Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Khi Einstein Chia Buồn »» Khi Einstein Chia Buồn »»

Khi Einstein Chia Buồn
»» Khi Einstein Chia Buồn

Donate

(Lượt xem: 6.544)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Khi Einstein Chia Buồn

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với nhà Phật. Nhưng rồi cũng sẽ bất ngờ, khi thấy có lúc Einstein nói y hệt, gần như 100% y hệt như giáo lý nhà Phật. Đặc biệt là khi Einstein viết thư chia buồn một người bạn thân năm 1950...

Thí dụ, các pháp là Không. Thí dụ, vạn pháp là thức. Einstein đều nói lên cả hai quan điểm này.

Trong Kinh Tiểu Không MN 121, và Kinh Đại Không MN 122, Đức Phật hướng dẫn cách chú tâm từ một nội dung có nhiều dẫn tới nội dung có ít, và từ có ít sẽ bước vào Không để an trú.

Kinh MN 121 có câu: “Này A-nan! Bởi an trú tánh không nên nay ta được an trú rất nhiều.”

Về thức, nhà Phật có phái Duy Thức chủ trương rằng vạn pháp duy thức, nói đơn giản là tất cả các pháp là biến hiện của thức.

Nghĩa vạn pháp duy thức có phải do phân tích từ Kinh Pháp Cú Kệ 1 khi Đức Phật dạy, “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo...”?

Hay nghĩa vạn pháp duy thức có phải là từ Kinh SN 35.23 khi Đức Phật dạy rằng thế giới chính là sáu nội xứ và sáu ngoại xứ, tức là mắt tai mũi lưỡi thân ý và sắc thanh hương vị xúc pháp, và ngoài ra không thể có thế giới khác?

Khoa học nói gì về hai quan điểm trên?

Trước tiên, để kể một chuyện về Albert Einstein, một nhà khoa học lớn.

Một người bạn thân của Einstein là Robert S. Marcus, lúc đó đang giữ chức Giám đốc tổ chức Nghị hội Người Do Thái Thế giới. Sau khi con trai của Marcus chết vì bệnh polio (bệnh bại liệt trẻ em), Einstein viết một lá thư đề ngày 12 tháng 2/1950 để an ủi bạn.

Thư Einstein viết, dịch như sau:

“Bạn Marcus thân:

Một người là một phần của cái toàn thể, mà chúng ta gọi là “Vũ Trụ,” một phần bị hạn chế trong thời gian và không gian. Người đó kinh nghiệm chính anh ta, kinh nghiệm thấy các suy nghĩ và cảm thọ của anh như cái gì tách biệt với phần còn lại – một kiểu như là ảo giác quang học của ý thức anh ta. Nỗ lực tự giải thoát ra khỏi ảo giác này là một vấn đề của tôn giáo chân chính…” (A human being is a part of the whole, called by us "Universe", a part limited in time and space. He experiences himself, his thoughts and feelings as something separated from the rest — a kind of optical delusion of his consciousness. The striving to free oneself from this delusion is the one issue of true religion.) (link: http://www.lettersofnote.com/2011/11/delusion.html)

Nghĩa là, theo Einstein, khi có ai thấy họ tách biệt với phần còn lại của thế giới, đó chính là “ảo giác quang học của ý thức”… Nghĩa là, chính ý thức tạo ra ảo giác. Như thế, thoát ra khỏi ảo giác chính là yêu cầu của tôn giáo chân thực. Nghe như âm vang của Kinh Kim Cương rằng các pháp như mộng, huyễn, bào, ảnh…

Đoạn văn của Einstein cho thấy có thể hiểu như các pháp là Không, vì ảo giác quang học của ý thức có vẻ như nói về một gương tâm rỗng rang mà người nhìn dễ bị khúc xạ? Và cũng là biến hiện của thức?

Tới đây, chúng ta có thể khảo sát về ý thức…

Trên báo Geekwire ngày 3 tháng 11/2017, có bài viết nhan đề “Where does consciousness come from? Brain scientist closes in on the claustrum” (Ý thức tới từ đâu? Nhà khoa học não bộ ngó gần tới claustrum). (https://www.geekwire.com/2017/consciousness-come-brain-scientist-closes-claustrum/)

Chữ claustrum là danh từ y khoa, tiếng Việt là “nhân trước tường”… là một mảnh dây thần kinh mỏng, nằm giữa não bộ.

Bản tin phức tạp này nói về nhà khoa học thần kinh Christof Koch, người nhiều thập niên khảo sát về trú xứ của ý thức, và rồi dò tìm não bộ loài chuột, và rồi tới gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tiến sĩ Koch là Viện trưởng và là Trưởng nhóm nghiên cứu chính ở viện Allen Institute for Brain Science, bản doanh ở Seattle. Koch và nhà khoa học quá cố Francis Crick, một người đã cùng khám phá ra cấu trúc vòng đôi xoắn (helix) của DNA, chú ý về claustrum từ hơn một thập niên trước.

Koch nói hôm 27/10/2017 tại hội nghị World Conference of Science Journalists ở San Francisco rằng chính mảnh claustrum nối kết vỏ ngoài chất xám để tạo ra ý thức, và claustrum giữ chức năng như người nhạc trưởng trong dàn hòa tấu ý thức.

Christof Koch nói rằng trong các nghiên cứu của viện AIBS, gắn các máy camera và kính hiển vi rất nhỏ trực tiếp vào não bộ các con chuột đã đổi nhiễm sắc thể, theo dõi xem cách nào mà khu vực claustrum và mạng lưới não bộ bật sáng lên trong khi chuột hoạt động. Koch chiếu một băng hình video cho thấy não bộ chuột bật sáng theo các hoạt động.

Koch nói rằng dây thần kinh não bộ chuột bật sáng theo các chuyển động khác nhau.

Có nghĩa là, chuột có ý thức? Koch đáp là có. Và rồi, Koch tự gọi ông là một người “panpsychist,” có thể dịch là chủ-nghĩa-tâm-thức-phổ-quát, ngờ vực rằng ý thức trải rộng theo nhiều mức độ, chứ không có cách biệt minh bạch giữa người và các loài vật khác.

Theo Koch, dị biệt giữa chuột và người y hệt như sự dị biệt giữa máy video hiệu Atari 2600 thời thập niên 1970s, và một điện thoại iPhone bây giờ. Cả hai máy đều có chức năng tính toán, nhưng máy Atari 2600 không thể nói gì với bạn. Trong khi nhu liệu Siri của iPhone có thể làm như thế.

Koch nói, các nhà thí nghiệm đang tìm cách bật mở và tắt claustrum nơi loài chuột để xem những gì xảy ra.

Koch ghi nhận một trường hợp khi vô ý kích hoạt nơi claustrum của một bệnh nhân bệnh epilepsy (hỗn loạn não bộ) làm bệnh nhân này rơi vào hệt như tê liệt. Khi điện cực tắt, bệnh nhân không nhớ gì thời gian vừa xảy ra.

Nếu ý thức có thể bật nút tắt và mở, nghĩa là y hệt như một máy điện toán?

Koch trong nhiều năm qua đã tìm tới Đức Đạt Lai Lạt Ma để xin hỗ trợ cho cuộc nghiên cứu.

Koch nói, “Nếu bạn làm được cái mà Phật tử gọi là kinh nghiệm thuần túy, tức là cái biết trần trụi (pure experience or naked awareness), tức là cái kinh nghiệm mà không có nội dung (content-less experience), bạn chỉ ý thức thôi. Người ngồi thiền ý thức mà không có nội dung cụ thể nào trong ý thức.”

Chỗ này nên ghi chú rằng, không phải Thiền phái nào của nhà Phật cũng “giữ cái biết trần trụi” hay “cái biết không nội dung,” vì trên nguyên tắc, biết phải là “biết gì.” Thí dụ, phổ biến trong niệm thân là pháp niệm hơi thở, có nội dung trong đối tượng của ý thức, tức là biết hơi thở dài hay ngắn, và vân vân.

Trong nhà Phật, các pháp Thiền Tây Tạng và Thiền Tông là tập trung đi dần tới chỗ nhận ra bản tâm, được gọi là Tánh Không của ý thức, tức là “cái biết trần trụi,” nơi tất cả các đối tượng ý thức hiện lên. Đối với nhà Phật, bản tâm ví như gương sáng rỗng lặng, không hề có nghĩa gì tương tự như cái claustrum mà Koch nghiên cứu.

Đức Phật cũng dạy trong Kinh Trung Bộ về cách hướng ý thức từ nội dung nhiều (như ngôi làng, rừng...) tới nội dung ít hơn, và rồi tới không nội dung, tức là an trú Không.

Koch kể về một dị biệt với Đức Đạt Lai Lạt Ma, rằng tại một buổi họp trong đó lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng hỏi nhà khoa học này rằng ngành khoa học não bộ có thể củng cố khái niệm tái sinh hay không (whether neuroscience could lend support to the concept of reincarnation). Koch đáp, “Hễ không có não bộ, là không có tâm.” (‘No brain, never mind.)

Koch nói, phải có phần vật lý rồi ý thức mới vận hành được, nó có thể là cái gì kỳ lạ, thí dụ như vi hạt (quarks: vi hạt lượng tử), nó có thể tự nó chuyển động vi hạt trong không gian hay gì đó, nhưng phải có một cơ chế vận chuyển.

Phóng viên hỏi Koch, vậy rồi ngài Đạt Lai Lạt Ma phản ứng ra sao?

Koch nói, Ngài chỉ mỉm cười thôi.

Trong một bài báo trên Lion’s Roar ngày 8 tháng 1/2017, có nhan đề rất đáng chú ý: “Leading neuroscientists and Buddhists agree: “Consciousness is everywhere”… Nghĩa là, “Các nhà khoa học thần kinh và các Phật tử đồng ý: Ý thức có mặt khắp nơi.” (https://www.lionsroar.com/christof-koch-unites-buddhist-neuroscience-universal-nature-mind/)

Có nghĩa là, nói gần như y hệt với câu, “vạn pháp duy thức,” tất cả các pháp là thức biến hiện.

Các lý thuyết mới trong ngành khoa học não bộ nói rằng ý thức là phẩm tính ẩn tàng trong tất cả, y hệt như trọng lực (New theories in neuroscience suggest consciousness is an intrinsic property of everything, just like gravity).

GS Koch nói, trọng tâm của ý thức là cảm thọ cái gì đấy, vậy thì “làm sao một mảnh vật chất, như não bộ của tôi, có thể cảm thọ bất kỳ thứ gì?”

Năm 2013, Koch đã tới một tu viện ở Ấn Độ, dự hội nghị, thảo luận câu hỏi đó với một nhóm nhà sư: Koch và Đức Đạt Lai Lạt Ma tranh luận về khoa học não bộ và tâm trong suốt một ngày.

Họ có những cách tiếp cận khác nhau. Koch đưa ra các thuyết khoa học đương đại về đề tài, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra các giáo lý Phật giáo. Nhưng tới tận cùng cuộc thảo luận, hai người đồng ý trên tất cả các điểm.

Koch nói rằng trong nghiên cứu về ý thức, Koch hợp tác với nhà nghiên cứu có tên Giulio Tononi. Chính Tononi là cha đẻ lý thuyết phổ biến nhất về ý thức, gọi là Integrated Information Theory (IIT), có thể dịch là Thuyết Thông Tin Tích Hợp, viết tắt IIT.

Thuyết này đo lường ý thức theo số đo gọi là phi. Số đo này hiểu là “số lượng ý thức.”

Tononi đã đo số lượng phi trong một não bộ người. Y hệt như rung chuông, khoa học gia gửi một tín hiệu từ trường vào một não người, quan sát độ rung xuyên qua các dây thần kinh neurons, tới và lui, bên này và bên kia, Hễ độ rung chuyển dài hơn và rõ hơn, nghĩa là lượng ý thức nhiều hơn. Dùng thí nghiệm này, Koch và Tononi có thể nhận ra một bệnh nhân đang tỉnh, hay buồn ngủ, hay đã ngấm thuốc mê.

Nhu cầu thực dụng của thí nghiệm ý thức là, các bác sĩ có thể đo phi để biết là một người trong trạng thái thực vật thực sự đã chết hay chưa, và biết mức dộ ý thức một người bệnh lãng trí có, cũng như biết khi nào một bào thai khởi sự có ý thức, biết mức độ loài thú nhận biết, thậm chí biết một máy điện toán có thể cảm thọ hay không.

Thuyết này nói rằng, bất kỳ một vật gì có lượng phi lớn hơn zero là đều có ý thức. Như thế, nghĩa là thú vật, cây cỏ, tế bào, vi trùng và có thể cả các vi hạt protons cũng là một hữu thể ý thức.

Trong một bài đúc kết nghiên cứu hàn lâm, Koch và Tononi viết rằng lý thuyết của họ “xem ý thức như phẩm tính căn bản, nội tại của thực tại.” (make the profound statement that their theory “treats consciousness as an intrinsic, fundamental property of reality.”)

Câu này, có nghĩa là “vạn pháp duy thức.”

Bài báo nhắc rằng ngài Dogen (Thiền sư sáng tổ Tào Động Tông Nhật Bản) viết trong cuốn Shobogenzo rằng, “Tất cả đều là chúng sinh.” Cỏ, cây, mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao đều là tâm. (Dogen, the founder of Soto Zen Buddhism, went so far as to say, “All is sentient being.” Grass, trees, land, sun, moon and stars are all mind, wrote Dogen.)

Koch nói rằng các nghiên cứu của ông đã đồng ý với các giáo lý Phật giáo về vô ngã, vô thường, về không có một thượng đế sáng tạo nào.

Tại tu viện Drepung Monastery, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với Koch rằng Đức Phật dạy rằng chúng sinh ở khắp nơi, tùy mức độ khác nhau, và chúng ta ở cõi người nên từ bi với tất cả hữu tình bất kỳ cõi nào. Koch nói rằng tới lúc đó ông mới thấy sức mạnh nghiêm túc của các nghiên cứu khoa học về ý thức, “Và rồi khi tôi thấy côn trùng sâu kiến trong nhà, tôi không giết chúng nữa.”

Thực sự, ngành học về ý thức vẫn chỉ mới đi những bước đầu, tuy đã có ứng dụng nhiều cho y khoa.

Tới đây, chúng ta có thể nhớ lại lời của Einstein về ảo giác quang học của ý thức ghi trong lá thư nêu trên. Phải chăng Einstein cũng đồng ý rằng thế giới này hiện ra như ảnh hiện ảo giác quang học của ý thức, và thực sự tất cả là vô ngã?

Lá thư chia buồn của Einstein hiển nhiên đã chỉ vào các giáo lý cốt tủy của nhà Phật vậy. Có thể đoán rằng đã có (hoặc sẽ có) nhiều Phật tử hoan hỷ mượn thư này để chia buồn khi thấy bạn bè gặp tang sự.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.122.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...