Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» CƯ SĨ VÀ PHẬT PHÁP »»

Tu tập Phật pháp
»» CƯ SĨ VÀ PHẬT PHÁP

Donate

(Lượt xem: 1.346)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - CƯ SĨ VÀ PHẬT PHÁP

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đạo Phật ra đời và phát triển đến nay cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu từ miền bắc Ấn Độ, sau đó lan truyền toàn xứ Ấn và phát triển sang các nước Trung Á, Nam Á, Bắc Á… và đến Âu, Mỹ hôm nay. Phật giáo truyền đến đâu thì kết hợp với văn hoá và đặc tính riêng của địa phương mà hình thành nên những truyền thống, tông phái Phật giáo khác nhau. Các tông phái có cách hành trì, hình thức y phục khác nhau, thậm chí một số nhìn nhận khác nhau nhưng tất cả cùng tôn thờ đấng sáng lập đạo là Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng tôn kính tam bảo: Phật – pháp – tăng, cùng thống nhất cái cốt lõi của đạo Phật là: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo…Nói một cách tổng quát có ba nhánh chính: Tiểu thừa ( thịnh hành ở các nước Nam Á), đaị thừa ( thịnh hành ở các nước Bắc Á) và Mật tông Kim Cang thừa ( thịnh hành ở tây Tạng và vùng Himalaya)

Đạo Phật cũng như mọi pháp khác của thế gian, không thể nằm ngoài quy luật: Thành - trụ - hoại – không hay Sinh - trụ - dị - diệt. Trải qua hai mươi lăm thế kỷ, đã có không biết bao nhiêu thăng trầm, xáo trộn, khủng hoảng thậm chí bị tiêu diệt hẳn như ở Ấn Độ, vùng Trung Á (Afghanistan, Pakistan, khu vực rộng dọc theo con đường tơ lụa cổ xưa…)

Đạo Phật ở Việt Nam cũng thế, phát triển rực rỡ nhất vào thời Lý - Trần, sau đó suy vi kéo dài nhiều trăm năm (thời hậu Lê, thời Pháp thuộc, thời Ngô triều…). Dù thăng trầm vậy, nhưng đạo Phật gắn bó và đồng hành với lịch sử dân tộc hơn hai ngàn năm nay.

Trong đạo Phật chia làm hai mảng: xuất gia và tại gia, có thể ví rằng xuất gia ( tăng, ni) là những chuyên viên hoằng pháp chuyên nghiệp, thành phần tại gia là những người hoằng pháp tài tử, nghiệp dư. Phật tử tại gia cũng có thể ví như là cơ sở hạ tầng, thành phần xuất gia là kiến trúc thượng tầng. Hạ tầng cơ sở có vững chắc và mạnh mẽ thì thượng tầng kiến trúc mới phát triển và xây dựng được huy hoàng, nếu không có hạ tầng cơ sở thì thượng tầng kiến trúc cũng khó mà tồn tại hay phát triển được.

Khi Thế Tôn còn tại thế, ngài rất hiểu điều này, bởi vậy ngoài việc thuyết pháp cho những vị xuất gia. Đức Phật còn chú ý nhiều đến hàng Phật tử tại gia, có nhiều những bài pháp, những bài kinh dành cho hàng Phật tử tại gia như: Kinh Hạnh Phúc, Thắng Hạnh, Châu Báu, Từ Bi, Suy Niệm Về Nghiệp….Đặc điểm những bài kinh này rất ngắn, đơn giản, dễ thuộc, dễ nhớ phù hợp căn cơ của người tại gia, phù hợp khả năng lãnh hội của đại chúng, quan trọng là có thể áp dụng và thực hành ngay trong đời sống thường nhật. Trong những thời thuyết pháp, đức Phật có lần nói về bốn pháp an lạc cho hàng Phật tử tại gia, đây có thể coi như kim chỉ nam cho người Phật tử sống đời an lạc, sống đúng chánh pháp.

1. Phương tiện đầy đủ:

Người phật tử tự nuôi sống mình và gia đình bằng những nghề như: làm nông, buôn bán, phục dịch, viết sách, nghệ thuật… luôn trau dồi cho ngày một tinh xảo, hoàn thiện; luôn siêng năng làm việc và học hỏi để phát triển

2. Thủ hộ đầy đủ:

Người Phật tử có tiền bạc, lúa gạo, của cải, tài sản…do nỗ lực làm việc mà thu hoạch được, tự mình làm ra, làm đúng như pháp. Người Phật tử biết giữ gìn để của cải tài sản không bị mất mát, biết phòng thủ trước những nạn: vua quan, nước, lửa, giặc, trộm, oan gia trái chủ…

3. Thiện tri thức đầy đủ:

Người Phật tử không mất điều độ, không buông lung, không dối trá, không hung hiểm. Người Phật tử phải biết khéo léo làm cho sự sầu khổ chưa sanh sẽ không sanh; sự sầu khổ đã sanh có thể mau khai mở, tỉnh giác; những điều vui thích chưa sanh sẽ sanh nhanh chóng; Những điều vui thích đã sanh sẽ giữ gìn không bị mất

4. Chánh mạng đầy đủ:

Tài sản, của cải bảo quản chu toàn, cân đối việc thu và chi, không nhập nhiều xuất ít và cũng không nhập ít xuất nhiều. Người Phật tử có tiền của không chi xài phóng túng một cách quá trớn, chi cho ham muốn ngu si, không nghĩ đến ngày sau, việc này giống như “ Quả ưu đàm bát không có hạt giống”. Người Phật tử có tiền của mà không dám chi xài, người ở gần sẽ nói:” Người ngu si này như con chó chết đói”. Vì vậy người Phật tử có tiền của phải tự mình cân đối xuất nhập ngang nhau.

Bốn pháp này mang laị an lạc ngay hiện tại cho người Phật tử tại gia. Bốn pháp này được nói trong kinh Tạp A Hàm, người Phật tử taị gia áp dụng sẽ sống an lạc, sẽ có điều kiện để hộ pháp và duy trì niềm tin nơi Phật pháp. Có thể nói rằng, bốn pháp này không chỉ áp dụng cho người Phật tử tại gia, mà có thể áp dụng cho tất cả mọi người trên thế gian này. Bốn pháp này là sự tỉnh thức, sự khôn ngoan nếu ai áp dụng thì người ấy sẽ đắc được an lạc ngay trong cuộc sống hiện tại. Nếu bỏ yếu tố tôn giáo ra thì bốn pháp này có thể coi như mẫu mực đạo đức, là cái mức độ hành xử căn bản của con người, phù hợp với pháp luật thế gian ( dù đó là hình thái nhà nước nào)

Kinh Phước Đức là bản kinh ngắn, rất dễ học thuộc và dễ áp dụng trong đời sống, có thể nói là bản kinh thích hợp và tiêu biểu cho hàng Phật tử tại gia. Sở dĩ có kinh này là do sự cầu kiến tham vấn của một vị thiên. Đức Phật dạy:

Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất

Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Đước đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất

Có học, có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất

Được cung phụng mẹ cha
Yêu thương gia đình mình
Được hành nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất

Sống ngay thẳng bố thí
Giúp thân bằng quyến thuộc
Hành xử không lỗi lầm
Là phước đức lớn nhất



Bài kinh ngắn gọn, cô đọng, từ ngữ đơn giản dễ hiểu, thể lệ thi - kệ dễ thuộc, có những bản dịch khác dài hơn một tí nhưng nội dung cũng gói trọn những điểm chính như thế. bản kinh này rất thích hợp cho hàng Phật tử tại gia, thích hợp cả với người khác tôn giáo, không tôn giáo. Ngoài yếu tố tôn giáo ra, bản kinh này có thể coi như luân lý đạo đức căn bản, là lối sống, cách hành xử của con người. Đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng, còn có thực hành hay không là vấn đề chính ở chúng ta, cứ đi sẽ đến, cứ thực hành đúng pháp như thế sẽ an lạc.

Đôi khi vẫn có người hỏi: Người Phật tử có nên làm giàu không? tất nhiên là được và nên, làm giàu không có gì sai trái, miễn là không phạm pháp, phạm luật thế gian và nhất là phải: Chánh mạng. Có những nghề nghiệp trong xã hội được pháp luật thế gian cho phép nhưng lại là tà mạng, chẳng hạn như: giết mổ gia súc, mua bán súng đạn, mua bán chất gây nghiện ở mức độ nhẹ ( marijuana, cần sa), mua bán rượu, cờ bạc, khai thác tàn haị môi trường tự nhiên, du lịch tình dục ( sextour), …Người Phật tử làm giàu nên tránh những nghề tà mạng, vì một khi làm thì sẽ tạo nghiệp nặng nề về sau, cái giàu như thế thì thật không đáng để trả giá vĩnh kiếp luân hồi. Người Phật tử làm giàu để nuôi thân, nuôi gia đình, giúp đỡ những người cùng khổ, cứu tế xã hội, hộ trì Phật pháp… cái giàu như thế thì ý nghĩa biết bao, lợi lạc biết bao. Ông Cấp Cô Độc là một Phật tử tại gia, một đại phú hào thời đức Phật còn tại thế. Ông ấy là tấm gương cho hàng Phật tử muôn đời noi theo. Người Phật tử làm giàu, đúng pháp luật thế gian laị chánh mạng nữa thì tuyệt vời biết bao. Trong bốn pháp mang laị an lạc kể trên cũng đã minh định rõ ràng, làm giàu đúng pháp, chánh mạng sẽ mang lại an lạc.

Trong hàng cư sĩ hay Phật tử tại cũng có những tấm gương vô cùng xuất sắc. Thời đức Phật tại thế có ông trưởng giả Cấp Cô Độc, một vị hộ pháp đắc lực, một con người nhân hậu trang trải tình thương cho những người khốn cùng trong xã hội. Sau đó có vua Asoka, một vị hộ pháp, hoằng pháp vĩ đại của Phật giáo, nhiều hoàng tử và công chúa con của ông đã xuất gia. Chính họ đã trở thành thầy tổ, mang Phật giáo đến Tích Lan (Sri Lanka) và các nước Nam Á khác. Bên Trung Hoa cũng có những vị cư sĩ lớn như vua Lương Võ Đế, Võ Tắc Thiên, đặc biệt nhất, xuất sắc nhất có lẽ là cư sĩ Bàng Long Uẩn và cả nhà ông, tương truyền cả nhà ông đều đắc đạo, đều tự tại thị tịch, cứ như là du hí nhân gian.

Phật giáo Việt Nam có thể nói là bắt đầu từ thiền sư Khương Tăng Hội, Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn thời bấy giờ, từ thế kỷ thứ mười trở về trước thì chúng ta có rất ít tài liệu, nên không biết đến những tấm gương cư sĩ. Từ thế kỷ thứ mười trở về sau thì sử sách trong đạo ngoài đời đều ghi nhận những tấm gương cư sĩ xuất sắc. Vua Lý Thái Tổ (Công Uẩn) có thể coi như một Phật tử tại gia lớn nhất vậy, ông cũng như các vị vua sau này của thời đại Lý - Trần hết mình phò hộ Phật giáo: xây chùa, tô tượng, đúc chuông, độ tăng… Ngoài các vị vua, còn có vương tôn công tử, đại thần, hoàng thân quốc thích, phú hào…phần nhiều đều là cư sĩ tại gia và hết lòng hộ trì Phật pháp. Thời cận đại và hiện đại có rất nhiều những tấm gương cư sĩ điển hình như: bs Lê Đình Thám, Thiều Chửu, Đoàn Trung Còn, Trần Trọng Kim, Mai Thọ Truyền… gần hơn nữa có rất nhiều những bậc cư sĩ vừa nhiệt tâm, vừa tài giỏi có thể kể: Tâm Tấn, Tâm Huy, Tâm Quang, Tâm Lễ, Tâm Diệu, Nguyên Thọ, Nguyên Giác, Minh Tiến, Tâm Thường Định… còn nhiều và rất nhiều nữa. Hàng cư sĩ tại gia này là cơ sở vững chải để thượng tầng kiến trúc phát triển việc hoằng dương Phật pháp.

Nhân việc nói về các pháp an lạc cho hàng Phật tử tại gia, cũng như lạm bàn một chút về cư sĩ. Nhân tiện đây cũng xin nhắc đến hai tấm gương Phật tử tại gia người Mỹ và người Úc (Australia). Ông Henry Steel Olcott là một Phật tử tại gia người Mỹ, ông có công lớn trong việc phục hưng Phật giáo ở Sri lanka và hoàn thiện lá cờ Phật giáo, nhờ đó mà đạo Phật trên toàn thế giới hôm nay có chung một lá cờ (một số nước có sự thay đổi màu lá cờ, để dùng riêng trong nước họ, ví dụ: Myanmar đổi màu cam ra màu hồng). Ông Henry Steel Olcott là một đaị tá hải quân Mỹ, ông đã trở thành một vị hộ pháp đắc lực của Phật giáo. Người thứ hai là ông Ian Green, một Phật tử tại gia người Úc (Australia), cả hai vợ chồng đều mộ Phật, học Phật và tu Phật. Chính ông đã khởi xướng, bỏ công sức, của cải để hoàn thành pho tượng Phật ngọc hoà bình. Pho tượng được mang đi khắp thế giới cho Phật tử và loài người chiêm ngưỡng, đây là một sự kiện lớn làm nức lòng hàng trăm triệu người con Phật, đã làm khơi dậy một làn sóng ngưỡng mộ hướng về Phật pháp. Sau khi hoàn thành sứ mệnh vòng quanh thế giới, pho tượng Phật ngọc đã được an vị vĩnh viễn ở ngôi tháp Great Stupa of Universal (Australia ).

Hơn hai mươi lăm thế kỷ trôi qua, đạo Phật bây giờ có mặt khắp năm châu, ngưởi quy y tu học đủ các sắc dân. Đạo Phật đem ánh sáng trí huệ đến cho con người, làm thức tỉnh con người, trang trải tình thương đến con người và muôn loài, cổ vũ hoà bình. Những người con Phật vì nhiều lý do chưa thể xuất gia thì vẫn có thể tu học tại gia, vẫn có thể tinh tấn pháp học, pháp hành và hộ trì Phật pháp. Các bậc xuất gia đẩy mạnh hoằng pháp và hàng Phật tử tại gia hộ trì Phật pháp, nhờ thế Phật pháp sẽ còn lan toả khắp nơi nơi.

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 082020

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.70.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...