Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận Phật học »» Như Tranh Vẽ Trên Hư Không »»

Tiểu luận Phật học
»» Như Tranh Vẽ Trên Hư Không

Donate

(Lượt xem: 6.101)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Như Tranh Vẽ Trên Hư Không

Font chữ:

Trong khi cách nhìn phổ biến nói rằng khổ là có thực, rằng cần đoạn tận lậu hoặc để diệt khổ, vào Niết bàn… các hành giả Thiền Tông nhìn khắp pháp giới như tranh vẽ, rằng không thể nào diệt được cái như huyễn, mà chỉ cần nhìn gốc rễ thực tướng vô tướng thì giải thoát, vì trong cái nhìn này, phiền não cũng chính là Niết bàn, sóng cũng chính là nước. Nghĩa là, cảnh giới Như Huyễn hiện ra trước mắt và bên tai chúng ta: thế giới là một phòng triển lãm đa phương tiện vĩ đại. Đứng trước cái như huyễn, khởi tâm làm gì cũng sai, vì làm gì cũng là như huyễn. Như thế, hành giả chính là họa sư và cũng là người xem tranh.

Tâm như họa sư, năng họa nhất thiết hình tượng… Kinh Hoa Nghiêm viết như thế, rằng tâm như vị thầy hội họa, có thể vẽ tất cả các hình tượng. Lời dạy này được giải thích về cách nhìn tất cả thế giới trong và ngoài (ngoại xứ, nội xứ) đểu do tâm tạo. Tức là, ba cõi là tâm. Do vậy, hành giả Thiền Tông chỉ cần giữ vai trò người thưởng thức hội họa: tất cả đều là tranh vẽ trước mắt, dù là núi sông, phố thị, ta và người… Khi nhận ra thế giới là tranh vẽ, là cảnh thêu dệt, là ảnh trong gương tâm, tự khắc hành giả không nắm giữ hình tướng đó làm chi (kinh thường nói: chớ nắm giữ tướng chung, tướng riêng của cái được thấy). Do vậy cốt tủy của Thiền Tông là, trước tiên cần thấy Bản Tâm, tức là ngộ trước, rồi sau mới đúng là tu.

Kinh Hoa Nghiêm truyền thuyết là khởi đầu Đức Phật thuyết. Quan điểm này nhiều thế kỷ sau được chuyển thành Vạn pháp duy thức (tất cả các pháp đều là thức). Khi nhận ra tất cả là thức biến hiện, cũng là nhận ra pháp ấn Vô thường trong tất cả pháp, và rồi sẽ giải thoát khi cái nhìn vô thường này tuần tự gột rửa hết cả các vô minh và hành nghiệp chúng ta huân nhiễm từ vô lượng kiếp.

.

Lời dạy như huyễn của Thiền Tông đã xuất hiện từ những năm đầu khi Đức Phật mới đi hoằng pháp. Mở đầu nhóm Kinh Tập là Kinh Sn 1.1 - Uraga Sutta.

Kinh Sn 1.1 gồm 17 bài kệ, lập lại câu “tất cả thế giới này là không thật” tới 5 lần trong 5 bài kệ mang số từ 9 tới 13.

Trích bài kệ số 9, qua bản Anh dịch Nyanaponika Thera: He who neither goes too far nor lags behind and knows about the world: "This is all unreal," — such a monk gives up the here and the beyond, just as a serpent sheds its worn-out skin.

Bản Thanissaro: The monk who hasn't slipped past or turned back, knowing with regard to the world that "All this is unreal," sloughs off the near shore & far — as a snake, its decrepit old skin. (1)

Dịch là: Người nào không phóng tới cũng không lùi lại, và biết về thế giới: “Tất cả đều là không thật” – vị sư như thế rời bỏ được cả bờ này và bờ kia– y hệt một con rắn rũ bỏ lớp da cũ đã mòn. (Ghi chú: bờ này là ba cõi sáu đường, bờ kia là Niết bàn giải thoát.)

Bản của Bodhi dịch (trên sách giấy, The Suttanipata, trang 157-159, không thấy trên mạng) là: “All this is unreal” (như Thanissaro dịch).

Điểm đặc biệt, để nhấn mạnh tính Như huyễn của các pháp, Đức Phật lập lại 17 lần nhóm chữ “rời bỏ được cả bờ này và bờ kia” trong 17 bài kệ của Kinh Sn 1.1.

Đó cũng là ngôn ngữ của Bát Nhã Tâm Kinh: “Vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc” -- Không hề có Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng không hề có Trí Tuệ (qua bờ kia), cũng không hề có Chứng Đắc (giải thoát)…

Cho nên, chư tổ Thiền Tông từng nói “Gặp Phật thì giết Phật, gặp ma thì giết ma…” là nằm trong lời dạy những năm đầu Đức Phật đi hoằng pháp. Có thể viết đơn giản là: Hãy buông bỏ cả bờ này và bờ kia. Do vậy, pháp hành trong tận cùng của Thiền Tông là không thấy một pháp nào để tu, nhưng không có nghĩa là không tu. Đức Phật trong Kinh AN 11.10 đã khen ngợi các vị như thế là tuấn mã.

.

Tới đây, câu hỏi là, làm sao để nhìn thế giới như tranh vẽ trên hư không? Nghĩa là, khi chúng ta bước trong thế giới này, trước mắt nhìn đâu cũng là tranh vẽ (cái được thấy), bên tai nghe gì cũng như nhạc hòa tấu khắp trời (cái được nghe). Đức Phật có dạy cách nhận ra thế giới này như thế.

Trong Tạp A Hàm, Kinh SA 267, bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng viết, trích:

“Này các Tỳ-kheo, như loài chim Ta-lan-na có nhiều màu sắc, Ta nói tâm của chúng cũng có nhiều như vậy. Vì sao? Vì tâm của chim Ta-lan-na đa dạng, nên màu sắc đa dạng. Cho nên này Tỳ-kheo, hãy tư duy quán sát rõ tâm mình. Này các Tỳ-kheo, trong lâu đời tâm bị tham dục làm nhiễm ô, bị sân nhuế, ngu si làm nhiễm uế. Này các Tỳ-kheo, vì tâm não nên chúng sanh não; vì tâm thanh tịnh nên chúng sanh thanh tịnh.

“Giống như người thợ vẽ, hay học trò của người thợ vẽ, khéo dọn sạch đất, rồi dùng các thứ màu, theo ý mình vẽ nên các loại hình tượng khác nhau.

“Cũng vậy Tỳ-kheo, chúng sanh phàm phu ngu si, không biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Không biết như thật về sắc nên thích thú đắm nhiễm sắc. Vì thích thú đắm nhiễm sắc, nên lại sanh ra các sắc vị lai. Cũng vậy, phàm phu ngu si, không biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Không biết như thật nên thích thú đắm nhiễm thức. Thích thú đắm nhiễm thức, nên lại sanh ra các thức vị lai. Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức vị lai sẽ sanh nên đối với sắc không giải thoát; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không giải thoát. Ta nói người này không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.

“Có đa văn Thánh đệ tử biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Biết như thật rồi nên không đắm nhiễm sắc. Không đắm nhiễm nên không sanh ra sắc vị lai. Biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Biết như thật nên không nhiễm đắm thức, vì không đắm nhiễm nên không sanh ra các thức vị lai. Không thích nhiễm sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên đối với sắc sẽ được giải thoát và đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng sẽ được giải thoát. Ta nói những người này sẽ giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.” (2)

Biết như thực, cũng có nghĩa là biết thực tướng Như huyễn của các pháp. Có nghĩa là, các pháp là không thật, nhưng không có nghĩa là giả, vì đói vẫn phải ăn, khát vẫn phải uống. Tóm gọn là, biết thực tướng như thế sẽ không đắm nhiễm, và không sanh ra các thức vị lai, nghĩa là giải thoát. Trong Tạng Pali, kinh tương đương là SN 22.100, HT Thích Minh Châu dịch là Kinh Dây Thằng. (2)

.

Khi nói rằng thế giới (ngoại xứ, nội xứ) là tranh vẽ, có nghĩa là tất cả các pháp đều là thức. Nghĩa là, nghe tiếng chim kêu cũng là nhận ra đó là tâm: cái được nghe chính là người nghe. Tương tự, cái được thấy chính là người thấy. Và cái được tư lường suy nghĩ cũng chính là người tư lường suy nghĩ. Nghĩ thiện, là toàn bộ thân tâm mình là thiện; Nghĩ ác, là toàn bộ thân tâm mình là ác. Người nghe là vô ngã, người thấy là vô ngã, người tư lường suy nghĩ là vô ngã… do vậy, cái được nghe, được thấy, được tư lường chính là tranh vẽ từ chính vị đương cơ – hễ nhận ra như thế, là đương thể tức không.

Về ý nghĩa tất cả các pháp đều là thức biến hiện và do vậy cần phải tịch diệt thức, Đức Phật cũng dạy trong Kinh Trường Bộ DN-11, bản dịch của HT Thích Minh Châu, có thể trích như sau:

“Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như sau: “Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?” và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:

“Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng.
Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh.
Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn.
Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận”.

Thế Tôn thuyết như vậy. Kevaddha, cư sĩ trẻ tuổi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn…”(3)

Đó cũng là cốt tủy của tư tưởng Đại Thừa. Không thấy chỗ này, sẽ chỉ nhận ra lý ngã không, nhưng không nhận ra lý pháp không – một trong những điểm dễ gây tranh cãi.

.

Chung quanh mình là tranh vẽ, nghĩa là chúng sanh quanh mình chỉ là những hình nộm được nhìn thấy, được nghe thấy, được tương tác. Cũng có nghĩa rằng chính bản thân mình (vị đương cơ, khối ngũ uẩn đang thấy nghe hay biết) cũng là một hình nộm đang đi đứng nói cười.

Một vị thánh ni thời Đức Phật đã so sánh rằng trong mắt ngài, tất cả những người hiện ra chỉ là các búp bê được tô màu, các con rối bằng gỗ được giựt dây nhảy múa. Nghĩa là, trong mắt nhìn của Ni trưởng Subhā, thế giới chỉ là một phòng triển lãm các búp bê biết đi đứng nói cười.

Trong Trưởng Lão Ni Kệ Thig 14.1, bản dịch của Hòa Thượng Indacanda kể chuyện một thanh niên say mê nhan sắc Ni trưởng Subhā đã chiêu dụ ngài về đời sống thế tục, nhưng Ni trưởng trả lời rằng ngài đã tu Bát chánh đạo và vào được ngôi nhà Tánh Không, rằng ngài nhìn thấy chúng sinh chỉ là các búp bê, rằng chàng trai đang chạy theo cái tranh vẽ [nhan sắc] không thật, trích:

“Tôi đây là nữ đệ tử của bậc Thiện Thệ, có sự di chuyển bằng chiếc xe Đạo Lộ tám chi phần, có mũi tên đã được nhổ lên, không còn lậu hoặc, đã được đi đến căn nhà trống vắng, tôi thỏa thích.

Bởi vì tôi đã nhìn thấy những con búp bê khéo được tô màu, hoặc những con rối bằng gỗ, được buộc chặt bằng những sợi dây và những thanh gỗ, nhảy múa theo nhiều kiểu.

Khi (những) sợi dây và thanh gỗ ấy được lấy ra, được tháo rời, được gỡ bỏ, được phân tán, đã được làm thành mảnh vụn, không thể tìm ra, trong trường hợp ấy thì tâm có thể trú vào cái gì?

Tương tự như thế ấy, các phần thân thể của tôi không vận hành nếu thiếu đi các pháp ấy (đất, nước, v.v…); (cơ thể) không vận hành nếu thiếu đi các phần (tay, chân, v.v…), trong trường hợp ấy thì tâm có thể trú vào cái gì?

Giống như ông đã nhìn thấy bức tranh vẽ (hình người) được bôi màu vàng, được tạo ra ở bức tường, cái nhìn của ông về cái (hình người) ấy đã bị bóp méo, cái tưởng về con người (đứng ở bức tường) là không có ý nghĩa.

Tựa như ảo ảnh được tạo ra ở phía trước, tựa như cái cây bằng vàng ở trong giấc mơ, tựa như sự phô bày hình thức ở giữa đám người, này kẻ mù lòa, ông đi theo cái không thật.” (4)

.

Do vậy, Đức Phật dạy rằng tất cả những gì thế giới tương tác với chúng ta đều nên được nhìn như tranh vẽ trên hư không.

Trong Kinh MN 21, bản dịch của HT Thích Minh Châu, trích:

“Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm màu sơn, màu vàng, màu xanh sẫm hay màu đỏ tía; người ấy có thể nói như sau: “Ta sẽ viết các hình sắc trên hư không này. Ta sẽ làm cho các hình sắc hiển hiện”. Các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể viết các hình sắc trên hư không và làm cho các hình sắc hiển hiện được không?

—Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, hư không là vô sắc, không thể thấy được. Ở đây, không dễ gì viết các hình sắc và làm hình sắc hiển hiện, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.” (5)

Thấy được như thế, tự thân các pháp trở về không. Và thế giới chung quanh chúng ta trở thành một phòng triển lãm tranh rộng vô tận, một phòng triển lãm búp bê rộng ngút ngàn. Đó là Như huyễn tam muội. Đó là Thiền Tông. Đó là khi thền sư đưa cây gậy lên và nói, chớ gọi là cây gậy, hãy nói đó là cái gì. Đó là lời chỉ vào chỗ thức đã tịch lặng. Đó là vượt qua cả bờ này và bờ kia.

GHI CHÚ:

(1) Kinh Sn 1.1, bản Nyanaponika: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.01.nypo.html

Bản Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.01.than.html

(2) Kinh SA 267, bản dịch hai thầy Tuệ Sỹ & Thích Đức Thắng: https://suttacentral.net/sa267/vi/tue_sy-thang

Kinh SN 22.100, bản dịch HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/sn22.100/vi/minh_chau

(3) Kinh DN 11, bản HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/dn11/vi/minh_chau

(4) Thig 14.4, bản dịch HT Indacanda: https://suttacentral.net/thig14.1/vi/indacanda

(5) Kinh MN 21, HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/mn21/vi/minh_chau




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Em Là Vì Sao Sáng


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Phật giáo và Con người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.182.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...