Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC »» BỤI NƯỚC MƯỜI PHƯƠNG »»

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC
»» BỤI NƯỚC MƯỜI PHƯƠNG

Donate

(Lượt xem: 438)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - BỤI NƯỚC MƯỜI PHƯƠNG

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Biển lặng trời trong trăng thanh gió mát, thiên hạ thái bình… những khoảnh khắc tuyệt vời giữa thế gian loạn động, thế giới vô thường luôn biến dịch. Xíu khoan khoái cùng bụi nước mười phương như thể về nguồn. Xíu không biết cảnh giới niết bàn là gì nhưng trong khoảnh khắc này cũng thể như niết bàn vậy. Cùng bụi nước mười phương bay qua ruộng đồng sông suối, núi rừng, thành đô, quốc ấp… một cách thong dong, tự tại; không một chút ràng buộc; không vết tích gì của tham, sân, si; không cả nhân ngã thị phi; chẳng chút dính dáng đến ngũ dục lục trần; càng không có thất tình lục dục. Ngay cả bản thân Xíu, anh em họ hàng nhà Xíu cũng chẳng có cái gì để gọi là ta, của ta, tự ngã ta.

Trời ơi, làm sao mà diễn tả được cảnh giới như thế này!

Ngày xưa Xíu xem qua sử sách biết có thiền sư Không Lộ lên núi cao hú một tiếng dài động cả càn khôn, lạnh cả bầu thái hư. Phải chăng ngài cũng trải qua cái khoảnh khác như thế này chăng? Xíu may mắn được tiếp xúc với Phật pháp, học Phật với cái tâm con trẻ đầy tin tưởng nhưng cũng không kém phần khờ khạo. Phật pháp qua 26 thế kỷ truyền thừa, qua nhiều quốc độ với nhiều sắc thái văn hóa khác nhau nên đã có những biến dị, thay đổi, thêm bớt để phù hợp với nền tảng văn hóa của mỗi xứ. Các pháp sư đã kết hợp giáo lý Phật đà và văn hóa địa phương để cho ra những nhánh Phật giáo phù hợp với tập quán và căn cơ của người bản địa. Ban đầu Xíu cũng như mọi Phật tử khác không thấy không biết điều ấy, nhưng về sau thì Xíu nhận ra được. Giờ đây Xíu có thể khẳng định rằng: Phong thủy, xin xăm, bói toán, coi ngày giờ, cúng đám, hô thần nhập tượng, trục vong, giải hạn, cúng sao, cúng đám… đều không phải Phật pháp, giáo lý Phật pháp không có những thứ ấy, đó là tín ngưỡng địa phương, đức tin dân gian. Việc này khiến Xíu liên tưởng đến một câu chuyện của anh chàng văn sĩ xứ nọ viết: “Có người kia sinh ra với thân thể khỏe mạnh, ngũ quan cân đối xinh đẹp, lục căn trong sáng, đầy đủ chức năng vốn có. Thế nhưng người ấy đi qua nhiều địa phương rồi chịu ảnh hưởng những tập tục, văn hóa, thẩm mỹ... của người địa phương. Anh ta bèn xăm trổ khắp người, lại còn xỏ tai đeo khuyên, xỏ lưỡi, mũi, chân mày đeo đủ thử khuyên, chân tay mang nhiều loại lắc, kiềng...Càng làm như thế thì anh ta tự tin cho là đẹp và người địa phương cũng thích thú lắm. Tuy nhiên khi anh ta trở về nhà thì người nhà nhìn anh đầy vẻ kinh ngạc, thậm chí có người không còn nhận ra anh ta là anh chàng đẹp trai khỏe mạnh trước kia. Nhiều người lên án anh ta cho là ghê quá, tàn phá cái tấm thân vốn khỏe đẹp trước kia”. Đại khái câu chuyện là thế, Xíu đọc qua và giờ thấy câu chuyện anh chàng đó giống hệt tình trạng Phật giáo ngày nay. Phật pháp bây giờ bị gắn ép, gán đủ thứ linh tinh. Xíu chỉ mong sao mọi người hãy nhìn nhận sáng suốt, tuy có bị gán ép đủ thứ, làm biến dạng như thế nhưng người học Phật cứ theo căn bản giáo lý: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, 37 phẩm trợ đạo mà hành thì như pháp, như lý.

Xíu biết rằng tu học Phật pháp dù là theo truyền thống nào, tông môn pháp phái nào, dòng truyền thừa nào… cũng phải giữ lấy căn bản giáo pháp, lìa căn bản thì hỏng. Giáo pháp căn bản như nền móng của ngôi nhà. Xây nhà mà chỉ ham to lớn, hoa văn vằn vện, màu sắc lòe loẹt mà thiếu móng thì dù ngôi nhà có to lớn thế nào đi nữa cũng sẽ sụp đổ, càng đồ sộ mà thiếu móng thì càng hoại nhanh hơn.

Xíu trong bụi nước mười phương, bay qua các thế giới, nhờ thế mới biết thến gian này có Phật pháp, còn nhiều thế giới khác không có Phật pháp. Thế giới Sa Bà thuộc về Nam Thiệm Bộ Châu. Sa Bà nghiã là kham nhẫn, chịu đựng điề khó chịu, khổ… Vì khổ nên mới có Phật thị hiện ra đời đem đến giáo pháp dạy người thoát khổ. Vì khổ nên mới có người nghe, người tin và tu học Phật pháp. Còn xứ Bắc Câu Lô Châu, Tây Ngưu Hóa Châu… không có phật pháp vì ở đấy không có khổ, đời sống tự nhiên, ăn mặc tự nhiên, tuổi thọ dài lâu. Phật có nói pháp cũng không ai nghe, không ai tin và dĩ nhiên không ai chịu tu học. Từ cái chuyện này làm Xíu nhớ đến cái lý duyên sanh, lý tương tức. Vì Sa Bà khổ nên mới có Phật thị hiện ra đời và có Phật Pháp. Nếu không có khổ thì cũng không có Phật pháp. Nếu một mai Sa Bà hết khổ thì Phật pháp cũng diệt theo. Các xứ khác vì không có khổ nên cũng không có Phật pháp. Hễ cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt.

Những ngày tháng cuối năm phố phường nhộn nhịp, người người bận rộn, trong ngoài quốc độ ai ai cũng tấp nập làm việc, mua sắm chuẩn bị cho lễ lạc. Xíu theo bụi nước mười phương bay khắp đó đây rong chơi du lãng mà thấy thương cho con người. Không biết con người vì ai mà phải khổ như thế. Tháng ngày bận rộn, cả cuộc đời bận rộn, đời nối đời bận rộn. Con người chẳng có được phút giây thanh thản, an lạc, tự do, tự tại. Bận rộn suốt một đời rồi khi nằm xuống thì mọi thứ cũng bỏ lại hết mà đi vào cảnh giới mờ mịt, đại đa số thì lành ít dữ nhiều. Phải chi bọn người biết Phật pháp, dành thời gian cho Phật pháp, tạo chút ít tư lương thì khi ra đi không đến nỗi nào. Biết sao được bây giờ? Bởi vì vậy mà đức Thế Tôn mới ví:” Được thân người ít như đất dính trong kẽ móng tay, mất thân người như đất ở đại địa”.

Xíu bay qua thế giới loài người thấy Phật pháp ngày nay có mặt khắp năm châu, tuy nhiên Phật pháp vẫn chỉ thịnh ở vài nước Đông Nam châu Á chứ các nước Âu – Mỹ – Phi thì vẫn chỉ một số ít người biết thôi! Tuy ít là vậy nhưng những người Âu - Mỹ một khi đã tu học Phật pháp thì họ cực kỳ tinh tấn, dốc hết tâm lực vào việc tu học. Từ thế kỷ 19 đã có bà Alexandra David Neel một phụ nữ da trắng người Pháp đã bỏ kinh thành ánh sáng Paris để lên Tây Tạng du hành và sau đó tu học Phật pháp mười năm ròng. Bà ngồi trong hang núi mà thiền định. Bà không chỉ là một ni sư tinh tấn mà còn là một văn sĩ và từng nhận giải thưởng cao quý Gold Medal of the Geographical Society of France. Cũng trong thế kỷ 19 có nhiều học giả châu Âu đã dịch kinh sách Phật giáo sang tiếng Anh, họ truyền bá Phật giáo ở châu Âu, tỷ như: F. Max Muller ( người Anh), George Turnour (người Anh), Eugene Burnouf (người Pháp), Christian Lassen (người Đức)… Thời hiện đại có một ni sư người Anh là Jetsunma Tenzin Palmo bà đã bỏ ra 12 năm tu hành trên xứ Tây Tạng, trong thời gian đó dành nhiều năm liền nhập thất ngồi trong động đá với lượng thực phẩm tối thiểu mà dân làng đem cúng dường mỗi hai tuần một lần. Ni sư vô cùng tinh tấn, sáng suốt, tu học Phật pháp, ngôn ngữ Tạng, dịch kinh,viết sách và ni sư từng phát thệ nguyện:” Nguyện đạt được giác ngộ trong thân tướng nữ cho dù phải trải qua bao nhiêu kiếp số”. Đọc những gương sáng tu hành như thế khiến Xíu khâm phục không sao nói nên lời, chỉ có thể năm vóc gieo sát đất mà đảnh lễ.

Những ngày tháng cuối năm, lịch sử và Phật sử xứ Việt lại có thêm một sự kiện lớn đó là kỷ niệm ngày nhập diệt của đức trưởng lão, bậc thượng nhân, tòng lâm thạch trụ, đệ lục tăng thống Thích Tuệ Sĩ. Dù có dùng ngôn từ nào tán thán cũng không sao nói hết công hạnh, phạm hạnh của ngài. Một bậc tài hoa xuất chúng. Một nghệ sĩ vượt trội người thường. Một đạo sư dõng mãnh, tinh tấn, uyên bác trong thiền lâm. Một học giả – thiền sư vĩ đại, vô úy trong dòng chảy của Phật sử xứ Việt. Người như ngài dễ phải mấy trăm năm mới có một. Nhân lễ tiểu tường của ngài, Xíu nương theo bụi nướcc mười phương bay về xứ ấy thấy tứ chúng trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm. Điện Phật linh thiêng mà ấm cúng vô cùng. Xíu phủ phục trước bài vị giác linh của ngài, vì Xíu vô tướng nên không một ai biết. Xíu rung rung đảnh lễ ngài mà lòng dâng lên bao cảm xúc khôn tả. Sau đó Xíu bay vòng quanh khắp ngôi chùa mà cuối đời ôn về đây tịnh dưỡng. Duy có một điều Xíu không sao hiểu nổi là ôn kỳ vĩ như thế, tầm vóc vĩ đại như thế, cả thế gian đều biết và ngưỡng mộ ngài, ấy vậy mà ngay tại xứ sở của ngài lại có một số lớn tăng tục không biết đến ngài, đa số đồng đạo cùng thờ Phật nhưng không một ai nhắc đến ngài. Không thể đổ lỗi cho là bị thế quyền trấn áp, bao che, bưng bít, phong tỏa, cấm bế… Rồng trên mây thì có thứ gì của người thế quyền che chắn được? Tiếng trống pháp thì có quyền lực nào bưng bít được? Ánh sáng đuốc tuệ có sức mạnh nào bao phủ được? Biết hay không biết đến ấy là tại tự thân. Những người thuộc hàng tăng tục ấy có sự ngăn cách, chẻ chia, tự giới hạn lấy, tự bịt mắt, bưng tai mình, tự may miệng mình.

Xíu trong bụi nước mười phương vân du từ thuở quá khứ đến giờ, thông qua cả cổ kim hiện đại, xuyên suốt trong ngoài lẫn đông tây. Bay từ sáng sớm chiều sương cho đến trăng khuya tàn canh hay cả những đêm đen mịt mùng. Có đôi khi Xíu ngỡ mình như tay du thủ lãng quên đời, quên người, quên thế giới, quên cả thân tâm. Xíu phì cười khanh khách làm văng những giọt nước trong như pha lê xuống dưới đất kia. Sở dĩ Xíu cười là vì thấy bóng dáng mình trong câu thơ:

Từng đi bụi nước mười phương
Quên một người vẫn yêu thương một người – (thơ Phạm Thiên Thư)

Cũng ông thi sĩ này, cũng trong thi tập Động Hoa Vàng, ông ấy lại viết:

Nửa đời mây nước du phương
Thiền sư ngắt cỏ cúng dường Phật thân.

Câu này khiến nhiều kẻ nghi ngờ:”Cúng dường gì chỉ một cộng cỏ?”. Thiên hạ tăng tục quá nhiều người mê lầm cứ ngỡ cúng dường phải là chùa to Phật lớn, lễ lạc rình rang, âm thanh ồn ào, sắc màu lòe loẹt, lễ vật ê hề… Ấy chỉ là hình thức, hình tướng phù diễn mà thôi! Một khi mê thì cúng dường cỡ nào cũng là mê. Một khi giác thì cộng cỏ, đóa hoa cũng là lễ vật cúng dường đủ biến mãn mười phương. Lễ vật cúng dường không phải ở khối lượng vật chất hay hình thức giả tướng. Lễ vật cúng dường quý giá nhất, cao quý nhất ấy chính là lòng thành, là tâm thanh tịnh. Ngày xưa, khi Phật còn tại thế có bà lão ăn mày cúng dường một cây đèn với ít dầu ấy vậy mà cây đèn của bà lão sáng hơn tất cả đèn của bọn vương tôn công tử, Cây đèn của bà lão cũng không sao tắt khi các vị tỳ kheo vận dụng cả thần thông để tắt đèn. Không thể nào làm tắt được, đó là tâm đăng, đó là lễ vật cúng dường từ tâm thanh tịnh. Thiền sư ngắt cộng cỏ cúng dường ấy là một hình ảnh đẹp đến nao lòng, cũng là một lời nhắc nhở cho người mê. Từ tâm thanh tịnh, từ một lễ vật thanh tịnh có thể biến hiện khắp mười phương, vô cùng vô tận. Từ một tâm mà ra mười pháp giới, từ tâm này mà có Phật, có ma và cũng từ một tâm mà bát ngát bụi nước mười phương.


Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 1224

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Báo đáp công ơn cha mẹ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.185.207 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (47 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...