Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Kinh nghiệm thiền tập: Khi thân thể biến mất »» Kinh nghiệm thiền tập: Khi thân thể biến mất »»

Kinh nghiệm thiền tập: Khi thân thể biến mất
»» Kinh nghiệm thiền tập: Khi thân thể biến mất

Donate

(Lượt xem: 8.080)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Kinh nghiệm thiền tập: Khi thân thể biến mất

Font chữ:

Một con đường tuần tự

Cốt tủy của đạo Phật là con đường tuần tự, quý vị bước từng bước và đạt kết quả. Có người nói rằng bạn không nên tập thiền để đạt được kết quả. Đó chỉ là một cách nói mà thôi. Quý vị cứ tập thiền để đạt kết quả đi! Hành thiền để có được niềm vui, có được sự bình an,, để được giác ngộ mỗi lúc một ít. Nhưng cũng đừng nôn nóng đạt kết quả. Một trong những vấn đề mà người phương Tây thường gặp đó là một khi đặt ra mục tiêu rồi họ thường hay nôn nóng. Thế rồi họ cảm thấy thất vọng, chán nản, giận dữ. Họ không bỏ ra đủ thời gian để thực tập, đủ thời gian để đi tới chỗ giác ngộ. Công việc này đòi hỏi nhiều thòi gian, có khi mất vài kiếp, do đó hày kiên nhẫn. Cứ mỗi bước chân đi quý vị đều có gặt hái một ít gì đó. Cứ buông bỏ đi một ít, quý vị được một ít tự do và an lạc. Buông bỏ nhiều quý vị sẽ cảm thấy hỷ lạc. Ở tu viện của chúng tôi, mọi người đều thực hành như thế. Tôi khuyến khích các thiền sinh nhắm đến các giai đoạn buông bỏ để đạt được trạng thái gọi là định – Jhana.

Các trạng thái định

Mọi người đều muốn có hỷ lạc, và định là cách để có được hỷ lạc, ở đây là chân hỷ lạc, hay hạnh phúc thật sự, hạnh phúc sâu xa. Tuy nhiên, các trạng thái này thường không kéo dài lâu, chỉ một vài tiếng đồng hồ, nhưng cũng đủ quý giá lắm rồi. Hỷ lạc xuất hiện thông qua buông xả, đặc biệt là buông xả ý muốn, lựa chọn hay kiểm soát. Phải đạt đến đây người ta mới hiểu vì sao hỷ lạc xuất hiện. Qua kinh nghiệm như thế, quý vị mới hiểu rằng càng kiểm soát, quý vị càng tham ái, dính mắc, và càng dính mắc quý vị sẽ càng ít an lạc. Trái lại, quý vị càng buông bỏ, xả ly, quý vị càng được giải thoát và càng tăng thêm niềm hỷ lạc. Đây chính là một giáo lý rất sâu sắc, sâu hơn những gì quý vị đọc trong sách hay nghe qua các cuộc nói chuyện và chắc chắn là lợi ích hơn nhiều so với các cuộc đàm luận quanh bàn cà phê. Quý vị thể nghiệm một điều gì đó. Và kinh nghiệm ấy đi gần với tinh túy của giáo lý đạo Phật mà người ta hay gọi là thần bí. Bản thân quý vị cần tự trải nghiệm lấy. Đặc biệt là quý vị thấy cần buông xả “con người điều khiển”, “con người hành động”. Đây chính là vấn đề chính yếu của con người. Chúng ta không thể nào ngừng can thiệp và lầm rối rắm tình hình, trong khi điều cần thiết là cứ để mặc thì lại không làm. Chúng ta chỉ làm mọi chuyện rối rắm thêm thôi. Tại sao quý vị không thư giãn và thưởng thức niềm hỷ lạc mà cứ phải làm một cái gì đó?

Thật ra cũng khó mà dừng lại trong khi thiền tập, nhưng hễ dừng lại được thì mới có phần thưởng, có niềm vui, khi buông xả được ý chí, buông bỏ được sự điều khiển, ngừng nói chuyện với chính mình, quý vị đạt được sự tĩnh lặng ở bên trong. Có bao nhiêu người trong quý vị cảm thấy chán ngán với tiếng ồn ào luôn luôn vang lên trong đầu? Có bao nhiêu người trong quý vị ban đêm không thể nào ngủ được vào lúc không có tiếng ồn ào từ phía hàng xóm mà chính là tiếng ồn ào vang lên từ giữa hai tai mình? Trong đầu ta cứ nghe tiếng lải nhải, rồi lại nảy sinh âu lo, rồi lại suy nghĩ. Đây chính là vấn đề của nhân loại. Khi cần suy nghĩ thì lại không suy nghĩ cho thật rõ ràng. Khi cần dừng lại thì lại cứ suy nghĩ miên man. Khi chúng ta học thiền, chúng ta hiểu được làm sao đạt được trạng thái cân bằng này, chúng ta học cách buông xả. Vầy thì giờ đây chúng ta biết cách buông bỏ mọi ý tưởng. Đó chỉ là những lời bình phẩm, những lời kể lễ. Giờ thì ta biết sự khác biệt giữa tư tưởng và thực tế, ví dụ như, đọc một cuốn sách về thành phố New York và đi du lịch đến thành phố New York. Cái nào là cái thực? Khi quý vị đến đó, quý vị hít thở không khí, cảm nhận mùi vị, tri giác những gì mà mình không thể cảm nhận qua sách vở mà cũng không thể viết ra được. Sự thật luôn luôn im lặng. Lời nói không diễn tả được sự thật.

Khi thân thể biến mất

Hãy nhớ đến “những kẻ lừa đảo”. Những người này có thể bán cho quý vị bất cứ thứ gì!

Có một kẻ như thế hiện đang sống trong tâm của quý vị, và quý vị tin mọi lời hắn nói! Tên của hắn là Suy Nghĩ. Khi buông bỏ tiếng nói bên trong đó, quý vị có được sự yên tĩnh và có hỷ lạc. Khi buông bỏ mọi ý nghĩ để chỉ còn chú ý đến hơi thở thì quý vị có hạnh phúc nhiều hơn. Khi buông bỏ thân thể, năm giác quan biến mất thì quý vị trải nghiệm một sự hạnh phúc lớn lao. Đây chính là giáo lý nguyên thủy của đạo Phật. Sắc, thanh, hương, vị, xúc hoàn toàn biến mất. Nó giống như ở trong một gian phòng cách âm nhưng thú vị hơn. Nhưng đó không phải chỉ là sự yên lặng, mà quý vị không nghe gì hếta. Đó không phải là bóng tối, mà là quý vị không thấy gì cả. Nó không phải là cảm giác an lạc trong thân mà là không có thân thể nào cả.

Khi thân thể biến mất người ta cảm thấy rất tuyệt. Quý vị biết đấy, có những người trải nghiệm được trạng thái thoát ra ngoài thân thể. Khi thân chết đi ai cũng có kinh nghiệm ấy, họ thoát ra khỏi thân thể. Và một trong những điều người ta sẽ nói về trạng thái ấy là thật yên tĩnh làm sao, đẹp đẽ làm sao, kỳ diệu làm sao. Điều tương tự cũng xảy ra trong thiền quán khi thân thể biến mất. Thật là tĩnh lặng, đẹp đẽ, và sung sướng khi được tự do thoát khỏi thân. Cái gì còn lại? Ở đây không còn sắc, hương, vị, xúc. Đây là trạng thái thiền sâu sắc mà Đức Phật gọi là đinh. Khi thân biến mất, cái còn lại chính là tâm.

Hôm kia tôi đưa ra một sự ví von cho một Tỳ-kheo. Hãy hình dung một ông vua mặc một bộ quần áo rộng, lại thêm áo khoác ngoài, quanh cổ quấn khăn, rồi đầu lại còn đội mũ và mang giày. Chúng ta không thể nhìn thấy ông vua thật sự mà chỉ thấy áo quần. Tâm ta cũng vậy. Nó bị ngăn che bởi sắc, thanh , hương, vị và xúc. Thế nên người ta không biết. Người ta chỉ biết các thứ ngăn che. Khi nhìn đức vua, người ta chỉ thấy áo quần và các thứ ngài mặc, đội. Người ta chẳng biết ai sống bên trong thứ quần áo đó. Không ngạc nhiên gì khi người ta bối rối không hiểu sự sống là cái gì, tâm trí là gì, cái gì nằm ở bên trong, chúng ta tới từ đâu? Tại sao? Mình có nhiệm vụ làm gì trong cuộc đời? Khi năm giác quan biến mất cũng giống như khi cởi hết áo quần các thứ cho vua và thấy được ông ấy thật sự ra sao, cái gì thật sự biểu hiện, ai nghe lời nói, ai nhìn thấy, ai cảm nhận, đây là ai. Khi năm giác quan biến mất, quý vị tiến rất gần đến câu trả lời của tất cả các câu hỏi này.

Khi hành thiền sâu sắc, cái mà quý vị thấy chúng ta gọi là “tâm” (tiếng Pali gọi là Citta). Đức Phật sử dụng cách so sánh sau đây. Vào một đêm trăng tròn có một đám mây. Quý vị không nhìn thấy gì hết. Những thỉnh thoảng đám mây trở nên mỏng hơn, quý vị thấy một vùng sáng. Quý vị biết có cái gì ở đó. Trong thiền ví như khi quý vị bắt đầu đi vào trạng thái định. Quý vị biết có cái gì đó nhưng không thấy rõ. Vẫn còn “quần áo”ngăn che. Quý vị vẫn còn suy nghĩ, vẫn còn hành động, cảm nhận về thân thể hoặc nghe âm thanh. Nhưng có lúc, đây cũng là sự so sánh của Đức Phật, mặt trăng thoát khỏi đám mây và trên bầu trời đêm trong sáng quý vị có thể thấy được mặt trăng rực rỡ như một cái đĩa giữa lưng trời và quý vị biết đó là mặt trăng. Mặt trăng có mặt ở đó, rất thực, chứ không còn là hình ảnh qua lớp mây. Đây cũng giống như khi hành thiền quý vị trông thấy tâm. Quý vị biết rằng đó thực là tâm, không phải là hình ảnh trong trí óc của mình. Quý vị thấy tâm, quý vị biết tâm. Đức Phật nói rằng tâm được giải thoát rất đẹp, rất sáng và tỏa rạng. Đây không chỉ là kinh nghiệm tràn đầy hỷ lạc mà còn là một kinh nghiệm rất có ý nghĩa.

Có bao nhiêu người đã từng nghe đến sự tái sinh mà vẫn không tin? Sự tái sinh diễn ra như thế nào? Chắc chắn rằng thân không thể nào tái sinh. Đây là lý do khi người ta hỏi tôi thấy đi đâu khi thầy chết, tôi trả lời, “Một trong hai nơi, “Fremantle hoặc Karrakatta (1)”, đó là nơi xác thân đi đến! Nhưng tâm sẽ đi đâu? Đôi khi người ta thật ngu si, họ nghĩ rằng chỉ có thân, không có tâm. Thế nên khi thân này bị thiêu đi hoặc bị chôn đi người ta nghĩ thế là hết, mọi chuyện chấm dứt. Cách duy nhất để có thể tranh luận với quan điểm này là quý vị phải thực hành thiền quán như Đức Phật đã làm dưới cội bồ-đề. Rồi quý vị sẽ thấy tâm trong một ý thức trong sáng – không phải trong trạng thái hôn trầm hay thụy miên – mà trong một trạng thái tỉnh thức rõ ràng. Đây chính là biết tâm.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Kinh Bi Hoa


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.134.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...