Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» NGƯỜI MANG ĐẠO PHẬT ĐẾN CHÂU PHI »»

Tu tập Phật pháp
»» NGƯỜI MANG ĐẠO PHẬT ĐẾN CHÂU PHI

Donate

(Lượt xem: 1.596)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - NGƯỜI MANG ĐẠO PHẬT ĐẾN CHÂU PHI

Font chữ:

Đạo Phật ngày nay không còn xa lạ với người Âu-Mỹ, từ thế kỷ 19 nhiều học giả Âu - Mỹ đã đến Myanmar, Sri Lanka để nghiên cứu Phật học, tiêu biểu như: Nanamoli Thera, Franis Stony, Sangarakshita, Henry Steel Olcott… Đạo Phật ở Âu -Mỹ phát triển nhanh và mạnh có lẽ từ khi đức Dalai Lama tỵ nạn ở Ấn Độ và đi hoằng pháp khắp Âu - Mỹ. Người thứ hai là thiền sư Nhất Hạnh, sức ảnh hưởng của thầy cũng sâu rộng khắp nơi. Ngày nay có rất nhiều người Âu -Mỹ xuất gia hoặc tu tập tại gia. Duy có châu Phi thì còn xa lạ và chưa biết gì nhiều về Phật giáo, thậm chí còn cho Phật giáo là cái gì đó kỳ quặc, thuộc bên ngoài, không thích hợp với tập quán văn hoá châu Phi.

Sự đời vốn vô thường, thế gian này không có chi bền vững, rồi đến lúc cái quan niệm kia cũng phải đổi thay. Không biết có phải cơ duyên chín muồi nên chiêu cảm sự kiện này: Có một anh sinh viên người Uganda đến Ấn Độ để du học, chuyên môn là kinh doanh thương mại, nhưng rồi tình cờ gặp hai vị tu sĩ Phật giáo người Thái Lan, từ đó họ kết bạn và người sinh viên Uganda kia quyết định thay đổi đức tin của mình, quyết định gia nhập đạo Phật và trở thành tu sĩ Phật giáo, sau đó mang Phật pháp về hoằng pháp trên quê hương mình. Chúng tôi đọc được bài báo “ It’s not weird or foreign: the Ugandan monk bringing Buddhism to Affrica” của Samuel Okiror đăng trên tờ the Guardian nói về vị tu sĩ Phật giáo người Uganda và chúng tôi thấy rất hứng thú về câu chuyện này nên chúng tôi quyết định chuyển ngữ câu chuyện để tặng cho bạn đọc. Một câu chuyện lý thú, nhiều yếu tố mới lạ về đạo Phật ở vùng đất châu Phi xa xôi kia.

Thượng toạ Bhante Buddharakkhita là một tu sĩ Phật giáo người Uganda, việc trở thành tu sĩ Phật giáo xảy ra trong thởi gian du học ở Ấn Độ. Hiện taị với tư cách là một tu sĩ Phật giáo đầu tiên ở Uganda. Thượng tọa đang huấn luyện cho năm mươi tư đồ đệ, thượng tọa nói: “Tôi dạy giáo lý Phật giáo Theravada cho người châu Phi, tôi bảo đảm dạy sao cho mọi người hiểu đúng về đức Phật, đừng có tìm kiếm những gì huyễn hoặc, bên ngoài và người Á châu.”

Thượng tọa cho biết: “Tôi nhìn thấy có quá nhiều người khổ đau bất hạnh ở Uganda nói riêng và châu Phi nói chung. Với vai trò như một người chuyển chương trình, tôi tìm cách thay đổi, chuyển hoá từ khổ đau sang an lạc ở châu Phi.”

Hiện taị ở châu Phi có chừng 3.000 Phật tử, trong đó có 35 người Uganda. Cộng hòa Nam Phi chiếm tuyệt đại đa số, bởi vì nhiều người trong số họ đến từ các nước châu Á. Họ đến Nam Phi làm ở các mỏ vàng và đã lập nên nhiều ngôi chùa Phật giáo.

Bhante là người sáng lập, trụ trì ngôi chùa trung tâm Phật giáo Uganda và cũng là tác giả của chương trình “Gieo hạt giống Phật pháp ở châu Phi”, đây là một sự kiện nổi bật của đạo Phật ở châu Phi. Bhante Buddharakkhita vốn sinh ra ở Steven Jemba Kabogozza và lớn lên trong đức tin Thiên chúa giáo. Ông đã chuyển sang đạo Phật vào năm 1990 trong lúc du học ở Ấn Độ và sau đó bắt đầu giảng dạy thiền chánh niệm ở châu Phi kể từ năm 2005.

Thượng toạ Bhante tâm sự: “Những thủ lãnh chính trị và văn hoá không thích tôn giáo này cũng như với triết lý Phật giáo vậy. Tôi thật sự không biết bất ai trong số họ: Lãnh đạo văn hoá, tổng thống, vua của Uganda và châu Phi ai là người thích đạo Phật. Nếu có ai trong số họ có thể làm điều ấy thì đạo Phật sẽ phát triển nhanh.” Bhante lúc bấy giờ 53 tuổi, từ một bên sườn đồi của trung tâm, nhìn bao quát toàn cảnh hồ Victoria ở Garuga, cách thủ đô Kampala khoảng hai mưoi lăm dặm về hướng nam.

“Tôi tìm kiếm mối liên quan giữa thực tập thiền và khả năng chữa trị những chấn thương. Nhiều người trong chúng tôi bị tổn thương vì phải chịu cái di sản từ thời thực dân và những điều bị nhồi sọ.”

“Những quốc gia Phật giáo như: Sri Lanka, India, Thailand, Cambodia, Myanmar họ không có quá trình lịch sử chiếm cứ thuộc địa, nếu họ chiếm cứ đô hộ chúng tôi thì có lẽ đạo Phật đã được thiết lập từ lâu. Những quốc gia đến chiếm cứ thuộc địa và đô hộ chúng tôi, họ thành lập bệnh viện, trường học và áp đặt cái tôn giáo của họ.”

Thượng toạ Bhante nói thêm: “Những Phật tử đầu tiên đến châu Phi là vào năm 1925, người Anh mang họ đến để xây dựng tuyến đường sắt ở Tanzania. Rồi họ ở xung quanh đấy, dựng nên một ngôi chùa và lập một hội Phật tử riêng biệt.”

“Chúng tôi thiếu những vị tu sĩ Phật giáo người Phi có huấn luyện tốt để có thể giảng dạy giáo lý và cầm ngọn đuốc đi đầu. Ở Uganda chỉ có hai vị tu sĩ Phật giáo cho một quốc gia với bốn mươi triệu dân.”

“Chúng tôi có kế hoạch dài hạn, huấn luyện ít nhất năm mươi bốn tu sĩ trong năm năm tới và sẽ gởi mỗi người trong số bọn họ đi giảng dạy hoằng pháp.”

Sư Bhante Budharakkhita đã chuyển sang đạo Phật trong lúc du học ở Ấn Độ. Sư cho biết: “Tôi có cơ hội du học ở Ấn Độ, học về thương mại kinh doanh tại một đại học của bang Panjab (Ấn Độ). Tôi luôn luôn muốn học và nghiên cứu về thương maị, gia đình tôi có truyền thống buôn bán, nhiều người trong họ hàng đều liên quan đến kiến trúc và xây dựng . Tôi thì mơ ước trở thành một kế toán trưởng, nhưng sau khi gặp gỡ các tu sĩ Phật giáo, tôi đã thốt lên:” Thật quá ngạc nhiên! những con người an lạc hạnh phúc”, tôi thật sự bị cuốn hút bởi họ. Tôi tìm cách thân cận và chúng tôi trở thành bạn của nhau.”

“Thật vậy, từ học thương maị rồi gia nhập đạo Phật, tôi tìm thấy ở đạo Phật mang laị hoà bình, an lạc hơn thương maị, thực tế bây giờ thì cả hai cùng đi chung với nhau.”

Là một tu sĩ trong mười tám năm, Bhante Buddharakkhita huấn luyện từ Ấn Độ, đến Mỹ, Brazil cuối cùng thì trở về lại Uganda và thành lập trung tâm Phật giáo vào năm 2005.

“Trong nhiều năm chịu sự thử thách, đôi khi tôi cũng có chút hối tiếc nhưng những thử thách ấy đã dạy cho tôi rất nhiều về bản thân, chúng sanh, trí huệ khôn ngoan và sự kiên quyết dấn thân.”

Sư Bhante nói thêm: “Tôi bảo đảm chắc chắn chỉ dạy để xóa bỏ những quan niệm sai lầm về đạo Phật. Người dân cứ nghĩ đạo Phật là cái gì đó của người Châu Á, người Trung Hoa. Nó gắn liền với hình ảnh kung fu, Taekwondo, Karate…Nó không thuộc về châu Phi và không thích hợp với châu Phi.”

“Tôi góp sức thay đổi lối sống xã hội, từ một xã hội thiếu vắng hoà bình an lạc thành một xã hội hạnh phúc. Tôi hoạt động cho nhân quyền, phụ nữ, tuổi trẻ và thúc đẩy nâng cao mức sống của người dân.”

“Tôi đưa ra hướng dẫn hoà bình an lạc ở trường học, cung cấp giáo dục, nước sạch cho những cộng đồng xung quanh. Có ít nhất 1500 người đã hưởng được lợi lạc từ chương trình của chúng tôi và tôi cố gắng truyền bá cái văn hoá hoà bình an lạc.”

“Vai trò căn bản tổng quan của tôi là truyền bá đạo Phật thông qua thiền, tích cực hoạt động nhân quyền, đẩy mạnh sự giúp đỡ nào có thể, tìm kiếm cách giới thiệu Phật pháp một cách tối ưu nhất trong bối cảnh văn hoá châu Phi, in ấn kinh sách bây giờ là khởi đầu một truyền thống mới ở Uganda.”

Khi chúng tôi đọc được bài báo này, chúng tôi vô cùng vui mừng và thích thú. Vậy là đạo Phật có mặt khắp năm châu, giáo pháp hòa bình, an lạc, giải thoát của Thế Tôn đã đến với người châu Phi, một lục địa vốn nghèo nàn, lạc hậu và khổ đau. Sư Bhante Buddharakkhita đã người dấn thân, người tiên phong hoằng pháp ở châu Phi. Chúng tôi cũng được biết có một ngôi chùa Phật giáo và một cộng đồng Phật giáo được thành lập ở Arab Saudi, một vùng sa mạc vô cùng khắc nghiệt và những con người cuồng tín thái quá. (chúng tôi sẽ giới thiệu với qúy độc giả ở những bài sau). Như vậy là hoa sen đã nở khắp thế gian này, ngày nay châu lục naò cũng biết đến đạo Phật, biết đến giáo lý Phật Đà. Hoa sen nở từ đầm lầy cho đến tuyết sơn, sa mạc và bây giờ là lục địa đen. Ngưỡng mong cho giáo Pháp của Thế Tôn phủ khắp thế gian, để đem laị hoà bình, an lạc và giải thoát cho mọi người.

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Biên soạn và dịch nghĩa



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Thiếu Thất lục môn


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.89.48 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...