Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 35: Người đẹp lìa hồn (Thanh (Thiến) nữ ly hồn)[1].

倩女離魂

Bản tắc:

Ngũ Tổ[2] nhân tăng hỏi:

-Có truyện nói cô Thanh (Thiến)[3] kia thoát hồn ra khỏi xác, vậy thế cô Thanh (Thiến) thực sự là cô nào?

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Nếu nắm bắt được điểm quan trọng của câu chuyện này (biết được cô Thanh thật là cô Thanh nào), có lẽ đã hiểu hồn thoát ra khỏi xác rồi lại nhập vào (vòng sinh tử) có khác nào việc (một người) đến trọ trong lữ quán (rồi đi). Thế nhưng, khi chưa biết được điều đó thì hãy cẩn thận chớ có chạy lung tung (đi tìm những lối giải quyết ngoài tự kỷ bản thân) trên con đường đời. Khi cái chết bất chợt đến và thân thể tan rã (địa thủy hỏa phong[4] nhất tán), thì sẽ không khác gì con cua lọt vào trong nồi nước sôi, khua que khua càng loạn lên. Lúc đó đừng khóc vì hối hận đã không nghe lời (phải tự kỷ cứu minh mà ta) dặn bảo.

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Vân nguyệt thị đồng,
Khê sơn các dị.
[5]
Vạn phúc vạn phúc,
Thị nhất thị nhị. 

雲 月 是 同 
溪 山 各 異 
萬 福 萬 福 
是 一 是 二

(Mây trăng thì giống nhau,
Chiếu núi khe lại khác.
Xin chúc lành tất cả,
Hai, một, nhằm chi đâu!).

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Ngũ Tổ Pháp Diễn là một đại sư thiền thời Bắc Tống. Vì ngày xưa vào đời Đường, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674) trụ trì ở Hoàng Mai Sơn, núi này mới có tên gọi là Ngũ Tổ Sơn. Thiền sư Pháp Diễn, người vốn có công đưa Thiền tông lên một địa vị cao, cũng tu ở núi ấy cho nên người đời gọi ông là Ngũ Tổ Sơn Pháp Diễn.Chính ông là người đã đại thành công án thiền , dòng Lâm Tế đánh giá công lao ấy, xưng tụng ông bằng danh hiệu cao quí: Trung Hưng Thiền Sư.

Riêng về sự tích Thanh (Thiến) nữ ly hồn thì đã thấy chép trong Ly Hồn Ký, một tập truyền kỳ đời Đường do Trần Huyền Hựu soạn. Truyện ấy kể vào năm Thiên Thụ thứ 3 (671) đời Tắc Thiên Vũ Hậu, đất Hành Châu (nay là Hành Dương, Hồ Nam) có một người tên Trương Giám sinh được hai con gái nhưng cô chị đã mất sớm chỉ còn cô em, ấy là Thanh nữ (cô Thanh). Cô này nhan sắc xinh đẹp nên người cha định kén rễ quí, danh vọng đỗ đạt. Thế nhưng từ bé cô đã khắng khít và ngầm đính ước với người anh em cô cậu là thư sinh Vương Trụ. Khi họ Vương biết chủ tâm của Trương Giám muốn gã con cho một người khác, ôm hận lẳng lặng bỏ ra đi. Chẳng ngờ dọc đường thấy Thanh nữ chạy đuổi theo thuyền, rồi cả hai trốn nhà đưa nhau vào đất Thục sinh sống. Năm năm sau, khi họ có hai con trai, Thanh nữ động tình quê, xin chồng cùng theo về thăm bố mẹ để tạ lỗi. Khi chồng lên bờ, vợ ở dưới thuyền. Chẳng ngờ khi Vương Trụ đến nhà kể chuyện cô Thanh trốn nhà theo mình thì Trương Giám tỏ ra ngạc nhiên vì con gái mình từ mấy năm nay vẫn nằm bệnh trong buồng. Như thế là có hai cô Thanh, hay đúng hơn một cô Thanh mà hồn đã thoát xác để theo Vương Trụ năm năm về trước. Sau khi cô Thanh về tới nhà gặp cô Thanh kia thì rõ ràng là hai người hoàn toàn giống nhau từ vóc dáng đến y phục. Hồn cô Thanh này bèn bèn nhập vào xác cô Thanh nọ và rốt cuộc, chỉ còn một cô Thanh duy nhất. Cô ta bèn kể rằng trong lúc ngủ mình đã nằm mộng bỏ nhà ra đi (thuyền trung Thanh nữ) chứ thật ra vẫn ở suốt trong phòng (khuê trung Thanh nữ).

Câu chuyện trên đã được bọn các ông Lý Phưởng mười hai học giả đời Tống, sưu tập trong Thái Bình Quảng Ký. Đương thời truyện Thanh (Thiến) nữ ly hồn được truyền bá rộng rãi trong dân chúng cho nên các thiền sư mới lấy ra làm tài liệu để cùng với tín đồ trao đổi ý kiến về Phật Pháp (Phật Pháp thương lượng). Công án đặt câu hỏi: Trong hai cô, một người trong thuyền, một người trong phòng khuê, ai mới là cô Thanh thật?

Ngày thường, trong một thân xác, chúng ta thường có hai cái tâm. Giữa ta và cái tâm của ta đã xảy ra bao nhiêu chuyện lầm lạc. Sứ đồ Phao Lô (Paolo) trong Kinh Thánh (sách Rô-Ma, Thư gửi cho các giáo hữu ở Roma, chương 7) cũng có nói đại ý: “Chúng ta có một cái tâm biết vui với sự tuân thủ giới luật nhưng có khi tay chân ta lại nghe theo một pháp luật khác. Nó chiến đấu chống lại cái tâm biết giữ giới của ta và giam hãm, bắt ép ta làm theo cái pháp luật có sẵn nơi chân tay. Loài người thật là tội nghiệp. Ai có thể kéo ta ra khỏi cái thân xác hữu tử này?”

Thực ra, ý nghĩa sâu xa của công án nằm trong nghi vấn : “Cái tự kỷ bản lai chân thực là gì?”.

Không giống như Ki-Tô Giáo, vấn đề cơ bản của Phật Giáo không phải là thần thánh cũng như người chết. Nó phải là sự xét rõ về con người của mình hiện sống tại đây bây giờ (cứu minh tự kỷ, tức kim, thử xứ). Trong Phật Pháp có tên gọi” kỷ sự cứu minh”. Thiền sư Dôgen (Đạo Nguyên) gọi nó là “Phật Pháp là sự học tập về bản thân”, còn ngài Viên Ngộ Khắc Cần, đệ tử của Ngũ Tổ Pháp Diễn, thì bảo: “ Hầu hết việc tham thiền vấn đáp phải nằm ở chỗ tự soi xét rõ về mình” (tự kỷ cứu minh).

 

Bồ Tát Văn Thù mượn dạng gái làng chơi khai ngộ tăng Saigyô (1118-1190)


 


[1] Thoại này không thấy chép trong Truyền Đăng Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên, phần truyện về Ngũ Tổ Pháp Diễn. Tuy nhiên, trong Chính Đăng Lục quyển 6, chương về Ngũ Tổ thì có đề cập đến chuyện tình kỳ lạ giữa cô Thanh nhà họ Trương và thư sinh Vương Trụ. Thái Bình Quảng Ký quyển 358 cũng có chép, dẫn điển từ Ly Hồn Ký của Trần Huyền Hựu.  

[2] Tức Ngũ Tổ Pháp Diễn (?- 1104), thiền sư thời Bắc Tống. Thuộc phái Lâm Tế dòng Dương Kỳ, nhận pháp tự của Bạch Vân Thủ Đoan (1025-1072). Tiểu sử có trong Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 19, Tục Truyền Đăng Lục quyển 20. Sách để lại có Ngũ Tổ Pháp Diễn Thiền Sư Ngữ Lục 4 quyển.  

[3] Chữ Thanh (bộ nhân đứng bên cạnh chữ thanh là xanh), vốn có nhiều âm: “thanh”, “thiến”. “sai”. Ý nói “người dáng tươi đẹp, sinh động”, còn động từ có nghĩa “nhờ ai thay thế”, nghĩa giống như chữ thỉnh trong thỉnh (nhờ) đại (thay thế).

[4] Theo triết học cổ Ấn Độ, đây là 4 nguyên tố chính (tứ đại) của thế giới.Nói “tứ đại phân tán” có thể hiểu là trạng thái khi người ta chết đi.

[5] Ryômin giải thích rằng “Cùng chung một vầng trăng giữa khoảng mây trời nhưng tùy theo hình thế của khe hay núi mà phản chiếu ánh sáng khác nhau thiên sai vạn biệt”. Eshin thì đơn thuần hơn, chỉ xem : “Mây giống trăng, khe khác núi, hai vật cùng bản chất nhưng cách thể hiện khi giống, khi khác nhau”.


 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 35: Người đẹp lìa hồn (Thanh (Thiến) nữ ly hồn)[1].

倩女離魂

Bản tắc:

Ngũ Tổ[2] nhân tăng hỏi:

-Có truyện nói cô Thanh (Thiến)[3] kia thoát hồn ra khỏi xác, vậy thế cô Thanh (Thiến) thực sự là cô nào?

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Nếu nắm bắt được điểm quan trọng của câu chuyện này (biết được cô Thanh thật là cô Thanh nào), có lẽ đã hiểu hồn thoát ra khỏi xác rồi lại nhập vào (vòng sinh tử) có khác nào việc (một người) đến trọ trong lữ quán (rồi đi). Thế nhưng, khi chưa biết được điều đó thì hãy cẩn thận chớ có chạy lung tung (đi tìm những lối giải quyết ngoài tự kỷ bản thân) trên con đường đời. Khi cái chết bất chợt đến và thân thể tan rã (địa thủy hỏa phong[4] nhất tán), thì sẽ không khác gì con cua lọt vào trong nồi nước sôi, khua que khua càng loạn lên. Lúc đó đừng khóc vì hối hận đã không nghe lời (phải tự kỷ cứu minh mà ta) dặn bảo.

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Vân nguyệt thị đồng,
Khê sơn các dị.
[5]
Vạn phúc vạn phúc,
Thị nhất thị nhị. 

雲 月 是 同 
溪 山 各 異 
萬 福 萬 福 
是 一 是 二

(Mây trăng thì giống nhau,
Chiếu núi khe lại khác.
Xin chúc lành tất cả,
Hai, một, nhằm chi đâu!).

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Ngũ Tổ Pháp Diễn là một đại sư thiền thời Bắc Tống. Vì ngày xưa vào đời Đường, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674) trụ trì ở Hoàng Mai Sơn, núi này mới có tên gọi là Ngũ Tổ Sơn. Thiền sư Pháp Diễn, người vốn có công đưa Thiền tông lên một địa vị cao, cũng tu ở núi ấy cho nên người đời gọi ông là Ngũ Tổ Sơn Pháp Diễn.Chính ông là người đã đại thành công án thiền , dòng Lâm Tế đánh giá công lao ấy, xưng tụng ông bằng danh hiệu cao quí: Trung Hưng Thiền Sư.

Riêng về sự tích Thanh (Thiến) nữ ly hồn thì đã thấy chép trong Ly Hồn Ký, một tập truyền kỳ đời Đường do Trần Huyền Hựu soạn. Truyện ấy kể vào năm Thiên Thụ thứ 3 (671) đời Tắc Thiên Vũ Hậu, đất Hành Châu (nay là Hành Dương, Hồ Nam) có một người tên Trương Giám sinh được hai con gái nhưng cô chị đã mất sớm chỉ còn cô em, ấy là Thanh nữ (cô Thanh). Cô này nhan sắc xinh đẹp nên người cha định kén rễ quí, danh vọng đỗ đạt. Thế nhưng từ bé cô đã khắng khít và ngầm đính ước với người anh em cô cậu là thư sinh Vương Trụ. Khi họ Vương biết chủ tâm của Trương Giám muốn gã con cho một người khác, ôm hận lẳng lặng bỏ ra đi. Chẳng ngờ dọc đường thấy Thanh nữ chạy đuổi theo thuyền, rồi cả hai trốn nhà đưa nhau vào đất Thục sinh sống. Năm năm sau, khi họ có hai con trai, Thanh nữ động tình quê, xin chồng cùng theo về thăm bố mẹ để tạ lỗi. Khi chồng lên bờ, vợ ở dưới thuyền. Chẳng ngờ khi Vương Trụ đến nhà kể chuyện cô Thanh trốn nhà theo mình thì Trương Giám tỏ ra ngạc nhiên vì con gái mình từ mấy năm nay vẫn nằm bệnh trong buồng. Như thế là có hai cô Thanh, hay đúng hơn một cô Thanh mà hồn đã thoát xác để theo Vương Trụ năm năm về trước. Sau khi cô Thanh về tới nhà gặp cô Thanh kia thì rõ ràng là hai người hoàn toàn giống nhau từ vóc dáng đến y phục. Hồn cô Thanh này bèn bèn nhập vào xác cô Thanh nọ và rốt cuộc, chỉ còn một cô Thanh duy nhất. Cô ta bèn kể rằng trong lúc ngủ mình đã nằm mộng bỏ nhà ra đi (thuyền trung Thanh nữ) chứ thật ra vẫn ở suốt trong phòng (khuê trung Thanh nữ).

Câu chuyện trên đã được bọn các ông Lý Phưởng mười hai học giả đời Tống, sưu tập trong Thái Bình Quảng Ký. Đương thời truyện Thanh (Thiến) nữ ly hồn được truyền bá rộng rãi trong dân chúng cho nên các thiền sư mới lấy ra làm tài liệu để cùng với tín đồ trao đổi ý kiến về Phật Pháp (Phật Pháp thương lượng). Công án đặt câu hỏi: Trong hai cô, một người trong thuyền, một người trong phòng khuê, ai mới là cô Thanh thật?

Ngày thường, trong một thân xác, chúng ta thường có hai cái tâm. Giữa ta và cái tâm của ta đã xảy ra bao nhiêu chuyện lầm lạc. Sứ đồ Phao Lô (Paolo) trong Kinh Thánh (sách Rô-Ma, Thư gửi cho các giáo hữu ở Roma, chương 7) cũng có nói đại ý: “Chúng ta có một cái tâm biết vui với sự tuân thủ giới luật nhưng có khi tay chân ta lại nghe theo một pháp luật khác. Nó chiến đấu chống lại cái tâm biết giữ giới của ta và giam hãm, bắt ép ta làm theo cái pháp luật có sẵn nơi chân tay. Loài người thật là tội nghiệp. Ai có thể kéo ta ra khỏi cái thân xác hữu tử này?”

Thực ra, ý nghĩa sâu xa của công án nằm trong nghi vấn : “Cái tự kỷ bản lai chân thực là gì?”.

Không giống như Ki-Tô Giáo, vấn đề cơ bản của Phật Giáo không phải là thần thánh cũng như người chết. Nó phải là sự xét rõ về con người của mình hiện sống tại đây bây giờ (cứu minh tự kỷ, tức kim, thử xứ). Trong Phật Pháp có tên gọi” kỷ sự cứu minh”. Thiền sư Dôgen (Đạo Nguyên) gọi nó là “Phật Pháp là sự học tập về bản thân”, còn ngài Viên Ngộ Khắc Cần, đệ tử của Ngũ Tổ Pháp Diễn, thì bảo: “ Hầu hết việc tham thiền vấn đáp phải nằm ở chỗ tự soi xét rõ về mình” (tự kỷ cứu minh).

 

Bồ Tát Văn Thù mượn dạng gái làng chơi khai ngộ tăng Saigyô (1118-1190)


 


[1] Thoại này không thấy chép trong Truyền Đăng Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên, phần truyện về Ngũ Tổ Pháp Diễn. Tuy nhiên, trong Chính Đăng Lục quyển 6, chương về Ngũ Tổ thì có đề cập đến chuyện tình kỳ lạ giữa cô Thanh nhà họ Trương và thư sinh Vương Trụ. Thái Bình Quảng Ký quyển 358 cũng có chép, dẫn điển từ Ly Hồn Ký của Trần Huyền Hựu.  

[2] Tức Ngũ Tổ Pháp Diễn (?- 1104), thiền sư thời Bắc Tống. Thuộc phái Lâm Tế dòng Dương Kỳ, nhận pháp tự của Bạch Vân Thủ Đoan (1025-1072). Tiểu sử có trong Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 19, Tục Truyền Đăng Lục quyển 20. Sách để lại có Ngũ Tổ Pháp Diễn Thiền Sư Ngữ Lục 4 quyển.  

[3] Chữ Thanh (bộ nhân đứng bên cạnh chữ thanh là xanh), vốn có nhiều âm: “thanh”, “thiến”. “sai”. Ý nói “người dáng tươi đẹp, sinh động”, còn động từ có nghĩa “nhờ ai thay thế”, nghĩa giống như chữ thỉnh trong thỉnh (nhờ) đại (thay thế).

[4] Theo triết học cổ Ấn Độ, đây là 4 nguyên tố chính (tứ đại) của thế giới.Nói “tứ đại phân tán” có thể hiểu là trạng thái khi người ta chết đi.

[5] Ryômin giải thích rằng “Cùng chung một vầng trăng giữa khoảng mây trời nhưng tùy theo hình thế của khe hay núi mà phản chiếu ánh sáng khác nhau thiên sai vạn biệt”. Eshin thì đơn thuần hơn, chỉ xem : “Mây giống trăng, khe khác núi, hai vật cùng bản chất nhưng cách thể hiện khi giống, khi khác nhau”.


 

Trở về