Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nhật ký hành hương Nhật Bản »» Nhật ký hành hương Nhật Bản »»

Nhật ký hành hương Nhật Bản
»» Nhật ký hành hương Nhật Bản

Donate

(Lượt xem: 7.766)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Nhật ký hành hương Nhật Bản

Font chữ:

Kỳ này công ty Đặng Lê, Sài gòn, tổ chức tour viếng thăm Miền Trung Nhật Bản như thủ đô Tokyo, núi Phú Sĩ (Fuji), thành phố Kyoto và Osaka. Phái đoàn gồm có 30 vị trong đó có 19 chư tôn đức tăng ni như Thượng Tọa Thiện Hảo (trưởng đoàn), TT Tâm Hiếu, TT Lệ Thọ, TT Nguyên Sĩ, TT Phước Chí, TT Trung San, Sư Bà Như Cảnh, Ns Hạnh Quang, Ns Giới Hương, vv… và 11 vị là Phật tử. Thời gian đi từ ngày 17/10/2017 đến 22/10/2017 vì tháng 10 là bắt đầu mùa thu, nên nhiều nơi lá bắt đầu đã chuyển màu đỏ vàng, nên tour này được công ty gọi là Japan - Điểm đến mùa thu lãng mạn.
Hình 1
Sân bay Quốc tế Narita, Tokyo
Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nằm bên phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Nhật Bản, "Đất nước Mặt Trời mọc", là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người và gần 9,1 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo, thủ đô của đất nước. Tokyo là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.
Các nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng đã có người định cư tại Nhật Bản từ thời Thượng kỳ đồ đá cũ. Thoạt đầu chịu ảnh hưởng từ Đế quốc Trung Quốc và thế giới phương Tây, đã hình thành những nét đặc trưng trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Từ thế kỷ 12 đến năm 1868, Nhật Bản liên tục thuộc quyền cai trị của các quân nhân phong kiến shogun nhân danh Thiên hoàng. Quốc gia này bước vào quá trình cô lập kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ 17, và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi một hạm đội của Hoa Kỳ gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa với phương Tây. Gần hai thập kỷ nội chiến và bạo loạn đã xảy ra trước khi Thiên hoàng Minh Trị tái thiết lại đất nước trong vai trò nguyên thủ vào năm 1868 và khai sinh Đế quốc Nhật Bản, với Thiên hoàng trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc.
Hình 2
Lá cờ Nhật Bản (google)
Trong những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những thắng lợi sau chiến tranh Thanh-Nhật, chiến tranh Nga-Nhật và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho phép Nhật Bản mở rộng đế chế của mình và củng cố quyền lực của chủ nghĩa quân phiệt. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 đã nhanh chóng lan rộng thành một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1941, mà cuối cùng kết thúc vào năm 1945 sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Từ thời điểm bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1947, Nhật Bản duy trì chế độ quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị, trong đó cơ quan lập pháp dân cử là Quốc hội Nhật Bản.
Nhật Bản là một nước phát triển với mức sống và Chỉ số phát triển con người rất cao, trong đó người dân được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới, và vinh dự có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất châu Á (https://vi.wikipedia.org/wiki)
Hình 3
Bản đồ Nhật Bản (google)
Thời gian: Việt Nam đi trước Nhật Bản 2 tiếng đồng hồ. Ví dụ: Việt Nam là 12 giờ trưa, thì Nhật là 2 giờ chiều cùng ngày. 100 mỹ kim = 11.135 Yen. Hành lý gởi là 40 ký (bao nhiêu kiện cũng được), hành lý xách tay 7 ký. Nguồn điện 220 v; ổ điện và phíc cấm dẹp 2 chấu.
Buổi trưa thường được đãi dạng (Japanese set) nghĩa là mỗi người một mâm cơm nhỏ nhỏ xinh xinh riêng biệt, cơm Nhật dẽo và thơm, nhưng thức ăn lạt lẽo hơi khó ăn, như bún mì u-dou lạt (mì sợi to như bánh canh), các rau và đậu hủ trắng luộc trong lẩu tí hon không nêm và khoai lang hay củ súng chiên liệt ăn với đồ chua... May có quý sư cô Bạc Liêu và Ns Hạnh Quang tải theo nhiều món Việt như mức rong, đồ kho, tàu hủ ki chiên, chau...nên đoàn ăn khỏe mạnh và thỏa mãn bao tử. Buổi sáng và tối là thường là dạng Buffee (tự chọn lấy thức ăn), nên cũng tạm ăn được.
Dự báo thời tiết trong tuần này là
Ngày 18/10: Tokyo, nhiệt độ 15-18 độ: có mưa
Ngày 19/10: Hakone, nhiệt độ 14-17 độ: đôi lúc mưa
Ngày 20/10: Osaka, nhiệt độ 20-25 độ: nhiều mây
Ngày 21/10: Osaka, nhiệt độ 20-25 độ: nắng đẹp
Nhưng thật ra chỉ ngày 18/10 có nắng, những ngày còn lại đều mưa dầm dề và trời âm u, nhưng vẫn không cản bước du khách đến viếng thăm những nơi này.
NGÀY 1: 17/1/2017 : TPHCM – TOKYO
9 giờ đêm đoàn tập trung tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Hướng dẫn viên đón đoàn, làm thủ tục cho chuyến bay đi Tokyo – Nhật Bản. Nghỉ đêm trên máy bay. Thông tin chuyến bay: VN 300 SGNNRT 00:40 07:45
NGÀY 2: 18/1/2017: TOKYO : thăm Chùa Asakusa, Cung điện Hoàng gia Nhật Bản và Chùa VN, Nhật Bản
9:00 Xe đón đoàn tại sân bay, Đưa đoàn đi về Tokyo, viếng thăm Chùa Asakusa. Đây là ngôi chùa cổ nhất ở Nhật, truyền thuyết kể lại rằng, vào năm 628, khi đang đánh cá trên dòng sông Sumida, 2 anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari, tìm thấy một tượng Phật Quan Âm (cao khoảng 5,5 m) vướng vào lưới. Nhiều lần họ thả tượng Phật về với dòng sông, nhưng bức tượng vẫn quay trở lại. Vị trưởng lão Hajino Nakamoto nhận ra sự linh thiêng của bức tượng, nên đã hiến một phần ngôi nhà của mình lập nên ngôi đền nhỏ thờ Phật Quan Âm để dân chúng có thể đến cầu viếng. Hiện nay ngồi chùa được xây dựng trang nghiêm và hoàng tráng.
Hình 4
Tác giả ở ngôi chùa Quan Âm Asakusa, Tokyo

Ngôi Chùa Asakusa nằm ngay trung tâm Tokio với hơn 12 hecta đất rộng và hiện nay Thiên Hoàng Minh Trị làm vua quản lý chùa, nên có nhiều hoàng tử, quý tộc và quan chức đến quy y và làm lễ. Người Nhật có phong tục khi tới đền hay chùa là tới hồ nước trước tiên. Họ dùng tay phải múc nước rửa tay trái. Dùng tay trái múc nước rửa tay phải. Rồi lấy 2 đồng xu quăng xuống giếng hay trước chánh điện để cầu thần đạo (Shinto) hay Quan Âm. Có những chuông nhỏ với dây treo bằng vải nhiều màu, khách chiêm bái có thể cầm dây để giọng chuông, cầu Phật hay thần chứng minh cho lời nguyện.
Tokyo tên cũ là Ê-đô nghĩa là giang hộ, dòng sông được bảo vệ, bây giờ nghĩa là Đông Kinh - Kinh đô ở phía Đông. Minh Trị dời đô từ Kioto đến E-đô và đổi thành Tokyo. Tại Sumida, Tokyo, có tháp sky-tree là tháp truyền hình cao nhất thế giới với 634.0 mét (2.080 ft), xây vào tháng 3 năm 2011, thay thế tháp Canton Tower và tháp cao thứ hai trên thế giới là Burj Khalifa (829,8 m / 2.722 ft) ở Dubai.
Dòng sông Tokyo dài 70 km và có 50 cái câu nhỏ bấc qua để di chuyển giao thông. Bộ phim "Miss Sài gòn” đang chiếu hàng tuần ở kênh truyền hình Nhật bản. Cách kiến trúc xây dựng nhà cửa: Mổi nhà xây hỡ nhau 4 tấc, không chung vách tường (hễ nhà chung vách tức là xây trước 1950). Tầng 1 là tầng trệt, tầng ba bắt buộc có lắp kính hạt lựu (khi bị cháy đập vô là sẽ vỡ ra như hạt lựu, không hại, để thoát hiểm, rất mắc).
Đoàn dừng chân tại nhà hàng Hokaido Akihabara ở lầu hai của khu Akihabara để dùng trưa theo kiểu Nhật. Sau đó, đi mua sắm tại khu trung tâm Akihabara. Ở đây, du khách có thể mua hàng lưu niệm, điện tử, máy massage có chất lượng tốt của Nhật Bản. Có người mua máy massage mắt với giá 200 Mỹ kim tức là 22000 Yen, có chế độ rung xoa mắt, không âm nhạc, có nước thơm thoang thoảng nơi mũi và xịt hơi nước làm dịu mắt và xài điện 110v hay 220v cũng được. Nếu du khách mua trên 5000 Yen và đưa hộ chiếu thì được giảm thuế (tax) 0.8 %. Nhân viên bán hàng bấm các biên nhận mua hàng vào hộ chiếu (nhưng trước khi lên máy bay về VN, thì tháo hết cho hướng dẫn viên trình cho hải quan Nhật bản). Công ty Aeon cũng vậy, nếu mua trên 5400 Yen thì được miễn tax 0.8%. Tuy nhiên, có các công ty nhỏ thì không được miễn thuế. Người Nhật mà muốn mua xe hơi, phải có giấy trình với hãng xe có chỗ đậu xe hợp lệ rồi mới được mua xe và cửa hàng mới được phép bán xe. Học trò đến lớp 7 mới bắt đầu được học tiếng Anh. Người Nhật 20 tuổi mới gọi là trưởng thành, mới được uống bia (ở Mỹ thì 18 tuổi được xem là trưởng thành). Các nhà vệ sinh đều sơn hình và chữ màu đỏ là nữ, sơn hình và chữ màu xanh là nam. Cho nên nếu ai không biết tiếng Nhật thì nhìn biểu tượng này để phân biệt.
Chiều sau khi mua sắm đoàn tham quan Cung điện Hoàng gia Nhật Bản (imperial Palace). Cung điện được xây dựng trên nền cũ của tòa thành cổ Edo, một vùng công viên rộng lớn được bao bọc bởi những hào nước và những bức tường thành ngay giữa trung tâm Tokyo. Vua và hoàng hậu ở dinh thự trên đồi rộng 7 hecta đất. Để giữ xanh mát cho hoang cung, mỗi năm vua phải trả cho người làm vườn chăm sóc cây cảnh là 200 tỷ Yen Nhật Bản.

Hình 5
Sân cỏ trước Cung điện Hoàng gia Nhật Bản (Imperial Palace)

Sau đó đoàn nhận phòng ở khách sạn Shinjuku Granbel (2-14-5 Kabuki-cho Shinjuku-ku, Tokyo 160-0021) và chiều 4:30giờ đoàn hướng về Aikawa-machi, Hambara, cách khách sạn khoảng 1 tiếng đồng hồ lái xe (nếu không kẹt xe), để viếng thăm Chùa Việt Nam do Cố Hòa Thượng Minh Tuyền thành lập (địa chỉ 243 – 0307 Kasagawaken, Aigokun, Aikawa-machi, Hambara 4889, chuavietnamjapan@gmail.com). Đoàn mang thực phẩm, nấm đông cô và nhiều kinh Pháp hoa, Nhật tụng và sách của Ni sư Giới Hương viết với lời giới thiệu của Hòa Thượng Như Điển (Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc) như A-hàm, Đạt Lai Lạt Ma và Kinh Kim Cang để tặng cho thư viện chùa và Phật tử địa phương. Đoàn được Thượng Tọa Nhuân Ân, sư cô Giới Bảo và quý Phật tử tiếp đón nồng hậu ấm cúng và đãi nhiều món, đặc biệt món bún mì U-Dou nêm rất đầm đà ngon miệng (dùng 2 tô). Nghe nói cảnh quanh quanh chùa rất đẹp vì đi ban đêm không thấy rõ, hy vọng hẹn lần sau có thể đến thăm viếng nữa. Đoàn trở về khách sạn là đúng 9g tối.
Hình 6
Chánh điện và trai đường Chùa Việt Nam, Tokyo
NGÀY 3: 19/10/2017: TOKYO – NÚI PHÚ SĨ
Tokyo giống như thủ đô Hà Nội còn thành phố Kyoto và Osaka, nơi đang hướng xe đến thì như Sài gòn. Vì từ Tokyo phía Đông của Nhật đi về miền trung, nên đoàn sẽ trải nhiều thời gian ngồi di chuyển trên xe buýt. Tuy nhiên, vị trưởng đoàn nói: "Hạnh phúc không phải điểm đến, mà là hành trình đến”, vì thế đi xa ngồi xe lâu một chút cũng vui, không cần đợi đến đích mới vui.
8:30 giờ sáng, đoàn dùng điểm tâm theo cách Buffee (ăn bao nhiêu cũng được) tại khách sạn và làm thủ tục trả phòng. Rồi từ Tokio phải lái xe khoảng 2 tiếng đồng hồ để thăm vườn nho gần khu vực Núi Phú Sĩ.
Hái nho (Fruites/grapes picking): nho đen và đỏ treo lủng lẵng từng chùm, từng chùm trên giàn rất sai trái. Khách được tự tay mình hái ăn thoải mái bao nhiêu cũng được, nhưng lấy đem ra khỏi vườn thì phải cân ký mua trả tiền. Ăn bao nhiêu cũng được, chia nhau nhau ăn cho đầy bụng, nên rất vui. Nho ngọt nhưng hơi dai và dẽo, chứ không như nho của Mỹ hay VN. Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng địa phương Funatsuya (Japanese set / dọn mỗi người một mâm).
Phú Sĩ Sơn (Fuji-san): Trời bắt đầu mưa dầm dề và như dự định xe vẫn phải chạy hướng về núi Phú Sĩ. Phú sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này, nên thường là đề tài trong các bức họa tranh và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chươngâm nhạc. Đây là một trong "Ba núi Thánh" của Nhật Bản cùng với núi Tatenúi Haku, và cũng là một nơi đặc biệt của danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, và đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013. Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo. Đây là một núi lửa còn hoạt động và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có năm hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, MotosuShoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu (Wiki online).
Theo lời hướng dẫn viên tour Nhật nói rằng: Nhật bản có bốn hải đảo chính và thuần chủng (chứ không như Mỹ là tạp chủng). Vì thuần chủng nên hầu như chỉ người Nhật mới hiểu người Nhật và sống được tại Nhật. Có một câu rằng: "Đã sinh ra là người Nhật thì chỉ có họ mới hiểu họ, khó ai học được cách làm của người Nhật được.”
Vì thế nên có nhiều người Châu Á tới Nhật, nhưng sau một thời gian sống ở đây, họ hay đi định cư ở nước khác như Mỹ hay Canada. Cứ khoảng 3,4 năm là giảm 1 triệu dân, vì dân tộc Nhật là sống thọ và ít sanh đẻ (trong khi Việt Nam mỗi năm tăng một triệu dân số vì đẻ nhiều). Nên con nít ở Nhật rất quý. Phụ nữ có bầu và đẻ con đều được hưởng quyền lợi từ chánh phủ trợ cấp. Mỗi con nít gắn một cái chíp để cha mẹ chỉ bật điện thoại lên là biết con đang ở đâu.
Khi người Nhật chưa có chữ viết thì thái tử Sô-tô-kaski gọi núi này là bất nhị (độc nhất, không có núi số 2 trên thế giới), sau vì muốn thịnh vượng nên đổi lại thành Phú sĩ. Trong bảo tàng viện vẽ núi Phú sĩ, âm đọc là phú sĩ, nhưng viết là chữ bất nhị.
Núi cao khoảng 3370 mét, chia thành 10 tầng. Tất cả sinh viên trong trường đều có môn thực hành thể thao leo núi (thường leo núi đến tầng 8 là mệt ngất).
Tích chuyện kể là có 1 vị sư đem đèn dầu thông, đốt đèn vào ban đêm để leo lên đỉnh núi. Khi dầu hết thì tại nơi đó, sư phát sạch cỏ rừng và ghi là trạm dừng chân 1. Rồi tối ngày mai lại đốt lửa đi tiếp, cho đến trạm 10. Càng lên cao, gió càng nhiều, lửa mau tắt thì khoảng cách trạm càng gần nhau. Công ty tư nhân làm đường toll fee cho 16 cây số từ tầng 1 lên tầng 5, mỗi xe du lịch từ chân núi lên tầng 5, là đóng 76 mỹ kim/1 xe, nên công ty này trở nên giàu to.
Mỗi năm vào ngày 1 tháng 7 đến ngày 1 tháng 9 là 2 tháng mở cửa cho sinh viên, dân chúng hay du khách được leo núi tự do. Các tháng khác đóng vì tuyết rơi nhiều sẽ nguy hiểm. Nhiều sinh viên Châu Á leo đến trạm nào thì mua card và gởi về Mẹ hay gia đình ở xa. Leo núi, lạnh và mệt nên chữ viết ngoằn nghèo, không đọc được và không nhận ra chữ nên nhiều khi gia đình quăng bỏ card, chứ không biết giá trị của nó là niềm tự hào của người leo núi đã chinh phục được thiên nhiên, như vị sư cầm đèn dầu thông leo núi đã chinh phục được 10 trạm. Thường 2 giờ chiều leo núi thì 3:30 g chiều ngày mai là đến đỉnh núi.
Phía tây núi Phú sĩ là có khu rừng ma: Nhật bản có nhiều mặt tốt tích cực, nhưng cũng có mặt tiêu cực là người tự sát nhiều. Một năm có 365 ngày thì mỗi ngày trung bình có 100 người tự sát. Lý do vì sao một đất nước có nhiều tài sản kinh tế giàu có lại thường tự sát? Trong sâu thẵm trái tim của người Nhật là Samurai – niềm tự hào và tự tôn của người cầm kiếm. Cho nên, khi họ cảm thấy sống làm phiền nhiều người khác, không được kính trọng, không có mục đích sống nữa, chán nản, thì tốt hơn nên tự sát và họ tin là có linh hồn của họ hóa sanh vào cây cỏ thiên nhiên. Nếu có quý sư của Phật giáo hay thần đạo (Shinto) cúng thì họ tin họ sẽ tái sanh làm thần, còn không được cúng thì làm ma. Và họ thích chết chết ở núi Phú sĩ, nên kéo về phía tây của núi Phú Sĩ để chết (như Ấn độ thích về chết ở sông Hằng, Sarnath).
Người Nhật là văn hóa du mục hiền lành. Theo văn hóa người Việt, nếu chỉ còn một chén cơm thì không cho con mà dành cho cha mẹ già. Người Nhật ngược lại sẽ dành cho con vì tương lai, còn cha mẹ già sẽ chết sớm. Người Nhật không có đám giỗ hay tổ tiên, con cái ít thèm nuôi, đều đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão. Hướng dẫn viên có một người cháu làm ở viện dưỡng lão. Lương 100 triệu Yen 1 tháng. Một tuần làm 3 ngày có 10 tiếng /1 ngày và 3 ngày làm 14 tiếng/1 ngày. Ngày 10 tiếng đó là có 4 tiếng cho nằm nghỉ trên giường, nhưng mắt ngó monitor, màn hình của vi tính nếu có khẩn cấp hay người già la lối là chạy đến giúp. Còn không thì được nằm nghỉ (take a rest) 4 tiếng đồng hồ.
Sáng cô y tá điều dưỡng phải tắm cho hơn 100 người già. Cột tay chân các cụ vào thành ghế lại, rồi cho xà phồng lên đầu và xoa gội (có người già xin cô gãi lâu lâu hơn vì họ cảm thấy hạnh phúc khi có bàn tay xoa dịu, nhưng lại có người già khác la hét hối cô làm nhanh lên, để đến phiên họ được xoa xà phòng). Sau khi gội xong, cho robot xả nước gội và rồi qua khâu khác để vào phòng sấy khô. Robot làm hết, chỉ có xoa xà phồng và xoa đầu là con người làm. Nhờ có robot nên đỡ trả tiền nhân công.
Khi có người già chết: cô điện thoại báo thân nhân thì có người chỉ nói gọn: "Ba chết rồi hả! Tôi có mua bảo hiểm hậu sự hay tôi có mua packet của tôn giáo phục vụ (thầy cúng), cô kêu họ tới làm, cô làm giùm tôi khỏi lên. Làm xong cô thiêu và thả tro ra sông hồ giùm luôn.”
Thời gian cúng theo tôn giáo và khách thăm viếng là 6 tiếng đồng hồ. Nếu không hai nhu cầu này,vì những người già chết không có thân nhân và lễ cúng thì đưa đi hỏa thiêu liền. Cuộc đời chấm dứt buồn như vậy. Trước khi cúng thì có nghi khám tư thi để xác định chết là tự nhiên, do già bịnh, chứ không bị đầu độc. Một đời người: thời sinh viên cật lực học đại học đến 22 tuổi. 40 năm làm việc. 65 tuổi vô viện dưỡng lão và chờ chết, thả tro theo giói bụi.
Mỗi ngày có khoảng 24 giờ - hết giờ chứ không hết việc. Công ty sản xuất xe chỉ 1 tiếng đồng hồ là robot gắn được 44 xe hơi. 99 giây là được một xe từ quá trình chỉ cái khung sườn đến gắn các bánh xe vô và chạy được. Chỉ cần 1 nhân công đừng vặn cu vít thôi.
Nhật càng ngày càng buồn vì ít ai sinh đẻ. Ai sanh 2 đứa bé là mệt rồi, không có đứa thứ ba. Ly do không đẻ nhiều vì:
1) Con cái nhiều khiến cha mẹ cực nhọc, không đi chơi được
2) Đóng tiền học rất cao, nhất là đại học
3) Thà nuôi chó không tốn học phí
4) Công việc căng thẳng quá, nên về ngủ thẳng cẳng, chớ không có sức để âu yếm ân ái nữa.
Do có ít con nít nên người già không có ai nuôi. Cho nên, khuyên ai muốn tới Nhật làm việc: (nếu không chịu học đại học ) thì nên học điều dưỡng rồi học ngôn ngữ Nhật qua đây làm 4000 mỹ kim một tháng, làm 5 năm là về Việt Nam, có thể mua, xây nhà để sống được.
Có những người Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Nhật Bản:
1) Nhà sư Đông Triết, người Chàm ở VN đã cống hiến điệu múa "An Nam vũ khúc” cho văn hóa Nhật. Nhạc đền thần đạo, buồn, trầm, dài lê thê.
2) Người Việt thứ hai là công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Mai (răng đen-có giá trị thời đó) được gả cho cho một Samurai. Mỗi năm có lễ hội 3 ngày (ngày 7-9 tháng 10) là lễ hội người Nhật đón mừng công chúa Việt. Trong lễ hội có hai đứa bé mặc sắc phục Samurai và hàng ngàn cô gái Nhật mặc áo dài VN nhưng quần jean (để kín đáo) và mang giày adidas.
Tin đồn rằng công chúa không biết ngôn ngữ ngoại trừ hai tiếng "Anh ơi”. Khi bà chết, Samurai xây tháp bà trên núi hướng về Việt Nam và nơi đó được đặt tên là Chùa Đại Ân Tự ở Nagasaki. Bà là người Việt Nam đã để lại sự yêu mến cho người Nhật tại thành phố đó.
3) Nhân vật thứ 3 là cụ Phan Bội Châu. Nhật làm bộ phim: "Người cộng sự - Cuộc đời Bác Sĩ Phan Bội Châu” để tán thán sư cống hiến của cụ.
Trở lại núi Phú Sĩ, nhiều đoàn xe đã lên núi đến trạm số 5 chỉ thấy mưa, mây mù và sương mờ. Khách thì mang áo mưa và dù (hầu hết là dù màu trắng rất xinh xắn), tập trung mua sắm trong cơn mưa là chính. Nơi đây có sản phẩm độc đáo là gối thơm có mùi hoa huệ hương Aroma Fragrance Pillow – Lavender, làm 100% hoa huệ, muỗi nghe mùi hương này sẽ không đến. Mỗi hai tuần nên phơi nắng một lần để tinh dầu tiết ra thơm và gối xài được vài năm. Giá khoảng 10 đến 40 mỹ kim một gối tùy lớn hay nhỏ.
hình 8

Núi Phú Sĩ giữa nắng thu lá vàng

Mùa thu là thời điểm nhiều du khách nhất (nghe nói ảnh hưởng bão ở Philippine nên kỳ này đoàn VN đi tháng 10 mà bị mưa dầm dề) vì vào mùa thu hàng loạt cây lá trên núi đều chuyển sang màu vàng hoặc đỏ đẹp một cách nên thơ và lãng mạn (giống như miền đông nước Mỹ).Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, trên đỉnh núi cũng xuất hiện tuyết trắng. Vào cuối tháng 10 lá nơi đây bắt đầu rụng, chỉ cần một cơn gió se lạnh mang hơi thở của thu cùng làm những tán cây đỏ, vàng này thi nhau bay xuống phủ kín cả lối đi, tô đậm thêm thanh cảnh lãng mạn nơi đây.
Trước khi đến núi Phú sĩ khoảng 50—60 km: sẽ chạy qua một đoạn đường và chúng ta nghe nhạc văng vẵng vang lên từ lòng đất, nội dung bài hát ca ngợi Núi Phú sĩ. Khi xe chạy qua, trọng lượng của xe khiến bài hát phát lên (một sáng tạo mới lạ của Nhật). Phía phải cách núi Phú sĩ khoảng 3 cây số là khu rừng ma, nơi mà có rất nhiều người đến đó tự sát, như đoạn trên đã nói. Vô đó sẽ thấy có ghi 3 câu:
  1. "Mọi thứ đều có thể làm lại từ đầu, ngoại trừ cái chết”
  2. "Hãy yêu thương gia đình”
  3. "Tôi sẵn sàng chờ các vị.”
Ngày 23/2/2017, một trường đại học chấm điểm cao một cô sinh viên làm luận văn điểm cao vì chứng minh có ma thật trên đời. Chuyện kể một bác tài taxi khoảng 5g chiều chở một vị khách đi xa khoảng 30 km. Tài xế rất mừng vì trúng mối. Chạy khoảng 30 phút thì Bác chợt nhớ thành phố đến là có sóng thần, người chết hết rồi, nên hỏi cô đến đó làm gì? Cô trả lời: "Xin lỗi bác tài, tôi chết rồi, nhưng tôi nhớ nhà, nên xin về”. Bác quay lại không thấy ai cả. Bác tài ngưng máy tính tiền (theo mét) và in ra phiếu biên nhận (bill), cô sinh viên lấy phiếu biên nhận này để viết luận án và chứng minh có ma thật.
Có câu chuyện về đẻ con rơi: cô gái du học sinh người Việt di rửa chén về nhà vào ban đêm, đau bụng sinh con non giữa đường, rồi cô gói con trong áo ấm bỏ trước một căn nhà rồi bỏ đi. Một bà già Nhật nửa đêm nghe tiếng con nít khóc, chạy ra thấy 1 em bé sơ sanh đỏ hỏn trong áo ấm, bà xỉu. Chồng bà gọi cảnh sát và đưa hài nhi vô bịnh viện, cứu bé sống được. Mười ngày sau, cảnh sát dựa theo máy chụp hình (camera) của một biệt thự cạnh bên, thấy sau lưng một cô gái đẻ con phía sân trước biệt thự, cô dùng răng cắn nhao của đứa bé và cuối cùng cảnh sát tìm ra là người mẹ trẻ đó. Trên tivi Nhật Bản chỉ nói là du học sinh của Đông Nam Á và che mặt cô. Cô nói ba má không giàu ở quê, lỡ có thai, ba má biết sẽ đánh chết. Vì bị áp lực xã hội, nếu chưa cưới hỏi mà có con là không được (khác với xã hội Mỹ), nên nước Nhật cưu mang hai mẹ con cô. Chình phủ cho căn nhà rộng 36 mét vuông để ở, cả thành phố vùng cô ở bố thí quần áo, xe đẩy con nít và đồ nuôi cháu nhỏ rất nhiều, để chật nhà. Cứ khoảng 3 tiếng đồng hồ là có cô giáo đến dạy cách nuôi con từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi, chứ không có đánh đập tạt tai con nít như Việt nam chúng ta thường thấy. Cô thoát nạn và cháu bé là người mang may mắn đến cho cô. Nếu cháu bé chết thì cô bị tù khoảng 7 năm.
Tư bản không phải ai cũng xấu mà chỉ nhấn mạnh ai giỏi, nhanh và sáng tạo thì sẽ sống lâu và sống còn: "Một nửa ổ bánh mì vẫn còn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không còn sự thật.” Người Nhật khi quá giàu, rảnh thì hay làm chánh trị, còn các nước khác làm chánh trị để làm giàu.
Tổng thống Mỹ Kennedy giống như thủ tướng Abe của Nhật thông minh, ông lấy con gái của nhà tài phiệt giàu có, nhưng dinh thủ tướng có ma nên cả hai xin chính phủ ở dinh thự riêng. Thí dụ như 1 giờ sáng mà nếu nghe tiếng gõ cửa thì chỉ có: 1) Triều tiên đang bắn tên lửa và 2) là động đất. Vậy mà ông Abe nghe tiếng gõ cửa mà hỏi lính canh gác thì không có ai đến gõ cả. Ông phải xin lỗi, nói là do hoảng sợ. Rồi đang ngủ thì nghe lính canh đi tuần hành trước phòng mình rầm rầm, hỏi thì không có ai đi cả, nên ông xin không ở dinh thủ tướng mà về dinh riêng ngủ.
Ở dinh Thủ tướng thì có một phòng đặc biệt, ở phòng đó thì thông tin trên khắp thế giới đều nghe, nay ở dinh riêng, ông cũng xin phép xây phòng đặc biệt đó tại dinh riêng của mình. Ca dao có câu về sự sai biệt đa dạng khác nhau: "Cuộc đời này vốn bất công, nên sợi lông nó không thẳng.”
Chiều 19/10 lúc 3 giờ chiều đi thăm Làng cổ Oshino Hakkai: trời cũng mưa rả rít, ai cũng mặc áo mưa và thăm viếng trong làng trong mưa. Một khung cảnh đẹp như tranh vẽ hiện ra phía cuối đường: một hồ nước màu xanh ngọc bích ẩn hiện giữa vành cỏ xanh mướt, phía xa xa là bóng cây cổ thụ xòe tán rộng soi mình xuống hồ nước tĩnh lặng. Tới thăm nhanh gọn, chụp hình, rồi đi nhận phòng nghỉ đêm tại khách sạn Fujinobo Kaen o Hakonei/Fuji area, 495-201 Subashiri, Oyamacho, Sunto-gun. Ở khách sạn có phòng tắm Onsen, nước có chất lưu huỳnh tốt cho da, có hai phòng tắm lớn cho nam riêng và nữ riêng. Có phòng phục vụ chụp hình miễn phí mặc trang phục Kimono Nhật bản từ 6 giờ chiều đến 10g tối. Gối thơm huệ hương ở đây bán rẽ hơn trên núi Phú sĩ khoảng 300 Yen cho 1 gối, nhưng không có nhiều. Lên núi xa, nên bán mắc hơn. Đoàn dùng bữa tối buffee tại khách sạn.

Hình 9
Suối đá non bộ rất đẹp phía trước khách sạn Fujinobo Kaen, Fuji San
(NS Hạnh Quang-Ns Giới Hương)
NGÀY 4: 20/10/2017 FUJI-NAGOYA /KYOTO
Sáng 8:15 giờ, đoàn dùng điểm tâm sáng tại khách sạn, làm thủ tục trả phòng và chụp hình hòn non bộ và rừng phong trước khách sạn để kỷ niệm, rồi lên xe chạy khoảng 3 tiếng đồng hồ để đến Nagoyi, Aichi, Kyoto, miền trung nước Nhật để trải nghiệm xe lửa cao tốc.
Đoàn mua vé và ngồi trải nghiệm tàu cao tốc Shinkansen từ ga Toyohashi đến ga Hamamatsu. Đi xe lửa chỉ một trạm thôi, lý do đủ 1 tiếng đồng hồ cho xe buýt chạy đón đoàn ở điểm Hamamatsu – sắp xếp thời gian cho phù hợp hai bên. Shinkansen có nghĩa "đường tàu mới", tiếng Anh thông thường là "bullet train" (tàu viên đạn) do hình dạng thuôn gọn của đầu tàu (đầu nhọn giống viên đạn hay đầu rắn), cùng tốc độ đạt đến 300km/h chẳng kém gì viên đạn bay ra khỏi nòng súng. Tàu lửa cao tốc sản xuất từ năm 1964: là thập niên phát triển kỹ thuật cao của Nhật. Chạy 10 phút là 320 km/1 giờ (trong khi xe buýt chỉ 120 km/1 giờ). Xe lửa này chưa từng gây tai nạn xe cộ, động đất thì xe lửa sẽ tự dừng. Xe lửa chạy không đụng đường ray, lướt như bay êm ái. Lên tàu ai cũng phải giữ yên lặng, để người Nhật ngồi trên tàu làm việc trên laptop, đọc báo hay nhắm mắt dưỡng thần. Ở Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn độ, trên xe búyt và tàu lửa là trung tâm của các loại tiếng ồn phát ra như cái chợ. Đó là phong cách đặc biệt của người Nhật mà chúng ta cần học.

Người hướng dẫn viên cũng tri ân công đức rất lớn của Chùa Hoằng Pháp vì đã truyền đạt được Phật pháp và tư tưởng hiếu đạo cho số lượng lớn từ 8000 đến cả 6000 sinh viên Việt Nam cho mỗi khóa. Trong số này mà có khoảng 2000 em sinh viên hiểu được đạo Phật cũng là quý lắm. Đây là đánh vô tư tưởng để làm thay đổi đất nước. Đây là những đốm lửa tinh thần làm mạnh đất nước Việt Nam, nên công đức chùa Hoằng pháp rấ nhiều. Chùa làm được việc này, chứ các tổ chức khác khó thực hiện chức năng này. Nghĩ sâu xa hơn, ngoài số lượng mấy ngàn sinh viên tới tu tập chùa Hoằng Pháp, rồi còn bao nhiêu em nữa không đi được nhưng học và xem trên youtube. Quý thầy chùa Hoằng Pháp đã đánh trúng điểm sinh viên cần.
Hình 10
Nói về tờ tiền 10, 000 Yen (mười ngàn Yen) Osatsu Cookie của Nhật bản, có in hình của Thầy Giáo Fukuwaza Yukichi [tiếng Việt là Phúc Trạch Vụ Cát (1838-1901) là 1 trong 10 người Nhật vĩ đại].

Thầy Fukuwaza Yukichi đã viết cuốn sách nói về sự thay đổi giáo dục (thế kỷ thứ 19). Cuốn này được Phạm Hữu Lợi dịch ra tiếng Việt là "Khuyến Học – Cuốn sách tạo sự hùng mạnh cho nước Nhật”, hầu như mỗi gia đình người Nhật đều có cuốn này để đọc (giá bán khoảng 47,000 đồng Việt Nam/1 cuốn). Cuốn sách cho thấy tư tưởng của thầy vượt xa một thế kỷ, nên thầy được Minh Trị Thiên Hoàng mời làm bộ trưởng Gáo dục, nhưng thầy từ chối, chỉ nhận chức Viện trưởng viện Hàn Lâm. Ca dao có câu: "Dạy được một phụ nữ tốt thì ta được một gia đình. Dạy được một người thầy thì ta được một thế hệ mới.” Cho nên công đức của thầy Fukuwaza Yukichi và quý thầy ở các chùa rất lớn trong việc giáo dục con người.

Thầy giáo Samurai Fukuwaza Yukichi đi Mỹ và Châu Âu kêu Nhật Bản học phương Tây với châm ngôn "Thoát Á nhập Âu”, kêu gọi thoát văn hóa Trung quốc, học Châu Âu. Thầy được đức Minh Trị mới 14 tuổi ủng hộ. Lúc đó Việt Nam cũng được Nguyễn Trường Tộ kêu gọi cải cách nhưng không thành công. Đúng là "Hành động dẫn dắt ý nghĩ. Ý nghĩ sanh ra tánh cách. Tánh cách sinh ra số phận.” Thầy mất năm 1901, cả nước để tang, giống như Việt Nam để quốc tang cho Phan Chu Trinh và Bồ tát Thích Quảng Đức.
Đừng có tự hào khi anh giàu mà học không giỏi.
Hãy tự hào khi anh học giỏi mà nghèo.
Ai có nhiều bằng cấp là giỏi mà không phải nghèo (kiến thức).
Người bình thường thì luôn tỏ ra nguy hiểm
Người nguy hiểm thì luôn tỏ ra bình thường.
Nhiều người giỏi – không giàu – nhưng không nghèo, vì không chủ tâm làm giàu kiếm tiền, mà chỉ làm giàu kiến thức.
"Đừng tự ti khi tôi giàu nhưng dốt
Mà tự ti khi tôi dốt mà không giàu.”
Đoàn ghé dùng bữa trưa tại nhà hàng địa phương: Watami Hamanmatsu Yurakuga và sau khi đó viếng Viện Bảo tàng Xe Lửa ở Nagoya số 3-2-2 Kinjofuto, Minato-ku, Nagoyi, Aichi, 455-0848, Japan. Tối đoàn ghé nghỉ 2 đêm (20- 21/10) tại khu vực Osaka hoặc Kanku area, tại khách sạn Osaka Keiko (số 2-3-6 Kouzu, chuo-ku, Osaka, Japan 542-0072; Tel: 06.6213.2211.Fax: 06.6213.2506 Email: info@hotel-osaka-keiko.com, URL http:// hotel-osaka-keiko.com). Ăn sáng và chiều tại khách sạn này. Thứa ăn tại đây tương đối ngon hơn các nhà khác. Hôm nay ngày 20/10 (ngày phụ nữ Việt Nam) cũng là ngày sinh nhật của NS Hạnh Quang, nên ban tổ chức sắp đặt nhà hàng tặng Ni sư một đĩa trái cây nhiều màu đẹp mắt.
Vì khách sạn nằm trong lòng thành phố thương mại Shinsaibashi và Dotombori (cách khách sạn chỉ vài phút đi bộ) nên có nhiều cửa hàng bán thực phẩm và máy móc Nhật và có để nhiều thùng giấy cho miễn phí ngoài cửa hàng, để khách, nhất là du khách muốn lấy về đóng thùng gởi máy bay thì lấy. Đoàn chúng tôi hầu như ai cũng lấy thùng và mua băng keo để dán thùng, mua quà về Việt Nam. Ai còn bao nhiêu tiền Yen cũng mua hết quà cáp của Nhật vì ngày mốt là rời Nhật bản rồi.
NGÀY 5: 21/10/2017 CỐ ĐÔ KYOTO – OSAKA
Kyoto - xứ sở của những đền thờ thần đạo (Shinto), cung điện và các khu vườn Nhật, được coi là trung tâm văn hóa của đất nước. Cây xanh ở Kyoto thường bắt đầu chuyển sang màu vàng từ cuối tháng 10 và kéo dài cho đến tận giữa tháng 12. Thời điểm đẹp nhất là vào tầm giữa tháng 11 hằng năm. Nhiều ngôi chùa ở Kyoto tọa lạc trên vùng đồi rộng lớn giữa rừng lá phong nâu đỏ và nhiều suối nước trong vắt chảy ra từ vách đá.
Osaka phủ là Phủ Đại Phản (trở về sự vĩ đại). Osaka đứng sau thủ đô Tokyo, giống như Sài gòn. Tháng 3 làm tháng hoa anh đào nở, khách du lịch đến đây ngắm rừng hoa anh đào nở rực. Đây là thời điểm du lịch Nhật đông khách nhất. Nhiều người nghĩ hoa anh đào là hoa biểu tượng của nước Nhật, thực ra hoa cúc 16 cánh mới là quốc hoa của Nhật bản, chứ không phải là hoa anh đào. Ngoài hoa anh đào, Osaka còn nhiều thắng cảnh tham qua khác. Osaka là trung tâm của Kyoto, nơi đây có 5000 kỹ sư Việt Nam đang làm việc, rồi mang theo vợ con người thân qua đây sống, hơn 100 ngàn người Việt.
Câu nói của Acsimet: "Nếu ai cho tôi điểm tựa thì tôi sẽ nâng quả đất” đã giúp chúng ta nhận thức được chân lý, để đối phó với những lúc chúng ta sao lãng, sa sút ý chí hay khó khăn khi thất bại, chúng ta nên mạnh mẽ để vươn lên từ một điểm tựa (lợi tha). Còn câu "Nếu ai cho tôi điểm tựa thì tôi sẽ tựa suốt đời” (yếu đuối, tự lợi).
Từ cố đô Kyoto đến Osaka là xe buýt chạy khoảng 2 tiếng đồng hồ và 30 phút nữa. Điểm đến đầu tiên trong ngày là đền thần đạo (Shinto) Fushimi Inari Shine. Đền thờ tọa lạc trên núi Inari Moutain. Toàn đền sơn màu cam nổi bật, nơi thờ nữ thần gạo và sự thịnh vượng. Đoàn có dịp ngắm nhìn hàng nghàn chiếc cổng xinh đẹp quanh những con đường mòn xinh đẹp. Đây cũng là một trong những cảnh quay đẹp của bộ phim "Hồi ức một Geisha”.

Hình 11
Đền thần đạo Fushimi Inari và các nữ học sinh Nhật Bản
Thần đạo (Shinto) và Phật giáo (Buddhism) là hai tôn giáo chính của Nhật bản. Theo lịch sử, có lần Minh Trị tuyên bố: "Thần Phật bất ly lịnh”: nghĩa là các đền các thần đạo (Shinto) hay chùa đều phải tuân lịnh của Minh Trị. Sau đó dân chúng biểu tình phản đối và vua phải rút lại câu: "Thần Phật bất ly lịnh”. Hiện nay, nhiều đền thần đạo xây cạnh bên chùa Phật giáo, để có ảnh hưởng, vì thần đạo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của Nhật bản. Giống như ở Ấn độ, các đền của đạo Hindu cũng xây cạnh các chùa Phật giáo. Ví dụ: Đảo của Bồ tát Long Thọ (Nagarjunakonda ở U.P, Ấn độ) cũng nườm nườm nhiều khách hành hương Hindu xen kẽ với Phật tử đến chiêm bái, vì do bên cạnh khu khảo cổ Long Thọ tự nhiên mọc lên vài đền Hindu thờ chín vị thần của họ.
Thần đạo rất linh thiêng ở Nhật bản, trong khi ở Việt Nam, thần đạo chỉ trong dạng tiềm ẩn, tín ngưỡng, chứ chưa hình thành. Đương kim giáo chủ của các thần đạo là Thiên Hoàng. Thần đạo không có kinh Koran. Đền chủ là vị sư trụ trì. Đền chủ có nhiều ngọc trai, trân châu và thanh gươm do thí chủ đại gia cúng dường. Tại đền thần đạo (Shinto) tổ chức một nghi lễ nào cũng có giá cả như một đám cưới chỉ 2 tiếng đồng hồ, cô dâu chú rể phải chi khoảng $15.000 (mười lăm ngàn Mỹ Kim). Lễ cầu an là $500 mỹ kim làm tập thể cho nhiều người. Lễ sái tịnh xe hơi mới là $300 mỹ kim (chỉ rải vài phút nước trên xe), cho cả chục xe trong một lần. Người dân tin tưởng việc gì phải có sư thầy trong đền thần hay trong chùa cầu nguyện mới tốt. Sư thầy tôn giáo là một đẳng cấp đặc biệt được kính trọng (giống như Ấn độ nghĩ rằng các Brahmas (Bà-la-môn) được tiếp cận với thần linh). Có quý sư thầy cầu nguyện trong hậu sư đám ma thì người chết mới đầu thai tốt, mọi thứ mới tốt đẹp và bình an.
Của cải cha mẹ hồi môn để lại phải đóng thuế 50% cho chính phủ nên mới có chuyện dấu tiền để cho con cái mà không khai báo khai thuế. Do không báo kịp con cháu nên mới có chuyện bà bán ve chai lượm được cả tỷ Yen trong cặp loa cũ. Do Nhật bán rác cho Campuchia, Việt Nam qua Campuchia mua đồ cũ và cuối cùng cặp loa đến tay bà bán ve chai nghèo. Thần may mắn đã gõ cửa nhà bà (Lucky for her). Trong đền thần đạo (Shinto) có thờ con cáo chín đuôi như vị thần. Thảy 2 đồng xu xuống chùa để cầu nguyện, bán nhà và đất không được, cầu sẽ bán được. Nhiều người tin như vậy. Trước khi thảy 2 đồng tiền, vỗ tay hai cái, vỗ trệch tay vì chưa quen thần. Cúng tiền 2 đồng rồi, quen thần rồi thì gõ hai tay bằng nhau. Đây là tín ngưỡng tại đây được diễn ra mỗi ngày.
Nước Nhật chỉ có 2 điều là sóng thần và động đất, không có tài nguyên và khoáng sản nhiều, nhưng người Nhật biết quay lại phát huy nơi con người nên giàu. Ưu điểm của Nhật là có nền giáo dục đẳng cấp: Nước Hàn lúc đầu gây hấn với người Nhật, xâm chiếm người Nhật, nhưng sau đó cố Tổng thống Hàn là thân phụ của bà tổng thống Park đã xin bộ sách giáo khoa của Nhật để dịch ra tiếng Hàn (chỉ trừ môn lịch sử và văn chương) và cho học trò học y chang Nhật -> quên đi tự ái dân tộc để học những nền giáo dục đẳng cấp.
Để góp vui đường dài, vài thầy cô cũng được mời lên chia sẻ ý đạo: Ni sư Hạnh Quang lên kể 2 câu chuyện đạo, Ni sư Giới Hương lên hát bài ‘”Một Cõi đi về” của Trịnh Công Sơn và kể chuyện viết chữ trên nước, trên cát và trên đá. Thượng Tọa Lệ Thọ lên san sẻ về dưỡng thần khí: trong một ngày thì cốt ở giờ dần (sáng sớm), trong một gia đình thì cốt hòa thiện và trong một con người thì cốt là sức khỏe, nên khuyên mọi người giữ gìn sức khỏe. Đức Phật ngủ rất ít, chỉ thiền định, thở sâu là chính để nuôi dưỡng thân. Các cao tăng Hòa thượng ngủ rất ít, chỉ 4 tiếng đồng hồ một ngày. Những người có lý tưởng thì có thể thức vài đêm, vài tháng nhưng lại cân bằng, vì biết cách thư giãn ở những đoạn giữa và thở sâu. Khả năng của con người vươn lên, không biết mệt mõi nếu chúng ta biết cách dưỡng thần.

Tham quan Rừng tre Sagano diện tích 16km2 nằm ở phía Tây Bắc tại Kyoto - Nhật Bản, là một trong những môi trường tự nhiên đẹp nhất Nhật Bản, Sagano không chỉ thu hút du khách vì vẻ đẹp tự nhiên của nó mà còn vì âm thanh của gió thổi qua khu rừng tre. Âm thanh của gió trong rừng tre này đã được bình chọn là một trong những "âm thanh cần phải được bảo tồn” của chính phủ Nhật Bản. Nhưng vì mưa gió quá, nên đoàn không ghé được khu rừng tre âm thanh này.
Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Chisyakuin Ikkyuan do chùa quản lý nên có bàn thờ Phật tại trai đường và mỗi vị lãnh một mâm cơm nhỏ xinh xinh trang trí rất đẹp giống như hộp bánh mứt của Tết Nguyên đán.

Hình 12b
Nhà hàng Chisyakuin Ikkyuan

Viếng chùa Kinkakuji-Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng, là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji ở Kyoto. Toàn bộ ngôi chùa, ngoại trừ tầng trệt, đều được bọc bằng những lá vàng nguyên chất, khiến cho ngôi chùa sáng rỡ và có giá trị vô cùng. Đây là ngôi chùa bậc nhất của Nhật Bản, là biểu tượng tinh thần, và đã từng là một Shiraiden (Đền Xá Lợi) di tích của Phật Giáo.

Hình 12
Chùa Kim Cát Thiền Lâm, Lộc Uyển Thiền Tự, Kyoto
(chụp trong mưa - ngày 21/10/2017)
Chùa xây trong một hồ nước với nhiều hòn đá nghệ thuật và hàng cây cổ xinh đẹp xung quanh. Sự hài hòa của ngôi chùa cùng với bóng nước thực hư xen lẫn sắc lá xanh khiến chúng ta cảm giác ngỡ ngàng như lạc vào chốn thiên đường trên trần thế. Đây là chùa Kim Cát hoặc gọi là Lộc Uyển Thiền Tự thuộc thiền tông dòng Lâm Tế. Các chùa tịnh độ Nhật bản thì có số lượng Phật tử đông đảo, trong khi thiền tông không có đông Phật tử bằng, nhưng có ảnh hưởng về mặt tâm lý (Zen). Chùa thật ra lúc đầu chỉ có một tầng bằng vàng, sau đó bị đốt cháy. Năm 1950, toàn dân Nhật hợp lại xây thành 2 tầng đẹp hơn xưa, trở thành di sản văn hóa thế giới và là niềm tự hào về văn hóa Phật giáo của toàn dân Nhật. Chùa này được phép bán vé vào cửa và có phát mỗi người một sớ viết chữ Tàu/Nhật (Kanji) về chữ bình an: vạn sự như ý, kỳ này đoàn chư tăng ni thì được các chữ:
Chính giữa: "Kim Cát Xá Lợi Điện Ngự Thủ Hộ”
Bên phải: "Khai vận chiêu phước”
Bên dưới: "Kim Cát Thiền Lâm, Lộc Uyển Thiền Tự, Gia nội an toàn, Kinh đô Bắc sơn.”
Trong chùa có cây bạch quả lâu đời nên chùa cũng được gọi là Thiền thảo tự (Sen Ju Ji) và nổi tiếng là để bình an, vì ai đến đây mua vé cũng được sớ bình an như trên để đem về (chứ không có "Sống qua ngày, chờ qua đời”). Nước Nhật sống từng tụm, từng tụm trong rừng. Ngôn ngữ thì có nhưng chữ viết thì không. Mượn chữ viết đầu tiên là Cao ly (Triều Tiên), rồi từ Cao Ly qua Nhật và chữ viết từ Trung Quốc cũng qua Nhật gọi là Kanji (Hán tự). Nhật chỉ mượn chữ mà không mượn âm (giống chữ Nôm ở Việt Nam): Việt Nam gọi chữ "đại”, Trung quốc đọc là "ta”, Nhật gọi là "oki”, nghĩa là lớn.
Tối nay đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng trên phố Iroha Robatayaki Namba đầy đèn sắc màu rộn rịp và sau đó đoàn về khách sạn, chuẩn bị mai rời Nhật bản.

NGÀY 6: 22/10/2017: KANSAI – TPHCM
Trung Quốc đề cao chữ HIẾU như gương hiếu của Bồ tát Mục Kiền Liên. Hàn quốc đề cao chữ LỄ (như mẹ ăn nửa chén cơm, con dâu ăn nửa chén còn lại). Việt Nam là chữ NGHĨA: Tình làng nghĩa xóm. Không trọng người giỏi mà trọng người hiền. Tiến sĩ không được bầu làm trưởng phòng mà bầu người hay đi đám giỗ, đám ma, chăm sóc những người xung quanh làm trưởng phòng. Đi tận cùng của chữ nghĩa là chữ tình. Thằng con út khổ cực làm tiền cho cả gia đình mà không ai thương, vì hay nóng giận. Thằng anh không có tiền, nhưng gần gũi hay an ủi gia đình, được ai cũng thương, cái gì cũng được cho. Đó là chữ lễ nghĩa. Nhật bản thì Samurai cũng LỄ NGHĨA, TỰ TRỌNG. Có câu rằng "Ăn cơm Tàu, chạy xe Tây và lấy vợ Nhật.” Vợ Nhật không phải là ba vòng tiêu chuẩn như hoa hậu. Càng nhiều đường cong càng nguy hiểm mà lấy vợ Nhật vì phong thái Nhật là điềm tĩnh, lễ nghĩa và biết tự trọng.
Sáng 6:30g ngày 22/10/2017, đoàn trả phòng khách sạn. Dùng điểm tâm với bánh mì và nước cam trên xe buýt. Nhưng thật ra hôm qua hầu như ai cũng mua mì gói Nhật bản, nên sáng trong phòng mỗi người tự nấu nước chế ăn cho chắc bụng. Trời cũng mưa rỉ rả lâm râm như mưa ngâu rằm tháng bảy khi đoàn di chuyển ra sân bay Kansai để bay về TpHCM.
Sân bay quốc tế Kansai là một sân bay quốc tế nằm trên một hòn đảo nhân tạo ở giữa vịnh Osaka, 38 km (24 dặm) phía tây nam của Ōsaka, nằm ở ba thành phố, bao gồm Izumisano (phía bắc), Sennan (nam), Tajiri (trung tâm), thuộc phủ Osaka, Nhật Bản. Sân bay nằm ngoài bờ biển Honshu và được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Renzo Piano. Sân bay này phục vụ như một trung tâm quốc tế cho tất cả hãng bay.

Kansai mở cửa vào ngày 4 tháng 9 năm 1994. Tính đến tháng 6 năm 2014, Kansai Airport đã trở thành một trung tâm châu Á, với 780 chuyến hàng tuần đến châu Á và Australasia, 59 hàng tuần đến châu Âu và Trung Đông, và 80 chuyến bay hàng tuần đến Bắc Mỹ. Phi trường xây giữa biển (vì dân không chịu bán đất), xây khoảng thời gian 20 năm, đóng cả triệu cột bê tông xuống lòng biển sâu để thành móng xây sân bay. Cầu sắt nối đất liền ra giữa biển dài 5km. Độ cao từ mặt biển lên cầu là 36 mét. Cầu có 2 tầng: tầng trên là xe buýt, tầng dưới là xe lửa. Tại phi trường Kansai (Kansai International Airport), có hãnh Kix Duty Free, được mua miễn tax và giảm giá 5% nữa gồm nước hoa, rượu và thuốc lá. Đây là điểm cuối để mua sắm trước khi làm thủ tục bay về Hồ Chí Minh. Thông tin chuyến bay: VN 321 KIXSGN 10:30-14:15. Vì ảnh hưởng bão ở Philippin, nên máy bay bay trễ và lắc lư rung chuyển rất nhiều trên không trung, nên ai cũng im lặng lo niệm Phật. Nhưng may mắn, cuối cùng đoàn cũng đến sân bay Tân Sơn Nhất bình yên.
Hình 13
Chùa Quan Âm Asakusa, Tokyo
Một chuyến đi Nhật Bản đầy đáng nhớ với nhiều học hỏi, mở mang và kỹ niệm với thủ đô Tokyo với chùa Việt Nam, Núi Phú Sĩ Fuji, thành phố Kyoto nên thơ, chùa Kim Cát và đền thần đạo Osaka của miền trung Nhật bản. Đoàn được trải nghiệm hái nho và ăn nho tại vườn, tắm onsen và đi tàu cao tốc Shinkansen. Chuyến đi từ phía đông (Tokio) và về từ phía tây (Sankai/Osaka) Nhật Bản đến Việt Nam đã chấm dứt. Cám ơn từng thành viên của đoàn, công ty du lịch Đặng Lê và anh hướng dẫn viên thông minh giàu có kiến thức.
Bùi Giáng có câu thơ: "Nếu để lỡ hẹn một giờ, đời sau muốn gặp phải chờ trăm năm.” Những việc hay cơ hội gì cần làm nên làm liền, đừng bỏ lỡ thời cơ thì khó gặp lại. Đời như giấc mộng, ngay trong giấc mộng cũng còn mơ. Giấc mơ không có đánh thuế, nên cứ mơ. Chúc từng vị có nhân duyên gặp gỡ trong đoàn Nhật Bản thành tựu giấc mơ của chính mình. Hẹn gặp lại trong một chuyến đi chiêm bái tâm linh khác.
Nam Mô Hoan hỉ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
Nhật ký hành hương Nhật Bản, ngày 26/10/2017

Thích Nữ Giới Hương
(huongsentemple@gmail.com)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1497 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.90.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (241 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...