Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đọc "Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải" »» Đọc Chú Lăng Nghiêm Kệ và Giảng Giải của Hòa thượng Tuyên Hóa »»

Đọc "Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải"
»» Đọc Chú Lăng Nghiêm Kệ và Giảng Giải của Hòa thượng Tuyên Hóa

Donate

(Lượt xem: 14.157)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đọc Chú Lăng Nghiêm Kệ và Giảng Giải của Hòa thượng Tuyên Hóa

Font chữ:

(Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng, Thượng tọa Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ)

Ngày nay Internet phát triển một cách nhanh chóng và phổ cập khắp nơi trên hoàn vũ, hầu như không có ai là không nghe hay không biết đến phương tiện truyền thông nầy. Rất nhanh và tiện lợi muôn phần. Muốn tra cứu cái gì cũng có, muốn học cái gì cũng không thiếu. Vấn đề là ai đó có đủ can đảm để ngồi suốt ngày bên máy vi tính để đọc chữ trên màn ảnh không? Đó là vấn đề chính. Cứ ngỡ rằng khi máy vi tính phát triển nhanh thì những tổ hợp ấn loát kinh, sách, báo chí sẽ ế ẩm, nhưng đa phần những người lớn tuổi thì thích cầm quyển kinh hay quyển sách bằng giấy trên hai tay, đọc một cách trang trọng, thoải mái hơn và muốn đọc lúc nào cũng được, muốn nghỉ cũng không bị lệ thuộc vào bất cứ điều kiện gì cả. Trong đó có tôi là người chọn lựa cách thứ hai nầy.

Được một nhân duyên lớn là Thượng Tọa Thích Minh Định, Trụ Trì chùa Kim Quang tại Pháp trong 10 năm nay, trước đây Thầy đã tu học tại Vạn Phật Thánh Thành của cố Hòa Thượng Tuyên Hóa, nên tiếng Phổ Thông Thầy rất lão luyện; những kinh sách của Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng như: Nhân sinh yếu nghĩa (1 tập), Chú Đại Bi giảng giải (1 tập), Chú Lăng Nghiêm giảng giải (tập 1 và tập cuối), Kinh Pháp Hoa (1 quyển trọn bộ), Kinh Hoa Nghiêm (8 quyển trọn bộ), Kinh Hoa Nghiêm giảng giải (từ tập 1 cho đến tập thứ 25 trọn bộ). Cứ xem như mỗi tập là một tác phẩm đi, thì Thượng Tọa Minh Định đã dịch sang Việt ngữ tất cả là 44 quyển; có quyển dày đến gần cả 1.000 trang. Thầy đã gửi biếu đến các chùa sau khi đã in ấn, nên tôi mới có cơ hội làm quen với những dịch phẩm nầy của Thượng Tọa. Công đức nầy thật không nhỏ chút nào đối với những người học Phật, mong muốn được rõ biết hoàn toàn qua ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, thì những kinh sách nầy sẽ giúp cho các độc giả xa gần lãnh hội một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Quyển “Nhân sinh yếu nghĩa” tôi đã đọc xong, nhưng không điểm sách, vì lẽ đó là những lời giáo huấn đơn thuần của Ngài Tuyên Hóa cho các đệ tử xuất gia cũng như tại gia trong công việc tu tập hằng ngày tại Vạn Phật Thánh Thành. Đến quyển “Chú Đại Bi giảng giải” thì tôi đã đọc một cách say mê và cũng đã có điểm sách rồi, nhiều trang nhà trên thế giới đã đăng tải bài nầy. Nay sau khi đọc xong hai tập “Chú Lăng Nghiêm giảng giải tập I và tập cuối” trong nhiều ngày, tôi xin cung tuyên lại những gì đã thẩm thấu qua lời giảng giải của Ngài Tuyên Hóa trong suốt 192 trang của tập I (không kể phần được dịch ra tiếng Pháp của Sư Cô Thích Nữ Đàm Như) và tập cuối gồm 572 trang do nhà xuất bản Hồng Đức ở Việt Nam in ấn. Đây là những lời giải thích đầu tiên về Chú Lăng Nghiêm mà tôi biết được kể từ khi xuất gia năm 1964 đến nay 2017 cũng đã hơn 53 năm như thế. Quả là một điều vi diệu vô cùng và cũng trong hơn 53 năm ấy, tôi hành trì Chú Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa hay bất cứ nơi đâu khi tôi đi Phật sự, chưa bao giờ chểnh mảng trong gang tấc. Nghĩa là hầu như ngày nào tôi cũng có hành trì, đọc tụng Thần Chú nầy.

Về Kinh Lăng Nghiêm thì Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (1966-1973) đã biên soạn và giảng giải trong bộ Phật Học Phổ Thông khóa 6 và khóa 7 với tiêu đề là: Triết lý Đạo Phật hay là Đại cương Kinh Lăng Nghiêm gồm 264 trang thì tôi đã học, đã giảng suốt 6 tháng trường cho các Phật tử tại gia trong những Đạo Tràng Tu Bát Quan Trai giới tại Đức cũng như ở Âu Châu trong những năm 2015-2016, nhưng chỉ giảng chủ yếu của Kinh Lăng Nghiêm là Phật gạn hỏi về Tâm với Ngài A Nan, nhân việc Ngài A Nan bị nạn của Ma Đăng Già, chứ không giải thích từng câu từng chữ như trong Chú Lăng Nghiêm giảng giải của Ngài Tuyên Hóa. Ngài Tuyên Hóa chia ra 5 đệ, từ đệ nhất đến hết đệ ngũ gồm có 554 câu tất cả, bao gồm 2.620 chữ được phiên âm từ Phạn ngữ ra Hoa ngữ và Thượng Tọa Minh Định đã chuyển dịch ra Việt ngữ một cách lưu loát, thông suốt hoàn toàn. Cứ mỗi một câu Thần Chú, Ngài Tuyên Hóa soạn ra 4 câu kệ để tả những công năng và sức lực của Chú, nói ra sự diệu dụng chân thật của Chú. Ngài đã nói: “Tôi tả những bài kệ, đều có quan điểm và sự thấy pháp của tôi, tôi chân thật tả ra, từ trong tự tánh của tôi lưu xuất ra, cũng là sự kinh nghiệm và nhận thức tâm thần lãnh hội đối với Chú”. Đọc qua đoạn nầy ở trang 522 của tập cuối, chúng ta thấy rõ được rằng Ngài Tuyên Hóa đã chứng nhập vào Lăng Nghiêm Tam Muội nên Ngài mới thấy được Pháp của chư Phật và từ tự tánh của Ngài đã lưu xuất ra. Thì đây chính là do pháp hành mà có, chứ không phải do pháp học, vì Ngài Tuyên Hóa hoàn toàn không biết Phạn ngữ. Giảng giải Thần Chú Lăng Nghiêm được như thế nầy, thì trên thế gian chỉ có một vị như thế chứ chưa có người thứ hai.

Về công năng của sự hành trì Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm nầy thì Ngài Tuyên Hóa quyết đoán nơi trang 539 rằng: “Mỗi ngày bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, thì ít nhất bảy đời làm viên ngoại, trưởng giả giàu có, quần áo, thức ăn uống không thiếu, tất cả hết thảy đều có đủ. Nếu nói về quả vị bậc Thánh hiền, bạn tiếp tục tụng Chú Lăng Nghiêm, tức là phát tâm đại Bồ Đề, không cần phải trải qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp mới đắc được pháp thân, cho nên nói: Diệu Trạm tổng trì Bất Động, Chú Thủ Lăng Nghiêm hiếm có trong đời”. Nhưng theo Ngài Tuyên Hóa, muốn được thành tựu như vậy thì ngoài việc trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm hằng ngày, hành giả phải thực hành lục đại tông chỉ như ở Vạn Phật Thánh Thành thì mới mong có kết quả như ý. Đó là: Không cầu, không tham, không tranh, không lợi mình, không ích kỷ và không nói dối. Tất cả cũng từ lời Phật dạy mà ra, nhưng mỗi vị chủ trương thực hành giáo pháp của Đức Phật một cách miên mật khác nhau, tựu chung vẫn dẫn ta đến con đường chứng nhập Thánh quả. Trong Kinh Phật Bản Hạnh (tập 12 của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng cho chúng ta biết rằng: Ngài Di Lặc tu trước Ngài, nhưng thành Phật sau 5 kiếp, vì lẽ sự phát Bồ Đề tâm và hành Bồ Tát hạnh của Đức Bổn Sư miên mật, liên lục hơn Ngài Di Lặc, nên Bồ Tát Di lặc trong hiện đời Ngài mới chỉ làm Nhứt Sanh Bổ Xứ ở cõi Nội Viện Đâu Suất mà thôi. Chỉ ngần ấy việc, chúng ta cũng đủ thấy rằng, sự dụng công trong khi tu hành và việc phát Bồ đề tâm sẽ quyết định quả vị của chúng ta cho bây giờ và mai hậu.

Chú Lăng Nghiêm nầy Cố Hòa Thượng Tuyên Hóa đã giảng cho những đệ tử xuất gia và tại gia ở Vạn Phật Thánh Thành tại Hoa Kỳ hằng tuần từ năm 1979 đến năm 1987. Tổng cộng hơn 8 năm và có hơn 554 lần giảng. Cũng có vài câu Thần Chú Ngài không giảng vì giống nhau như trong đệ tam hội và một vài nơi trong đệ ngũ; đồng thời có lẽ vì thời gian không có hay bận những Phật sự khác cần Ngài giải quyết nên có một số các bài kệ của những câu chú không được Ngài giải thích. Tựu chung, theo Ngài 554 câu Thần Chú nầy đều là những Pháp Hội của Chư Phật và chư vị Bồ Tát cũng như những quỷ vương. Ví dụ như đệ nhất hội, Ngài gọi là “Tỳ Lô Chân Pháp Hội”, nhưng Hội nầy Ngài mới giảng đến câu thứ 54 là Nam Mô Già Xà Câu La Gia, phần tiếp theo cho hết đệ nhất cũng như đệ nhị hội không thấy Ngài giảng; hoặc giả còn một tập giữa nữa mà Thượng Tọa Minh Định chưa dịch? Bắt đầu hội thứ ba Ngài gọi là: Hội Quán Âm hợp đồng; hội thứ tư là Hội Kim Cang Tạng Triết Nhiếp và hội thứ năm là Hội Văn Thù Hoằng Truyền. Riêng phần Thập Chú thì Ngài Tuyên Hóa đã giảng chung với Chú Đại Bi giảng giải rồi. Ngài cũng khẳng định rằng: “Nếu còn một người trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm nầy thì thế giới không bị ma chướng quấy nhiễu và quả đất nầy vẫn còn tồn tại. Cho đến khi nào ở trên thế gian nầy không còn một người nào hành trì Chú Lăng Nghiêm nầy thì ma quái sẽ hiện hình và phá tan sự sống trên quả địa cầu nầy”

Giáo Sư Lê Tự Hỷ, người biết rành Phạn ngữ cũng đã lập luận rằng:“Sở dĩ một số bản kinh văn bằng tiếng Phạn được truyền vào Trung Quốc, sau đó được dịch sang Hán Văn và cuối cùng bản chánh bị thất lạc, có lẽ do bị thủ tiêu. Vì lẽ văn học Trung Quốc, người Trung Hoa luôn tự hào là giá trị cao sâu nhất thế giới, còn những văn học khác, kể cả Phạn ngữ, thuở ấy người Hán gọi là rợ Hồ ở phương Bắc, nên không được lưu truyền”. Lập luận nầy có thể khả dĩ được tin tưởng hơn những lập luận khác xưa nay đã từng có. Ví dụ những học giả Phật Giáo của Nhật Bản, khi nghiên cứu chỉ thấy hai văn bản bằng Phạn văn được dịch sang tiếng Hoa, Nhật và Hàn như Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, nhưng riêng bản Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì không còn nguyên bản Phạn văn nữa, nên họ nghĩ rằng Kinh nầy không phải do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra. Nhưng nếu lập luận như Giáo Sư Lê Tự Hỷ, thì chúng ta có cơ hội để truy nguyên lại từ nguyên ngữ là Phạn ngữ, đã được chính Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, vì lẽ nhân duyên để nói Kinh Quán Vô Lượng Thọ nầy là Đức Phật hiển thị các thế giới cho Hoàng Hậu Vi Đề Hy, vợ Vua Tần Bà Sa La phát tâm sau khi mạng chung sẽ sanh về một trong những thế giới khác của Đức Phật A Di Đà, mà nơi đó con người không còn luân hồi đau khổ nữa, như việc A Xà Thế đã giam cha mình vào ngục thất để cướp ngôi. Hy vọng một ngày nào đó các học giả sẽ tìm ra được những manh mối nầy để cho người đời sau không còn thắc mắc nữa.

Ở trang 561 Ngài Tuyên Hóa phán rằng: “Nhưng hiện tại vì sao có những vị học giả tào lao (chữ dịch của Thầy Minh Định) và những vị giáo thọ bụi bặm không thừa nhận Chú Lăng Nghiêm là do Đức Phật nói? Vì họ sợ Chú Lăng Nghiêm. Nếu họ thừa nhận là Phật nói, thì họ đứng không vững. Vì họ đều không giữ giới luật, kêu họ thừa nhận thì họ không thừa nhận. Tại sao họ không thừa nhận? Vì họ biết họ làm không được, cho nên họ nói đó là giả, như vậy họ mới có thể tồn tại, có thể nhận lầm mắt cá tưởng là hạt châu. Ở đây bịt tai ăn cắp chuông, làm những việc giả. Con mắt của các vị tức là cái nầy, không kia. Đâu phải Chú Lăng Nghiêm có gì đắc tội với họ, mà họ nói Chú Lăng Nghiêm là giả, họ làm người rồi chẳng tính gì nữa, người khác đã là giả, đã ở đó mặc quần áo của con người, ăn cơm của con người, nhưng làm quyến thuộc của ma vương. Những vị học giả và giáo thọ bụi bặm đó, nếu có bản lãnh thì kêu họ đến đàm luận với tôi (Ngài Tuyên Hóa), nhưng họ lại không dám đến”.

Trên đây là đoạn văn ở phần kết, khi Ngài Tuyên Hóa giảng Chú Lăng Nghiêm sắp xong và Ngài đã cho ta biết học giả là gì và hành giả là gì. Vậy chúng ta tin vào Đức Phật và Chư Pháp Sư để từ đó chúng ta hành trì một cách miên mật hơn. Riêng phần tôi sau hơn 53 năm hành trì Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm miên mật như thế, thì tôi nhận định như thế nầy: Thần Chú là để cho Đức Phật và chư Phật hiểu biết lẫn nhau, ngay cả những vị Bồ Tát nghe còn không hiểu, thì làm sao chúng ta có khả năng hiểu được. Nó cũng ví như khi chúng ta dò tầng số của một đài nào đó trong Radio mà chúng ta muốn nghe, nhưng nếu tầng số ấy chưa bắt gặp được thì âm thanh, tiếng nói sẽ chẳng được phát ra và chúng ta chỉ nghe tiếng rè rè của máy mà thôi. Như vậy giữa tâm thức của chúng sanh và tâm của chư Phật, chư Vị Bồ Tát chúng ta chưa hòa nhịp được, nghĩa là chưa bắt đúng được tầng số của nhau thì làm sao chúng ta hiểu được lời của Phật. Nhưng chắc chắn một điều là sẽ có một ngày nào đó, chúng ta sẽ dò đúng tầng số kia để có thể hiểu được những mật ngữ của chư Phật và chư vị Bồ Tát như Hòa Thượng Tuyên Hóa đã hiểu và đã giảng giải cho chúng ta về Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm nầy.

Ngoài ra tôi cũng thường cho những ví dụ khác để dễ hiểu như sau: Kể từ khi chúng ta sinh ra được Mẹ cho uống sữa, sú cơm, ăn cháo, bánh mì v.v…từ khi mới lọt lòng cho đến khi trưởng thành, rồi già, rồi bịnh và chết. Mỗi ngày chúng ta ăn ba bữa chính, ngoài ra còn ăn dặm thêm vào lúc xế chiều. Có cả hằng trăm, hằng ngàn, hằng vạn vạn lần ngồi vào bàn ăn như thế mà có khi nào chúng ta định nghĩa cơm hay bánh mì là gì đâu? Thế mà chúng ta cứ ăn, cứ lớn lên, cứ sống trên đời nầy, nhưng nào ai có quan tâm đến nó làm gì. Nó cũng giống như hơi thở trong từng nhịp đập của con tim; nó như không khí ở trong bầu khí quyển, ngày đêm chúng ta hít thở không biết bao nhiêu lần, nhưng đâu có ai đếm thử chúng ta hít thở bao nhiêu lần trong một ngày, một tháng, một năm đâu? Thế mà chúng ta vẫn sống, vẫn làm việc và vẫn nhận không biết bao nhiêu niềm vui cũng như nỗi buồn của nhân thế nầy.

Tôi cũng thường hay ví dụ trong phần Tam Tự Quy về Tự Quy Y Pháp là: Đương nguyện chúng sanh, thâm nhập Kinh Tạng, trí tuệ như hải. Nghĩa là khi tụng kinh không phải để hiểu mà để thấm vào tâm mình những lời dạy của Đức Phật; còn để hiểu lời kinh khi tụng thì chỉ có những vị đã thâm nhập rồi, còn chúng ta muốn hiểu kinh, cần phải nghe chư vị Pháp Sư giảng giải trước, lúc ấy chúng ta sẽ hiểu rõ và khi tụng kinh, sẽ dễ thâm nhập hơn. Trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, lời nguyện thứ 29 nói rằng: Tụng Kinh đắc tuệ. Nghĩa là người nào trì kinh, niệm chú thật miên mật thì trí tuệ sẽ phát sanh. Điều nầy rất dễ hiểu, nhưng ngày nay người ta chọn pháp học nhiều hơn pháp hành, nên kẻ chứng Đạo ít, người phân tích chủ quan thì nhiều. Nhìn lại lịch sử truyền bá Phật Giáo của Trung Hoa sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 cho đến nay ở Đài Loan cũng như Hồng Kông, Việt Nam, Singapore, Hoa Kỳ thì rõ. Các Ngài Giác Quang (Hồng Kông) Ấn Thuận, Bạch Thánh, Ngộ Minh, Tinh Vân, Thánh Nghiêm (Đài Loan), Ngài Diễn Bồi (Việt Nam, Mã Lai); Ngài Tuyên Hóa (Hoa Kỳ) v.v… tất cả các Ngài đều qua công năng hành trì mà tạo nên được những vị thế vững chãi cho Phật Giáo Trung Hoa ở ngoài lục địa kể từ hơn 100 năm nay, hầu như chưa có Ngài nào không qua pháp hành mà thành tựu được những sở tu và sở chứng của mình cả.

Riêng tôi chủ trương thì cả Pháp Học và Pháp Hành đều quan trọng như nhau, nên tôi hay nói rằng: “Sự học nó không làm cho người ta giải thoát được, nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia, không thể thiếu sự tu và sự học được” Đây cũng là tư tưởng của mình và suốt cuộc đời hành đạo của tôi gần 50 năm ở Nhật Bản cũng như tại Đức Quốc đều dựa theo phương châm nầy để tiến tu đạo nghiệp. Tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam trong nước hiện tại có nhiều phân khoa khác nhau để các sinh viên Tăng Ni chọn môn để học trong đó có môn Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu. Khi học như vậy, chắc chắn quý Thầy, Cô sẽ được học về hai khuynh hướng Phật Giáo tại đây. Đó là Phật Giáo truyền thống và Phật Giáo cải cách. Phật Giáo truyền thống luôn lấy hai thời công phu sáng chiều của chư vị Tổ Sư nhiều đời làm căn bản hành trì, đồng thời những quyển Luật Tiểu hay Đại Luật cũng là những giới thể căn bản mà người xuất gia không được phép xao lãng. Khuynh hướng cải cách là khuynh hướng nhập thế, mang Đạo vào Đời và biến đổi kinh văn cũng như giới luật hiện đại hơn để cho người Tây phương dễ hội nhập vào với nền văn hóa của Phật Giáo Việt Nam. Riêng tôi, gần 50 năm nay ở ngoại quốc, tôi vẫn chọn phương pháp truyền thống, bảo thủ cái hay, thu nhập cái tốt để hành trì và hướng dẫn chư Tăng Ni cũng như Phật tử tại Âu Châu nầy, người Việt cũng như người ngoại quốc tu theo Phật Giáo Việt Nam phải trải qua việc học và đọc tụng thuộc lòng Thần Chú Lăng Nghiêm trước khi thế phát xuất gia. Do vậy mà ngày nay chúng ta cũng không lạ gì, tại Âu Châu nầy có rất nhiều người Phật tử tại gia ăn chay trường, thọ Bồ Tát Giới tại gia và hành trì Chú Lăng Nghiêm miên mật hằng ngày, mặc dầu đang sống đời sống tại gia, nhưng tâm đã hướng đến một đời sống thoát tục.

Mãi cho đến bao giờ truyền thống vẫn là cái gì mà nên khắc ghi, nhắc nhở giống như Ngài Tuyên Hóa. Ngài giảng Chú Lăng Nghiêm bằng tiếng Phổ Thông, người Mỹ, người Việt, người Hoa, người Nhật v.v…muốn hiểu Thần Chú nầy phải học và nói tiếng Phổ Thông. Nhờ vậy mà quý Thầy người Mỹ đã có thể dịch thẳng Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyo) từ chữ Hán sang tiếng Anh, để từ đó những thế hệ đi sau hay sanh ra tại ngoại quốc có cơ hội tiếp xúc với Kinh văn nầy một cách dễ dàng tiện lợi hơn. Riêng Bản Kinh Thiền Môn Nhật Tụng chúng tôi đã cho dịch ra được 8 ngôn ngữ tất cả như: Hán Việt, Hán Cổ, Việt Nam, Đức, Anh, Ý, Nga và tiếng Phạn. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều ngôn ngữ Tây phương khác nữa được phiên dịch ra, trong đó thêm cả Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm thì thế giới nầy sẽ an ổn biết bao, khi những vị Càn Thát Bà, Dược Xoa, La Sát, các vị Quỷ Vương luôn luôn hộ trì chúng ta và thế giới nầy sẽ được yên bình thịnh trị. Mong rằng mỗi hành giả hành trì Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm sẽ là những viên gạch vững chắc bằng tâm linh để ngăn chặn cái ác và xiển dương cái thiện trên quả địa cầu nầy.

Viết xong vào lúc 12 giờ ngày 22 tháng 12 năm 2017 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.34.132 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...