Tắc
số 33:
Chẳng
tâm chẳng Phật (Phi tâm phi Phật)[1].
非心非仏
Bản tắc:
Một hôm, Hòa
Thượng Mã Tổ[2]
nhân tăng hỏi:
-Phật là gì?
mới đáp rằng:
-Chẳng phải tâm, chẳng
phải Phật.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Nếu hiểu thấu suốt
được điểm này thì
công việc tu thiền xem như đã
hoàn tất.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Lộ phùng kiếm khách
tu trình.... Bất ngộ thi nhân mạc
hiến....[3] Phùng
nhân thả thuyết tam phân, Vị
khả toàn thi nhất phiến[4].
路 逢
劍 客 須 呈
不 遇
詩 人 莫 獻
逢 人
且 說
三
分
未 可
全 施 一 片
(Gặp trang kiếm khách nên
trình (kiếm), Chẳng phải thi nhân
chớ tặng (thi). Với người cứ
nói sơ là đủ, Đừng
đem gan ruột tỏ làm chi.)
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Tắc “Phi Tâm Phi Phật”
này liên quan mật thiết với tắc
30 “Tức Tâm Tức Phật”.
Chữ “phi” có nghĩa
“không phải là”, theo sau nó
nhất định phải là một danh
từ (thể ngôn). Như thế, Phi Tâm
Phi Phật nghĩa là “Không phải
là tâm, không phải là Phật”,
nói khác đi, là sự phủ
định hai danh từ Tâm và Phật.
Phi khác với “bất” vì
sau “bất” phải là động
từ hay hình dung từ (tính từ),
ghép với nhau để trở thành
một trạng từ (phó từ) hàm
ý phủ định. Phi là chữ
đối nghịch với Thị, trong khi Thị
có nghĩa khẳng định “là”
thì Phi có nghĩa phủ định
“không phải là”. Phi có
thể viết là “bất thị”,
nhưng nếu “phi” hay được
dùng trong văn viết, “bất thị”
thường thấy trong văn nói.
Thế thì, về mặt ngữ
nghĩa, rõ ràng cụm từ “Phi
Tâm Phi Phật” là cách diễn
tả đối nghịch của “Tức
Tâm Tức Phật”. Một bên thì
bảo “Tâm, ấy tức là
Phật”, bên kia lại nói: “Không
phải là Tâm, không phải là
Phật”. Chả lẽ lúc đầu
Mã Tổ nói một câu, sau lại
nói một câu khác trong tư thế
phủ định câu trước hay sao?
Nhân đây, thấy cần
nhắc lại một cuộc vấn đáp
khác của Thiền sư Mã Tổ
với đồ đệ, chép trong
Truyền Đăng Lục, chương Mã
Tổ:
Tăng: Vì cớ gì thầy
lại dạy “Tức Tâm Tức
Phật”?
Sư: Vì ta muốn dỗ trẻ
con nín khóc!
Tăng: Khi nó đã nín
rồi thì làm sao?
Sư: Dạy “Phi Tâm Phi
Phật”.
Tăng: Nếu có một nhân
vật nào không nằm trong hai trường
hợp ấy, thầy dạy điều chi?
Sư: Lúc đó, ta sẽ
nói với ông ta: “Bất thị
Vật!”
“Bất
thị Vật” có nghĩa: “Không
phải là chúng sinh!”. Về ý
nghĩa của câu này, xin tham khảo
tắc 27 Bất Thị Tâm Phật đã
nói ở trên. Còn nơi đây,
ta chỉ giới hạn sự suy ngẫm của
mình trong sự so sánh diễn biến
thấy trong hai câu đầu tiên, như
tôi cũng đã thử làm chuyện
đó trong lời bàn về tắc
30 Tức Tâm Tức Phật.
[1]
Thoại có chép trong Mã
Tổ Ngữ Lục quyển 1, như là
công án liên hệ đến tắc
30 Tức Tâm Tức Phật.
[3]
Hai câu đầu lược thơ
cổ. Bỏ mất chữ “kiếm”
và “thi” ở cuối câu. Ý
muốn nói không cần trọn câu
7 chữ (thất ngôn) người ta cũng
hiểu.
[4]
Hai câu này diễn ý lời
của Trần Khổng Chương nói
với Ngụy Văn Đế, chép
trong sách Lăng Già Hợp Triệt
quyển 2, rằng khi có việc binh, cho
dù với người đồng minh,
chỉ nên thổ lộ một phần
tư kế hoạch của mình.
|