Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» PHẬT GIÁO HẢI NGOẠI VỚI THẾ HỆ TRẺ »»

Tu tập Phật pháp
»» PHẬT GIÁO HẢI NGOẠI VỚI THẾ HỆ TRẺ

Donate

(Lượt xem: 2.667)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - PHẬT GIÁO HẢI NGOẠI VỚI THẾ HỆ TRẺ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đạo Phật có mặt ở thế gian này cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu chỉ trong vùng Bắc Ấn, rồi dần dần phát triển khắp lục địa Ấn và các nước Đông Nam Á. Ngày nay thì có mặt khắp năm châu, mỗi chủng tộc có cách tiếp cận và nhìn nhận đạo Phật qua lăng kính văn hóa của mình, bởi vậy nên có nhiều pha trộn và thay đổi để phù hợp với truyền thống, tập quán và căn cơ con người của địa phương, tuy nhiên cái căn bản và cốt lõi thì không hề sai biệt. Hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều công nhận đạo Phật là một tôn giáo từ bi, hòa bình.

Ở Việt Nam, có không ít người cả bình dân lẫn trí thức vì thiếu hiểu biết hay hiểu biết lệch lạc mà cho rằng, Phật giáo lạc hậu, cổ hũ và mê tín… Có lẽ họ nhìn vào những điểm bị gán ghép, thêm bớt, pha tạp trong đạo Phật như: Xin xăm, bói toán, coi ngày giờ, trục vong, cúng sao, giải hạn, phong thủy.… Ngoài ra cũng có một số người vì quan điểm chính trị mà cho Phật giáo là tôn giáo có tính chất mê hoặc. Ở phương Tây hiện nay có một hiện tượng ngược lại, Phật giáo đang được xem như một làn gió mới, một hơi thở trong lành đang làm nhiều người tìm đến vì cảm nhận được sự hòa bình và an lạc. Mấy mươi năm nay Phật giáo thu hút một số khá đông người Âu - Mỹ tìm hiểu, tu học và thực hành. Có thể lấy ví dụ tiêu biểu như những người thực hành pháp môn “hiện pháp lạc trú” ở Làng Mai, những người tu theo Mật tông Tây Tạng và một số theo trường phái Nam tông. Làng Mai đã và đang là một hiện tượng mới mẻ trong vòng mấy mươi năm qua, rất nhiều người Âu- Mỹ - Phi theo tu học, họ tìm được hạnh phúc trong phút giây hiện tại, họ xả bỏ những căng thẳng của đời sống vật chất, họ tìm được niềm vui và ý nghĩa sống.

Đạo Phật hay như vậy, tuyệt vời như vậy nhưng với những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì lại có vấn đề ngăn cách đặt ra. Các em không đọc và hiểu được tiếng Việt và với cách thức hành lễ cổ truyền thì hòan toàn không thích hợp với các em. Các em có đến chùa thì cũng là đi cùng ông bà cha mẹ và đó là sự thúc ép chứ chẳng phải thật tâm các em muốn đi. Có lẽ đạo Phật Việt Nam ở hải ngoại cần có một sự thay đổi để phù hợp với tình hình và hoàn cảnh mới. Phật giáo từ xưa đến giờ luôn luôn có sự thích nghi với hoàn cảnh mới, môi trường mới, đó là tính khế cơ khế lý, tính bổn thổ hóa, địa phương hóa của Phật giáo.

Phật giáo Việt Nam hải ngoại cần có những vị thầy, những vị huynh trưởng, những bậc đạo sư biết tiếng Anh, vì thế hệ trẻ chỉ biết tiếng Anh, còn tiếng Việt chỉ biết nói chứ không đủ để đọc và hiểu. Phật giáo Việt Nam hải ngoại cần có những thiện nguyện viên giỏi tiếng Anh và hiểu biết căn bản giáo lý, vì thực tế cũng có nhiều người rành tiếng Anh nhưng thiếu kiến thức Phật pháp và ngược lại có khá nhiều người đủ kiến thức Phật pháp nhưng không rành tiếng Anh. Mô hình Làng Mai và cách hành hoạt của Làng Mai là một thành công tốt đẹp, đã đem Phật giáo đến với người bản địa, độ được rất nhiều người, kể cả trẻ em, thiếu niên… Làng Mai đã tạo ra một môi trường sống, hành đạo rất tuyệt vời và có ảnh hưởng lớn đến người Âu-Mỹ, gây nên một sức đồng cảm rộng lớn và đã thu hút nhiều người tìm về ngôi nhà Phật giáo.

Với lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì những nghi lễ bó buộc cứng nhắc, những hình thức sinh hoạt truyền thống không thể độ được các em, những buổi tụng kinh bằng tiếng Việt chỉ làm cho các em thêm chán vì chẳng hiểu gì. Chúng ta có thể tổ chức những buổi dã ngoại, cắm trại, sinh hoạt cuối tuần… thông qua đó truyền cảm hứng về Phật pháp cho các em, dạy giáo lý thông qua những câu chuyện đời thường, lồng giáo lý vào những tình huống tự nhiên của cuộc sống mà không nhất thiết phải là ở chánh điện trong chùa. Có lẽ nên dùng cả hai ngôn ngữ để bổ sung cho nhau, dạy tiếng Anh để các em hiểu và nắm được giáo lý căn bản, nói tiếng Việt để tập cho các em giữ gìn cái truyền thống. Những khóa lễ ở chùa nên có khóa lễ tiếng Anh cho các em, vì nếu xếp chung với lớp lớn tuổi nói tiếng Việt thì các em không thể tiếp nhận được gì. Chúng ta có thể linh hoạt việc dạy giáo lý cho từng lứa tuổi, ví dụ như khi dạy về ngũ giới của Phật tử, với những em còn quá nhỏ thì không thể nói về giới tà dâm, chỉ cần dạy các em bốn giới : không sát sanh, không nói dối, không ăn cắp, không xài chất gậy nghiện là đủ…

Những buổi thuyết pháp hay tụng kinh theo lối cũ thì không thể độ được lớp trẻ, các em nhìn vào chỉ thấy chán chứ không thấy thích. Không thể nói tánh không, bát nhã hay những vấn đề thâm sâu, mà hãy áp dụng Phật pháp vào những vấn đề của thời đại, chẳng hạn như: Phật giáo với môi trường, Phật giáo với những vấn đề căng thẳng của xã hội, Phật giáo với tính bình đẳng, Phật giáo sống hòa bình, yêu thương, tôn trọng sự sống muôn loài. Bảo vệ môi trường chính là từ bi là yêu thương vì cứu lấy môi trường sống của muôn loài. Phật giáo với những vấn đề chất gây nghiện, giúp các em nhận thức được sự nguy hại của nó, những thứ ấy sẽ tàn phá huỷ hoại cả thể chất lẫn tinh thần. Phật giáo với những vấn đề công bằng xã hội, chống kỳ thị màu da, giới tính, giàu nghèo… Vận dụng kiến thức Phật giáo để truyền bá và hướng dẫn các em thay vì bắt các em đọc tụng theo người lớn trong khi các em không hiểu gì. Nói với các em những câu nói hay những trích dẫn hay ví như: “không có giai cấp trong khi nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ”, “sự giàu nghèo hay cao thấp, đẹp hay xấu, thông minh hay chậm lụt đều là kết quả của những gì mình đã làm, đã nói và đã nghĩ trong quá khứ...”

Tự do - dân chủ là mục tiêu đấu tranh của nhân loại, hiện tại cũng là một vấn đề nóng bỏng. Phật giáo rất tự do và dân chủ. Đức phật dạy: “Ai cũng có Phật tánh và đức tướng của Như Lai, ai cũng có khả năng thành Phật.” Chỉ riêng câu này thôi cũng đủ thể hiện tinh thần tự do, bình đẳng và dân chủ tuyệt vời trong Phật giáo. Địa vị Phật quả là tối thượng, tối tôn mà còn đạt được thì huống gì những vấn đề nhỏ nhặt khác, chỉ cần ta cố gắng phấn đấu, học hành và thực hành những gì Phật dạy. Đạo Phật tự do và dân chủ tuyệt đối, không bắt buộc ai phải theo và mọi người có thể rời bỏ nếu không thích. Đạo Phật không bắt mình phải tin một cách mù quáng mà khuyến khích tìm hiểu, kiểm nghiệm trước khi tin.

Những thế hệ trẻ sinh ra ở hải ngoại, đời sống vật chất đầy đủ, học hành thoải mái, được gia đình, nhà trường và xã hội bảo vệ… nên các em chưa thể cảm nhận hay hiểu được chữ khổ, thay vì đạy khổ đế thì ta dạy các em sống chánh niệm và tỉnh thức. Khi mình lái xe thì chỉ tập trung lái xe, không thể xài phone, nhắn tin hay xem MV… Đi chơi với bạn bè thì nhớ giữ chánh niệm để nói không với những lời rủ rê thử xài chất gây nghiện, chánh niệm giúp các em xả những căng thẳng nếu có. Những buổi dã ngoại, cắm trại hay những buổi sinh hoạt cuối tuần ở chùa có thể dạy các em ngồi đếm hơi thở trong vòng mươi phút. Thông qua những buổi sinh hoạt, giải thích sơ để các em hiểu về ý nghĩa của lá cờ Phật giáo, ý nghĩa của việc dâng cúng hương, hoa, đèn, nước… Hãy biến bài kệ: “chư ác mạc tác/chúng thiện phụng hành/ tự tịnh kỳ ý/ thị chư Phật giáo” thành những bài học đơn giản, cụ thể và thực tế để hướng dẫn các em. Có lẽ các bậc thiện tri thức, các huynh trưởng, quý thầy… nên hợp sức biên soạn một tài liệu căn bản về đạo Phật bằng tiếng Anh để làm cẩm nang cho Phật tử trẻ ở hải ngoại.

Có một vấn đề cũng cần nói đến, trong lúc Phật giáo khá cứng nhắc và nặng hình thức trong việc truyền bá thì các tôn giáo khác lại tích cực và hết sức linh hoạt trong việc chiêu dụ và truyền bá giới trẻ. Họ xông xáo đến từng nhà, gặp từng người để chiêu dụ, họ đem theo tài liệu biên soạn bằng cả hai thứ tiếng, tiếng Anh và ngôn ngữ gốc của di dân; thậm chí họ còn đem cả phương tiện vật chất và những hình thức sinh hoạt khác để lôi kéo người trẻ. Thiết nghĩ chúng ta cần phải linh hoạt hơn, thực tế hơn để phù hợp với lớp trẻ.

Phật giáo Việt nam hải ngoại cần quan tâm đến giới trẻ, bồi dưỡng giới trẻ, truyền bá đến giới trẻ thay vì chỉ lo xây dựng cơ sở vật chất như bấy lâu nay. Những người thuộc lớp lớn tuổi dần dần mai một mà giới trẻ không được bồi dưỡng để tiếp nối thì e rằng Phật giáo hải ngoại sẽ dần dần xa lạ với những thế hệ sinh sau.



Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 10/22

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.54.188 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...