Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Mười điều nên làm của người xưa »» Mười điều nên làm của người xưa »»

Mười điều nên làm của người xưa
»» Mười điều nên làm của người xưa

Donate

(Lượt xem: 7.168)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Mười điều nên làm của người xưa

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Việc tùy duyên cứu giúp người khác có muôn hình vạn trạng, nhưng lược nói theo những điểm đại cương thì có thể phân ra mười loại:

1. Cùng người khác làm việc thiện.
2. Giữ lòng yêu kính đối với người khác.
3. Giúp thành tựu những điều tốt đẹp của người khác.
4. Khuyên bảo người khác làm việc thiện.
5. Cứu người khi nguy cấp.
6. Khởi xướng, xây dựng những việc lợi ích lớn lao cho cộng đồng.
7. Bỏ tiền của làm việc tạo phước.
8. Ủng hộ và bảo vệ, giữ gìn Chánh pháp.
9. Kính trọng các bậc tôn túc, trưởng thượng.
10. Khuyên người khác phải biết tôn trọng sự sống, thương yêu quý tiếc mạng sống của muôn loài.

1. Thế nào là cùng người khác làm việc thiện?

Thuở xưa vua Thuấn ở chỗ bến sông, nhìn thấy những người đánh cá đều tranh nhau chỗ nước sâu nhiều cá, khiến cho những người già yếu [không đủ sức tranh giành] phải bắt cá ở những nơi nước cạn, dòng chảy xiết. Vua Thuấn động lòng thương xót, liền đến nơi ấy cùng mọi người đánh bắt cá. Khi thấy những người có ý tranh giành, ngài che giấu việc xấu ấy, chẳng nói gì đến. Khi thấy những người biết nhường nhịn người khác, ngài hết lời ngợi khen, tán dương, rồi cũng làm theo giống như người ấy. Vua Thuấn làm như vậy được một năm thì mọi người ở đó đều nhường nhịn cho nhau những chỗ nước sâu nhiều cá.

Thông minh sáng suốt như vua Thuấn, nào có khó gì việc nói ra một lời dạy dỗ những người kia [việc tốt nên làm]? Thế mà ngài không dùng lời dạy dỗ, lại dùng chính việc làm của tự thân để cảm hóa, thay đổi người khác, quả thật là một tấm lòng hiền lương thương người, chấp nhận khó nhọc.

Chúng ta sống vào đời suy mạt, đừng lấy chỗ hay giỏi của mình mà lấn áp kẻ khác, đừng lấy chỗ tốt đẹp của mình mà so sánh với kẻ khác [để tự cho mình là hơn], đừng cậy chỗ nhiều tài năng của mình mà gây khó cho người khác. Nên tự kiểm soát, không phô bày chỗ tài trí của bản thân, chỉ xem đó như hư huyễn không thật. Thấy người khác có chỗ lỗi lầm khiếm khuyết, nên bao dung mà che giấu giúp họ, một mặt là tạo cơ hội cho họ có thể hối cải lỗi lầm, một mặt lại khiến họ có sự e dè kiêng sợ mà không dám buông thả phóng túng. Thấy người khác có chút ưu điểm nhỏ dùng được, hoặc việc thiện nhỏ có thể chọn lấy, thì lập tức từ bỏ [chỗ chưa tốt] của mình mà làm theo đó, lại nên hết lời ngợi khen xưng tán, truyền rộng sự tốt đẹp ấy đến với nhiều người khác.

Từ sáng đến tối, mỗi một lời nói, mỗi một việc làm đều không vì nghĩ đến bản thân, hết thảy đều chỉ vì muôn người mà xây dựng cho thành nề nếp tốt đẹp chung. Đó chính là chỗ độ lượng của bậc đại nhân, luôn vì lợi ích cho mọi người [mà không nghĩ riêng cho bản thân mình].

2. Thế nào là giữ lòng yêu kính người khác?

Bậc quân tử với kẻ tiểu nhân, nếu theo hình dáng bên ngoài mà xét thì rất dễ lẫn lộn, chẳng khác nhau mấy, nhưng chỉ duy nhất khi xét đến chỗ giữ lòng tu dưỡng thì thiện ác thật khác nhau, rõ ràng phân biệt như trắng với đen, không thể nhầm lẫn. Cho nên nói rằng: “Bậc quân tử sở dĩ khác biệt với người tầm thường chỉ là ở chỗ giữ lòng tu dưỡng.”

Chỗ tu dưỡng của người quân tử chính là luôn giữ lòng thương yêu, kính trọng đối với người khác. Nói chung, trong muôn người ắt có kẻ thân thích, người sơ giao, kẻ quý hiển, người hèn kém, kẻ trí tuệ, người ngu si, kẻ hiền lương, người hư hỏng, phẩm chất cao thấp tốt xấu chẳng ai giống ai, nhưng tất cả đều là đồng loại với ta, cùng một bản thể như ta, sao có thể không thương yêu, kính trọng?

Biết giữ lòng yêu kính muôn người, đó chính là yêu kính thánh hiền. Có thể thấu hiểu được chí hướng của muôn người, đó chính là thấu hiểu được chí hướng của bậc thánh hiền. Vì sao vậy? Vì chí hướng của bậc thánh hiền là mong muốn cho nơi nơi, người người đều đạt được những điều họ mong muốn. Chúng ta thuận theo [chí hướng đó] mà thương yêu kính trọng, giúp cho muôn người đều được an ổn, đó chính là vì các bậc thánh hiền mà mang lại sự an ổn cho người đời.

3. Thế nào là giúp thành tựu điều tốt đẹp của người khác?

Khi ngọc còn trong quặng đá, mang vất bừa bãi ắt chẳng có giá trị gì hơn viên ngói hòn sỏi, nhưng nếu được mài giũa đúng cách, ắt trở thành ngọc khuê, ngọc chương quý giá. Vì thế, khi thấy người khác làm được một việc thiện, hoặc gặp người có chí hướng tốt đẹp, hoặc tư chất có thể hướng thiện, đều nên hết lòng dẫn dắt chỉ bày, giúp cho người ấy thành tựu được những điều tốt đẹp. Hoặc vì người ấy mà ngợi khen, trợ lực, hoặc giúp sức duy trì [những điều tốt đẹp]. Nếu có ai vu khống người ấy, nên vì họ mà làm rõ, hoặc cùng chia sẻ nhận lấy những hủy báng, công kích; cần giúp sức cho đến khi người ấy được thành tựu vững vàng mới thôi.

Người đời nói chung thường không ưa thích những ai khác biệt với mình. Người hiền lương trong thôn xóm thường rất ít, mà những kẻ xấu ác lại rất nhiều. Cho nên, người hiền lương ở đời thường rất khó tự mình đứng vững. Hơn nữa, những kẻ tài ba xuất chúng thường cương trực thẳng thắn, không quá chú trọng đến dáng vẻ bên ngoài, do đó thường dễ bị người đời chỉ trích. Vì thế, việc thiện ở đời thường dễ thất bại, mà người làm việc thiện lại thường bị người đời chê bai phỉ báng, chỉ những bậc nhân hậu hơn người mới ra sức giúp đỡ, trợ lực [cho người làm việc thiện], cho nên công đức ấy thật hết sức lớn lao.

4. Thế nào là khuyên bảo người khác làm việc thiện?

Đã sinh ra làm người, ai ai cũng sẵn có tâm hiền thiện. Nhưng đường đời bôn ba xuôi ngược nên rất dễ đắm chìm sa đọa [vào nẻo xấu ác]. Vì thế, khi giao tiếp ở đời, ta nên khéo léo vận dụng phương tiện để giúp người khác trừ bỏ những [nhận thức] sai lầm mê muội. Ví như vì kẻ đang say trong giấc mộng đêm dài mà giúp cho nhất thời tỉnh mộng, lại ví như vì kẻ bị vây hãm đã lâu trong khổ đau phiền não mà cứu thoát đưa đến nơi mát mẻ trong lành. Ân huệ đó thật lớn lao không gì bằng.

Hàn Dũ nói: “Khuyên dạy người khác trong nhất thời thì dùng lời nói, khuyên dạy người đến trăm đời sau thì viết sách.” Nếu so với việc [tự thân mình] cùng người khác làm việc thiện [như đã nói trong phần 1 ở trên] thì [việc khuyên bảo người khác làm việc thiện] tuy là có hình thức biểu lộ, nhưng giống như tùy bệnh cho thuốc, cũng có lúc phát huy tác dụng, đạt được hiệu quả, nên không thể bỏ đi. Nếu có lúc dùng lời [khuyên bảo người khác] mà không hiệu quả, [ngược lại còn] đánh mất đi [quan hệ với] người khác, thì phải quay lại tự xét trí tuệ của mình [vì chưa đủ sự khéo léo].

5. Thế nào là cứu người khi nguy cấp?

Người đời ai cũng có những lúc nguy cấp hoạn nạn. Nếu gặp những trường hợp ấy, nên xem như hoạn nạn nguy cấp đang xảy ra cho chính bản thân mình, phải nhanh chóng cứu giúp giải nguy. Hoặc dùng lời nói giúp người sáng tỏ sự oan ức, hoặc tìm đủ mọi phương cách mà cứu giúp sự hoạn nạn nguy cấp của người.

Thôi tử nói: “Ân huệ không phải quý ở sự nhiều ít, mà giúp người vào lúc nguy cấp mới là quan trọng.” Quả thật là lời nhân hậu biết bao!

6. Thế nào là khởi xướng, xây dựng những việc lợi ích lớn lao cho cộng đồng?

Ở phạm vi nhỏ thì như trong một xóm thôn, ở phạm vi lớn hơn thì như trong một quận huyện, nếu thấy bất kỳ việc gì có lợi ích chung thì rất nên khởi xướng, xây dựng. Đó là những việc như đào mương dẫn nước, đắp đê ngăn lũ, hoặc tu sửa đường sá, cầu cống để thuận tiện cho kẻ đi đường, hoặc cung cấp cơm ăn nước uống để cứu giúp người lúc đói khát... Đối với những việc ấy, nên tùy hoàn cảnh mà khuyên bảo, khuyến khích mọi người cùng nhau góp sức làm. [Khi đã làm thì] chẳng sợ kẻ khác hiềm nghi, chẳng nề hà gian khó.

7. Thế nào là bỏ tiền của làm việc tạo phước?

Sự tu tập theo đạo Phật có hàng vạn thiện hạnh, trong đó hạnh bố thí được xem là trước nhất. Nói đến hạnh bố thí, chỉ cần một từ buông xả là trọn đủ. Bậc đạt đạo thì trong tâm buông xả sáu căn, bên ngoài buông xả sáu trần, cho đến hết thảy những vật sở hữu của mình, không có gì là không buông xả. Người chưa đạt được đến mức ấy thì trước tiên phải buông xả tiền bạc, mang ra bố thí. Người đời nhờ có cơm ăn áo mặc mà duy trì mạng sống, nên xem tiền bạc là quan trọng nhất. Chúng ta từ nơi chỗ [quan trọng nhất] đó mà buông xả thì bên trong trừ được sự keo kiệt bủn xỉn của chính mình, bên ngoài cứu giúp được sự cần kíp của người khác.

Lúc mới bắt đầu [làm việc bố thí] thường phải có sự cố gắng, khiên cưỡng, nhưng [tập quen nhiều lần thì] cuối cùng sẽ trở nên phóng khoáng, tự nhiên. Bố thí là phương pháp hay nhất để dứt sạch lòng vị kỷ, trừ hết sự bám chấp tham tiếc.

8. Thế nào là ủng hộ và bảo vệ, giữ gìn Chánh pháp?

Chánh pháp là con mắt sáng giúp chúng sinh muôn đời có thể nhìn thấy [con đường thoát khổ]. Không có Chánh pháp, con người làm sao [có thể biết thuận theo] trời đất để góp phần vào cuộc sinh tồn? Làm sao có thể giáo hóa thành tựu cho muôn loài? Làm sao có thể thoát ly khỏi mọi sự mê hoặc, trói buộc trong đời sống thế tục? Làm sao có thể nhập thế tu sửa cải thiện cuộc đời, xuất thế vượt thoát luân hồi sinh tử?

Vì thế, mỗi khi gặp những nơi thờ kính các bậc hiền thánh, những kinh sách giáo pháp, chúng ta đều phải cung kính tôn trọng mà sửa sang, trang hoàng cho tốt đẹp. Đến như việc nêu cao và rộng truyền Chánh pháp, báo đáp ơn Phật thì lại càng phải hết lòng dốc sức.

9. Thế nào là kính trọng các bậc tôn túc, trưởng thượng?

Nói đến các bậc tôn túc, trưởng thượng thì trong phạm vi gia đình có cha mẹ, anh chị, trên phạm vi đất nước có các vị quan chức, nhà cầm quyền, cho đến trong phạm vi toàn xã hội thì hết thảy những người cao tuổi, người đức độ, người ở cương vị cấp trên hoặc người có sự hiểu biết cao rộng, chúng ta đều nên có sự lưu tâm tôn kính phụng sự.

Khi phụng sự cha mẹ ở nhà, phải hết sức giữ lòng yêu kính, dáng vẻ phải vui tươi, nói năng phải nhỏ nhẹ từ tốn. Tập quen như vậy sẽ trở thành tính cách hòa nhã tự nhiên, ấy là yếu tố căn bản có thể cảm động lòng trời.

Khi bước ra xã hội phụng sự đất nước, dù làm bất cứ việc gì cũng phải tự mình cẩn trọng, không vì cấp trên không biết mà tự ý buông thả làm bậy. Nếu ở cương vị xét xử người khác, không vì cấp trên không biết mà tự ý ra oai hà hiếp người khác. Người xưa có câu: “Phụng sự đất nước như thờ kính trời đất.” Đó là những chỗ liên quan chặt chẽ đến âm đức [của con người]. Cứ thử xem qua gia tộc của những người giữ lòng trung hiếu, ắt thấy rõ không nhà nào là không có con cháu hưng thịnh, phát đạt lâu dài. Cho nên nhất thiết phải thận trọng đối với việc này.

10. Thế nào là biết tôn trọng sự sống, thương yêu quý tiếc mạng sống của muôn loài?

Con người nhờ có lòng trắc ẩn mới xứng đáng được gọi là người. Muốn có lòng nhân hậu, trước tiên phải có lòng trắc ẩn; muốn tích chứa phước đức, trước tiên phải tích chứa lòng trắc ẩn. Sách Chu lễ nói: “Trong tháng mạnh xuân, tế lễ không được dùng những con vật giống cái.” Mạnh tử nói: “Người quân tử lánh xa chỗ bếp núc.” Những điều như thế đều là để giữ gìn tấm lòng trắc ẩn, [biết thương tiếc sự sống của muôn loài]. Cho nên, người xưa có bốn loại thịt tránh không ăn. Đó là: (1) thịt con vật nghe tiếng kêu khi bị giết, (2) thịt con vật nhìn thấy khi bị giết, (3) thịt con vật do chính mình nuôi dưỡng, (4) thịt con vật người khác cố ý giết để đãi mình.

Người học đạo nếu chưa thể hoàn toàn dứt bỏ việc ăn thịt thì cũng nên khởi đầu từ việc tránh ăn những loại thịt như trên, dần dần tu tiến, tâm từ bi được nuôi dưỡng lớn mạnh hơn, khi ấy không những có thể giữ giới không giết hại, mà [còn có thể nhận thức sâu xa rằng] hết thảy các loài sâu bọ, côn trùng, động vật... đều có sự sống, cần phải tôn trọng. Những việc như luộc kén tằm kéo tơ, cày bừa ruộng đất làm chết côn trùng... đều là giết hại, mà cơm áo của chúng ta có được là từ những việc như thế, cho nên cũng chẳng khác nào giết hại loài khác để giành lấy sự sống cho chính mình. Hiểu được như thế thì mới thấy rằng sự hoang phí lương thực, vật dụng... cũng không khác gì tội giết hại. Cho đến những việc như lỡ tay làm chết, giẫm chân đoạt mạng [côn trùng], thật không thể biết được đã nhiều đến mức nào, nên phải hết sức đề phòng, hạn chế. Cổ thi có câu rằng:

Lưu hạt cơm thừa, thương chuột đói,
Giữ mạng thiêu thân, chẳng đốt đèn.


Thật nhân từ biết bao!



Thiện hạnh có rất nhiều, không thể kể hết ra được, nhưng từ nơi mười điều vừa nói trên đây mà suy xét rộng ra, thì muôn ngàn công đức đều có thể đầy đủ cả.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.110.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...