Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Sông cạn đá mòn... »» Sông cạn đá mòn... »»

Sông cạn đá mòn...
»» Sông cạn đá mòn...

Donate

(Lượt xem: 7.767)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Sông cạn đá mòn...

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

tôi đi bằng nhịp điệu
một hai ba bốn năm
em đi bằng nhịp điệu
sáu bảy tám chín mười

(TCS)

Như đã nói, cái lúc mà ta thấy trong gia đình mình cha mẹ thì già đi nhanh, con cái thì lớn lên mau còn ta thì cứ vẫn như xưa, không hề thay đổi, ấy là ta đã bước vào tuổi chớm già lúc nào không hay. Mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái... trong gia đình đã có những đổi thay, nhiều khi không dễ dàng chút nào nếu không được chuẩn bị trước để điều chỉnh và thích nghi. Không dễ gì một hôm thấy "uy quyền" làm cha mẹ của mình bỗng nhiên bị thách thức! Nội chuyện mấy nhóc không đeo theo mình như ngày xưa còn bé nữa mà chỉ muốn đeo theo ai khác cũng đủ... ngậm ngùi. Bọn nhóc cũng không muốn ngồi ăn chung bàn với mình nữa, không muốn nói chuyện với mình nữa, né tránh những lúc phải trao đổi một điều gì đó nghiêm chỉnh. Dưới mắt bọn nhóc bây giờ cha mẹ đã lỗi thời, không còn là thần tượng nữa, sẵn sàng tìm ra vô số sai lầm của cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ đầu tắt mặt tối nuôi con, không có thì giờ gần gũi, con lớn lúc nào cũng không hay, đối xử với con như hãy còn là một em bé, vậy là đã có thể xảy ra những xung đột. Nhiều người đặt ở con quá nhiều kỳ vọng làm cho đứa bé bị ngộp, bị mặc cảm khi không đáp ứng được nguyện vọng của cha mẹ, đã muốn trốn chạy, muốn xa lánh gia đình. Cha mẹ nghĩ mình làm điều gì đó như vậy là vì con, vì yêu vì thương con, nhưng con lại nghĩ khác, nghĩ rằng cha mẹ ích kỷ, gò bó, ép buộc, độc đoán... Mâu thuẫn đã bắt đầu ngay từ trong nhận thức, từ cái nhìn của hai phía. Chuyện "cha làm thầy con bán sách" không hiếm, như là một phản ứng ngược. Người mẹ sau bao nhiêu năm chăm sóc, lo lắng từng li từng tí cho con, ôm ấp, bế bồng, bú mớm... bỗng một hôm thấy mình chỉ còn cái tổ trống không. Không kể con khôn lớn thường đối với cha mẹ có những lời lẽ, cử chỉ “bất hiếu”. Pearl Buck kể chuyện một bà mẹ nhai cơm, mớm cơm cho con từ thuở còn thơ, khi con khôn lớn cho đi du học nước ngoài, trở thành bác sĩ, cưới vợ đầm, khi về quê thăm mẹ đã tỏ ra ghê tởm mẹ, coi mẹ là người thiếu vệ sinh... Cha mẹ ở tuổi chớm già sẽ khó lòng chấp nhận thay đổi vai trò của mình từ là người chăm sóc, giám sát, quyết định mọi việc cho con mà nay chỉ còn là một người cố vấn, chỉ cho những lời khuyên suông. Khoảng cách giữa hai thế hệ đã ngày càng xa ra. Rõ ràng là trẻ cần phải được tự chủ, tự quyết, tự trách nhiệm khi đã lớn khôn, rõ ràng là cha mẹ chớm già phải biết thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng con cái cũng phải thông cảm với cha mẹ đang ở vào một thời kỳ có những khó khăn về sinh lý, tâm lý, xã hội, nên nếu gia đình không ổn định nữa, nếu con cái "đổ thêm dầu vào lửa" thì càng có nguy cơ cao. Cha mẹ lại cũng cần thấu cảm với trẻ, nhớ lại cái thuở tuổi mới lớn của mình để hiểu những phản ứng cuả trẻ bây giờ, nhưng vẫn phải có trách nhiệm giám sát, cố vấn. Cần có sự bàn bạc thảo luận thẳng thắn trong gia đình để cùng quyết định những việc hệ trọng.

Vợ chồng "sồn sồn" rõ ràng cũng đã khác với vợ chồng son. Trước kia nhiều năm vợ chồng quần quật chung lo chuyện gia đình, con cái, nay bắt đầu có nhiều thì giờ hơn để quan sát lẫn nhau, dòm ngó, bắt bẻ, hầm hè với nhau... Nhiều gia đình đã có những xung đột trầm trọng đến nỗi phải tránh né nhau, ông lên núi bà xuống biển hoặc ngược lại! Vợ chồng từ lâu mọi thứ đều như chia sẻ, "tuy hai mà một" nay bỗng nhiên hai mà hai cũng không phải dễ. Những khó khăn do thay đổi về sinh lý, về xã hội càng làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng giữa hai người. Phụ nữ hình như chịu tác động nặng nề hơn. Khi bản thân người mẹ đang có nhiều khó khăn do thay đổi về sinh lý, nếu tình trạng gia đình chồng con không được như ý nữa thì người mẹ dễ thất vọng, bất mãn, trở thành kẻ khó chịu, cắn đắn, bực bội...và lây lan trạng thái bất ổn này cho cả gia đình, làm căng thẳng thêm tình hình... thế giới. Người vợ đôi khi cảm thấy chồng như cũng bỏ bê mình. Người chồng cũng tránh né những lúc gặp gỡ "tay đôi" không mấy gì vui, vì tai đã nghễnh ngãng, lời nói đã cộc lốc, đều đều, nặng nề, "không diễn cảm" gì nổi nữa nên nói ít đi để khỏi bị bắt bẻ, hoặc nhịn nhục cho xong và thế là dần dần trở thành một Socrate chính hiệu. Cứ tưởng tượng lúc Socrate bị bà vợ ném dĩa trái cây ra ngoài vườn vẫn vui vẻ cùng bạn bè kéo nhau ra vườn tiếp tục lượm trái cây ăn và trò chuyện như không có gì xảy ra thì thật là thú vị. Một số phụ nữ dễ cảm thấy cuộc sống như vô vị, vô tích sự một khi con khôn lớn, trách nhiệm nuôi con đã hoàn tất, trong khi chồng thì mải mê công việc xã hội hơn gia đình, thích "danh vọng", chạy theo những thành tựu đã đầu tư công sức từ thời tuổi trẻ. Tuy vậy đa số phụ nữ ý thức rõ giai đoạn này và đã có bước chuẩn bị tốt cho tuổi chớm già của mình, thích nghi dễ dàng và nhiều khi còn tìm thấy hạnh phúc nhiều hơn một khi mình không còn ràng buộc trách nhiệm với con cái. Người mẹ nào quá lệ thuộc vào con, coi con là tất cả lẽ sống đời mình dễ thất vọng nếu con không đáp ứng được nguyện vọng, sẽ thấy bẽ bàng, vô vị khi sống thui thủi một mình với người chồng... già ngày càng tìm ra nhiều khuyết điểm mà ngày xưa chưa kịp thấy hết, người mẹ đó sẽ buồn khổ khi thấy con lớn khôn, có gia đình riêng và lo cho gia đình riêng nhiều hơn là lo cho mẹ, "coi vợ trọng hơn mẹ", và như vậy những chuyện mẹ chồng nàng dâu cũng dễ xảy ra. Còn người đàn ông nếu không ổn định trong công việc cũng dễ bất mãn, nhất là khi thấy thái độ của vợ con coi thường công việc, “sự nghiệp” của mình, đặc biệt là khi bị đem ra so sánh với người này người khác. Cần có thời gian để "làm lại thâm tình" giữa vợ chồng con cái với nhau, nhất là biết chấp nhận nhau, chấp nhận cái chung lẫn cái riêng, cái tốt lẫn cái xấu, cái được lẫn cái không được. Không còn nặng gánh con cái, vợ chồng sồn sồn lại có thể có thì giờ nhiều hơn để chăm sóc nhau, có thể đi đó đi đây, “du ngoạn” nơi này nơi khác, cũng là dịp để khám phá thêm những điều chưa biết, những đức tính tốt của nhau. Nhiều cặp sồn sồn tìm ra những sở thích chung trong những thú tiêu khiển như đọc sách, xem phim, xem triển lãm nghệ thuật, nghe hoà nhạc ngâm thơ v.v... lúc đó rõ ràng họ có thể hãnh diện "chỉ còn anh và em là của mùa thu cũ" (XQ) vì họ ở cùng một thế hệ có thể hiểu nhau, có thể chia sẻ với nhau về một bài hát, một nơi chốn gắn bó nhiều kỷ niệm. Tình vợ chồng có thể vẫn đằm thắm dù quan hệ tình dục đã khác do tuổi tác, do sức khoẻ, do khả năng sinh lý của người chồng "tình ta như hàng cây, đã qua mùa bão tố, tình ta như dòng sông, đã qua mùa thác lũ"(XQ), ấy là lúc có thể tìm thấy sự êm đềm bên nhau nếu được chuẩn bị tâm lý tốt. Một tinh thần già giặn sẽ giúp vượt qua những khó khăn này, nhưng quả thực không dễ. Nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ, tình dục tuổi chớm già không nhất thiết phải đạt tơí sự khoái cảm như hồi còn trẻ nhưng sự âu yếm, thương yêu là rất cần thiết, nếu không dễ đi đến tình trạng đổ vỡ. Nghiên cứu cũng cho thấy ở đàn ông, giai đoạn tính dục mạnh đến rất sớm khi còn ở tuổi trẻ, trong khi phụ nữ thì đến muộn hơn, có khi ở vào tuổi trung niên. Có thể nói như Trịnh Công Sơn "tôi đi bằng nhịp điệu, một hai ba bốn năm, em đi bằng nhịp điệu, sáu bảy tám chín mười" cho nên "làm sao ta gặp được nhau" là vậy! Ở đàn ông tuổi này thì mối quan tâm lớn nhất là sự nhược dương, yếu sinh lý, bị xuất tinh sớm, mệt mỏi kéo dài; phụ nữ thì nhiều trường hợp sau khi thoát khỏi sự ràng buộc của con cái, của bổn phận lại quan tâm nhiều hơn đến tình dục, muốn được âu yếm, được gần gũi nhiều hơn, từ đó dễ tạo ra những bất mãn, không thấy có hạnh phúc, hoà hợp trong tình vợ chồng. Cần có một sự hiểu biết để có thể chấp nhận, điều chỉnh và thích nghi vượt qua những khó khăn này.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cho là nhận


Hai Gốc Cây


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.177.72 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...