Tắc
số 34:
Trí không phải là đạo
(Trí bất thị đạo)[1].
智不是道
Bản tắc:
Hòa Thượng Nam
Tuyền[2]
nói rằng:
-Tâm không phải là
Phật, trí không phải là đạo.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Cái ông Nam Tuyền
này, vì già nua lẩm cẩm thành
ra hết còn biết hổ thẹn hay sao
chứ? Tưởng mở cái mồm thối
hoăng ra tán được một câu
gì, té ra chỉ làm cho người
ta thấy cái sỉ nhục trong nhà
mình[3].
Nói là nói vậy chứ cái
bọn biết mình chịu ơn Nam Tuyền
không được mấy ai đâu!
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Thiên tinh nhật đầu[4]
xuất, Vũ hạ địa thượng
thấp. Tận tình đô thuyết
liễu, Chỉ khủng tín bất
cập[5].
天 睛
日 頭 出
雨 下
地 上 濕
盡 情
都 說
了
只 恐
信 不 及
(Trời quang mặt nhật lộ, Mưa
xuống đất đượm nhuần. Giãi
bày, lòng đã cạn, Chỉ
sợ người phân vân).
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Thông thường, phải nói
Tâm, ấy là Phật, trí, ấy
là đạo. Trí hiểu ở đây
là trí tuệ, bát nhã. Thế
nhưng Thiền sư Nam Tuyền Phổ
Nguyện đã phủ định cả
hai. Và đó là trọng điểm
của công án.
Mã Tổ dạy “Tức
tâm tức Phật” và cùng
lúc, “Bình thường tâm thị
đạo”. Nam Tuyền muốn răn dạy
học trò chớ hiểu lầm về
lời dạy này nên mới phát
ngôn như thế. Cả hai câu nói
của Mã Tổ vốn được
truyền tụng sâu rộng như hai
thiền ngữ có giá trị cao. Đạt
được tâm cảnh thấy trong nội
dung câu nói là một điều
hết sức hay, tuy nhiên, phần đông
mọi người đều chỉ bắt
chước lặp đi lặp lại lời
nói của bậc đại sư mà
không chịu thực hành gì cả
vì hiểu lầm rằng: “cứ để
y nguyên như thế này là tốt”.
Do đó, câu nói của Nam Tuyền
cảnh giác họ về thái độ
đó. Thiền sư Nyoe (Như Hội)
ở chùa Tôji (Đông Tự,
Kyôto) có lần nói: “Tâm
không phải là Phật. Trí không
phải là đạo. Kiếm mất đã
lâu rồi.Còn khắc dấu thuyền
sao?”. Người đi thuyền để
rơi mất kiếm dưới nước,
nghĩ rằng nếu đánh dấu ngay
trên mạn thuyền thì sau có thể
tìm lại kiếm dễ dàng. Nào
ngờ thuyền cứ tiếp tục trôi
đi chứ nào đứng một
chỗ...”. Và ông dặn chớ
có bao giờ nhầm lẫn như người
đi thuyền.
Tóm lại, phải chăng
công án có thể được
giải thích theo cách sau đây:
Lão
sư Suzuki Daisetsu (Linh Mộc Đại Chuyết,
1870-1966) có đưa ra cách hiểu
“tức phi” bằng mệnh đề
“A tức phi A thị danh A” (A là
phi A, do đó có tên là A.
“Tâm” cũng như “trí”
không là một khẳng định
đơn thuần, nó là một khẳng
định qua trung gian của phủ định.
Do đó “tâm” không phải
là “Phật tâm” đối
với “chúng sinh tâm”, “trí”
không phải là “phân biệt
trí” so với “vô phân biệt
trí”. Tâm tâm bất dị
(Phật tâm và chúng sinh tâm
vốn không khác nhau). Phân biệt
và vô phân biệt cùng có
trong một hơi thở (nhất tức).
Nhưng không chỉ có tư trưởng
như thế mà đủ, còn phải
đem công án ra thể nghiệm lấy
mới được.
[1]
Thoại này có chép
trong Nam Tuyền Ngữ Lục và Tổ
Đường Lục quyển 16 chương
nói về Nam Tuyền.
[3]
Chỉ muốn nói là nhà
tu thiền đã bày tỏ bản
lãnh của mình chứ không hẳn
có ý miệt thị.
[4]
Nhật: mặt trời. “Đầu”
là tiếng trợ từ.
[5]
Tín bất cập, phản nghĩa
của “Tín đắc cập”.
|