Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» ẨM THỰC VÀ CỰC HÌNH »»

Tu tập Phật pháp
»» ẨM THỰC VÀ CỰC HÌNH

Donate

(Lượt xem: 2.879)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - ẨM THỰC VÀ CỰC HÌNH

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tôi có ý định viết gì đó về đề tài này từ lâu, ngặt vì có quá nhiều những ý tưởng và đề tài khác nảy sinh lấn lướt nên cứ lần lữa trôi qua. Nay nhân mùa dịch, đề tài này lại khởi lên và tôi nhận thấy thật sự cần thiết nên viết. Sau khi quan sát một số cách chế biến thức ăn của ta, Tàu, Tây… tự nhiên tôi liên tưởng đến những cực hình tàn bạo mà con người đã từng dùng suốt trong lịch sử loài người. Có thể nhiều người không đồng ý với bài viết này, nhưng ít ra cũng có thể tham khảo đôi chút.

Ăn uống vốn là việc thường tình của con người và muôn loài, là hoạt động quan trọng thiết yếu cho sự sinh tồn. Loài người từ thượng cổ còn ăn lông ở lỗ, ăn sống nuốt tươi, dần dần tiến hóa và phát triển đến độ biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. Văn minh con người càng phát triển thì việc ăn uống cũng phát triển theo, ngày càng trở nên nghệ thuật hơn, cầu kỳ hơn. Nghệ thuật ẩm thực tùy thuộc vào từng dân tộc, từng sắc thái văn hóa và đặc điểm của vùng miền… Nếu như người Hoa thì ăn uống lúc nào cũng chú ý đến điều hòa âm dương, mâm cao cỗ đầy. Người Nhật lại vô cùng tỉ mỉ, tinh tế trong việc chế biến và chưng bày thức ăn. Người Âu-Mỹ thì rất trịnh trọng hình thức nào là quần áo, bàn ghế, dụng cụ dùng để ăn uống… khá rườm rà. Người Ả Rập và Ấn Độ thì còn “sơ khai” quá vì họ vẫn ăn bốc như thời xa xưa. Người Việt chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa, chính trị, tư tưởng của Trung Hoa nên cái quan niệm “mâm cao cỗ đầy”, nhất là trong những dịp lễ lạc, cưới hỏi, chiêu đãi... Dân gian thì ăn uống đơn giản, ít cầu kỳ. Đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước nên thức ăn cũng từ ruộng đồng, sông biển là chính: tôm, cá, ốc, hến, gà, vịt, heo…

Những cách chế biến thông thường nhất như: cắt cổ, mổ bụng, thọc huyết, đập đầu, trấn nước, thiêu đốt… đều là những cách đem lại cái chết đau đớn cho con vật. Ngoài những cách phổ biến này, sau đây tôi sẽ nói về những cách chế biến khác, những cách chế biến có tính cách đặc trưng của mỗi vùng miền khác nhau nhưng đều có một điểm chung là quá tàn ác, quá khinh khủng đối với con vật cũng như quá dễ sợ đối với những người từ tâm.

Người Việt ta, nhất là phương nam, có một món ăn khá nổi tiếng, người ta cho là ngon và bổ dưỡng đó là món rùa rang muối. Họ bỏ con rùa còn sống vào một cái nồi có rải muối ở dưới và sau đó hấp, rang cho đến khi chín nhừ. Quý vị thật không thể tưởng tượng nổi cái chết thảm khốc đau đớn của con rùa! Một cái chết kinh hoàng, chết từ từ trong đau đớn, thật khó có bút mực nào tả nổi sự bi thảm mà con rùa phải chịu cho đến chết. Việc này giống hệt hình phạt tàn khốc mà người La Mã thời cổ đại áp dụng cho những tội nhân. Người ta chế ra một con bò bằng đồng, rỗng ruột và có lỗ thông hơi. Họ nhốt tội nhân vào trong và đốt lửa ở dưới bụng con bò. Tội nhân bên trong kêu gào trong sự đau đớn cùng cực, một cái chết chậm, chết kinh hoàng.

Cũng từ phương nam, có một cách ăn uống thường được ca tụng là “đặc sản Nam Bộ”. Người ta lấy bùn bọc con cá sống lại và vùi trong lửa cho chín để ăn. Cái chết của con cá thật không sao nói hết được sự tàn khốc, nó có đủ giác quan nhận biết, vậy mà bọc kín trong bùn rồi vùi trong lửa, có khác gì hành hình trong địa ngục. Tôi có đọc qua quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (sau này thi hào Nguyễn Du chuyển thể thành thơ mà ta quen gọi là truyện Kiều). Trong tác phẩm ấy có đoạn mô tả những cách hành hình man rợ, có thể nói là man rợ nhất thế gian này. Sau khi Từ Hải đưa Kiều từ lầu Xanh về làm trại chủ phu nhân. Từ Hải để cho Kiều tùy ý báo ân báo oán. Kiều cho nấu một nồi nhựa thông trộn vỏ gai, Sở Khanh bị lột trần truồng, hai người lính được cử ra. Một người tưới lên Sở Khanh một gáo nhựa thông còn người kia tưới một gáo nước lạnh, sau một thời gian thì Sở Khanh như con nhộng bỏng trong cái kén nhựa thông. Sở Khanh vẫn còn sống, hoàn toàn tỉnh táo để nhận biết sự thống khổ và đau đớn đến tận cùng. Sau nữa những người lính lại gỡ những miếng nhựa thông trên người Sở Khanh, tức thì một mảng thịt da cũng bị bóc theo. Tôi đọc qua một lần đã hơn hai mươi năm về trước, vậy mà giờ còn ám ảnh kinh hoàng, cố xóa khỏi bộ nhớ những hình ảnh mà câu văn mô tả nhưng không xóa nổi. Giờ đây viết về cái cách ẩm thực bọc bùn để nướng cá làm cho tôi liên tưởng đến việc hành hình Sở Khanh, liệu giữa cách ẩm thực này và kiểu hành hình ấy có liên quan gì chăng? Liệu những việc tàn khốc này có thể so sánh với nhau chăng?

Người Việt mình thường ngâm rượu rắn, bìm bịp, tằm, cắc kè, hải mã, … Những con vật sống bị nhét vào những hũ thủy tinh để ngâm rượu, cái ác dường như thấy bình thường, hầu như mọi người lại thấy thích thú và thường uống rượu ngâm này, chẳng mấy ai thương xót những con vật tội nghiệp chết thảm kia. Rồi pín cọp, xạ hươu, bao tử nhím, cật, thận… tất cả những bộ phận của các con vật bị con người giết thảm để lấy ngâm rượu. Con người tin tưởng những bộ phận ấy sẽ giúp họ khỏe mạnh cường dương. Cái niềm tin ích kỷ, si mê và thiếu căn cứ khoa học đã tàn sát không biết bao nhiêu loài thú rừng.

Ở Việt Nam. Cách đây nhiều năm, có phong trào bò tùng xẻo. Người ta thui chín một con bò con rồi treo ở trước quán, thực khách muốn ăn chỗ nào và ăn bao nhiêu thì chủ quán xẻo mà phục vụ. Một hình thức phô diễn quái đản và phản cảm, ấy vậy mà khắp nơi đều có bò tùng xẻo. Hiện nay thì hàng triệu tấn cá bị lóc thịt (fillet) để đông lạnh đem đi bán, cái cách ăn bò tùng xẻo và cách lóc cá để xuất khẩu sao giống hình phạt lăng trì, tùng xẻo suốt lịch sử mấy nghìn năm phong kiến. Sự đau đớn của những tội nhân bị xẻo thịt đến chết khó có ai có thể cảm được, vô cùng kinh hoàng và rùng rợn, cứ thử nghĩ xem, khi mình bị một vết cắt nhỏ là đã đau biết là bao, đằng này xẻo cho đến chết. Con cá nó cũng có hệ thần kinh, cũng có những giác quan nhận biết. Sự đau đớn của người bị tùng xẻo với sự đau của con cá lẽ nào khác nhau? Rồi những con tôm, cá, ốc, sò… nướng trên vỉa than hồng. Chúng là động vật, là hữu tình chúng sanh, chúng cũng tham sống sợ chết, chúng cũng biết đau, biết nóng như người, vậy mà nướng chúng trên lửa, sao giống những hình phạt của loài người như: bào lạc (bắt tội nhân ôm cột đồng lửa), thiêu đốt trên giàn hỏa… Quả là vô số cách chế biến thức ăn, kiểu ẩm thực sao giống với những cực hình mà con người đối xứ với đồng loại.

Người Việt rất thích ăn lẩu, khi những cái lẩu sôi lên, người ta thảy vào đó những con cá sống, tôm sống… những con vật bất hạnh giãy giụa thống khổ trong cái lẩu sao giống những hình phạt ném tội nhân vào vạc dầu sôi hay vạc nước sôi. Người Việt thích ăn tiết canh, tự nhiên khiến tôi liên tưởng đến ma cà rồng hút máu người. Tuy nhiên ma cà rồng là huyền thoại, là phim ảnh, còn việc ăn huyết, uống máu lại là việc thật. Con vật bị cắt cổ, thọc huyết để có máu làm tiết canh, liệu chúng có cam tâm tình nguyện chịu cắt tiết chăng? Ăn trứng lộn, nghĩa là luộc chín bào thai chim, gà, vịt để ăn, có phải vì ăn huyết, ăn bào thai mà trong chuyện cổ có những loài quỷ chuyên hút máu, ăn bào thai, huyết thai…? Có nhiều người còn khoái ăn cá sống, mực sống… Họ bỏ con vật còn sống vào miệng mà nhai, con vật giãy giụa trong miệng mà họ thích thú… Xem ra chuyện quỷ trong truyện cổ nhai xương người rau ráu còn thua xa.

Những nhà quyền quý giàu có, việc ẩm thực lại càng chú trọng hơn và mức độ tàn ác dã man cũng không kém, thậm chí có khi còn ghê gớm hơn. Sử sách thường nói chuyện ăn óc khỉ, bào thai, tinh tượng, trà trảm mã… Những món này gắn với tích Từ Hy chiêu đãi sứ thần liên quân tám nước ở Bắc Kinh. Gần đây ở Việt Nam người ta rỉ tai nhau món hùng chưởng – tay gấu. Con gấu sống bị treo lên, hai chân trước nó nướng trong lửa than cho chín, những đại gia và người giàu có ăn món này, họ tin rằng toàn bộ năng lượng và sức khỏe của con gấu dồn hết vào hai chi trước, khi ăn như vậy sẽ cường dương khỏe mạnh để ăn chơi hưởng thụ. Có lẽ không cần dài dòng thêm, cái cực hình mà con gấu phải chịu kia đau đớn thảm khốc biết dường nào, sự si mê tàn độc của con người không biết nói sao cho đủ. Cái sự tàn độc này thế nào rồi cũng sẽ đem lại quả báo mai sau.

Liên quan đến món ăn tay gấu, ở Việt Nam con gấu còn phải chịu một cực hình khác là bị người ta nuôi nhốt để lấy mật gấu, cứ mỗi vài tháng họ lấy một lần, có những con gấu người ta để vết thương mở mà không đóng lại. Con gấu chịu đựng sự đau đớn như tra tấn cực hình. Có ai đó đã quay được một video và phát tán trên mạng xã hội, cảnh con gấu mẹ xé xác con gấu non vừa mới sanh ra. Con gấu mẹ chịu cực hình quá thống khổ, nó không muốn con của nó tiếp tục chịu cái cực hình này nên nó giết con nó. Con gấu tuy là động vật nhưng nó có tánh linh không khác con người, nó chịu sự thống khổ quá tàn nhẫn này, nó thương con của nó, thà nó giết con chứ không nỡ nhìn con nó chịu cái cực hình mà nó đang thọ. Cũng nhờ cái video này, những tổ chức đấu tranh cho vật quyền đã làm kiến nghị (petition) yêu cầu chấm dứt việc nuôi gấu lấy mật, rất may mắn, chính phủ đã có phản hồi tích cực! Không biết tôi có đi quá đà khi liên tưởng giữa việc lấy mật gấu hay lấy những bộ phận khác của con vật với việc mổ cướp nội tạng của tội nhân? Những băng nhóm tội phạm, những nhà tù của những chế độ độc tài toàn trị, những bác sĩ độc ác… đã và đang mổ cướp nội tạng của những tù nhân, những nạn nhân bất hạnh lọt vào tay chúng.

Người pháp có món pate ngan rất nổi tiếng, đằng sau miếng pate đó là cả một địa ngục trần gian của loài ngan này. Những con ngan bị nhồi vào bụng hàng ký lô thức ăn mỗi ngày, nó chỉ được đứng và nằm, thức ăn đặc biệt làm cho lá gan của nó lớn gấp đôi, gấp ba gan thường, khi đủ tháng họ sẽ giết ngan lấy lá gan để làm pate. Thực khách ăn khen ngon nhưng đâu biết rằng những con ngan đau đớn từ lúc sinh ra cho đến khi bị giết. Ngày nay, những trại gia cầm, gia súc là những địa ngục trần gian: gà, vịt, heo… đứng sát nhau, thức ăn đầy chất tăng trọng, chất kích thích, khi đủ tháng sẽ giết thịt. Con vật từ khi sanh ra đến khi bị giết không thấy ánh mặt trời, những con không đủ phẩm chất sẽ bị nghiền nát để làm thức ăn cho những con khác. Vòng đời của chúng xoay vần trong địa ngục mà con người tạo ra. Những trại gia súc, những nhà tù của những chế độ độc tài toàn trị hay những thể chế khủng bố sao mà giống nhau chi lạ. Đó là địa ngục, ngục A-tỳ, ngục Vô Gián ngay ở trần gian chứ đâu phải ở trong lòng đất.

Người ta thường nói “oan oan tương báo” hoặc “họa phúc đáo đầu”… Những cách ăn uống, chế biến thức ăn quá độc ác và tàn bạo này liệu có liên quan gì đến những cực hình mà con người áp dụng cho nhau? Liệu những oán hận chồng chất của hàng tỉ sinh linh có liên quan gì đến chiến tranh, dịch bệnh chăng? Có một thiền sư Trung Hoa từng quán sát bát canh thịt và bảo rằng chiến tranh từ bát canh này mà ra. Loài người đã từng bị những trận dịch bệnh kinh hoàng trong lịch sử cũng như trận dịch Coronavirus vừa qua, loài người cũng đã và đang chứng kiến vô số những loại bệnh tật thống khổ quái lạ, liệu những việc ấy có dính dáng gì đến việc ăn uống và giết hại động vật tàn bạo kia? Liệu những lời Phật dạy về nhân quả báo ứng có mấy người nghe, tin và chịu làm theo?

Sự tàn độc tràn lan ở thế gian này, sự thống khổ có ở khắp mọi loài, mọi giới. Ngày và đêm không một phút giây ngừng nghỉ, vậy thì ngục vô gián là đây (không gián đoạn dù chỉ một sát na). Cơn dịch Coronavirus vừa qua liệu có liên quan gì đến sự oán hận của những loài vật bị chết thảm kia? Liệu có phải là cái quả từ cái nhân độc ác của con người? Cho dù con virus Corona xuất phát từ phòng thí nghiệm Wuhan hay là từ động vật tự nhiên thì cũng là hậu quả mà con người phải gánh chịu, phải cộng nghiệp. Nhân quả không sai vạy, không thể nào tránh được nghiệp khi quả chín muồi. Kinh sách Phật nói, dù có trốn nơi nào trên mây, dưới đáy biển, trong hang núi nơi rùng rú… cũng không thể tránh được nghiệp! Đã tạo nghiệp thì nhất định phải trả khi quả chín muồi.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 07/2021

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Sống thiền


Những Đêm Mưa


Sen búp dâng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.0.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...