Tắc
số 2:
Chồn hoang của Bách Trượng (Bách
Trượng dã hồ)[1].
百丈野狐
Bản tắc:
Cứ mỗi khi hòa
thượng Bách Trượng[2]
thuyết pháp, thường
có một lão già đi sau tăng
chúng đến nghe. Khi các thiền
sinh rút lui, lão cũng bước ra
theo. Thế rồi một hôm, lão bỗng
không lui mà nán lại giảng
đường.Lúc đó, Bách
Trượng mới hỏi:
-Người đứng trước
mặt ta, ông là ai vậy?
Lão già thưa:
-Tôi không phải
loài người. Xửa xưa, thời
Phật Ca Diếp[3],
tôi đã trụ trì ở núi
này. Một hôm, đệ tử có
người hỏi rằng người tu hành
đạo Phật đến chỗ cao diệu
vẫn còn có thể sa vào vòng
nhân quả[4]
khổ đau hay không.Tôi
mới trả lời là không, người
như thế không sa vào vòng nhân
quả. Vì nói vậy mà suốt
một thời gian dài tôi sa vào
súc sinh đạo, bị đọa làm
thân chồn hoang, cho đến nay đã
trải qua năm trăm kiếp. Vậy xin
thầy ban cho tôi một câu trả lời
đúng để tôi có thể
thoát ra khỏi kiếp chồn.
Nói xong, lão đặt
lại câu hỏi cho Bách Trượng:
-Thế thì người tu
hành đạo Phật đến chỗ
cao diệu vẫn còn có thể sa vào
vòng nhân quả khổ đau hay sao?
Hòa thượng mới trả
lời:
-Không mê muội nhân
quả.
Lúc đó, lão già
chợt đại ngộ, vái lạy hòa
thượng Bách Trượng và nói:
-Như thế thì tôi đã
thoát được kiếp chồn. Xác
của tôi bỏ lại nằm ở sau
núi. Xin thầy hãy lấy lễ chư
tăng mà chôn cất cho.
Hòa thượng bèn
lệnh cho tăng giữ chức duy na[5]
thông tin[6]
để chúng tăng tụ
họp, báo rằng sau
giờ cơm trưa sẽ làm lễ chôn
cất một tăng sĩ vừa mới mất.
Mọi người ngạc nhiên xôn
xao: “Chúng ta mạnh khỏe như thế
này, ở Niết Bàn Đường[7]
chẳng ai nằm bệnh cả,
sao lại bảo thế”. Cơm nước
xong hòa thượng hướng dẫn
mọi người ra một cái hang đá
phía sau núi, dùng trượng khều
ra được xác chết một con
chồn hoang. Bèn hỏa táng ngay. Đến
chiều, hòa thượng Bách Trượng
tề chỉnh uy nghi bước lên bục
giảng, thuật lại mọi sự xảy
ra trong ngày cho chúng tăng. Đại
đệ tử là Hoàng Bá[8]
nhân đó mới hỏi:
-Ngày xưa, lão già
vì trả lời sai một câu hỏi
mà bị đọa làm thân chồn
hoang suốt năm trăm kiếp, nếu lão
ta trả lời đúng thì liệu
lão sẽ trở thành gì ạ?
-Ngươi tới đây.
Ta sẽ vì lão già trả lời
cho!
Hoàng Bá bèn
tiến sát đến bên Bách
Trượng, bất thần đưa tay tát
vào mặt thầy[9].
Hòa thượng bèn vỗ tay cười,
nói:
-Ta tưởng râu của
lão Hồ[10]
màu đỏ! Chẳng dè
ở đây lại có lão Hồ
râu đỏ thật!
Bình xướng:
Vô Môn nói rằng:
Bảo là “Không
sa vào vòng nhân quả” thì
bị đọa làm chồn hoang, còn
nói “Không mê muội nhân
quả” lại thoát được
kiếp chồn hay sao? Nếu có con mắt
thứ ba [11]
mà nhìn thấu suốt
điểm quan trọng này thì mới
biết lão già ở trong núi Bách
Trượng kia đã được sống
sung sướng thảnh thơi suốt ngàn
vạn năm chứ có gì đâu.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Bất lạc bất muội Lưỡng
thái[12]
nhất trại. Bất muội
bất lạc, Thiên thác vạn
thác.
不
落
不
昧
兩
釆
一
賽
不
昧
不
落
千
錯
萬
錯
(Không rơi, không lầm, Thò
lò hai mặt. Không lầm, không
rơi,
Vạn lần sai tất)
Lược dịch
lời bàn của Giáo sư Akizuki
Ryômin:
Công án này hơi dài.
Chắc hòa thượng Bách
Trượng khi dạo núi đã tìm
thấy xác chồn hoang. Từ đó
ông mới dựng nên “kịch
bản” này. Có thể gọi lão
già trong cái xác chồn hoang là
một “một hòa thượng Bách
Trượng đời trước” (tiền
Bách Trượng) mà chuyện về
ông ấy có thật không thì
không thành vấn đề. Bởi vì
vừa mới đạt đến chỗ
“bất lạc nhân quả” (kẻ
đã ngộ đạo rồi không
rơi vào sự chi phối của luật
nhân quả), nhà tu hành lại sa
xuống cái hố sai lầm của “sự
giác ngộ về cái gọi là
bình đẳng (đản không)”
vì đinh ninh mình là nhân vật
cao cường nhất trong núi. Đó
mới là vấn đề của ông
ta. Ý nghĩa của thiền kiểu chồn
hoang (dã hồ thiền) là thế
đấy!
Con người ta vừa mới
thoát ra sự ràng buộc của cái
tâm “phân biệt” và thu
nhận vào lòng thế giới vô
cùng rộng lớn của “bình
đẳng”, không nhiều thời ít,
có lúc say sưa vì cái tâm
cảnh mình vừa tiếp thu được
nên có khuynh hướng trở thành
một “ma vương gây trở ngại
cho việc tu thiền” (thiền thiên
ma).Ngay cả thiền sư Hakuin [13]
năm 24 tuổi, khi giác ngộ
được về chữ Vô cũng có
thái độ ngạo mạn về trình
độ của mình. Đến khi gặp
Shôju Rôjin (Chính Thụ Lão
Nhân) chỉ bảo, mới phản tỉnh
về sự sai lầm đó.
Theo lời bình của hòa
thượng Vô Môn, không thể
giải thích “bất lạc nhân
quả” là sai hay “bất muội
nhân quả” là đúng được.
Dùng “con mắt thứ ba” mà
hiểu thì mới thấy ông Bách
Trượng đời trước đã
sống năm trăm kiếp hạnh phúc
trong thân xác chồn hoang của mình.
Vì một lời“bất
lạc”, mắc phải sai lầm thành
chồn hoang. Nhưng trả lời “bất
muội” để thoát kiếp chồn
lại là cái sai lầm thứ hai.
Chồn mà cứ vui sống kiếp chồn,
không thèm thuồng chi khác là
đáng gọi là Phật rồi.
Người mà không thỏa mãn
sống làm người, luôn luôn
đi tìm những gì đâu đâu
thì đáng gọi là chồn
vậy.
Thành ra ở chỗ nào
cũng là trong vòng nhân quả,
lúc nào cũng phải theo luật
nhân quả. Bậc đại tu hành
không phải tìm kiếm gì ở
bên ngoài. Như Suzuki Daisetsu (dùng
chữ “trửu quăng” (khoanh cùi
chỏ) có chép trong thiên Tập
Nhi sách Luận Ngữ) nói phải
“tự khoành tay mình làm chỗ
gối đầu cho mình”, vui với
cái mình có. Ở trong sự “bình
đẳng” (chân không vô tướng)
phải có sự “dị biệt”[14]
(chân không diệu hữu).
Cái “bình đẳng sai lầm”
(ác bình đẳng) do không biết
có sự dị biệt ấy gọi là
“thiền kiểu chồn hoang” (dã
hồ thiền) vậy.
[1]
Truyện có chép trong Bách
Trượng Ngữ Lục và Ngũ Đăng
Hội Nguyên (quyển 3, chương Bách
Trượng Đại Trí).
[2]
Tức Bách Trượng Hoài
Hải (720?749? - 814), thiền sư đời
Đường, người nhận pháp
tự của Mã Tổ Đạo Nhất
(709-788), đã đặt ra Bách
Trượng Thanh Qui để qui định
hình thức sinh hoạt của thiền
viện. Ngoài ra có để lại
Bách Trượng Hoài Hải Thiền
Sư Quảng Lục và Bách Trượng
Sơn Đại Trí Thiền sư Ngữ
Lục. Truyện về ông chép trong
Toàn Đường Văn, Tổ Đường
Tập, Cảnh Đức Truyền Đăng
Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên.
[3]
Tiếng Pali là Kassapa
Buddha, Phật đứng
hàng thứ sáu trong bảy vị cổ
Phật. Thời Phật Ca Diếp ý nói
đã lâu lắm, trước khi Phật
Thích Ca còn chưa ra đời (theo
kinh Trường A Hàm).
[4]
Phạn ngữ là hetu-phala.
Lý nhân quả ứng báo (thiện
nhân thiện quả, ác nhân ác
quả).
[5]
Người giữ kỷ cương.
Đây chỉ nhân vật có nhiệm
vụ trông coi chư tăng trong chùa.
[6]
Nguyên văn “bạch chùy
cáo chúng” tức dùng chày
đánh vào mõ lớn để
thông tin.
[7]
Niết Bàn Đường còn
gọi là Diên Thọ Đường,
nới tăng sĩ có bệnh đến
chữa trị, nghỉ ngơi.
[8]
Tức Hoàng Bá Hy Vận.
Không rõ năm sinh năm mất, chỉ
biết ông là một đại thiền
sư đời Đường, đã
nhận pháp tự của Bách Trượng
Hoài Hải. Có để lại ngữ
lục “Truyền Tâm Pháp Yếu”.
Tiểu truyện của ông thấy chép
trong Tổ Đường Lục, Cảnh
Đức Truyền Đăng Lục và
Tống Cao Tăng Truyện.
[9]
Để chứng tỏ mình
hiểu thế nào là cái tâm
vô phân biệt.
[10]
Hồ là dân tộc vùng
Trung Á. Đây ám chỉ Phật
hay sư tổ Đạt Ma, đều là
người ngoại quốc. Câu nói:
“Tương vị hồ tu xích cánh
hữu xích tu hồ” trong nguyên
văn là một thành ngữ có
ý khen ngợi: “Chỉ có người
đồng điệu, tri kỷ mới hiểu
nhau”.
[11]
Nguyên văn “nhất chích
nhãn” (một con mắt) giúp ta
nhìn thấy chân lý. Con mắt
thứ ba ngoài hai nhục nhãn (của
người trần mắt thịt). Có
thể hiểu như trực giác.
[12]
Thái là một mặt của
quân xúc xắc.Trại (còn đọc
là tái) tức một lần đánh
cuộc để thắng phụ.
[13]
Đại thiền sư Nhật
Bản phái Lâm Tế sống vào
giữa thời Edo, Hakuin Eikaku (Bạch Ẩn,
Huệ Hạc, 1685-1768) là một tăng
sĩ du hành, có công
phục hưng môn phái của mình.
Giỏi về thiền họa và để
lại nhiều trước tác.
[14]
Tưởng chừng như mâu
thuẫn nhưng thiết nghĩ cái
tâm không phân biệt cần
dẹp bỏ và sự dị
biệt lúc nào cũng
tàng ẩn trong bình đẳng là
hai khái niệm thuộc hai phạm trù
khác nhau (LND).
|