Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Kinh nghiệm tu tập »» NIỆM PHẬT DỄ HAY KHÓ? »»

Kinh nghiệm tu tập
»» NIỆM PHẬT DỄ HAY KHÓ?

(Lượt xem: 169)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - NIỆM PHẬT DỄ HAY KHÓ?

Font chữ:

Phàm trước khi làm việc gì chúng ta cũng nên tìm hiểu phương pháp, mục đích và ý nghĩa của việc ấy. Niệm Phật là chuyện tuy quen thuộc và phổ biến nhưng cũng thử một lần nhìn lại xem sao.

Niệm là từ Hán Việt, nghĩa của từ này là nghĩ, nhớ, để tâm đến. Trong phép viết chữ Hán thì chữ niệm ở trên có bộ kim ở dưới chữ tâm. Từ đó mới biết ý nghĩa của chữ này rất hay và sâu xa, cái tâm ngay hiện tại, ngay lúc này đây. Tâm mình luôn xao động như sóng nước; nó loạn tưởng vì: Tài, sắc, danh, thực, thùy; nó dao động vì: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Bởi vậy mà nhà thiền mới nói tâm mình như ngựa hoang chạy rông, như khỉ chuyền trên cây (tâm viên ý mã). Bây giờ mình niệm Phật tức là giữ cái tâm lại, kềm chế nó. Mình niệm Phật, dùng cái tâm trụ vào hiện tại, không cho tâm ngựa, tâm khỉ làm loạn nữa, không cho cái tâm nghĩ đông nghĩ tây, làm cho nó tạm dừng nghĩ chuyện xưa chuyện mai, niệm là thế!

Phật nghĩa là gì? Là bậc tỉnh giác, giác ngộ, thanh tịnh, tịch mặc. Cụ thể thì là đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, rộng ra thì ba đời mười phương chư Phật. Phật ở trong khái niệm niệm Phật này chính là đức Phật A Di Đà, giáo chủ cõi Tây Phương. Mình niệm danh hiệu Phật A Di Đà theo Tịnh Độ tông, căn cứ tam kinh; A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ.

Khi mình niệm Phật là nghĩ nhớ Phật, nghĩ nhớ đức tướng tướng hảo quang minh của Phật, nghĩ nhớ hạnh nguyện công đức của Phật, nghĩ nhớ con đường, phương pháp và mục đích của Phật. Niệm Phật là thanh tịnh tâm mình, dùng câu Phật hiệu, trụ vào câu Phật hiệu để tạm dừng loạn tưởng vì việc ăn uống, ngủ nghỉ, tiền của, sắc dục, danh vọng. Niệm Phật, tức trụ vào câu Phật hiệu để tạm cách biệt với: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp trần. Ngũ dục lục trần và sự dính mắc của tâm là nguyên nhân gây khổ đau và sanh tử luân hồi.

Khi ta niệm Phật, toàn tâm ý thanh tịnh trong cái thời gian hiện tại ấy, lúc niệm Phật tạm dừng ba độc khiến cho tam nghiệp được thanh tịnh (cho dù ngắn ngủi trong lúc công phu). Niệm Phật, tâm ta chỉ nhớ Phật, tưởng Phật, tâm ý từ trường tương ưng với niệm thanh tịnh.

Niệm Phật không phải réo gọi tên Phật để Phật nhớ độ ta, cứu vớt ta. Niệm Phật là tâm niệm chứ không phải miệng niệm, tuy nhiên khi thực hành thì vẫn niệm ra tiếng: trì thanh, cao thanh, đê thanh… đó al2 phương pháp để phù hợp với trình độ và căn cơ của đại chúng. Niệm phật phải là tâm niệm, tâm phải có Phật chứ miệng niệm mà tâm vẫn lăng xăng nghĩ đông nghĩ tây, toan tính thiệt hơn, lo chuyện y6eu ghét… thì hiệu quả chắc chắn không như mục đích đề ra. Niệm Phật thì cái tâm hiện tại và ngay lúc ấy phải có Phật, có tướng hảo quang minh, có công hạnh hạnh nguyện của Phật. Ngay cả khi mình không niệm mà tâm có Phật thì đụng việc xấu, việc ác, việc hại mình hại người thì sẽ không dám làm. Còn giả như lúc ấy miệng niệm Phật mà vẫn cứ làm việc sát, đạo, dâm, vọng, tửu thì lúc ấy tâm hoàn toàn không có Phật, hoàn toàn thất niệm.

Niệm Phật dễ thì dễ vậy nhưng cũng khó lắm thay. Không phải ai cũng dùng tâm để niệm mà phần nhiều niệm bằng miệng. Tâm mình xưa nay chỉ niệm, chỉ nghĩ, chỉ tưởng đến ngũ dục lục trần tức là cái tâm nhiễm ô. Bây giờ niệm Phật, nghĩ Phật, tưởng nhớ Phật tức là thanh tịnh cái tâm; việc chuyển niệm của cái tâm không hề dễ, phải kiên trì và phải thực hành dài lâu chứ không thể một sớm một chiều. Ngay cả khi ta niệm Phật đã thuần thục nhưng lúc gặp phải cơn bệnh nặng, thân xác đau đớn kinh khủng thì cái tâm cũng không thể niệm Phật nổi, điều này đã chứng thực rất nhiều trong thực tế! Việc niệm Phật tưởng dễ nhưng khó là vậy!

Chúng ta có thể ví cái tâm mình như hồ nước lâu nay nạp toàn nguồn nước nhiễm ô, giờ niệm Phật như tạm dừng nguồn ngước nhiễm ô mà tiếp nhận nguồn nước tinh khiết vừa đồng thời gạn lọc bớt nước nhiễm ô. Cứ như thế mỗi ngày một chút, dần dần theo thời gian thì nước nhiễm ô sẽ sạch lại, sẽ thanh tịnh hóa. Niệm Phật dễ mà khó, niệm Phật lợi ích lớn lao như thế!

Với ông già bà cả không còn nhiều thời gian học hành, với những người ít chữ nghĩa … thì niệm Phật là phương pháp hay nhất. Còn với người trẻ, người có hành học nhiều thì cần phải học để biết căn bản Phật pháp, phải nắm bắt được cốt lõi của giáo pháp: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, thất bồ đề phần, ba mươi bãy phẩm trợ đạo… và dĩ nhiên ngoài niệm Phật còn có thể tu tứ niệm xứ hoặc tham khán công án...Chính những pháp tu kia càng bổ trợ đắc lực cho việc niệm Phật. Có thấy thân này bất tịnh mới một lòng niệm Phật để thanh tịnh. Có thấy thọ là khổ mới buông bỏ những dính mắc ngũ dục lục trần để niệm Phật. Có thấy tâm vô thường nên kiên trì niệm Phật. Có thấy pháp vô ngã sẽ không chấp vào thân và pháp để mà niệm Phật.

Nền tảng căn bản Phật học như tờ giấy hoa tiên, trên nền giấy ấy là những hoa văn rồng phụng. Niệm phật như viết mà bài thơ lên tờ giấy hoa tiên ấy, như vậy là cho ra một tuyệt tác.

Có một điều mà người niệm Phật cũng nên biết, Phật giáo Nam truyền và Nguyên Thủy có cách niệm Phật khác. Họ không niệm danh hiệu Phật A Di Đà mà là niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm thiên, niệm thí… Nhiều vị bài bác cách niệm Phật Bắc truyền, thậm chí phủ nhận Phật giáo Bắc truyền, điều này khiến nhiều Phật tử dao động, lung lay, không biết nên như thế nào. Nếu ta đã quyết tâm niệm Phật thì cứ vững lòng niệm Phật, còn việc thuận hay chống cứ để các cao tăng và những bậc thượng thừa giải quyết. Niệm Phật cũng có thể giống như cái neo để giữ con thuyền tâm của chúng ta không trôi giạt theo sóng gió của ngũ dục lục trần. Mỗi ngày niệm Phật, khi nhớ là niệm Phật. Phật ở bên trong ta, khi niệm Phật tức là nhớ Phật, tưởng Phật, nghĩ Phật. Niệm Phật là tự thanh tịnh hóa tâm mình.

Đồng Thiện

Ất Lăng thành, 0225

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1517 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Đường Không Biên Giới


Bhutan có gì lạ


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.143.57 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...