Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Truyện ngụ ngôn »» Khổng tử và người nông dân »»

Truyện ngụ ngôn
»» Khổng tử và người nông dân

(Lượt xem: 7.947)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Khổng tử và người nông dân

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Tặng riêng cho một người)

Một hôm Khổng tử và một người học trò đi du hành ở miền quê. Hai người đi qua một cánh đồng, nơi đó một bác nông dân cùng với con trâu đang gò mình dưới trời nắng chang chang cày ruộng. Vì ruộng ở triền núi, đất không bằng phẳng lại có nhiều đá cuội nên thỉnh thoảng con trâu bị hụt bước! Chiếc cày lúc ngả sang trái, lúc nghiêng sang phải. Người nông dân phải cố gắng lựa lách để giữ thăng bằng cho lưỡi cày luôn luôn cắm sâu xuống đất không bị hất lên khỏi mặt ruộng.

Thầy trò Khổng Tử đứng lại xem, ra chiều ái ngại với sự cực nhọc của người cày ruộng. Người học trò ra điều ta đây là người thông thái, có ăn học, đưa tay chỉ bảo người nông dân phải làm thế này, thế nọ đối với con trâu để giữ cân bằng, làm cho lưỡi cày đi lên, đi xuống v.v...

Người nông dân đang lúc mệt nhọc dưới ánh nắng chang chang làm sao có thể chấp nhận được những lời phê phán kịch cỡm, vô tích sự của một kẻ chẳng biết gì, đứng ngoài nói bậy nói bạ! Anh ta im lặng, không làm việc nữa , bỏ chiếc cày xuống, dẫn con trâu đến một dòng nước ở bên cạnh bờ ruộng, lấy tay tát nước lên rửa tai con trâu. Khổng tử nhìn hành động của bác nông dân chẳng hiểu gì cả, lên tiếng hỏi anh ta rằng:

- Ngươi đang cày, tại sao lại bỏ đi, dẫn trâu đi rửa lỗ tai?

Bác nông dân trả lời Khổng Tử rằng:

- Thưa ngài, tôi sợ lời phê phán của học trò ngài làm bẩn lỗ tai con trâu của tôi vì vậy tôi phải dẫn nó đi rửa lỗ tai cho nó. Tôi không muốn con trâu của tôi phải nghe được những lời phê phán bậy bạ và đầy kịch cỡm đó. Thưa ngài, tôi biết rằng học trò của ngài thông thái hơn tôi hàng trăm, hàng ngàn lần! Nhưng tôi nghĩ rằng việc điều khiển con trâu và lưỡi cày chắc chắn tôi biết hơn, tài giỏi hơn học trò của ngài! Với công việc này hàng năm tôi vẫn mang đến những hạt gạo nuôi sống con người. Còn lời phê phán của học trò ngài chỉ là những thái độ chủ quan của một kẻ đứng bên ngoài, chẳng hiểu gì công lao, nỗi cực nhọc của tôi mà chỉ là những ý kiến hão huyền, bậy bạ mà thôi! Nếu tôi không muốn nói, đó là những lời khoác lác, nói bậy, nói bạ của một kẻ thích làm thầy đời nhưng đã đi quá lãnh vực của mình. Thưa Phu tử, nếu không tin ngài bảo học trò của ngài thử cởi áo xuống ruộng cầm cái cày và điều khiển con trâu mà xem! Tôi chắc chắn với ngài, anh ta sẽ hiểu rõ những điều anh ta vừa chỉ trỏ, phê phán tôi chỉ là những điều khoác lác, bậy bạ mà thôi! Thưa ngài, lúc đó anh ta sẽ hiểu rõ sự khác biệt giữa NÓI và LÀM đôi khi không dễ dàng vậy!

Sau đó người nông dân dẫn trâu lên bờ đến một gốc cây ngồi nghỉ mệt. Đức Khổng Tử thấy bác nông dân không phải là người tầm thường, Ngài cũng dẫn học trò đến đó ngồi nghỉ. Bác nông dân thưa với Khổng Tử rằng:

- Thưa Phu tử, xin ngài vui lòng cho tôi một vài lời dạy bảo, nhờ đó tôi có thể gặt hái được nhiều lúa gạo hơn với nghề đồng áng của tôi được không?

Đức Khổng Tử đưa tay chỉ ra cánh đồng bát ngát, nơi mà bàn tay, lưỡi cày và con trâu của người nông dân cần mẫn làm lụng dưới ánh nắng gay gắt, rồi nói với người nông dân rằng:

- Ta có thể chỉ dạy ngươi đức Khiêm Cung (khiêm nhường và cung kính, lễ độ) với kẻ khác, nhưng với công việc đồng áng chắc chắn ta phải nhờ ngươi chỉ dạy ta những đức tính nhẫn nại, sự uyển chuyển lưỡi cày khi điều khiển con trâu trong công việc đồng áng. Ta cũng phải cảm phục ngươi vì với công việc của ngươi dù là một việc lao động nhỏ bé nhưng mang đến ích lợi thiết thực cho con người.

Nói xong, Đức Khổng Tử cầm tay người học trò đứng dậy, vội vàng từ giã người nông dân mà đi! Ngài ghé vào tai người học trò mà nói nhỏ rằng:

- Ta đã từng thua kém miệng lưỡi thằng bé lên ba Hạng Thác. Hôm nay ta lại bị ngượng ngùng với người nông dân chân lấm tay bùn dạy dỗ cho bài học biết người biết ta, đừng nghĩ rằng mình thông thái quá cái gì cũng biết! Nhân gian không đáng kính sợ lắm ru?!

(Suisse March, 2006)




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1514 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Quy nguyên trực chỉ


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Học Phật Đúng Pháp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.98.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...