Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Vài đề nghị về thứ tự đọc Vô Môn Quan

Akizuki Ryômin

無門関体系

 

Bốn Mươi Tám Tắc trong Vô Môn Quan đã được giáo sư Akizuki Ryômin sắp xếp bằng một lối khác, theo ông, giúp người đọc dễ lĩnh hội hơn, với thứ tự như sau (trong ngoặc là thứ tự của nguyên tác VMQ):

1) Người đẹp lìa hồn (35- Thanh nữ ly hồn).

2) Mặt mũi chính mình (23- Bất tư thiện ác)

3) Con chó của Triệu Châu (1- Triệu Châu cẩu tử).

4) Đình tiền bách thụ (37- Cây bách trước sân).

5) Hương Nghiêm leo cây (5- Hương Nghiêm thượng thụ).

6) Gậy trúc của Thủ Sơn (43- Thủ Sơn trúc bề).

7) Người leo đầu sào (46- Can đầu tiến bộ).

8) Hề Trọng chế xe (8- Hề Trọng tạo xa).

9) Lão Hồ không râu (4- Hồ tử vô tu).

10) Câu Chi giơ ngón tay (3- Câu Chi thụ chỉ).

11) Phật chìa nhánh hoa (6- Thế Tôn niêm hoa).

12) Triệu Châu rửa bát (7- Triệu Châu tẩy bát).

13) Kẻ ngoại đạo hỏi Phật (32- Ngoại đạo vấn Phật).

14) Ba cân tơ của Động Sơn (18- Động Sơn tam cân).

15) Quốc Sư gọi ba lần ( 17- Quốc Sư tam hoán).

16) Nghe chuông mặc áo bảy màu (16- Chung thanh thất điều).

17) Sư Thanh Thoát nghèo khó (10- Thanh Thoát cô bần).

18) Phật Đại Thông Trí Thắng (9- Đại Thông Trí Thắng).

19) Thụy Nham đóng trò (12- Nham Hoán chủ nhân).

20) Nam Tuyền chém mèo (14- Nam Tuyền trảm miêu).

21) Đá ngã tịnh bình (40- Địch đão tịnh bình).

22) Một đường của Càn Phong (48- Càn Phong nhất lộ)

23) Xa mến thầy Đàm (28- Cữu hướng Long Đàm).

24) Tâm bình thường là đạo (19- Bình thường thị đạo).

25) Hai tăng cuốn rèm (26- Nhị tăng quyển liêm).

26) Triệu Châu thử sức am chủ (11- Châu khám am chủ).

27) Giữa đường gặp người đạt đạo (36- Lộ phùng đạt đạo).

28) Người đó là ai? (45- Tha thị a thùy)

29) Ba ải của Đâu Suất (47- Đâu Suất tam quan).

30) Đại lực sĩ (20- Đại lực lượng nhân).

31) Không phải gió không phải phướn (29- Phi phong phi phan).

32) Cây trượng của Ba Tiêu (44- Ba Tiêu trụ trượng).

33) Ngưỡng Sơn thuyết pháp tam tòa (25- Tam tòa thuyết pháp).

34) Dẹp bỏ ngôn ngữ (24- Ly khước ngữ ngôn).

35) Vân Môn nói hớ (39- Vân Môn thoại đọa).

36) Đạt Ma làm yên lòng (41- Đạt Ma an tâm).

37) Tâm ấy là Phật (30- Tức tâm tức Phật).

38) Chẳng tâm chẳng Phật (33- Phi tâm phi Phật).

39) Trí không là đạo (34- Trí bất thị đạo).

40) Không phải tâm chẳng phải Phật (27- Bất thị tâm Phật).

41) Chồn hoang của Bách Trượng (2- Bách Trượng dã hồ).

42) Đuôi trâu không lọt song cửa (38-Ngưu quá song linh).

43) Cô gái xuất thiền định (42- Nữ nhân xuất định).

44) Que cứt của Vân Môn (21- Vân Môn thỉ quyết).

45) Ba hèo đòn của Động Sơn (15- Động Sơn tam đốn).

46) Đức Sơn bưng bát (13- Đức Sơn bưng bát).

47) Trụ cờ của Ca Diếp (22- Ca Diếp sát can).

48) Triệu Châu dò ý lão bà (31- Triệu Châu khám bà).

Ngoài ra, như Ryômin vẫn thường nhắc đến qua lời bình luận trong các tắc, ông tham thiền theo đường lối của Thiền Sư Hakuin Eikaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc), một danh tăng Nhật Bản sống từ cuối thế kỷ 17 sang đến giữa thế kỷ 18. Thiền sư Hakuin là một con người đầy khí phách, có công trung hưng dòng thiền Lâm Tế và là một họa gia có tiếng, lại trứ tác nhiều kinh sách. Hệ thống bài bản dạy học trò của trường phái Hakuin chia các công án thiền ra làm 8 loại: pháp thân, cơ quan, ngôn thuyên, nan thấu, hướng thượng, ngũ vị, vô tướng tâm địa giới (thập chủng cấm giới), mạt hậu lao quan. Ryômin đã giải thích bằng cách trưng những công án tiêu biểu của 5 loại chính trong đó.  

I-Pháp thân (Dharma-kâya):

Nếu “sắc thân” là nhục thể thì “pháp thân” là cái đối lập với nó. Khi Thích Ca viên tịch, các đệ tử rất xúc động và sau đó họ đi đến kết luận rằng tuy sắc thân ngài bị hũy diệt nhưng pháp thân (không phải linh hồn) hãy trường tồn vì nó bất sinh bất diệt. Không riêng Thích Tôn, mỗi người trong chúng ta đều có pháp thân tức bản lai tự kỷ của mình. Đó cũng là Phật tính nơi mỗi người. Tu học công án liên hệ đến pháp thân giúp cho ta tự giác về bản lai tự kỷ hay pháp thân vậy. Công án tiêu biểu cho loại này là Tắc 1 Triệu Châu cẩu tử (đặt vấn đề kiến tính hay tự mình triệt kiến Phật tính của mình). Cùng loại có công án Chích thủ âm thanh (Tiếng vỗ của một bàn tay, do Bạch Ẩn sáng tác, trong đó ông hỏi nếu vỗ tay với một bàn tay sẽ sinh ra tiếng như thế nào), Tắc 26 Bất tư thiện ác (Truyện Lục Tổ dạy bảo Minh Thượng Tọa), Tắc 37 Đình tiền bách thụ (Triệu Châu và cây bách trước sân) cũng như công án Vân Môn Tu Di (Tắc 4 trong Cát Đằng Tập) với nội dung như sau: Nhân có tăng hỏi : Lúc không có một niệm nào dậy lên thì lầm lỗi có thể sinh ra chăng, Vân Môn đã trả lời: Tu Di Sơn!

II-Cơ quan[1] (Dynamism):

Cơ quan hàm nghĩa máy động (working).

Không nên bám chặt vào kiến tính đã đạt được mà đem sự giác ngộ về bình đẳng đó vào trong cuộc sống thường nhật đầy những sự phân biệt và hành động một cách tự do, nhưng trong tận đánh lòng mình vẫn tu hành. Nói cách khác là “sự tu hành sau khi đã giác ngộ” (ngộ hậu tu hành). Không phải chỉ ngồi tĩnh tọa tham thiền mà tạo ra công phu làm sao để trong cuộc sống hàng ngày, không bị vướng víu vào những điều thuận nghịch mâu thuẫn, hợp nhất được cái tự kỷ đã giác ngộ với vạn pháp (những gì ở chung quanh mình). Cho dù đã kiến tính, đại tử nhất ban, tuyệt hậu tô tức, ta vẫn có thể rơi lại vào trong lý niệm bình đẳng một cách dễ dàng, bị chính cái ngộ làm vướng bận, làm cho không tìm ra được tự do trong hành động cụ thể khi đứng giữa những phân biệt thường gặp trong cuộc sống.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có câu ý nói: “Tuy phần “lý” có thể hiểu ra tức khắc (đốn ngộ), thế rồi nhân chứng ngộ được mà giải tiêu hết tất cả, nhưng phần “sự” thì không thể trừ khử ngay, phải giải quyết từ từ cho đến hết”. Để có thể thu nhận bằng kinh nghiệm bản thân (thể đắc) cái máy động của tự kỷ đã hòa đồng cả trong vô thức với một vũ trụ đầy những biến hóa và sống động, không gì hơn là tu học những công án với chủ đề “cơ quan”. Đây là những công án có tính “tổ sư thiền” nhất. Có thể đơn cử Tắc 14 Nam Tuyền trảm miêu, Tắc 40 Địch đảo tịnh bình hay công án Thủy thượng hành hoạt (Tắc 49 của Cát Đằng Tập). Theo tắc này, nhân có tăng hỏi Hòa thượng Vân Môn rằng khi chư Phật đã được giải thoát khỏi vòng sinh tử thì tâm cảnh các ngài như thế nào thì Vô Môn trả lời: Núi Đông Sơn đi trên mặt nước!

III-Ngôn thuyên (Verbal expression):

Thuyên tức là thuyết giảng rành mạch đạo lý nên ngôn thuyên có nghĩa “dùng ngôn ngữ để giảng giải tôn chỉ”. Nói khác đi, đó là ba chữ “lập văn tự” trong cụm từ “bất lập văn tự”. Có hai lối giải thích tại sao phải sử dụng cách thức này:

Một là vì chẳng đặng đừng. Khi đến chỗ không thể biểu hiện bằng ngôn ngữ, có khi bắt buộc phải dùng ngôn ngữ để biểu hiện. Về một tâm cảnh không thể thuyết minh, cũng phải làm đủ cách để cho người khác hiểu. Đó là cái máy động phát xuất từ cái tâm đại từ bi của thiền gia. Kinh Lăng Già đòi hỏi người đi tu phải vừa tôn thông (thông hiểu về tôn chỉ) vừa thuyết thông (biết cách trình bày, dạy dỗ). Thuyết thông là ngôn thuyên nằm trong nghĩa thứ nhất.

Hai là các công án có tính ngôn thuyên sẽ trang bị cho người tu dưỡng cái khả năng khám phá ra những cạm bẫy của ngôn ngữ cũng như giúp họ làm quen và sau đó hiểu được ràng mạch những lối diễn tả phức tạp, rối rắm nhất. Lý do là một khi đã mang tiếng thiền gia, ta không thể để cho người khác dùng ngôn từ để xoay ngang xoay dọc mình theo ý họ. Xưa nay, các thiền gia ưu tú đều sử dụng ngôn ngữ một cách tự do tự tại. Ví dụ trường hợp Hòa thượng Triệu Châu, người được ca tụng là “khẩu thần bì thượng phóng quang”. Cũng vậy, Hòa thượng Vân Môn nổi tiếng vì “ngôn cú vi diệu”. Do đó, nếu để dẫn chứng các công án loại này, nhất định phải dùng những công án mà hai vị nói trên là tác giả như Tắc 11 Châu khám am chủ, Tắc 21 Vân Môn thỉ quyết. Ngoài ra có thể đưa thêm Tắc 36 Lộ phùng đạt đạo của Hòa thượng Pháp Diễn nữa.

IV- Nan thấu (Those difficult to pass through):

Nan thấu có nghĩa là khó lọt. Nó có hai ý: một là không hiểu được thấu suốt (kiến địa), hai là không đạt tới tâm cảnh (cảnh địa). Tuy nhiên theo Ryômin, chắc phải hiểu theo ý thứ hai bởi vì công án khó hay không không phải ở chính công án (Pháp) nhưng ở nơi con người (Cơ). Rõ ràng là một công án có thể khó (nan thấu) với tôi nhưng lại dễ (dung dị) đối với anh. Dù sao, khách quan mà nói, cũng có một số công án gây khó khăn cùng lúc cho rất nhiều người và ấy mới chính là một công án thực sự nan thấu.

Trong loạt bài bản dạy tham thiền, Thiền sư Bạch Ẩn chú trọng đến việc đặt ra những công án thuộc hai loại ngôn thuyên và nan thấu. Đó là một đặc sắc trong hình thức giáo dục bằng công án của ông. Theo ông, người tu thiền sau khi đã một lần kiến tính và rõ được diệu đạo biết phân biệt của Phật và Tổ, còn phải có máy động hoàn tất cái cơ duyên cứu độ chúng sinh (vị nhân độ sinh) nữa. Do đó ông phải lập nhất cơ, thiết nhất cảnh (thiết lập ra cơ và cảnh), tạo ra những tắc nan thấu, giúp người tu thiền luồn lách bụi bờ để thấu suốt được vấn đề. (Cơ là máy động có tính chủ quan, cảnh là máy động có tính khách quan. Ví dụ khi Thế Tôn đưa ra cành hoa là thiết nhất cảnh, Ca Diếp mĩm cười là lập nhất cơ). Đó là cơ hội để người tu thiền xóa hết những phiền não vọng tưởng còn sót lại (còn gọi là “dư tập”).

Những chỗ gọi là nan thấu, một khi đã vào thì khó vượt qua. Nó giống như cánh rừng gai góc để đi lên trời, khi đã vướng vào đó thì tiến thoái đều không được. Nếu không phải là người cứng cáp (thiết hán) biết xả thân để vượt lên thì khó lòng thấu suốt một cách cặn kẽ. Nhiều người dày công tu tập (cửu tham thượng sĩ), tới đây cũng phải ngã mũ chào, quyết tâm tham thiền trở lại từ đầu. Bằng chứng nơi người xưa cho thấy có khi đã ngộ rồi, ta còn phải ngộ nữa, tu luyện rồi còn phải tu luyện nữa, sao cho sự chứng ngộ của mình nhất trí với ngôn ngữ và hành động mỗi ngày (nhật thường ngôn hành) mới được. Để có một tâm cảnh tự do tự tại đó, cần phải qua một quá trình đầy nỗ lực. Giống như trường hợp Hòa thượng Đại Huệ đã “đại ngộ mười tám lần, còn tiểu ngộ thì đếm không xiết”.

Xin dẫn ra 3 công án có tính nan thấu. Trước tiên là 2 tắc có trong Vô Môn Quan: Tắc 35 Thanh (Thiến) nữ ly hồn và Tắc 38 Ngưu quá song linh. Ngoài ra, phải kể thêm Tắc 54 trong Cát Đằng Tập nhan đề Bà tử thiêu am (Bà lão đốt am) với nội dung như sau:

Xưa kia có một bà lão cúng dường, nuôi nấng một am chủ (nam tăng) trong vòng 20 năm. Thường xuyên bà vẫn cho một cô gái tuổi chừng đôi tám đem cơm nước tới, phục dịch thầy ta. Một hôm thấy cơ duyên đã chín muồi, bà mới giải thích sự tình cho cô bé và nhờ cô ta thử ôm lấy am chủ rồi đặt câu hỏi: “Lúc này thầy cảm thấy thế nào?”. Nghe hỏi, am chủ mới trả lời: “Như cây khô dựa vào ghềnh đá lạnh mà thôi. Tâm cảnh của tôi lạnh lùng băng giá như ba tháng mùa đông, không còn cảm thấy hơi ấm con người nữa!” Khi cô gái trẻ về thuật lại câu nói, bà lão bỗng bừng bừng nổi giận, mắng: “Thật khổ công ta nuôi nấng suốt 20 năm trời, rốt cuộc để thấy hắn chỉ là một kẻ phàm phu!”. Xong, bèn đuổi tăng đi, còn đốt rụi cả am.

V-Hướng thượng (Non attachment):

Không nên hiểu từ “hướng thượng” này như “hướng về bên trên” mà phải hiểu theo ngôn ngữ Nhật thông tục như “bên trên đó”, “phía trước đó”. Nói rõ ra là “bên trên của Phật” (Phật hướng thượng), nghĩa là thái độ vứt bỏ được chấp trước vào sự giác ngộ, vốn giống như một sợi dây xích bằng vàng (kim tỏa) ràng buộc. Người tu hành sau khi đã “kiến Phật, kiến Pháp vẫn thường mắc vào đó. Họ bị say sưa với tâm cảnh đẹp đẻ của sự giác ngộ nên nơi họ, vẫn còn dậy lên mùi hôi hám của ngộ (ngộ xú) thấy trong “đại ngã thiền”, một hình thức của thiền kiểu chồn hoang (dã hồ thiền). Loại công án “hướng thượng” này giúp người tu học gạt bỏ được cái “ngộ xú” đó. Nếu quán triệt được những công án “hướng thượng”, ta sẽ biết sống với cái tâm bình thường và thể đắc được tự do. Dĩ nhiên chữ tự do này hiểu theo nghĩa của các thiền gia đời Đường (đã xuất hiện trong văn Hàn Dũ và tụng của Vô Môn) chứ không phải trong nghĩa hiện đại.

Xin đơn cử vài công án thuộc loại “hướng thượng” trong và ngoài Vô Môn Quan như sau: Tắc 13 Đức Sơn thác bát (nói về phong cách “hồi phương trượng” cao thượng của Đức Sơn), Tắc 27 trong Bích Nham Lục nhan đề Mộ vân chi tụng và Tắc 259 trong Cát Đằng Tập, Bạch Vân vị tại. Mộ vân chi tụng ca ngợi vẻ đẹp trùng điệp của núi xanh khi mây trắng buổi chiều chưa bay về bao phủ, còn Bạch Vân vị tại thuật lại cuộc đàm đạo của Hòa thượng Bạch Vân Thủ Đoan với học trò là Ngũ Tổ Pháp Diễn, trong đó tuy Bạch Vân ca ngợi các khách tăng từ Lư Sơn đến thăm chùa đều là những người ngộ đạo, thuyết pháp giỏi, rành rẽ về các công án, thông hiểu mọi điều, nhưng theo ông, vẫn có gì “hãy còn chưa đầy đủ” (vị tại) nơi họ. 

Trên đây là lời Ryômin trình bày về bốn loại công án chính. Ông xin phép lược bỏ phần nói về 3 loại: Ngũ vị, Vô tướng vô địa giới (Thập trọng cấm giới) và Mạt hậu lao quan, chắc kém quan trọng hơn về mặt triết học.

 

Biên dịch xong tại Tôkyô ngày 24 tháng 2 năm 2009.

Nguyễn Nam Trân


 


[1] Từ Hán Nhật này hơi xa lạ với người Việt. Xin đừng hiểu theo nghĩa hiện đại (công sở, tổ chức… chẳng hạn) mà phải hiểu theo nghĩa xưa (máy, bẫy). Ở đây hàm ý những phản ứng đối với kích thích ngoại giới. Có thể dùng từ “Hoạt năng” chăng?

 

 

 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Vài đề nghị về thứ tự đọc Vô Môn Quan

Akizuki Ryômin

無門関体系

 

Bốn Mươi Tám Tắc trong Vô Môn Quan đã được giáo sư Akizuki Ryômin sắp xếp bằng một lối khác, theo ông, giúp người đọc dễ lĩnh hội hơn, với thứ tự như sau (trong ngoặc là thứ tự của nguyên tác VMQ):

1) Người đẹp lìa hồn (35- Thanh nữ ly hồn).

2) Mặt mũi chính mình (23- Bất tư thiện ác)

3) Con chó của Triệu Châu (1- Triệu Châu cẩu tử).

4) Đình tiền bách thụ (37- Cây bách trước sân).

5) Hương Nghiêm leo cây (5- Hương Nghiêm thượng thụ).

6) Gậy trúc của Thủ Sơn (43- Thủ Sơn trúc bề).

7) Người leo đầu sào (46- Can đầu tiến bộ).

8) Hề Trọng chế xe (8- Hề Trọng tạo xa).

9) Lão Hồ không râu (4- Hồ tử vô tu).

10) Câu Chi giơ ngón tay (3- Câu Chi thụ chỉ).

11) Phật chìa nhánh hoa (6- Thế Tôn niêm hoa).

12) Triệu Châu rửa bát (7- Triệu Châu tẩy bát).

13) Kẻ ngoại đạo hỏi Phật (32- Ngoại đạo vấn Phật).

14) Ba cân tơ của Động Sơn (18- Động Sơn tam cân).

15) Quốc Sư gọi ba lần ( 17- Quốc Sư tam hoán).

16) Nghe chuông mặc áo bảy màu (16- Chung thanh thất điều).

17) Sư Thanh Thoát nghèo khó (10- Thanh Thoát cô bần).

18) Phật Đại Thông Trí Thắng (9- Đại Thông Trí Thắng).

19) Thụy Nham đóng trò (12- Nham Hoán chủ nhân).

20) Nam Tuyền chém mèo (14- Nam Tuyền trảm miêu).

21) Đá ngã tịnh bình (40- Địch đão tịnh bình).

22) Một đường của Càn Phong (48- Càn Phong nhất lộ)

23) Xa mến thầy Đàm (28- Cữu hướng Long Đàm).

24) Tâm bình thường là đạo (19- Bình thường thị đạo).

25) Hai tăng cuốn rèm (26- Nhị tăng quyển liêm).

26) Triệu Châu thử sức am chủ (11- Châu khám am chủ).

27) Giữa đường gặp người đạt đạo (36- Lộ phùng đạt đạo).

28) Người đó là ai? (45- Tha thị a thùy)

29) Ba ải của Đâu Suất (47- Đâu Suất tam quan).

30) Đại lực sĩ (20- Đại lực lượng nhân).

31) Không phải gió không phải phướn (29- Phi phong phi phan).

32) Cây trượng của Ba Tiêu (44- Ba Tiêu trụ trượng).

33) Ngưỡng Sơn thuyết pháp tam tòa (25- Tam tòa thuyết pháp).

34) Dẹp bỏ ngôn ngữ (24- Ly khước ngữ ngôn).

35) Vân Môn nói hớ (39- Vân Môn thoại đọa).

36) Đạt Ma làm yên lòng (41- Đạt Ma an tâm).

37) Tâm ấy là Phật (30- Tức tâm tức Phật).

38) Chẳng tâm chẳng Phật (33- Phi tâm phi Phật).

39) Trí không là đạo (34- Trí bất thị đạo).

40) Không phải tâm chẳng phải Phật (27- Bất thị tâm Phật).

41) Chồn hoang của Bách Trượng (2- Bách Trượng dã hồ).

42) Đuôi trâu không lọt song cửa (38-Ngưu quá song linh).

43) Cô gái xuất thiền định (42- Nữ nhân xuất định).

44) Que cứt của Vân Môn (21- Vân Môn thỉ quyết).

45) Ba hèo đòn của Động Sơn (15- Động Sơn tam đốn).

46) Đức Sơn bưng bát (13- Đức Sơn bưng bát).

47) Trụ cờ của Ca Diếp (22- Ca Diếp sát can).

48) Triệu Châu dò ý lão bà (31- Triệu Châu khám bà).

Ngoài ra, như Ryômin vẫn thường nhắc đến qua lời bình luận trong các tắc, ông tham thiền theo đường lối của Thiền Sư Hakuin Eikaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc), một danh tăng Nhật Bản sống từ cuối thế kỷ 17 sang đến giữa thế kỷ 18. Thiền sư Hakuin là một con người đầy khí phách, có công trung hưng dòng thiền Lâm Tế và là một họa gia có tiếng, lại trứ tác nhiều kinh sách. Hệ thống bài bản dạy học trò của trường phái Hakuin chia các công án thiền ra làm 8 loại: pháp thân, cơ quan, ngôn thuyên, nan thấu, hướng thượng, ngũ vị, vô tướng tâm địa giới (thập chủng cấm giới), mạt hậu lao quan. Ryômin đã giải thích bằng cách trưng những công án tiêu biểu của 5 loại chính trong đó.  

I-Pháp thân (Dharma-kâya):

Nếu “sắc thân” là nhục thể thì “pháp thân” là cái đối lập với nó. Khi Thích Ca viên tịch, các đệ tử rất xúc động và sau đó họ đi đến kết luận rằng tuy sắc thân ngài bị hũy diệt nhưng pháp thân (không phải linh hồn) hãy trường tồn vì nó bất sinh bất diệt. Không riêng Thích Tôn, mỗi người trong chúng ta đều có pháp thân tức bản lai tự kỷ của mình. Đó cũng là Phật tính nơi mỗi người. Tu học công án liên hệ đến pháp thân giúp cho ta tự giác về bản lai tự kỷ hay pháp thân vậy. Công án tiêu biểu cho loại này là Tắc 1 Triệu Châu cẩu tử (đặt vấn đề kiến tính hay tự mình triệt kiến Phật tính của mình). Cùng loại có công án Chích thủ âm thanh (Tiếng vỗ của một bàn tay, do Bạch Ẩn sáng tác, trong đó ông hỏi nếu vỗ tay với một bàn tay sẽ sinh ra tiếng như thế nào), Tắc 26 Bất tư thiện ác (Truyện Lục Tổ dạy bảo Minh Thượng Tọa), Tắc 37 Đình tiền bách thụ (Triệu Châu và cây bách trước sân) cũng như công án Vân Môn Tu Di (Tắc 4 trong Cát Đằng Tập) với nội dung như sau: Nhân có tăng hỏi : Lúc không có một niệm nào dậy lên thì lầm lỗi có thể sinh ra chăng, Vân Môn đã trả lời: Tu Di Sơn!

II-Cơ quan[1] (Dynamism):

Cơ quan hàm nghĩa máy động (working).

Không nên bám chặt vào kiến tính đã đạt được mà đem sự giác ngộ về bình đẳng đó vào trong cuộc sống thường nhật đầy những sự phân biệt và hành động một cách tự do, nhưng trong tận đánh lòng mình vẫn tu hành. Nói cách khác là “sự tu hành sau khi đã giác ngộ” (ngộ hậu tu hành). Không phải chỉ ngồi tĩnh tọa tham thiền mà tạo ra công phu làm sao để trong cuộc sống hàng ngày, không bị vướng víu vào những điều thuận nghịch mâu thuẫn, hợp nhất được cái tự kỷ đã giác ngộ với vạn pháp (những gì ở chung quanh mình). Cho dù đã kiến tính, đại tử nhất ban, tuyệt hậu tô tức, ta vẫn có thể rơi lại vào trong lý niệm bình đẳng một cách dễ dàng, bị chính cái ngộ làm vướng bận, làm cho không tìm ra được tự do trong hành động cụ thể khi đứng giữa những phân biệt thường gặp trong cuộc sống.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có câu ý nói: “Tuy phần “lý” có thể hiểu ra tức khắc (đốn ngộ), thế rồi nhân chứng ngộ được mà giải tiêu hết tất cả, nhưng phần “sự” thì không thể trừ khử ngay, phải giải quyết từ từ cho đến hết”. Để có thể thu nhận bằng kinh nghiệm bản thân (thể đắc) cái máy động của tự kỷ đã hòa đồng cả trong vô thức với một vũ trụ đầy những biến hóa và sống động, không gì hơn là tu học những công án với chủ đề “cơ quan”. Đây là những công án có tính “tổ sư thiền” nhất. Có thể đơn cử Tắc 14 Nam Tuyền trảm miêu, Tắc 40 Địch đảo tịnh bình hay công án Thủy thượng hành hoạt (Tắc 49 của Cát Đằng Tập). Theo tắc này, nhân có tăng hỏi Hòa thượng Vân Môn rằng khi chư Phật đã được giải thoát khỏi vòng sinh tử thì tâm cảnh các ngài như thế nào thì Vô Môn trả lời: Núi Đông Sơn đi trên mặt nước!

III-Ngôn thuyên (Verbal expression):

Thuyên tức là thuyết giảng rành mạch đạo lý nên ngôn thuyên có nghĩa “dùng ngôn ngữ để giảng giải tôn chỉ”. Nói khác đi, đó là ba chữ “lập văn tự” trong cụm từ “bất lập văn tự”. Có hai lối giải thích tại sao phải sử dụng cách thức này:

Một là vì chẳng đặng đừng. Khi đến chỗ không thể biểu hiện bằng ngôn ngữ, có khi bắt buộc phải dùng ngôn ngữ để biểu hiện. Về một tâm cảnh không thể thuyết minh, cũng phải làm đủ cách để cho người khác hiểu. Đó là cái máy động phát xuất từ cái tâm đại từ bi của thiền gia. Kinh Lăng Già đòi hỏi người đi tu phải vừa tôn thông (thông hiểu về tôn chỉ) vừa thuyết thông (biết cách trình bày, dạy dỗ). Thuyết thông là ngôn thuyên nằm trong nghĩa thứ nhất.

Hai là các công án có tính ngôn thuyên sẽ trang bị cho người tu dưỡng cái khả năng khám phá ra những cạm bẫy của ngôn ngữ cũng như giúp họ làm quen và sau đó hiểu được ràng mạch những lối diễn tả phức tạp, rối rắm nhất. Lý do là một khi đã mang tiếng thiền gia, ta không thể để cho người khác dùng ngôn từ để xoay ngang xoay dọc mình theo ý họ. Xưa nay, các thiền gia ưu tú đều sử dụng ngôn ngữ một cách tự do tự tại. Ví dụ trường hợp Hòa thượng Triệu Châu, người được ca tụng là “khẩu thần bì thượng phóng quang”. Cũng vậy, Hòa thượng Vân Môn nổi tiếng vì “ngôn cú vi diệu”. Do đó, nếu để dẫn chứng các công án loại này, nhất định phải dùng những công án mà hai vị nói trên là tác giả như Tắc 11 Châu khám am chủ, Tắc 21 Vân Môn thỉ quyết. Ngoài ra có thể đưa thêm Tắc 36 Lộ phùng đạt đạo của Hòa thượng Pháp Diễn nữa.

IV- Nan thấu (Those difficult to pass through):

Nan thấu có nghĩa là khó lọt. Nó có hai ý: một là không hiểu được thấu suốt (kiến địa), hai là không đạt tới tâm cảnh (cảnh địa). Tuy nhiên theo Ryômin, chắc phải hiểu theo ý thứ hai bởi vì công án khó hay không không phải ở chính công án (Pháp) nhưng ở nơi con người (Cơ). Rõ ràng là một công án có thể khó (nan thấu) với tôi nhưng lại dễ (dung dị) đối với anh. Dù sao, khách quan mà nói, cũng có một số công án gây khó khăn cùng lúc cho rất nhiều người và ấy mới chính là một công án thực sự nan thấu.

Trong loạt bài bản dạy tham thiền, Thiền sư Bạch Ẩn chú trọng đến việc đặt ra những công án thuộc hai loại ngôn thuyên và nan thấu. Đó là một đặc sắc trong hình thức giáo dục bằng công án của ông. Theo ông, người tu thiền sau khi đã một lần kiến tính và rõ được diệu đạo biết phân biệt của Phật và Tổ, còn phải có máy động hoàn tất cái cơ duyên cứu độ chúng sinh (vị nhân độ sinh) nữa. Do đó ông phải lập nhất cơ, thiết nhất cảnh (thiết lập ra cơ và cảnh), tạo ra những tắc nan thấu, giúp người tu thiền luồn lách bụi bờ để thấu suốt được vấn đề. (Cơ là máy động có tính chủ quan, cảnh là máy động có tính khách quan. Ví dụ khi Thế Tôn đưa ra cành hoa là thiết nhất cảnh, Ca Diếp mĩm cười là lập nhất cơ). Đó là cơ hội để người tu thiền xóa hết những phiền não vọng tưởng còn sót lại (còn gọi là “dư tập”).

Những chỗ gọi là nan thấu, một khi đã vào thì khó vượt qua. Nó giống như cánh rừng gai góc để đi lên trời, khi đã vướng vào đó thì tiến thoái đều không được. Nếu không phải là người cứng cáp (thiết hán) biết xả thân để vượt lên thì khó lòng thấu suốt một cách cặn kẽ. Nhiều người dày công tu tập (cửu tham thượng sĩ), tới đây cũng phải ngã mũ chào, quyết tâm tham thiền trở lại từ đầu. Bằng chứng nơi người xưa cho thấy có khi đã ngộ rồi, ta còn phải ngộ nữa, tu luyện rồi còn phải tu luyện nữa, sao cho sự chứng ngộ của mình nhất trí với ngôn ngữ và hành động mỗi ngày (nhật thường ngôn hành) mới được. Để có một tâm cảnh tự do tự tại đó, cần phải qua một quá trình đầy nỗ lực. Giống như trường hợp Hòa thượng Đại Huệ đã “đại ngộ mười tám lần, còn tiểu ngộ thì đếm không xiết”.

Xin dẫn ra 3 công án có tính nan thấu. Trước tiên là 2 tắc có trong Vô Môn Quan: Tắc 35 Thanh (Thiến) nữ ly hồn và Tắc 38 Ngưu quá song linh. Ngoài ra, phải kể thêm Tắc 54 trong Cát Đằng Tập nhan đề Bà tử thiêu am (Bà lão đốt am) với nội dung như sau:

Xưa kia có một bà lão cúng dường, nuôi nấng một am chủ (nam tăng) trong vòng 20 năm. Thường xuyên bà vẫn cho một cô gái tuổi chừng đôi tám đem cơm nước tới, phục dịch thầy ta. Một hôm thấy cơ duyên đã chín muồi, bà mới giải thích sự tình cho cô bé và nhờ cô ta thử ôm lấy am chủ rồi đặt câu hỏi: “Lúc này thầy cảm thấy thế nào?”. Nghe hỏi, am chủ mới trả lời: “Như cây khô dựa vào ghềnh đá lạnh mà thôi. Tâm cảnh của tôi lạnh lùng băng giá như ba tháng mùa đông, không còn cảm thấy hơi ấm con người nữa!” Khi cô gái trẻ về thuật lại câu nói, bà lão bỗng bừng bừng nổi giận, mắng: “Thật khổ công ta nuôi nấng suốt 20 năm trời, rốt cuộc để thấy hắn chỉ là một kẻ phàm phu!”. Xong, bèn đuổi tăng đi, còn đốt rụi cả am.

V-Hướng thượng (Non attachment):

Không nên hiểu từ “hướng thượng” này như “hướng về bên trên” mà phải hiểu theo ngôn ngữ Nhật thông tục như “bên trên đó”, “phía trước đó”. Nói rõ ra là “bên trên của Phật” (Phật hướng thượng), nghĩa là thái độ vứt bỏ được chấp trước vào sự giác ngộ, vốn giống như một sợi dây xích bằng vàng (kim tỏa) ràng buộc. Người tu hành sau khi đã “kiến Phật, kiến Pháp vẫn thường mắc vào đó. Họ bị say sưa với tâm cảnh đẹp đẻ của sự giác ngộ nên nơi họ, vẫn còn dậy lên mùi hôi hám của ngộ (ngộ xú) thấy trong “đại ngã thiền”, một hình thức của thiền kiểu chồn hoang (dã hồ thiền). Loại công án “hướng thượng” này giúp người tu học gạt bỏ được cái “ngộ xú” đó. Nếu quán triệt được những công án “hướng thượng”, ta sẽ biết sống với cái tâm bình thường và thể đắc được tự do. Dĩ nhiên chữ tự do này hiểu theo nghĩa của các thiền gia đời Đường (đã xuất hiện trong văn Hàn Dũ và tụng của Vô Môn) chứ không phải trong nghĩa hiện đại.

Xin đơn cử vài công án thuộc loại “hướng thượng” trong và ngoài Vô Môn Quan như sau: Tắc 13 Đức Sơn thác bát (nói về phong cách “hồi phương trượng” cao thượng của Đức Sơn), Tắc 27 trong Bích Nham Lục nhan đề Mộ vân chi tụng và Tắc 259 trong Cát Đằng Tập, Bạch Vân vị tại. Mộ vân chi tụng ca ngợi vẻ đẹp trùng điệp của núi xanh khi mây trắng buổi chiều chưa bay về bao phủ, còn Bạch Vân vị tại thuật lại cuộc đàm đạo của Hòa thượng Bạch Vân Thủ Đoan với học trò là Ngũ Tổ Pháp Diễn, trong đó tuy Bạch Vân ca ngợi các khách tăng từ Lư Sơn đến thăm chùa đều là những người ngộ đạo, thuyết pháp giỏi, rành rẽ về các công án, thông hiểu mọi điều, nhưng theo ông, vẫn có gì “hãy còn chưa đầy đủ” (vị tại) nơi họ. 

Trên đây là lời Ryômin trình bày về bốn loại công án chính. Ông xin phép lược bỏ phần nói về 3 loại: Ngũ vị, Vô tướng vô địa giới (Thập trọng cấm giới) và Mạt hậu lao quan, chắc kém quan trọng hơn về mặt triết học.

 

Biên dịch xong tại Tôkyô ngày 24 tháng 2 năm 2009.

Nguyễn Nam Trân


 


[1] Từ Hán Nhật này hơi xa lạ với người Việt. Xin đừng hiểu theo nghĩa hiện đại (công sở, tổ chức… chẳng hạn) mà phải hiểu theo nghĩa xưa (máy, bẫy). Ở đây hàm ý những phản ứng đối với kích thích ngoại giới. Có thể dùng từ “Hoạt năng” chăng?

 

 

 

Trở về