Tắc
số 5:
Hương Nghiêm leo cây (Hương
Nghiêm thượng thụ)[1].
香厳上樹
Bản tắc:
Hòa thượng Hương
Nghiêm nói (với môn đệ)
như sau:
“Cái quan trọng
của thiền vốn giống người
leo cây. Miệng ngoặm lấy cành
cây, thân treo lủng lẳng, tay không
bám tới cành, chân không đạp
được cành. Lúc đó
nếu có người đứng bên
dưới cây đặt câu hỏi:
-Lúc Đạt Ma ở
Thiên Trúc qua thì bản tâm[2]
của ngài như thế
nào?
Người đó không
mở miệng trả lời thì phụ
lòng kẻ hỏi, nhưng nếu trả
lời sẽ rơi từ trên cây
xuống mất mạng. Giữa lúc như
thế, thử hỏi phải đáp làm
sao?”
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Kể cả người biết
đối đáp thao thao bất tuyệt[3],
trong trường hợp này đành
để uổng tài.Hơn nữa, có
sức giảng được cả một
pho Đại Tạng[4]
đi chăng, cũng chả đem
đến kết quả nào. Tìm được
lối giải quyết phù hợp với
hoàn cảnh này là có thể
làm sống lại người đã
chết và giết được kẻ
hiện đang sống. Còn như không
tìm ra giải đáp thì (sau khi
Thích Ca nhập diệt, phải đợi
thêm 56 ức 7 thiên vạn niên nữa
mà) hỏi thẳng Bồ Tát Di Lặc[5]
vậy.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Hương Nghiêm chân
Đỗ[6]
soạn, Ác độc vô
tận hạn. Á khước nạp
tăng khẩu, Thông thân bình
quỉ nhãn[7].
香
嚴
眞
杜
撰
惡
毒
無
盡
限
啞
卻
衲
僧
口
通
身
迸
鬼
眼
(Hương Nghiêm nói ẩu
thiệt, Tâm ác độc khôn
cùng. Đã bịt miệng thầy
tăng, Còn bóc mắt người
chết).
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Công án này là
lời thị chúng (lời dạy các
môn đồ theo học) của thiền
sư Hương Nghiêm Trí Nhàn
(?- 898)[8].
Ông là cao đồ của hòa
thượng Quy Sơn Linh Hựu (người
thừa kế Bách Trượng Hoài
Hải). Ông từng được biết
đến với công án nổi danh
Văn thanh ngộ đạo. Ông cho rằng
dù người nào có tài
hùng biện, ăn nói thư thác
đổ hay tri thức nhiều hiểu được
hết kinh kệ nhưng có khi đứng
truớc một hoàn cảnh nào đó,
tài năng ấy chỉ bằng thừa.
Nếu tìm ra được lối giải
quyết phù hợp với hoàn cảnh,
sẽ có thể làm sống lại
người đã chết và giết
được kẻ đang sống[9].
Như thế là khỏi lệ thuộc
vào sự giáo huấn. Còn như
không làm được thì đành
đợi vị Phật tương lai trả
lời hộ vì khả năng con người
chỉ có thế.
Tìm cách thoát ra khỏi
nguy cơ sinh tử không phải mục
đích của người tu thiền.
Không trốn thoát, không tránh
né, mà phải xông vào bắt
lấy và đương đầu với
nó. Trước tình huống nào
cũng vậy, không trốn thoát,
không tránh né, không vờ vĩn
mà phải tập trung tinh thần để
đối phó. Nếu tích cực như
thế thì sẽ tự nhiên khai thông
lẽ đạo, tìm ra giải pháp,
“khổ trung sinh lạc”.
Hòa thượng Ryôkan
(Lương Khoan)[10]
từng viết: “Khi gặp
tai nạn thì coi tai nạn là điều
thường gặp, đứng trước
cái chết thì xem cái chết là
chuyện vẫn xảy ra. Đó là
phương pháp linh diệu để
vượt qua”.
Nói sạch chẳng bùn
vương? Sao còn cứ khoe sương!
(Ý thơ thi tăng Nhật
Bản Henjô, 816-890)
[1]
Có chép trong Ngũ Đăng
Hội Nguyên, quyển 9, chương về
Hương Nghiêm Trí Nhàn.
[2]
Nguyên văn “Tây lai ý”.
Nói cách khác, đó là
câu hỏi: Mục đích của
thiền là gì? Cho nên, hiểu
được “Tây lai ý” là
nắm được cốt lõi của
Thiền tông.
[3]
“Huyền hà tả thủy”.
Chữ trong Tấn Thư để nói
về tài hùng biện của Quách
Tượng.
[4]
Chỉ ba tạng Kinh, Luật, Luận.
Ý nói những lời thuyết pháp
của Thích Ca.
[5]
Nguyên văn Maitreya
trong Phạn ngữ. Vị này
thuyết pháp cho thần tiên trên
cõi trời Đâu Suất, trong tương
lai xa sẽ hạ thế và thành
Phật dưới bóng cây Long Hoa.
[6]
Thi nhân đời Tống tên
Đỗ Mặc, soạn thơ không đúng
niêm luật nên những việc gì
làm cẩu thả thường gọi là
Đỗ soạn.
[7]
Quỉ ở đây có nghĩa
là người chết.
[8]
Tiểu truyện của ông xin
xem Cảnh Đức Truyền Đăng
Lục, quyển 11, Ngũ Đăng Hội
Nguyên, quyển 9 và Tống Cao Tăng
Truyện, quyển 13.
[9]
Nghĩa là “sát hoạt
tự tại”. Làm sống lại
người đang mê lầm trong địa
ngục đạo hay giết chết được
người mang ảo vọng tưởng
mình đang sống.
[10]
Ryôkan (Lương Khoan, 1758-1831),
hiệu Đại Ngu, thi tăng Nhật Bản
thời Edo. Sống đời thoát tục,
thích chơi đùa với trẻ
con. Về già tìm thấy tình
yêu bên nữ đệ tử là
ni sư Teishin. Giỏi cả Hán thi lẫn
Hòa ca.
|