Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for
good actions or punishment for evil ones, still in this very life one
can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and
anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải.
(I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói.
(Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đạo Phật là đạo của từ bi, hòa bình nên lịch sử của đạo Phật cho dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, thịnh suy… vẫn không có dấu ấn của bạo lực. Hồi giáo xâm hại tưởng như đạo Phật không còn… biện pháp đấu tranh chính vẫn là hình thức bất bạo động (Hình ảnh thánh Gandi và hình ảnh đức Đạt lai đạt ma như nói lên điều này). Dường như lịch sử Phật giáo thế giới lần đầu tiên xảy ra điều bất ngờ ở Việt Nam, Lễ Phật Đản năm 1963. Do bất khả kháng, chẳng đặng đừng, biện pháp bất bạo động bỗng phát sinh ra một việc mới… dùng cái chết của mình để thức tĩnh lòng người.
Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu hóa thành ngọn đuốc soi sáng thế giới vô minh với hy vọng, lương tâm nhân loại, lương tâm những lãnh đạo lúc đó đang đi lạc nhờ ngọn đuốc kia soi sáng quay đường trở về. Cả thế giới chấn động bàng hoàng, sau Bồ Tát còn có thêm bảy ngọn lửa nữa tiếp nối, không hề tỏ ra run sợ trước bạo lực cường quyền. Đó là Đại Đức Thích Quảng Hương ở Sài Gòn. Đại Đức Thích Thiện Mỹ – Sài Gòn. Đại Đức Thích Thanh Tuệ ở Huế. Đại Đức Thích Nguyên Hương ở Phan Thiết. Ni Cô Diệu Quang ở Ninh Hòa. Thượng Tọa Thích Tiêu Diêu ở Huế. Cư sĩ Nguyễn Thìn – Sài Gòn.
Do Bồ Tát Thích Quảng Đức đại từ bi, đại dũng mãnh mở đầu con đường vì pháp quên thân, trở thành dấu ấn không phai mờ trong lòng người. Bảy vị vừa nêu tên, theo tôi cũng là Bồ Tát. Như vậy ta có tất cả tám vị Bồ Tát cần tưởng niệm trong buổi lễ kỉ niệm 50 năm Bồ Tát vị pháp thiêu thân này. Và nếu như trong cuộc sống, ngoài nghiệp của mỗi người còn có sự cộng nghiệp với cộng đồng nhân loại, ta cũng hồi hướng cầu nguyện cho bạn bè đất nước Tây Tạng hiền lành, họ cũng đang rơi vào chuyện bất khả kháng.
***
II
Báo chí nước ngoài và báo chí trong nước xem việc các Bồ Tát tự thiêu là hành vi tử vì đạo. Đã đành có vẻ là như vậy, nhưng có phải thật nghĩa như vậy không? Nếu đem đối chiếu ý nghĩa tử đạo của đạo Hồi, đạo Công giáo, chúng ta thấy rõ sự khác biệt. Theo kinh Koran, để được ngồi bên Thượng đế, người cũng phải biết quên đi mạng sống, nên người Hồi giáo rất can đảm, quyết liệt bảo vệ đức tin. Và với đạo Công giáo, trước hết chúa Kito qua cái chết đau đớn trên thập tự giá đã khai sinh dựng lên giáo hội “Khi nào ta bị treo lên khỏi mặt đất. Ta sẽ kéo mọi sự về với ta” Kinh Thánh đã viết vậy. Do đó Công giáo xem hành vi tử đạo là cao quý để làm chứng cho Chúa. Chúa đã đổ máu vì loài người nên người cần phải hy sinh máu của mình để đền đáp lại, làm chứng cho chúa. Làm chứng cho tin mừng “Một sự sống đời đời” “Được cả thế giới mà đánh mất linh hồn có ích lợi gì”.
Trở lại, đạo Phật trước hết không có quan niệm Thượng Đế là ông trời. Ông đã tạo ra loài người rồi thả cho đi lạc xuống trần gian để thử thách đến độ phải hy sinh mạng sống mới tìm được con đường trở về. Giả dụ có ông trời đi nữa, ông trời của đạo Phật cũng hiền, chỉ dụng tâm thôi. Hình ảnh của Phật A Di Đà, Phật Quán Thế Âm là bằng chứng cho điều này. Không cần phải bắt ai hy sinh, mà là Hai vị Phật luôn quán xét thế gian. Những ai biết niệm lên hồng danh của hai vị, lập tức hai vị sẽ đến cùng người. Linh hồn của đạo Phật cũng không phải là linh hồn bất tử đời đời, mà là dòng tâm thức tương tục tùy theo nhân duyên, luân chuyển từ dạng này qua dạng khác, từ thấp đến cao hoặc ngược lại. Đạo Phật tôn trọng mạng sống muôn loài con người cũng như con vật. Đức Phật dạy đừng sát sinh vì con vật cũng có tâm thức như con người. Huống chi đối với hành vi tự sát, hủy hoại thân thể, đạo Phật hoàn toàn không ủng hộ. Điều này nếu không suy nghĩ cho chín chắn thì cái chết chẳng giải quyết được gì lại phải mang tội lớn vi phạm giới cấm.
***
III
Được làm người là một việc khó, hành vi tự sát là bỏ mất cơ hội, ngăn trở bước tiến hóa, đường đi của nhân quả. Tuy nhiên, có trường hợp – nếu vị Tỳ Kheo lấy công phu thiền hạnh tinh tấn, hiểu rõ, nhiếp phục tham, sân, si, biết rõ sau khi xả bỏ thân này không tiếp tục sinh thân khác thì không phạm lỗi. Theo kinh điển trong thời đức Phật chỉ có ba trường hợp. Đó là những trường hợp của Tỳ Kheo Channa, Tỳ Kheo Vak Kali, và Tỳ Kheo Godhika. Trường hợp của ba vị này là do thân bệnh đau đớn, khổ sở nên muốn dùng dao để tự sát. Có lẽ đây là lần đầu tiên đức Phật bị rơi vào trường hợp bất ngờ nên Phật không vội vã nhận xét mà sai tôn giả Xá Lợi Phất đến thăm hỏi và tra xét Phật pháp. Mặc dù thân bệnh đau đớn các vị Tỳ Kheo vẫn trả lời thông suốt những câu hỏi về căn trần thức biến dịch, vô thường, câu hỏi về luân hồi sinh tử. Sau khi các vị qua đời, đức Phật nghe tôn giả Xá Lợi Phất kể lại lúc ấy Phật mới đưa ra lời dạy. Nếu có người chưa rõ nhân quả mà vội bỏ thân này để rồi tiếp tục thân khác. Người đó có lỗi lớn. Nếu có người nào hiểu về nhân quả bỏ thân này rồi không tiếp tục thân khác. Ta không nói người đó có lỗi lớn.
Như vậy qua đối chiếu việc tử đạo trong đạo Phật và các tôn giáo bạn ta thấy rất rõ mục đích, động cơ không giống nhau.
Trường hợp Bồ Tát Thích Quảng Đức có vẻ như vi phạm giới luật, nhưng hãy khoan kết luận. Ta nhớ lại, Đức Phật trong nhiều tiền kiếp, nhiều lần xả thân cúng dường, hy sinh mạng sống để cứu độ chúng sinh. Thí dụ như có một lần, đức Phật trong một kiếp làm thái tử của một nước. Thái tử đi vào rừng thấy con cọp mẹ sắp chết mà bầy cọp con đang thiếu thức ăn. Thái tử động lòng từ tâm nghĩ “tâm từ phải rải đến tất cả chúng sanh. Chẳng lẽ ta đứng nhìn bầy cọp sắp chết. Ta phải hy sinh tấm thân này để cứu chúng, mong rằng ta sẽ bước lần tới mức giác ngộ hoàn toàn, hầu cứu độ chúng sanh ra khỏi luân hồi. Ước mong tất cả chúng sanh điều an vui hạnh phúc”. Sẽ có người cho câu chuyện đức Phật trong tiền kiếp hy sinh tấm thân cho lũ cọp sắp chết ăn là chuyện hiểu, được ý phải quên lời. Đấy là chuyện bất khả tư nghị, nếu nối kết với hình ảnh Bồ Tát Quảng Đức chắp tay thiền định trong lửa hồng. Những ai chứng kiến đều phải rúng động tâm can không tin vào đôi mắt của mình. Đấy là hình ảnh của một vị Bồ Tát mang tâm từ bi lớn lao, vì muốn phá vô minh của người mà quên mạng sống của người. Tâm đại từ đưa tới đại dũng đại trí ngọn lửa từ bi của Bồ Tát thật là vô tiền khoáng hậu. Đại từ đại dũng của Bồ Tát có được từ đâu? Thì ra, đạo Phật không nói đến việc tử đạo. Nhưng trong mười pháp Ba la mật có pháp bố thí Ba la mật tức là sẵn sàng hy sinh mạng sống cho chúng sinh. Hy sinh mạng sống hay hy sinh một phần thân thể để làm thực phẩm hoặc làm gì đó để cứu chúng sinh là hình thức bố thí vĩ đại, cao quý nhất.
Trở lại với bầu không khí miền Nam 1963, cuộc chiến tương tàn khốc liệt lúc đó là một cộng nghiệp ác nghiệt. Phật giáo gặp anh em Ngô Đình Diệm cũng như gặp phải nghiệp chướng, cộng tất cả các nghiệp mới thấy miền Nam lúc đó sống trong cộng nghiệp nặng nề. Làm sao hóa giải đây? Trừ phi có ai đó mà tiếng nói, hành động bất ngờ để tình thế lập tức thay đổi, mới có thể giúp mọi người quên hận thù quay đầu nhìn lại. Trong Lục mạch thần kiếm của Kim Dung có chi tiết. Hai bậc cao thủ dị nhân lên núi ngồi đánh cờ, bàn cờ rơi vào thế tiến không được mà lùi cũng không được, nhưng chẳng ai chịu mình thua. Hai người ngồi bất động trước bàn cờ quên cả ăn uống. Nhà sư Hư Trúc chất phác thật thà ở bên cạnh nhìn ngơ ngác, rồi Hư Trúc bị bàn cờ lôi cuốn, gương mặt ngờ nghệch, tay chân lụp chụp, tình cờ đụng phải quân cờ để cho quân ta ăn quân mình. Bất ngờ bàn cờ được hóa giải, mở ra nước đi khiến hai bậc dị nhân cao thủ phải kêu lên. Họ đánh cờ gì, tác giả không cho biết, chắc là tác giả chỉ tưởng tượng chứ cờ tướng đâu có luật cho phép quân ta ăn quân mình? Tôi đọc Lục mạch thần kiếm mấy chục năm qua, quên hầu hết, cũng không hề đọc lại, nhưng không hiểu sao lại nhớ mãi chi tiết này. Sở dĩ nhớ vì chi tiết thú vị ở chỗ vừa hài vừa bi. Ai đời đánh cờ mà cho quân ta ăn quân mình. Một hành vi vượt qua trí tưởng tượng nhưng nó lại giải được bài toán nan đắc, nan giải. Có thể nói đây là tuyệt chiêu chỉ ra đòn được một lần, đúng thời điểm, không lặp lại lần thứ hai. Đang viết chuyện này bắt quàng qua chuyện khác, thật ra là tôi rất nghiêm chỉnh khi nghĩ về Bồ Tát Thích Quảng Đức, sự hy sinh của Bồ Tát ở đây gần giống như vậy. Miền Nam lúc đó giống như con cọp mẹ sắp chết, bầy cọp con sắp chết đói theo, tình cờ gặp được đức Phật hy sinh mạng sống cứu cho. Bồ Tát Thích Quảng Đức cũng vậy, hy sinh mạng sống thắp ngọn đuốc lửa từ bi lên để phá vô minh, đánh thức lương tâm mọi người, để giải oan nghiệp. Như vậy Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu không phạm giới luật, vì ngài không vì lợi ích riêng mình hay vì danh tiếng cá nhân. Bồ Tát vì lòng từ bi muốn cứu độ chúng sinh, muốn Phật tử Việt Nam được bình đẳng, tự do. Cũng như muốn những người lãnh đạo thức tỉnh. Rõ ràng đây là cái chết cao cả vì con người. Ngài không một niềm sân hận hay oán trách mà với lòng từ ái viết sẵn di chúc trước khi từ giã cõi đời “Tôi xin trân trọng kính gởi lời đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng từ bi bác ái mà đối với quốc dân.”
So sánh đối chiếu trường hợp tử đạo của các vị thánh với Bồ Tát Thích Quảng Đức, tới đây cũng đủ thấy rõ một sự hy sinh có ý nghĩa vô cùng lớn lao, cao thượng. Trong thực tế, sự hy sinh của Ngài đã là động lực lớn lao giúp cho Phật giáo Việt Nam có được cơ hội hồi sinh, thoát khỏi sự đàn áp của bạo lực.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.72.26 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.