Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 36: Giữa đường gặp người đạt đạo (Lộ phùng đạt đạo)[1].

路逢達道

Bản tắc:

Hòa Thượng Ngũ Tổ Pháp Diễn[2] có đặt câu hỏi:

-Trên đường, nếu gặp người (tham thiền đến chỗ) đạt đạo rồi, không lấy lời nói cũng không lấy sự im lặng mà đối ứng được thì phải dùng phương cách nào?

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Nếu gặp sự thể như thế này lại xử sự được một cách hoàn toàn thích nghi thì sao mà chẳng thống khoái. Cầm bằng nếu không làm được, thường phải mở mắt nhìn cho thật rõ chỗ thiết yếu nhất (dã tu nhất thiết xứ trước nhãn).

 

Tụng:

Bèn có bài tụng

Lộ phùng đạt đạo nhân,
Bất tương ngữ, mặc, đối.
Lan tai phách diện quyền
[3],
Trực hạ hội tiện hội.

路 逢 達 道 人
不 將 語 默 對 
攔 腮 劈 面 拳 
直 下 會 便 會 

(Gặp người đạt đạo ở trên đường,
Im, nói, đều không kịp cự đương.
Phải phang một đấm đau ngay mặt,
Hiểu được hay không sẽ tỏ tường!)

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Đây là bài tập do bậc đại thành về công án của Ngũ Tổ Pháp Diễn, người đời Bắc Tống tu ở Ngũ Tổ Sơn tức Hoàng Mai Sơn, còn gọi là Đông Sơn nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đời Đường, người thứ năm tiếp nối truyền thống của Đạt Ma đã trụ trì.

Thiền sư Ngũ Tổ Pháp Diễn mượn lời người xưa là Hương Nghiêm Trí Nhàn trong bài tụng “Đàm Đạo”:

Đích đích vô kiêm đới,
Độc vận, hà ỷ lại.
Lộ thượng phùng đạt đạo,
Mặc ngữ mạc tương đối.

的 的 無 兼 帯
独 運 何 依 頼
路 逢 達  道  人
默  語 莫 將 

để đặt câu hỏi cho người tu thiền: “Lúc đó phải dùng phương cách gì?

Phật Pháp vốn thể hiện trong trạng thái vô ngã, sinh hay tử đều nằm trong đạo Thiền. Bảo rằng lời nói (ngữ) và sự im lặng (mặc) đều không dùng để đối ứng được thì có nghĩa là khuyên chớ dùng tự ngã để đối. Ngược lại, phải làm cho tự ngã (ego) trở thành trống rỗng (không), cho tự ngã chết đi trở thành vô ngã, thế rồi sống với cái tự kỷ (self) chân thực. Đem cái tự kỷ vô tướng có được sau khi chết và phục sinh ra để đối ứng mới đúng là cách đối ứng của nhà thiền và sẽ vui sướng khi gặp người đạt đạo trên đường.

Dưới trướng thiền sư Hakuin có công án: “Ngã tử, bỉ tử, hướng hà xứ phùng”. (Ta chết, ngươi chết, biết hướng về đâu để gặp?). Đó là nói về sự gặp gỡ giữa hai kẻ đều đã chết và đã sống lại. Còn đây, Ngũ Tổ Pháp Diễn đặt câu hỏi cách đối ứng với người đạt đạo lúc gặp ở trên đường.

Trường hợp lấy nguyên cái tự ngã chưa hề chết ra mà đối ứng, khi nghe bảo “mặc ngữ mạc tương đối” sẽ lúng túng mất thôi. Thế nhưng người có tham thiền chút ít, biết bỏ tự ngã, dùng ngã vô-ngã (tự kỷ vô tướng, vô vị chân nhân) để đối ứng thì sẽ tìm ra kiến giải mới mẻ là “ngôn ngữ cũng tốt mà im lặng cũng tốt”, rồi sẽ đem điều đó trình bày với thầy mình. Tuy nhiên, chưa được đâu, vì hiểu như thế vẫn chưa thấu suốt công án này.

Lão sư Iida Tôin (Phạn Điền, Đảng Ẩn) bảo: “ Ông thầy đã dùng hai chữ “lộ thượng” (trên đường) để dồn học trò vào đó, làm cho họ rối trí, không tìm được lối ra”. Đây là một công án thuộc loại “ngôn thuyên” tức dùng lời nói để giải thích. Tuy rằng Đông Sơn Pháp Diễn Thiền Sư đã thốt ra một câu tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng nếu như ta không rút ra được cái tôn chỉ của ông nằm trong câu nói tầm thường này thì chưa thấm nhuần ý nghĩa công án. “Nhất thiết xứ” (chỗ quan trọng) mà Vô Môn nhắc đến trong lời bình của ông nằm ở đâu? Ông muốn chỉ bảo chúng ta hãy mang công án này theo bên người, suy ngẫm sáng chiều? Thế nhưng, trong trường hợp của tôi thì, sau khi xem xét kỹ toàn thể công án, thì hiểu như thể ông bảo chúng ta phải đặt trọng tâm vào một chữ “lộ” ( đường đi) vậy[4].


 


[1] Thoại này có thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 29 qua lời trong bài tụng nhan đề Đàm Đạo của Hương Nghiêm Trí Nhàn: “Đích đích vô kiêm đới. Độc vận hà ỷ lại. Lộ như phùng đạt đạo. Mặc ngữ mạc tương đối”. (Đại ý: Không đặt bất cứ mục đích gì. Không trông cậy ai, đi một mình thôi. Giữa đường nếu gặp kẻ đạt đạo. Chớ lấy lời nói hay sự im lặng để đối ứng). Từ đó, Ngũ Tổ Pháp Diễn đã trích dẫn hai câu cuối. Cũng cùng một ý như vậy, có thấy trong lời chép ở Tổ Đường Lục quyển 3 và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 5 chương Tư Không Sơn Bản Tĩnh, cũng như lời thị chúng trong Lâm Tế Lục.  

[2] Xem chú của tắc 35.

[3] Lan tai: chộp lấy mặt (đồng nghĩa với “quắc ngạc”, nắm quai hàm, theo Eshin), phách diện: lấy hết sức làm bửa cả mặt (vẫn theo Eshin). Ý nói phang một cú đấm (quyền) đau điếng thẳng vào giữa mặt.

[4] Ý kiến cho rằng “con đường” (lộ) cũng chính là con đường tu tập (đạo), còn kẻ đạt đạo chẳng qua chính bản thân ở một đoạn đường nào đó và phải hiểu đạo trực tiếp, không vòng vo (Thánh Tham, DĐH dẫn, xem ra xác đáng và phù hợp với điều Ryômin muốn nói ở đây, LND).


 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 36: Giữa đường gặp người đạt đạo (Lộ phùng đạt đạo)[1].

路逢達道

Bản tắc:

Hòa Thượng Ngũ Tổ Pháp Diễn[2] có đặt câu hỏi:

-Trên đường, nếu gặp người (tham thiền đến chỗ) đạt đạo rồi, không lấy lời nói cũng không lấy sự im lặng mà đối ứng được thì phải dùng phương cách nào?

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Nếu gặp sự thể như thế này lại xử sự được một cách hoàn toàn thích nghi thì sao mà chẳng thống khoái. Cầm bằng nếu không làm được, thường phải mở mắt nhìn cho thật rõ chỗ thiết yếu nhất (dã tu nhất thiết xứ trước nhãn).

 

Tụng:

Bèn có bài tụng

Lộ phùng đạt đạo nhân,
Bất tương ngữ, mặc, đối.
Lan tai phách diện quyền
[3],
Trực hạ hội tiện hội.

路 逢 達 道 人
不 將 語 默 對 
攔 腮 劈 面 拳 
直 下 會 便 會 

(Gặp người đạt đạo ở trên đường,
Im, nói, đều không kịp cự đương.
Phải phang một đấm đau ngay mặt,
Hiểu được hay không sẽ tỏ tường!)

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Đây là bài tập do bậc đại thành về công án của Ngũ Tổ Pháp Diễn, người đời Bắc Tống tu ở Ngũ Tổ Sơn tức Hoàng Mai Sơn, còn gọi là Đông Sơn nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đời Đường, người thứ năm tiếp nối truyền thống của Đạt Ma đã trụ trì.

Thiền sư Ngũ Tổ Pháp Diễn mượn lời người xưa là Hương Nghiêm Trí Nhàn trong bài tụng “Đàm Đạo”:

Đích đích vô kiêm đới,
Độc vận, hà ỷ lại.
Lộ thượng phùng đạt đạo,
Mặc ngữ mạc tương đối.

的 的 無 兼 帯
独 運 何 依 頼
路 逢 達  道  人
默  語 莫 將 

để đặt câu hỏi cho người tu thiền: “Lúc đó phải dùng phương cách gì?

Phật Pháp vốn thể hiện trong trạng thái vô ngã, sinh hay tử đều nằm trong đạo Thiền. Bảo rằng lời nói (ngữ) và sự im lặng (mặc) đều không dùng để đối ứng được thì có nghĩa là khuyên chớ dùng tự ngã để đối. Ngược lại, phải làm cho tự ngã (ego) trở thành trống rỗng (không), cho tự ngã chết đi trở thành vô ngã, thế rồi sống với cái tự kỷ (self) chân thực. Đem cái tự kỷ vô tướng có được sau khi chết và phục sinh ra để đối ứng mới đúng là cách đối ứng của nhà thiền và sẽ vui sướng khi gặp người đạt đạo trên đường.

Dưới trướng thiền sư Hakuin có công án: “Ngã tử, bỉ tử, hướng hà xứ phùng”. (Ta chết, ngươi chết, biết hướng về đâu để gặp?). Đó là nói về sự gặp gỡ giữa hai kẻ đều đã chết và đã sống lại. Còn đây, Ngũ Tổ Pháp Diễn đặt câu hỏi cách đối ứng với người đạt đạo lúc gặp ở trên đường.

Trường hợp lấy nguyên cái tự ngã chưa hề chết ra mà đối ứng, khi nghe bảo “mặc ngữ mạc tương đối” sẽ lúng túng mất thôi. Thế nhưng người có tham thiền chút ít, biết bỏ tự ngã, dùng ngã vô-ngã (tự kỷ vô tướng, vô vị chân nhân) để đối ứng thì sẽ tìm ra kiến giải mới mẻ là “ngôn ngữ cũng tốt mà im lặng cũng tốt”, rồi sẽ đem điều đó trình bày với thầy mình. Tuy nhiên, chưa được đâu, vì hiểu như thế vẫn chưa thấu suốt công án này.

Lão sư Iida Tôin (Phạn Điền, Đảng Ẩn) bảo: “ Ông thầy đã dùng hai chữ “lộ thượng” (trên đường) để dồn học trò vào đó, làm cho họ rối trí, không tìm được lối ra”. Đây là một công án thuộc loại “ngôn thuyên” tức dùng lời nói để giải thích. Tuy rằng Đông Sơn Pháp Diễn Thiền Sư đã thốt ra một câu tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng nếu như ta không rút ra được cái tôn chỉ của ông nằm trong câu nói tầm thường này thì chưa thấm nhuần ý nghĩa công án. “Nhất thiết xứ” (chỗ quan trọng) mà Vô Môn nhắc đến trong lời bình của ông nằm ở đâu? Ông muốn chỉ bảo chúng ta hãy mang công án này theo bên người, suy ngẫm sáng chiều? Thế nhưng, trong trường hợp của tôi thì, sau khi xem xét kỹ toàn thể công án, thì hiểu như thể ông bảo chúng ta phải đặt trọng tâm vào một chữ “lộ” ( đường đi) vậy[4].


 


[1] Thoại này có thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 29 qua lời trong bài tụng nhan đề Đàm Đạo của Hương Nghiêm Trí Nhàn: “Đích đích vô kiêm đới. Độc vận hà ỷ lại. Lộ như phùng đạt đạo. Mặc ngữ mạc tương đối”. (Đại ý: Không đặt bất cứ mục đích gì. Không trông cậy ai, đi một mình thôi. Giữa đường nếu gặp kẻ đạt đạo. Chớ lấy lời nói hay sự im lặng để đối ứng). Từ đó, Ngũ Tổ Pháp Diễn đã trích dẫn hai câu cuối. Cũng cùng một ý như vậy, có thấy trong lời chép ở Tổ Đường Lục quyển 3 và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 5 chương Tư Không Sơn Bản Tĩnh, cũng như lời thị chúng trong Lâm Tế Lục.  

[2] Xem chú của tắc 35.

[3] Lan tai: chộp lấy mặt (đồng nghĩa với “quắc ngạc”, nắm quai hàm, theo Eshin), phách diện: lấy hết sức làm bửa cả mặt (vẫn theo Eshin). Ý nói phang một cú đấm (quyền) đau điếng thẳng vào giữa mặt.

[4] Ý kiến cho rằng “con đường” (lộ) cũng chính là con đường tu tập (đạo), còn kẻ đạt đạo chẳng qua chính bản thân ở một đoạn đường nào đó và phải hiểu đạo trực tiếp, không vòng vo (Thánh Tham, DĐH dẫn, xem ra xác đáng và phù hợp với điều Ryômin muốn nói ở đây, LND).


 

Trở về