Trên con đường gập ghềnh đến vùng Serta xa xôi, cảnh quan trên đường dốc đổ xuống Học viện Phật giáo Larung thật không giống bất cứ nơi đâu. Sau khi đã ôm một vòng cua hẹp, tầm nhìn xuống thung lũng bỗng mở rộng ra và [hiện ra] các mật thất màu đỏ, các tu viện được xếp thành hàng [ngay ngắn] bao quanh mọi mặt của những ngọn đồi. Được xây cất dọc theo những đường hẻm quanh co lộng gió có hai giảng đường lớn, một nơi cho ni và một nơi cho tăng, cùng với bảo tháp bên trên những mật thất khiêm tốn, đôi khi là tạm bợ. Như một vương miện tô điểm cho phần chóp núi là Đền Jutrul lộng lẫy, một địa điểm hành hương mỗi ngày cho du khách và người dân trong vùng.
Vào năm 2001, Học viện Phật giáo Larung (còn gọi là Larung Gar) đã cấm người ngoại quốc thăm viếng trong gần một thập kỷ sau sự kiện cả ngàn ngôi thất tại đây bị phá hủy và rất nhiều tăng ni bị bắt phải giải tán. Bây giờ, cuộc phá hủy đã lại bắt đầu một lần nữa, với hơn một nửa các vị tu hành phải đối mặt với sự giải tán. Nguyên nhân vì đâu mà Larung Gar lại [có tầm] quan trọng như thế?
Học viện Phật giáo Larung đã trở thành một trung tâm lớn cho sự hồi sinh của Phật giáo theo mô hình tu viện và nghiên cứu học thuật ở vùng cao nguyên Tây Tạng. Nơi đây đã được chứng nhận là một Học viện phật giáo tổng hợp vào năm 1987 bởi Ngài Khenpo Jigme Phuntsok lừng danh thế" giới (1933-2004) và nơi đây đóng một vai trò chủ lực trong việc sản sinh ra thế" hệ Học giả Phật giáo, hoặc các vị Khenpo [tiến sỹ Phật học, chủ trì tu viện] hiện nay đang giảng dạy ở các tu viện theo truyền thống Nyingma và Kagyu khắp miền đông lây lạng.
Trong những năm gần đây, Học viện Phật giáo Larung cũng đã trở thành trung tâm của phong trào cải thiện đạo đức đang ngày càng lớn mạnh. Một trong những học giả hàng đầu của phong trào, Khenpo Tsultrim Lodro, đã mạnh mẽ ủng hộ cho việc ăn chay, phục vụ hàng đầu trên mặt trận phòng chống bệnh AIDS, thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ Tây Tạng, và truyền cảm hứng cho việc thực hành mười thiện hạnh mới [thập thiện] của Phật giáo, lan tỏa trong khu vực dân du mục xung quanh vùng Serta. Để giải quyết các vấn nạn liên quan đến phúc lợi của loài động vật và các vấn nạn xã hội khác, chẳng hạn như sự tiêu tổn gia sản vào cờ bạc và các hiểm họa của bệnh AIDS, mười thiện hạnh mới bao gồm các giới như không được bán gia súc để giết mổ; không uống rượu, đánh bạc, hoặc hút thuốc; không được đến các nơi bán dâm; không dùng lông thú để viền trên các trang phục truyền thống; không dùng vũ khí để đánh nhau; và nhiều hoạt động tiêu cực khác.
Kết quả của những nỗ lực đó của Khenpo là nhiều tu viện dòng Nyingma không còn dùng thịt trong bữa ăn, việc chư tăng và ni đã phát tâm ăn chay trường được tổ chức ở một quy mô chưa từng có, và nhiều Phật tử Tây Tạng trong vùng đã tuân theo lịch ăn chay định kỳ. Ít nhất kể từ năm 2010, tất cả ba mươi tu viện ở Serta đã thực hành Thập thiện mới, theo đó việc này lại trải rộng đến các khu vực lân cận trong quận Kandze và xa hơn. Mặt khác, phong trào Tu sửa đạo đức không phải là không bị chỉ trích, hay tạo ra tranh cãi trên mạng xã hội cộng đồng người Tây Tạng do những thiệt hại kinh tế" từ việc các gia đình du mục đã hứa nguyện không bán gia súc để giết mổ và đôi khi phong trào này dã được thực hiện theo cách thức quá nghiêm ngặt bởi các tu viện địa phương.
Khenpo Rigdar (Rigdzin Dargye), vị Giám thị chính tại Larung Gar, trong những bài phát biểu hay bài viết gần đây đã thúc đẩy tinh thần bất bạo động và đoàn kết của người Tây Tạng. Năm 2012, ông đã giới thiệu một "Dây đeo Amulet hòa bình” dùng để đeo cổ như một lời nhắc nhở cho người dân về một lời cam kết rất rõ ràng rằng họ sẽ từ bỏ việc đánh nhau trong cộng đồng người Tây Tạng. Việc cam kết này nhằm giải quyết các tranh chấp về quyền chăn thả trên thảo nguyên, một vấn đề lớn trong đời sống du mục ở miền đông Tây Tạng.
Các học viên người Trung Quốc tu học theo trường phái Phật giáo Tây Tạng cũng thường xuyên thăm viếng và học tập tại Học viện Phật giáo Larung. Khenpo Tsultrim Lodro và Khenpo Sodargye có được một số lượng lớn học trò người Trung Quốc và gần đây các vị đã có những chuyến hoằng pháp ở phạm vi quốc tế.
http://www.lionsroar.com/why-larung-gar-the-buddhist-institute-in-estern-tibet-is-important/?goal=0 1988ee44b2-2416f18c65- 22345405&mc cid=2416f18c65&mc eid=6ce01fb54a
Xin chia sẻ thêm những tin nhắn qua wechat dưới đây từ vị thông dịch viên Anh-Tạng/Hoa-Tạng của một trong các vị Khenpo điêu hành tu viện vào ngày 16/7/2016 tại đại tu viện Larung Gar là nơi hiện nay đang xảy ra cuộc tàn phá.
"Khenpo nói rằng tu viện và chư tăng ni đang cố gắng rất nhiều để đối mặt với vấn đề trong khả năng tốt nhất của họ. Nói chung thì người ta sẽ phá sập 1,400 căn thất, kỳ hạn là vào cuối tháng 7 này phải xong. Khởi đầu là phá sập 1,400 căn thiền thất của quý ni trước tiên, nhưng hy vọng là qua sang năm thì 700 vị ni trong số 1,400 vị sẽ có thể dọn vào trong một ký túc xá (dormitory) ở Larung Gar. Hiện nay ký túc xá đang trong thời kỳ gia công xây dựng, mới bắt đầu khởi công vào năm ngoái thôi, và chắc cũng còn lâu lắm mới xong. Đây là một trong những nỗ lực của tu viện để giải quyết vấn đề chỗ ở cho quý ni và đối diện với các đòi hỏi [của chính quyền]. Rồi qua năm sau (2017) thì chắc là họ sẽ phá tiếp 1,400 căn thất của quý tăng. Vậy tổng cộng là 2,800 căn thất. Nhưng sau khi các căn thất của quý tăng bị phá hủy thì chưa biết quý tăng sẽ phải dời đi đâu? Vì không có một ký túc xá nào đang được xây dựng cho chư tăng. Chư tăng sẽ đi đâu à? Họ có thể dọn vào ở chung với các bạn đồng tu khác, nhưng kết cục là họ vẫn sẽ phải dời đi khỏi tu viện vì không có chỗ ở. Chính quyền muốn số lượng tăng chúng tại đó hạ xuống còn 5,000 người. Hiện nay là 10,000 người. Cho dù họ không bị bắt buộc phải rời khỏi tu viện, nhưng sẽ có áp lực phải dời đi vì khi không có chỗ ở thì cuối cùng cũng sẽ phải dời đi. Thực sự là vô cùng khó khăn cho họ.
Chính quyền ra thời hạn cho tu viện là phải hoàn tất công trình phá hủy vào năm 2017. Tu viện không có sự chọn lựa nào khác, nhưng Khenpo nói rằng họ đang cố gắng đối diện với vấn đề này trong cách thức tốt nhất trong khả năng của họ. Họ cũng chưa thực sự đoán được là chuyện gì sẽ xảy ra vào sang năm nhưng chắc chắn là mọi việc chưa chấm dứt.
Những căn thiền thất này phần lớn là được làm bằng gỗ, có một số căn làm bằng xi măng và một số bằng đá. Các Khenpo đều khuyên mọi người nhẫn nhục, đừng sân hận, đừng bạo động vì thực sự mọi chuyện đều vô thường, có nghĩa là những gì đang hiện có có thể bị phá sập, thì những gì bị phá sập cũng có thể được xây dựng trở lại trong tương lai...”
Kèm theo dưới đây xin chia sẻ các bài viết liên quan đến cuộc tàn phá này, cùng một bài viết về tầm quan trọng của đại tu viện Larung Gar trong lịch sử đào tạo các thế hệ tu viện trường và học giả uyên bác của hai truyền thống Nyingma và Kagyu, cùng sự đóng góp rất lớn của các vị Khenpo tại Larung Gar trong các nỗ lực khác nhau tại miền đông Tây Tạng để thuần hóa chúng sinh, từ việc phát động phong trào ăn chay, cứu mạng gia súc, chế ra mười giới mới cho người dân trong vùng, kể cả những giới như không được cờ bạc, không được mua dâm, không được mặc áo có viền lông thú, không được dùng vũ khí để đấu đá, v.v. Có rất nhiều Phật tử người Hoa tại Trung Quốc cũng thường xuyên đến Larung Gar để tu học và là những đệ tử rất thuần thành của các Khenpo.
Nguyện chư Phật, chư Bồ tát và Hộ thần, Hộ pháp bảo vệ gia tài trí tuệ và từ bi không ngăn ngại trong lòng mỗi một người đang trải nghiệm vô thường và khổ não tại Larung Gar!
Nguyện cho những ai đang làm công việc phá hủy một ngày kia sẽ chuyển hóa để có thể dùng chính đôi tay, con tim và khôi óc của mình xây dựng lại những thiên thất vô cùng hoàn hảo, sẽ có nhân duyên được cúng dường và hộ thất cho những vị chân tu, và khi ây sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoằng dương chánh pháp!
Nguyện tất cả đều được tịnh hóa!
Tâm Bảo Đàn (26/7/2016)
•
Demolition of half of world’s largest Tibetan Buddhist institute to begin July 25th
•
China to displace 5,000 Tibetan Buddhist monastics: Opposing petition gains traction
•
Larung Gar: the massive Buddhist monastery that few know about
•
Huge fire breaks out in Tibet at world’s largest Buddhist institute