Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tin tức Phật sự »» Lễ tưởng niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang tại Tịnh Xá Ngọc Hòa, San Jose, California »»

Tin tức Phật sự
»» Lễ tưởng niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang tại Tịnh Xá Ngọc Hòa, San Jose, California

Donate

(Lượt xem: 7.839)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lễ tưởng niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang tại Tịnh Xá Ngọc Hòa, San Jose, California

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thời gian: Từ 2:00 PM đến 4:30 PM, Chủ Nhật, ngày 17-11-2019

Địa điểm: Tịnh xá Ngọc Hòa, 766 S. 2nd Street, San Jose, CA 95112

Buổi lễ được đặt dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, Ni sư Thích Nữ Đồng Kính, Ni sư Thích Nữ Tiến Liên và quý Đại đức Chùa Tuệ Viên (Wisdom Garden) cùng chư Tôn đức Tăng Ni. (1)

Trưởng Ban Tổ chức Buổi lễ: Cư sĩ Tâm Núi Nguyễn Cao Can

Thành viên Ban Tổ chức: Cư sĩ Như Ninh, Htr. Tâm Nhân, Htr. Nguyên Vinh, Htr. Quảng Thọ, và Gia đình Phật tử Thiện Tâm.

Thành viên tham dự: Chư Tôn đức Tăng Ni, và một số lượng rất lớn Nhân sĩ, Cư sĩ, Cựu Huynh trưởng (CHtr.), Đồng hương Phật tử cùng Huynh trưởng (Htr.) và Đoàn viên Gia đình Phật tử Thiện Tâm. Đặc biệt tham dự buổi lễ này còn có gia đình một Phật tử người Mỹ với áo tràng thật tươm tất, gia đình Đạo hữu Đồng Thể đến từ Thành phố San Leandro, gia đình Htr. Nguyên Hòa đến từ Quận Cam (Orange County), Nam California, và chín thành viên Hội Phật giáo Hải Nhuận, Thành phố Oakland.

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

DIỄN TIẾN BUỔI LỄ



Bắt đầu từ 2:00 PM đến 2:30 PM, Tổng Điều hợp Chương trình Buổi lễ, Cư sĩ Như Ninh, đã trình bày với quan khách và đồng hương Phật tử tề tựu tại hội trường về hành trạng, về ưu tư, về quyết tâm thực hiện một giềng mối cơ cấu và sinh hoạt cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, một bậc danh tăng Việt Nam trong thời hiện đại, và đồng thời Cư sĩ Như Ninh cũng trân trọng nói về những di sản vô cùng to lớn của Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch về các phương diện lịch sử, văn hóa, và Phật học với cuộc vận động tự do và bình đẳng tôn giáo năm 1963, cuộc vận động xây dựng nền tảng thể chế dân chủ để tạo thế chính danh cho Việt Nam Cộng Hòa năm 1966, và công trình trước tác, dịch thuật và chú giải của hơn 40 tác phẩm Kinh Luận Hán tạng ra Việt ngữ.

Liên Phật Hội



Chính xác như chương trình đã dự liệu, đúng 2:30 PM là Lễ Thỉnh Sư, Hòa thượng Chủ lễ và chư Tôn đức Tăng Ni đã vân tập về lễ đài.

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Khi chư Tôn đức đã an vị, nghi thức khai mạc buổi lễ bắt đầu với việc chào quốc kỳ và hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ cùng mặc niệm chư hương linh tử sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc và đồng bào đã tử nạn trên đường vượt biên, vượt biển tị nan Cộng sản.

Liên Phật Hội



Sau đó, Cư sĩ Tâm Núi Nguyễn Cao Can, Trưởng Ban Tổ chức, thưa trình mục đích của buổi lễ là để tưởng niệm và truy tán công đức vô cùng to lớn của Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch đối với Phật giáo và dân tộc Việt Nam. Cư sĩ Tâm Núi cũng trình bày tổng quát bối cảnh sinh hoạt Phật giáo bị chà đạp và đàn áp đau thương qua hình ảnh một bức tranh sống động của sự chèn ép bởi Dụ số 10 về hiệp hội mà Phật giáo phải chịu chi phối; do vậy Đức Cố Đại lão Hòa thượng buộc lòng phải lãnh đạo cuộc vân động lịch sử năm 1963 nhằm đạt được nguyện vọng bình đẳng và tự do tôn giáo cho Phật giáo.

Cư sĩ Tâm Núi đã chào mừng quan khách và Phật tử đã đến tham dự Lễ Tưởng niệm, đồng thời giới thiệu sơ lược chương trình của buổi lễ.

Liên Phật Hội



Tiếp theo là Lễ Tưởng niệm Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang do Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên làm Chủ lễ.

Khởi đầu là nhạc phẩm Trầm Hương Đốt do Gia đình Phật tử Thiện Tâm trình bày.

Hòa thượng Chủ lễ và chư Tôn đức cùng Đồng hương Phật tử đã tụng các bài kinh cầu siêu để cung tiển Giác linh Đức Đại lão Hòa thương tân viên tịch về cõi Phật.

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội


Trong dịp này, Phật tử chúng ta vô cùng hân hoan được học một bài học thân giáo do cử chỉ từ bi, rộng lượng của Hòa thượng Chủ lễ khi Ban Tổ chức bạch Thầy xin Thầy cử ra một vị Tôn đức tuyên đọc tiểu sử Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch thì Thầy khuyến khích Htr. Tâm Duy, nguyên Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, đã hơn 80 tuổi, có một thời gian dài sinh hoạt Phật sự gần gủi với Đức Cố Đại lão, lại là một Cư sĩ đã thọ Bồ tát giới thì đã có đủ tư cách để tuyên đọc tiểu sử của Đức Cố Đại lão.

Với một chất giọng khoan hòa và khúc triết, Htr. Tâm Duy đã tuyên đọc tiểu sử của Đức Cố Đại lão Hòa thượng thật cảm động.

Liên Phật Hội


Với không khí trang nghiêm của buổi lễ, Htr. Quang Ngộ, Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, đã ngậm ngùi đọc Điếu Văn tưởng niệm Đức Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang với một chất giọng trầm hùng và bi thống, diễn tả được nỗi lòng thương kính thiết tha của Phật tử Việt Nam chúng ta đối với Ngài.

Bài “Điếu Thi Văn Cung Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang” này do Htr. Nguyên Thọ chấp bút trong những phút giây xúc động vô bờ. (2)

Liên Phật Hội

Ngay sau phần Điếu văn, Ban Tổ Chức đã thành kính cung thỉnh Hòa thượng Chủ lễ Thích Đỗng Tuyên, Trụ trì Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward, ban Đạo từ cho Phật tử tham dự buổi lễ. Hòa thượng đã cám ơn Ni sư Thích Nữ Tiến Liên, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa, và Ban Tổ chức Lễ Tưởng niệm cùng tất cả quan khách và Phật tử đã tưởng nhớ Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, một bậc cao tăng thạc đức, một thạch trụ tòng lâm của Phật giáo Việt Nam.

Tưởng nhớ Ngài, Hòa thượng đã ghi nhận bốn di sản vô cùng to lớn được Ngài để lại cho Tăng tín đồ Phật giáo Việt Nam là:

1.- Cuộc vận động năm 1963 tạo nền tảng cho tự do và bình đẳng tôn giáo tại Việt Nam.

2.- Cuộc vận động năm 1966 tạo cơ sở pháp lý cho sinh hoạt dân chủ nhằm đem lại chính danh cho Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi bị quản thúc tại Sài Gòn, Đức Cố Đại lão Hòa thượng đã tuyệt thực 100 ngày và đưa ra một lời tuyên bố mang tính lịch sử, “Chúng tôi nguyện đem xương máu để trang trải cho Phật Pháp và nếu chết là chết như cái chết của Chân Lý trước bạo lực, chứ không phải bạo lực này chết vì kém bạo lực khác.”

3.- Là một Tăng sĩ uyên thâm Phật học, Ngài đã để lại cho Phật tử Việt Nam một kho tàng Kinh Luận vô cùng quý báu qua hơn 40 tác phẩm trước tác, dịch và chú giải từ Kinh Luận Hán tạng sang Việt ngữ.

4.- Là một bậc Cao Tăng trọn đời sống với giới hạnh, Ngài đã để lại xá lợi Ngọc Thủ trắng như tuyết; đấy là ấn chứng Tuệ giác của các vị Tăng đã đạt thánh quả.

Liên Phật Hội



Tiếp sau Đạo từ của Hòa thượng Chủ lễ là phần trình bày bản nhạc “Kính Lạy Giác Linh Thầy” của Nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản do Htr. Nguyên Diệu thể hiện. Chất giọng trầm buồn của Htr. Nguyên Diệu vang lên như lời tiếc thương và hoài vọng trong nỗi ngậm ngùi bi lệ,

“ Chúng con buồn quay quắt, ngân ngấn lệ đầy vơi, ngấn lệ đầy vơi.
“ Kính lạy Giác linh Thầy.
“ Kính lạy Giác linh Thầy.
“ Thầy ơi! Thầy ơi! Thầy ơi!


Liên Phật Hội

Và rồi Ban Tổ chức trân trọng kính mời Ni sư Thích Nữ Đồng Kính, Trụ trì Thiền viện Vô Ưu, San Martin, phát biểu cảm niệm của Ni sư về Đại lão Hòa thượng tân viên tịch. Ni sư hồi tưởng lại khi bùng phát cuộc vận động bình đẳng tôn giáo năm 1963 do Cố Đại lão Hòa thượng lãnh đạo thì Ni sư còn là một nữ sinh Trung học Trưng Vương; từ đó Ni sư đi theo tiếng gọi của lương tri để hội nhập vào cuộc vận động bảo vệ Chánh Pháp và bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc. Tác phẩm “Hoa Sen Trong Biển Lửa” là hình ảnh của thanh thiếu niên lúc đó trong cuộc vận động lịch sử này.

Liên Phật Hội

Tiếp theo là phần phát biểu của quan khách và Đồng hương Phật tử.

Trước hết là Cư sĩ Nguyên Trung. Vì chân của Cư sĩ Nguyên Trung bị yếu nên Cư sĩ xin được ngồi để phát biểu. Lời phát biểu của Cư sĩ Nguyên Trung vô cùng cảm động và chính Cư sĩ cũng cảm động đến nghẹn ngào. Cư sĩ Nguyên Trung cho biết Cư sĩ đã làm việc gần gủi với Đức Cố Đại lão Hòa thượng trong suốt hơn 30 năm, từ năm 1960 đến năm 1972, nên Cư sĩ hiểu rất rõ tâm nguyện trong sáng của Ngài đối với Đạo Pháp và dân tộc. Do đó chư Tăng Ni và Phật tử Huế cũng như khắp nơi trong và ngoài nước đều ngậm ngùi tưởng nhớ Ngài. Ngài tự nguyện đem thân ra gánh vác những trọng trách nặng nề và vô cùng khó khăn nhưng Ngài không có một tham vọng nào cho bản thân ngoài việc ước muốn tha thiết là suốt đời với hạnh nguyện giữ tròn giới hạnh của một vị thầy tu, một Tăng sĩ Phật giáo.

Liên Phật Hội

Tiếp theo là Htr. Nguyên Hòa. Htr. Nguyên Hòa sơ lược hai cuộc vận động năm 1963 và năm 1966 rồi phân tích sâu sắc cuộc vận động lâu dài sau năm 1975 với rất nhiều gian khổ mà chư Tôn đức đã vào tù ra khám liên miên, thậm chí mang cả án tử hình mà vận đạo mãi nổi trôi theo vận nước lênh đênh, nghiêng ngả cho đến ngày nay.

Liên Phật Hội

Sau đó là Htr. Quảng Minh. Htr. Quảng Minh tập chú vào ba di sản quý báu mà Đức Cố Đại lão Hòa thượng đã để lại cho Phật tử chúng ta là:

1.- Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất năm 1964 là một bản văn đặt nền tảng cho đường hướng sinh hoạt trong tương lai lâu dài của Phật giáo Việt Nam khi xác định “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.”

2.- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mang tính dân tộc và hòa bình, và thống nhất là thống nhất giữa hai truyền thống văn học Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền.

3.- Di huấn như một Chúc thư của Cố Đại lão Hòa thượng là tinh hoa của Phật học, tức là “Không Hựu Hoàn Không, Không Lại Hoàn Không,” cái Không rỗng rang rốt ráo của Tánh Không.

Liên Phật Hội

Tiếp đến là phần phát biểu của Htr. Tâm Nhân. Htr. Tâm Nhân là Huynh trưởng Cố vấn của Gia đình Phật tử Thiện Tâm sinh hoạt tại Tịnh xá Ngọc Hòa do Ni sư Thích Nữ Tiến Liên làm Cố vấn Giáo hạnh. Htr. Tâm Nhân cũng là một thành viên trong Ban Tổ chức Buổi Lễ Tưởng niệm này. Htr. Tâm Nhân biểu tỏ lòng kính ngưỡng công hạnh cao dày về nhiều phương diện của Đức Cố Đại lão Hòa thượng, và nhất tâm nguyện cầu cho Giác linh Ngài cao đăng Phật quốc.

Liên Phật Hội

Cư sĩ Tâm Nguyên Ái ngưỡng mộ công hạnh của Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch, Ngài là một bậc chân tu đã hy hiến cuộc đời để đương đầu với mọi tình thế gian nguy nhằm bảo vệ Phật giáo và dân tộc. Chúng ta kế thừa di sản vô cùng quý báu của Ngài đã để lại thì chúng ta quyết lòng đoàn kết để bảo vệ những thành quả cao quý vô giá đó.

Liên Phật Hội

Cư sĩ Tường Vân trình bày giây phút Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang vào được Tòa Đại sứ Hoa Kỳ trong cuối tháng 8 năm 1963 mà Cư sĩ đã chứng kiến. Những giây phút rất căng thẳng, mưu trí và quyền biến đó đã thể hiện tính thông minh và nhạy bén vô cùng của Đức Cố Đại lão Hòa thượng.

Liên Phật Hội

Và Đạo hữu Nguyên Toàn là người phát biểu cuối cùng của những người tham dự buổi lễ. Đạo hữu Nguyên Toàn đã trình bày ba ý sau.

Một là, hành trạng vô cùng to lớn của Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch không thể nói vài lời mà diễn tả được. Bài Điếu văn sâu sắc vừa rồi do Htr. Nguyên Thọ chấp bút đã nói lên sự đàn áp khốc liệt trong Mùa Phật Đản năm 1963 với hình ảnh,

Nhớ một thời,
Vận nước can qua.
Cơn lũ tràn bờ thời cơ bá đạo...
Áo vuông đầu tròn tượng đá cũng ba sinh.
Áo cà sa thấm đậm hương kinh,
Bay phất phới dấn thân cứu đời giữ đạo.

Và Thầy Trí Quang đã dấn thân cứu đời, giữ đạo với tất cả sự hy hiến tuyệt vời,

Sá chi đâu...
Những cặp kính màu,
Xanh đỏ tím vàng nhìn nhau thành ảo ảnh,
Những cái mũ vô minh vẽ tà, phong thánh,
Đã bay vèo từ nửa kiếp phù sinh.

Do vậy Phật tử Huế đã đội mưa mà đi cung tiển Thầy về cõi Phật và Phật tử Việt Nam khắp nơi trong ngoài nước đã ngậm ngùi tưởng niệm và truy tán công hạnh cao vời của Thầy đối với Đạo Pháp và dân tộc,

Cung niệm đạo đồng,
Khắc dạ ghi tâm:
Sống từ BI lạc đạo khi đời trong,
Gươm TRÍ tung hoành khi đời đục.
DŨNG mãnh dấn thân thiền môn pháp lực,
Giải pháp nạn giữa đời, chung pháp nạn tự thân.

Hai là, cuộc đời tu hành tròn giới đức của Đại lão Hòa thượng tân viên tịch thể hiện qua hình ảnh Ngài đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch chỉ sau hai ngày thân thể khiếm an và Ngài đã để lại Tuệ Giác qua xá lợi Ngọc Thủ trắng như tuyết. Lời di huấn cuối cùng của Ngài cũng ươm đượm Phật lý về sự đạm bạc của một bậc chân tu thạc đức khi Ngài dặn dò sáu điểm trong việc tổ chức tang lễ của Ngài thật đơn sơ, giản dị.

Ba là, hành trạng của Đức Cố Đại lão Hòa thượng trong 72 năm hạ lạp và 96 năm tuổi đời hoàn toàn đúng với Chánh Pháp qua lời dạy của Đức Phật tại Kinh Vương tử Vô Úy (Abhayarajakumara Sutta) thuộc Kinh Trung Bộ đã lý giải sâu sắc và thỏa đáng về sự nói năng như Chánh Pháp và sự im lặng như Chánh Pháp.

Liên Phật Hội

Buổi Lễ được kết thúc bằng Lời Cảm Tạ của Ní sư Thích Nữ Tiến Liên và của đại diện Ban Tổ Chức, Htr. Nguyên Vinh.

Ni sư Thích Nữ Tiến Liên, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa, San Jose, đã cung kính đãnh lễ Giác linh Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch, cám ơn Hòa thượng Chủ lễ cùng chư Tôn đức Tăng Ni đã quang lâm chứng minh Buổi Lễ Tưởng niệm, và Ban Tổ chức Buổi lễ đã thực hiện buổi lễ tại Tịnh xá Ngọc Hòa. Ni sư bày tỏ lòng ngưỡng vọng và nghiêng mình trước những hy sinh cao cả của chư Tôn đức và các Thánh tử đạo trong Mùa Pháp nạn năm 1963. Ni sư kêu gọi tất cả Phật tử và chư Thiện trí thức tại địa phương tiếp sức cùng Ni sư để duy trì và phát triển ngọn đèn Chánh Pháp ngày càng tỏa sáng trên quê hương thứ hai này.

Liên Phật Hội

Htr. Nguyên Vinh, thay mặt Ban Tổ chức Buổi Lễ Tưởng niệm, đã thành kính cảm tạ Hòa thượng Chủ lễ và chư Tôn đức Tăng Ni chứng minh, quý quan khách, quý nhân sĩ trí thức, quý Cựu Huynh trưởng, Huynh trưởng cùng toàn thể đồng hương Phật tử đã dành thì giờ quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang tại Tịnh xá Ngọc Hòa ngày hôm nay.

Liên Phật Hội

Đồng thời Htr. Nguyên Vinh cũng đã chân thành cám ơn:

* Ni sư Trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa và chư Ni cùng quý Phật tử thuộc Đạo tràng Ngọc Hòa đã hết lòng giúp đỡ Ban Tổ chức Lễ Tưởng niệm hôm nay được thành công viên mãn.

* Htr. Diệu Chân đã tận tụy thâu live stream videos toàn bộ buổi lễ thật đầy đủ và hình ảnh rất đẹp, âm thanh rất rõ mặc dầu đôi lúc có tiếng máy bay bay ngang qua một vài phút ngoài dự liệu;

Video 1: Từ những lời giới thiệu mục đích Buổi Lễ của Điều hợp viên Tổng quát, Cư sĩ Như Ninh, với mọi người tham dự đến Lễ Thỉnh Sư.

https://www.facebook.com/100029685853978/videos/207901933542667/ Video 2: Từ khai mạc Buổi Lễ đến Htr. Nguyên Diệu trình bày bài hát "Kính Lạy Giác Linh Thầy."

https://www.facebook.com/100029685853978/videos/207561543576706/

Video 3: Từ lời cảm niệm Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch của Ni Sư Thiền viện Vô Ưu đến lời cảm tạ của Ban Tổ chức Buổi lễ.

https://www.facebook.com/100029685853978/videos/207861423546718/

Liên Phật Hội

* Htr. Quảng Thọ Đoàn Như Tùng, Phó Tổng Thư ký Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Miền Liễu Quán, Phụ tá Ủy viên Truyền thông Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hải ngoại, đã chụp các bức ảnh của buổi lễ rất nghệ thuật dưới góc nhìn thật ăn ảnh và viết tường trình ngắn gọn nhưng đầy đủ;

https://photos.app.goo.gl/f6dBZ2x2BF5dr1ZM9

Liên Phật Hội

* Htr. Thiện Trí Võ Ngọc Hân, Gia Trưởng; Htr. Quang Trí Trần Trọng Trường, Liên Đoàn Trưởng; Htr. Thiện Tâm Võ Thành Danh, Liên Đoàn Phó Nam; Htr. Diệu Lan Dương Trịnh Đan Khánh, Liên Đoàn Phó Nữ; Htr. Nguyên Từ Phong Bùi Phương Yên, Thư Ký, và các Huynh trưởng cùng Đoàn viên Nam, Nữ của Gia Đình Phật Tử Thiện Tâm đã hoàn thành xuất sắc công tác được giao là trang hoàng hội trường, thiết trí hệ thống âm thanh, ánh sáng, trang nghiêm lễ đài, và đồng ca thật tuyệt vời.

Và cuối cùng, Hòa thượng Chủ lễ đã chủ trì nghi thức Hồi hướng.

Buổi lễ đã hoàn mãn lúc 4:30 PM như chương trình đã dự liệu.

Tường thuật: Cư sĩ Như Ninh và Htr. Quảng Thọ

(1) Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, thế danh là Trương Thái Siêu, sinh năm 1945 tại Tỉnh Ninh Thuận, xuất gia năm 1957, Pháp danh là Thị Đạt, Pháp tự là Hạnh Hưng, Pháp hiệu là Đỗng Tuyên. Sau khi đổ Tú Tài II Ban Khoa học – Toán và tốt nghiệp Trung Cấp Phật học tại Phật học viện Giác Nguyên, Sài Gòn, Hòa thượng được đưa về Chùa Quảng Hương Già Lam, Gò Vấp, để tu học và hành hoạt Phật sự trong suốt 23 năm từ năm 1974. Đến năm 1997, Hòa thượng được Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu đưa đi du học thuộc Chương trình Du học của Tăng Ni sinh Đại học Vạn Hạnh tại Đại học Delhi và Đại học Magadha, Ấn Độ, trong suốt 6 năm. Năm 2003, Hòa thượng tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học với chuyên ngành Pali, Sanskrit và Luật tạng. Hiện nay Hòa thượng là Trụ trì Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward, California, và là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Hoa Kỳ.

Xin mời xem thêm về Hòa Thượng ở link này: https://quangduc.com/author/post/972/1/ht-thich-dong-tuyen

(2)
ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM
ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG
THÍCH TRÍ QUANG

* * * * *

Đảnh lễ chư Phật,
Tam Bảo mười phương.
Đốt nén tâm hương:
Nguyện sanh Cực Lạc.
Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.

Thời gian vô thủy vô chung,
Không gian vô cùng vô tận.
Một kiếp phù sinh,
Mất còn như chiếc bóng.
Hội tụ muôn trùng,
Chánh niệm nhất tâm:
Trời bốn phương đông tây nam bắc,
Đất bốn mùa xuân hạ thu đông.
Đời người có có không không,
Nay cồn mai biển mênh mông vô thường.

Hỡi ôi:
Dẫu biết nhân sinh là giả tạm,
Như giọt sương đầu cành luân hồi tụ tán,
Nhưng tiếc thương ai ngăn nỗi cảnh từ ly:

Đêm 8 - 11 - 2019...
Tin Thầy ra đi.
Một thoáng hồng trần miên viễn vô vi,
Chuông tuệ giác gióng ba hồi Bát Nhã...
Đồng quán niệm:
Một hạt bụi trần cũng là tất cả,
Không sinh, vô diệt, chẳng Ta Bà.
Khóc hay cười ta cũng chẳng là ta,
Nương Chánh pháp nẻo quay về Tự tánh.

Nhớ Linh xưa,
Quê mẹ Quảng Bình,
Xuất gia từ thuở hoa niên,
Chày kình mãn giác.
Nội điển kinh luân dịch thuật đại trà trước tác,
Giáo thụ lưu văn thế hệ kế thừa.

Nhớ một thời,
Vận nước can qua.
Cơn lũ tràn bờ thời cơ bá đạo...
Áo vuông đầu tròn tượng đá cũng ba sinh.
Áo cà sa thấm đậm hương kinh,
Bay phất phới dấn thân cứu đời giữ đạo.
Ôi đuốc tuệ!
Đốt lên rừng giông bão...
Vững như núi bước ra ngoài quyền sáo,
Tu giữa bụi trần là giữ đạo minh tâm.

Sá chi đâu...
Những cặp kính màu,
Xanh đỏ tím vàng nhìn nhau thành ảo ảnh,
Những cái mũ vô minh vẽ tà, phong thánh,
Đã bay vèo từ nửa kiếp phù sinh.

Cung niệm đạo đồng,
Khắc dạ ghi tâm:
Sống từ BI lạc đạo khi đời trong,
Gươm TRÍ tung hoành khi đời đục.
DŨNG mãnh dấn thân thiền môn pháp lực,
Giải pháp nạn giữa đời chung pháp nạn tự thân.

Nhất niệm tâm kinh:
Đạo và đời vạn pháp anh linh...
Tâm thanh tịnh; chánh tà vô sở trú...
Tọa am thiền mây trắng thong dong,
Nhạn về soi bóng hồ trong,
Nhạn đi chẳng chút bụi hồng vương mang.

Duyên mới hoá thân,
Đê đầu bái biệt,
Đón người về như ánh đạo,
Tiễn người đi như bóng trăng,
Đồng tiếp dẫn A Di Đà Phật,
Cung tiễn Thầy Không Lại Hoàn Không.

Nam Mô A Di Đà Phật
San Jose, California, PL 2563, ngày 17-11-2019
Đệ tử Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.86.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...