Tắc
số 31:
Triệu Châu dò ý lão bà
(Triệu Châu khám bà)[1].
趙州勘婆
Bản tắc:
Có hôm, Hòa
Thượng Triệu Châu[2]
nghe một tăng sĩ kể rằng khi ông
hỏi bà lão nọ:
-Lên Đài Sơn[3]
phải đi bằng cách nào?
thì được đáp:
-Cứ thẳng đằng trước
mà đi!
Vừa mới bước lên
năm ba bước, bà ta lại nói:
-Ông sư này coi được
đấy chứ (hảo cá sư tăng).
Nhưng rồi cũng đi theo lối đó!
Nhân thế, Triệu Châu
bảo:
-Thôi, lần này cho ta
thử một chuyến. Để dò xem
bà ấy là người thế nào?
Hôm sau, ông lên đường
ngay, đến nơi và cũng hỏi
đường. Bà ta vẫn trả lời
in như trước. Triệu Châu lúc
đó mới trở về, triệu tập
tăng chúng môn hạ lại, kể
với họ:
-Ta vì các ngươi đã
khám phá ra được bà già
trên Ngũ Đài Sơn (là người
như thế nào rồi)!
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Bà lão này hình
như biết cách thức bày binh bố
trận trong màn trướng nhưng không
dè ải hiểm của mình lại
bị giặc đánh phá[4].
Còn về phần Hòa Thượng
Triệu Châu thì đã đột
nhập vào bản doanh bà lão và
có máy động biết tấn công
cửa ải quan trọng của địch
nhưng vẫn không xứng danh một
đấng trượng phu. Nếu nghiền
ngẫm kỹ càng thì thấy cả
hai đều đáng bị lọt sổ.
Tuy nhiên, Triệu Châu tự cho mình
đã khám phá được bà
lão, thế thì thử hỏi ông
ta đã khám phá được
ở chỗ nào. Nói nghe xem!
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Vấn ký nhất ban, Đáp
diệc tương tự. Phạn lý
hữu sa, Nê trung hữu thứ
(thích)[5].
問 既
一 般
答 亦
相 似
飯 裡
有 砂
泥 中
有 刺
(Bởi hỏi cùng một
câu, Lời đáp mới giống
nhau. Không dè cơm có sạn, Trong
bùn gai chích đau).
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Hình như câu chuyện đã
xảy ra trong một quán nước chè
trên đường lên Ngũ Đài
Sơn. Người du tăng lạc hướng
có thể chỉ đặt câu hỏi
tìm đường và bà già
cũng chỉ trả lời một cách
thông thường thôi. Nhưng tại
sao ông sư kia vùa mới bước
đi dăm ba bước, bà đã
nói một câu ra vẻ tiếc cho ông.
Bị bà ta than như vậy,
ông sư có lúc phải giật
mình. Cho đến lúc ấy, ông
ta cứ thẳng đường ta ta đi,
không bị vướng mắc, thế mà
bây giờ lại không thể đi
thêm nữa. Điều đáng quí
là ở chỗ này. Ở Trung Quốc
cũng như Nhật Bản, có lúc
chợt thấy xuất hiện một bà
lão hay làm khốn khó người
tu hành như vậy. Bà lão này
cũng giống bà hàng nước đã
làm khốn khó Hòa Thượng
Đức Sơn lúc ông ta còn là
một nhà tu trẻ tuổi trên đường
ngang qua Lễ Châu (xem tắc 28 Cửu
hương Long Đàm).
Khi được nghe kể, Triệu
Châu đã xung phong đi thăm dò
để hiểu ý nghĩa hành động
và về con người của bà
lão.Bản thân ông đã thể
nghiệm câu hỏi và câu trả
lời tương tự như các vị
tăng sĩ khác. Khi trở lại chùa,
ông đã triệu tập mọi người
để cho họ biết ông đã
khám phá ra bí mật của bà
lão.
Ông khám phá được
điều gì, đó là điểm
quan trọng của công án.
Theo
chỗ hiểu của tôi, công án
muốn bàn về “gánh nặng
của truyền thống[6]”.
Và nó cũng đề cập về
“lòng từ bi” nữa. Bà lão
kéo được Triệu Châu vào
trong quân doanh nhưng lại để cho
ông ta khám phá được tâm
cảnh của mình. Triệu Châu tự
tìm cách đi đến gặp bà
ta để dòm ngó bà, thì
hành động của ông không
xứng dáng để được gọi
là bậc chính nhân. Do đó,
Vô Môn mới chê cả hai, tuy rằng
lời của ông chỉ là đùa
bỡn họ (niêm lộng). Ông thật
ra muốn ngã mũ chào cái “nhất
điểm vô duyên đại bi tâm”
(tấm lòng vô cớ thương
người) chiếu ra từ nhân cách
của Triệu Châu lẫn bà lão.
Cho nên ông mới đặt câu hỏi
cho các bạn để xem có biết
Triệu Châu đã khám phá
được bà lão chỗ nào
không. Cố Shibayama Zenkei (Sài Sơn
Toàn Khánh) lão sư có dạy:
“Hỏi thử Triệu Châu lão
sư đã khám phá được
lão bà hay chỉ mới khám phá
ra một chút xíu ánh sáng
không thấy được (bất truyền
ta tử quang) của bà ấy thôi?
Khi đọc những công án như
thế này, phải tìm hiểu cái
gọi là “gốc lớn” (đại
bản) từ trong lời nói và hành
động (ngôn hành) của các
thiền gia (bà lão và Triệu
Châu). “Ta tử” (chút xíu
xiu) đó còn là ánh sáng
của cái tâm đại từ bi nơi
ông thầy dạy thiền khi soạn ra
công án. Ma kha bát nhã ba la mật
đa!
[1]
Thoại này có chép
trong Triệu Châu Lục cũng như các
sách khác như Tổ Đường
Tập quyển 18, Cảnh Đức Truyền
Đăng Lục quyển 10 chương nói
về Triệu Châu.
[3]
Ý nói Ngũ Đài
Sơn. Đỉnh núi thiêng trong tỉnh
Sơn Tây, nổi tiếng vì là
nơi thờ Văn Thù Bồ Tát,
tượng trưng cho trí tuệ. Kinh
Hoa Nghiêm có viết: “Phía
đông bắc là nơi Văn Thù
Bồ Tát ngự, tên chỗ đó
là núi Thanh Lương”. Người
ta tin rằng đây là đạo
trường của Văn Thù.
[4]
Chữ dùng trong Sử Ký:
“Trù liệu kế sách trong màn
trướng mà thắng được
việc binh ngoài ngàn dăm”.
[5]
Có thể hiểu lời lão
bà không đơn thuần nhưng có
nội dung thức tỉnh? (LND)
[6]
Con đường lên Ngũ Đài
Sơn là một lối mòn. Bà
già (một thiền gia) thương tiếc
cho những ông tăng tốt mà không
có tính tự lập, chỉ biết
theo lối mòn mà người xưa
đã đi mãi. Có thể hiểu
câu nói của lão bà có
nội dung thức tỉnh các nhà tu
(LND).
|