy xuất hiện khá nhiều những nhà khoa học trên thế giới đến với đạo Phật, Một mặt do khải thị Phật giáo, mặt khác do nhu cầu nào đó mà tìm hiểu, nghiên cứu giáo lý của đạo Phật, nên họ đã dùng quan điểm lô-gic khoa học để giải thích Phật giáo. Về điều này, HT Thánh Nghiêm cho rằng: Đây cũng là điều tốt. Lấy trí thức khoa học để thuyết minh lý luận Phật pháp. Làm như thế, có gì là không phải? Thế nhưng, khoa học thuộc phạm vi trí thức tự nhiên. Khoa học chỉ có khả năng thuyết minh một phần của muôn vàn hiện tượng tự nhiên.

Như chúng ta đã biết, khoa học là dùng phương pháp suy lý, phân tích, quy nạp để quan sát giải thích hiện tượng tự nhiên. Đứng về mặt lý luận, khoa học thuộc phạp vi loogic. Đứng về mặt thực dụng, khoa học là một tổ chức có hệ thống, có công dụng thực tế, đó là khoa học kinh nghiệm. Do đó, khoa học phát triển luôn đổi mới thường xuyên, dùng những lý luận mới để phủ định các quan điểm cũ, dùng kinh nghiệm mới bác bỏ thành quả cũ xưa. Tuy nhiên khoa học cũng không phải là chân lý tối cao, tối hậu, bởi phạm vi mà khoa học luận giải vẫn ở phạm trù hẹp. Theo từ điển Khoa học giải thích: “Kiến thức có thể hình thành theo một hệ thống, cái tùy thuộc vào sự trắc nghiệm các dữ kiện và xác định được quy luật tự nhiên, một phần tùy thuộc vào những gì được nghiên cứu chính xác.” Qua giải thích này, ta thấy khoa học dựa trên tư duy lô-gic và được thực tiễn chứng minh. Nhưng trong Phật giáo có nhiều lĩnh vực (phạm trù) nội hàm vượt ra ngoài lô-gic thông thường và thực tiễn giản đơn, nên không phù hợp với định nghĩa trên. Tỷ dụ về quần thể vũ trụ ở ngoài hệ thái dương vẫn còn phụ thuộc về cảnh giới không thể biết. Thậm chí đối với 9 hành tinh lớn trong Thái dương hệ, sự hiểu biết của con người vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra đứng trên quan điểm y học để xem xét hiện tượng thân tâm của con người thì y học Trung Quốc cho rằng, cho đến nay, phạm vi của Tây y chỉ là giải phẫu “xác chết” vật chất mà thôi. Còn y học cổ truyền Trung Quốc từ lâu đã nghiên cứu đến khí mạch trong thân người, tức là hiện tượng lưu hoạt trong châu thân ngưới sống. Còn về môn chữa bệnh tâm thần, ngoài việc sử dụng ma túy, thuốc an thần cưỡng chế thì không còn biện pháp nào khác. Chữa bệnh tâm lý thì có thể dùng kinh nghiệm mà phân tích, suy đoán, hướng dẫn. Nhưng không có cách nào để đi vào chiều sâu tinh thần của bệnh nhân được, tức là một loại hoạt động vô hình có sức mạnh ở trong vật chất, ở trên vật chất. Nếu dùng các thuật như phù chú theo pháp môn Mật tông để trị bệnh thì đôi khi cũng có hiệu quả, nhưng đó không còn thuộc phạm vi của khoa học, và bị phê phán là hiện tượng mê tín.

Bằng phép quy nạp và toán xác suất với những điều đã biết, hoặc sắp biết, phạm vi mà khoa học đề cập là rất hẹp, bởi còn bị chi phối rất lớn về yếu tố khách quan. Chính vì điều này mà một số nhà khoa học vật lý có những thành tựu lớn, nhưng vẫn cần sự khải thị của tôn giáo, như là cần có nguyên lý khoa học tối cao vậy, đó là điều mà các học giả đều thấy. Mẹ của khoa học là triết học, mà mẹ của triết học là tôn giáo. Tôn giáo mới là nguồn gốc của vũ trụ, là cái gốc lớn của nhân sinh. Dùng triết học để thảo luận về tôn giáo đã có chỗ bất cập rồi, huống hồ lại còn dùng khoa học để nghiên cứu những điều huyền bí của tôn giáo sao đặng. Về điều này, chúng ta cùng suy ngẫm câu nói của ông Lương Khải siêu: “Phật giáo không phải tôn giáo, không phải triết học, không phải khoa học.”

Vậy Phật giáo là gì ?

Chúng ta có thể nói Phật giáo hàm súc tôn giáo, triết học và khoa học. Nhưng nó không phải là khoa học, triết học, tôn giáo. Và nó cũng không phản đối tôn giáo, triết học và khoa học, nhưng cái thực tế của nó vượt ngoài phạm vi của tôn giáo, triết học, khoa học. (HT Thánh Nghiêm).

Phật giáo cứu người độ thế, lấy tâm làm chủ, tâm tức là tinh thần, có thể được thuyết minh dựa vào hai danh từ phiền não và trí tuệ. Phiền não mà tăng thì tinh thần hỗn loạn, trí tuệ mà tăng thì tinh thần được sáng láng. Nếu tinh thần mà hỗn loạn thì có dùng các phương pháp tôn giáo, triết học để xử lý cũng không thể giải quyết được vấn đề một cách lâu dài vĩnh viễn. Nhưng nếu có được ánh sáng của trí tuệ soi chiếu, thì vấn đề gì cũng giải quyết thấu suốt dù là phạm vi tinh thần. Chính vì vậy mà khi còn tại thế, Đức Phật không giải thích gì nhiều về hiện tượng tự nhiên của giới vật chất.

Tỷ dụ các vấn đề thế giới hữu biên hay vô biên, thế giới có hay là không có điểm bắt đầu? Vì Phật cho rằng, những vấn đề đó không có quan hệ gì đến mục đích giải thoát khỏi phiền não. Điều quan trọng là dùng phương pháp tu hành như thế nào để giải thoát khỏi phiền não, mở mang trí tuệ. Cái mà Phật giáo gọi là trí tuệ không phải là cái tâm phân biệt nhận thức, mà là cái tâm tự tại không có chấp trước tưởng. Khi tâm đã được tự tại rồi, thì mọi han chế câu thúc về vật chất hay tinh thần đều không còn nữa.

Nếu tìm hiểu sâu đạo Phật chúng ta thấy, phạm trù tâm bao quát hết thảy hiện tượng tự nhiên và vật chất. Do đó kinh điển có câu “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Cái tâm phiền não gọi là thức. Cái tâm thanh tịnh gọi là trí. Phàm đối với bất cứ hiện tượng nào có chấp thủ, vướng mắc thì đều thuộc về tâm phiền não. Phật pháp không coi trọng việc tìm hiểu hiện tượng các pháp, mà coi trọng việc chuyển thức thành trí. Nếu không thì dễ lầm gốc với ngọn, chấp các hiện tượng như huyễn như hóa là sự thực. Thế của tâm là không hình không tướng, nhưng cũng không lìa tướng, còn khoa học thì chỉ xét đến hiện tượng mà hiện tượng thì thay đổi nhiều và luôn thay đổi, khoa học không thể cung cấp một chứng minh tối hậu và cứu kính về sự thực được. Nhiều nhất, khoa học chỉ có thể cố gắng tiến lên trong tình huống nếu đau đầu thì chữa đầu, đau chân thì phải chữa chân thôi. Như Lão Tử nói: “Cái sống là hữu hạn cái biết là vô hạn. lấy cái hữu hạn để thỏa mãn cái vô hạn, nguy thay”. Phái đạo giáo theo chủ nghĩa tự nhiên, hiểu biết đúng đắn vật chất, còn Phât pháp cho rằng, hiểu biết về vật chất là chuyện thừa. Với cái tâm sáng, vật chất sẽ tỏ. Chỉ biết hiểu tựu nhiên và hòa mình vào tự nhiên, không bằng bỏ được ngã chấp. Khoa học chỉ nghiên cứu và phân tichhs thế giới vật chất, cho nên không thể nào thuyết minh được chân lý của đạo Phật.

Thực tế tìm hiểu và nghiên cứu đạo Phật chúng ta thấy rõ, cách đây trên 25 thế kỷ, do Thanh tịnh thiền quán, Đức Phật thực chứng Chánh đẳng, Chánh giác (Tam minh-Lục thông) Ngài đã thấu suốt cả Tam thiên Đại thiên thế giới. Chỉ tính trong một Tiểu thiên thế giới thôi, ta đã thấy có 3 cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cõi chúng ta đang sống là Dục giới, còn cõi của Đức A Di Đà là Sắc giới, mà cách chúng ta mười muôn ức cõi, tức cách chúng ta mười muôn tỷ cõi. Các nhà khoa học hiện nay họ dùng phi thuyền bay đi xa lắm mới đến được vài hành tinh gần ta nhất, tức vài triệu cây số. Còn dùng Viễn vọng kính, cũng chỉ thấy thêm một số hành tinh xa nữa là cùng, chứ chưa thể nào đến cõi Hữu sắc được! Còn đối với cõi Vô sắc là cõi chỉ sử dụng tư tưởng giao tiếp với nhau thôi. Với cõi không hình sắc này, thì làm sao người có sắc dục (phàm tục) như chúng ta mà thấy được. Đấy là chưa kể đến vấn đề thậm thâm vi diệu của “Bể tánh thanh tịnh Phât tánh”.Bởi trong Bể tánh thanh tịnh tự nhiên này, Như Lai gọi là Mười phương, ở đó không có lực hút của vật lý (tức lực hút âm dương của lục đạo luân hồi). Gồm 4 phần đươc tóm gọn như sau:

A- Trong mười phương này do Điện Từ Quang lưu giữ.

B- Trong mười phương này có cái Ý, mà cái ý này nó hằng phát ra 4 thứ không giới hạn mà Đức Phật gọi là trùm khắp: Đó là cái hằng thấy, cái hằng nghe, cái hằng pháp ( mà chúng ta gọi là tiếng) và cái hằng tri.(cái bao trùm như như này đó là cõi Phật)

Do giới han bài viết nhỏ này, không thể đề cập sâu về vấn đề đa vũ trụ mà giáo lý đạo Phật nói trong kinh điển và huyền ký. Tuy nhiên, khoa học tiếp cận được với Đạo Phật là điều rất tốt, nhưng với thái độ không suy lý chấp tưởng, biết đâu đạo Phật sẽ là tác nhân nuôi dưỡng ý tưởng khoa học tích cực đem lại lợi ích thiết thực cho quần sinh. Thực tế, chúng ta thấy gần đây, đã có không ít các nhà khoa học trên thế giới bỏ công sức ra tìm hiểu và nghiên cứu đạo Phật. Với tư duy và biện chứng luận sâu sắc, các nhà khoa học đã tìm ra những nét tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Chẳng hạn như giáo lý Tứ Diệu Đế của đạo Phật là rất cụ thể và phù hợp với tư duy khoa học. Trong Tứ diệu đế có 4 chân lý, ta hãy xét chân lý thứ nhất mà đạo Phật đề cập Khổ đau là một kinh nghiệm, điều này ta có thể xác định được. Chân lý thứ hai chỉ rõ rằng đau khổ có nguyên nhân từ tham ái, điều này ta cũng có thể hiểu được rõ ràng. Chân lý thứ ba là Diệt đế, loại trừ đau khổ không nương nhờ vào thần linh tối cao, mà đơn giản chỉ là dựa vào bản thân để loại bỏ khổ đau ta hiểu đó là (tự lực). Chân lý thứ tư của Tứ diệu đế, đó là con đường đưa đến chấm dứt khổ đau, được gọi là Đạo đế. Chân lý này cũng không có gì siêu hình trìu tượng mà tùy thuộc vào việc giữ giới và phương pháp (tu hành) như pháp để có kết quả. Cùng với Tứ diệu đế, Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, đây là giáo lý có tính phổ quát quan trọng của đạo Phật cũng được các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và tìm thấy nét tương đồng giữa khoa học và Phật giáo qua cấu trúc vật chất của thuyết Thâp Nhị Nhân Duyên. Hiện nay khoa học hiện đại đang hướng tới Phật giáo. Và các khoa học gia hàng đầu thế giới ngày nay không còn coi thế giới là duy vật khách quan nữa, mà đã bắt đầu hiểu tâm ý con người có ảnh hưởng quyết định đến vật chất Qua tìm hiểu và nghiên cứu các nhà khoa học cũng cho rằng, vũ trụ quan của khoa học và vũ trụ quan của Phật giáo ngày nay đã tiếp cận.

Từ thực tiễn trên cho thấy, đây mới chỉ là bước đầu “Đối chiếu khoa học với Phật giáo” để tìm nét tương đồng. Còn xét về mặt khách quan, bản thân Phật giáo ra đời không phải để chờ khoa học kiến giải, phân tích. Do khải thị giáo lý mầu nhiệm và thâm hậu của đạo Phật, nên các nhà khoa học, không chỉ ở Châu Á, mà hầu hết các nước ở Châu Âu và Phương Tây hiện nay đều đã tìm hiểu và nghiên cứu đạo Phật. Với sự khải thị giáo lý đạo Phật của các nhà khoa học, ở đây người viết bài này xin được nhắc lại, một số người do chưa tìm hiểu sâu giáo lý đạo Phật đã hiểu lầm và cho rằng, đạo Phật mạo danh khoa học.

Để kết thúc bài viết này, xin được mượn lời của HT Thích Thánh Nghiêm trong bài viết “ Có nên dùng quan điểm khoa học để giải thích Phật pháp?” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Phật học (2-2002) như sau “ Tuy nhiên, thái độ khoa học đến với đạo Phật là cần thiết, nếu biết dụng nó làm phương tiện giáo hóa. Vì vậy chúng tôi nói, Phật giáo bao hàm cả khoa học, nhưng không bị khoa học hạn chế”. Bởi khoa học cũng không phải là chân lý tối cao, tối hậu.

Tài liệu tham khảo:

-Bài: “ Có nên dùng quan điểm khoa học để giải thích Phật pháp”. HT Thích Thánh Nghiêm (Tạp chí nghiên cứu Phật học số 2-2002).

-Bài: Khoa học hiện đại hướng tới Phật giáo. Cư sĩ Truyền Bình.(Tạp chí nghiên cứu Phật học và Trang báo Điện tử (PGVN) tháng 9- 2016.)

-Đức Phật dạy tu Thiền tông. Soan giả: Nguyễn Nhân (NxbTG 2015)

-Từ điển Triết học- (Nxb-Sự thật 1973)

-Từ điển Nho Phật Đạo. Biên soạn: Lão Tử-Thịnh Lê –(NxbVH 2001)




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.184.218 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...