Tắc
số 7:
Triệu
Châu rửa bát (Triệu Châu tẩy
bát)[1].
趙州洗鉢
Bản tắc:
Một người đến
học thiền sư Triệu Châu, ngỏ
với ông rằng:
-Tôi là kẻ lưu lạc
mới nhập môn ở đạo tràng.
Dám xin lão sư chỉ dạy.
Ông mới hỏi:
-Thế ngươi đã
ăn xong cháo sáng chưa?
Người ấy trả lời:
-Thưa đã.
Thiền sư bèn nói:
-Thế thì đem
bát[2]rửa
đi!
Người ấy bèn hiểu
ra.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Triệu Châu mở mồm ra
là túi mật đã lộ, tim
gan cũng phơi bày ra đấy cả.
Tuy phơi ra tất cả, không dấu
diếm điều gì mà chắc chi
anh học trò này hiểu trọn chân
ý của ông. Truyện chép “Người
ấy bèn hiểu ra” nhưng biết
đâu người ấy mới nhận
thức hay chỉ hiểu chút đỉnh,
nghe lời thầy như thấy cái
chuông lại tưởng nó là
cái chum.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Chỉ vị phân minh cực, Phiên
lệnh sở đắc trì. Tảo
tri đăng thị hỏa, Phạn thục
dĩ đa thì.
只
為
分
明
極
翻
令
所
得
遲
早
知
燈
是
火
飯
熟
已
多
時
(Muốn phân chia rành
rẽ, Thu lượm mới chậm rì Nếu
biết đèn là lửa[3], Cơm
đã chín từ khuya).
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Mỗi buổi sáng, ở đạo
tràng thường dọn cháo. Ý
ông thầy hỏi học trò : Ngươi
đã ăn uống xong xuôi chưa?
Khi người học trò chân thực
trả lời là ăn đã xong, ông
thầy dạy phải đem bát ăn mà
rửa sạch đi.
Công án chỉ ngắn có
chừng đó. Thế nhưng nó
chan chứa thiền vị, múc mãi
không hết đấy. Trước lòng
cầu đạo của người học
trò mới nhập môn, câu hỏi
của ông thầy giống như mũi
tên bắn ra. Tựa như con sư tử
khi vồ lấy một chú thỏ nhỏ
phải dốc toàn lực, người
tu thiền dù đứng trước bất
kỳ câu hỏi nào của kẻ
nhập môn, cũng không thể coi nhẹ.
Thường họ phải tận lực, đem
toàn thân toàn linh ra để trả
lời để có một tác dụng
toàn thể. Thiền phong của thiền
sư Triệu Châu là “khẩu
thần bì thượng phóng quang”
(phóng ánh sáng từ trên da
thịt môi miệng), ông không đem
hèo gậy đánh đập hay quát
tháo dữ dội như các vị
tôn sư khác mà chỉ dùng
lời lẽ trong sáng, trong đó có
thiền vị uyển chuyển và thiền
cơ bén nhọn, vừa nói lên
được sự thật vừa để
người ta tự do tìm hiểu. Cho nên
người đời (trong đó có
cả Vô Môn, LND) mới phê bình
ông có cái lưỡi không
xương.
Chuông và chum hình thức
từa tựa nhưng thực tế khác
nhau xa. Kết hợp nó ngay là nguy
lắm. Tuy nhiên kết luận ở đây
không có mục đích đánh
giá khách quan xem sự hiểu biết
của người học trò này là
đúng hay sai, mà chỉ là lời
nhắc nhỡ chúng ta, những người
đọc công án rằng chớ nên
xem công án là vấn đề đặt
ra cho người xưa mà phải xem nó
như vấn đề hiện tại trước
mắt (chỉ kim, tức kim). Như vậy,
nhận thức đúng đắn hay sai
lầm (chân ngụy) của chính chúng
ta mới là điều cần chú ý.
Công án muốn nói
Phật pháp vốn đã có
trong những chuyện cơm nước bình
thường mỗi ngày (nhật thường
trà phạn sự). Do đó nhà
thiền chủ trương việc ăn cơm,
rửa bát tức là sinh hoạt hàng
ngày của mình đã có đạo
trong ấy rồi. Mã Tổ cũng từng
dạy: “Bình thường tâm thị
đạo”.
Chuyện khác:
Có người đến hỏi
thiền sư Triệu Châu:
- Kẻ đã ngộ rồi
thì còn phải làm gì?
Sư mới trả lời:
- Người như thế cần
tu tập nhiều hơn nữa!
Tăng hỏi:
- Như thầy mà còn
phải tu hành sao?
Triệu Châu đáp:
- Trước y khiết phạn
(Ăn cơm mặc áo)
Tăng mới bảo:
- Ăn cơm mặc áo là
chuyện thường tình. Thế thì
cách tu hành mà thầy dạy là
gì cơ ạ?
Trước anh học trò đần
độn đến mức này, Triệu
Châu bắt buộc phải nói:
- Này nhà ngươi. Xem
thử mỗi ngày ta làm những gì
nào?
Theo Dôgen (tăng Đạo
Nguyên), đó là “Bản chứng
diệu tu”. Đó cũng là “Uy
nghi tức phật pháp. Tác pháp
thị tôn chỉ”.
Thiền sư Lâm Tế thì
nói:
- Chỉ cần sống bình
thường vô sự, đi ỉa đi
đái, mặc áo ăn cơm, khi mệt
nằm nghỉ. Kẻ ngu ngốc sẽ cười
ta nhưng người trí cho ta là
hiểu biết.
Như vậy, Phật pháp
không có gì lạ lùng, đặc
biệt cả. Thế nhưng, chân ý
của hai chữ “bình thường”
coi vậy mà không dễ nắm. Cần
phải học hỏi (tu) và giác ngộ
(chứng).
Lại kể thêm chuyện có
ông tăng giới luật đến hỏi
đạo thiền sư Đại Châu:
- Thầy tu thiền có dùng
công phu không?
- Thưa có ạ!
- Những công phu nào?
- Khi đói, tôi ăn. Khi
mệt, tôi ngủ.
- Những chuyện đó ai
mà chẳng làm. Như vậy có
thể nói công phu của thầy với
của chúng tôi cũng chỉ là
một thứ thôi.
- Người thường, dù
có ăn cơm, thực ra chưa chắc
đã ăn.Lý do là khi đang
ăn, họ lo lắng nghĩ ngợi lung
tung. Ngủ cũng vậy. Mãi tính
trăm mưu ngàn kế, hết mộng
đến mị. Do đó, làm sao có
thể giống y cách ăn, cách ngủ
của tôi được.
Sách có chữ “Tri
Kiến Giải”. Đó là phương
pháp đúng đắn để đọc
công án. Nếu chỉ dùng cái
đầu (tri) để có thể nói
“Hiểu rồi!” thì chân lý
chưa đến với mình (thể
đắc).Kết cuộc, nếu muốn
cùng nó hòa nhập làm một,
phải có cái “kiến giải
chân chính” bởi vì bên
cạnh nó còn có một kiến
giải khác nhưng sai lệch gọi là
“tà kiến” nữa.
Chuyên
tâm vào “sinh hoạt thiền”
hay “vô sự thiền” mà
không cần tu hành gì khác sẽ
đưa đến cảnh “gọi
chuông là chum”. Ấy là cái
khó. Nói là nói vậy chứ
rời ra khỏi chuyện bình thường
ăn cơm mặc áo, chẳng thấy
Thiền đạo Phật pháp nằm ở
đâu cả.
[1]
Truyện này có
chép trong Triệu Châu Lục.
[2]
Bát-đa-la chỉ
vật chứa đựng. Nay nói chung
chỉ thực khí như chén bát.
Nguyên văn tiếng Phạn là patra.
[3]
Ý nói lửa của cái
đèn mình cầm trong tay để
đi kiếm lửa cũng đã là
lửa rồi. Việc gì tìm kiếm
đâu xa nữa cho mất thời giờ
(cơm chín đã lâu).
|