Tắc
số 14:
Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm
miêu)[1].
南泉斬猫
Bản tắc:
Hòa thượng Nam
Tuyền[2]
nhân việc các học tăng ở
đông đường và tây
đường cứ tranh cãi nhau vì
một con mèo, mới nắm ngay nó
tại chỗ và giơ lên, nói:
-Nếu có ai trong các
ngươi nói được một câu
nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng
không, ta sẽ chém nó cho coi.
Chư tăng không ai đáp
lại được. Rốt cục, không
còn cách nào, Nam Tuyền chém
con mèo.
Tôi hôm đó, đại
đệ tử của ông là Triệu
Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem
chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc
đó, Triệu Châu mới tháo
đôi dép cỏ mang dưới chân
đội lên đầu và ra khỏi
phòng.
Nam Tuyền thấy thế mới
bảo:
-Nếu ngươi lúc đó
có mặt thì nhất định con
mèo không đến nổi chết.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Này, nói thử xem! Triệu
Châu nghĩ gì mà tháo giày
cỏ đội lên đầu như vậy
nhỉ? Nếu thốt ra được một
lời chính đáng để chuyển
mê khai ngộ tại chỗ, có lẽ
mới biết hành động (tàn
nhẫn) của Nam Tuyền chẳng phải
hoàn toàn vô ích. Ví bằng
không làm được như thế
thì ông sẽ nguy lắm.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Triệu Châu nhược
tại, Đảo hành[3]
thử lệnh. Đoạt khước đao
tử, Nam Tuyền khất mệnh.
趙 州
若
在
倒 行
此
令
奪 卻
刀
子
南 泉
乞
命
(Nếu Châu có đó, Làm
ngược lệnh thầy. Cướp
mũi đao lại, Mạng Tuyền sao
đây?)
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Tắc này ý nói các
thầy trong Nam Tuyền tăng đường
tranh cãi với nhau xem con mèo có
Phật tính hay không cho nên hòa
thượng Nam Tuyền Phổ Nguyện nhân
đó dùng con mèo như một
dụng cụ giáo khoa tốt để
đặt vấn đề. Cụ muốn
bảo: “Nếu các ngươi nói
được câu nào chân thực
để làm sáng tỏ ý nghĩa
của thiền thì các ngươi sẽ
cứu được sinh mạng con mèo
này!”
Nhìn vào công án mà
chỉ thấy việc Nam Tuyền chém
mèo là phạm giới sát sinh thì
chưa hiểu gì về truyện thiền.
Truyện không dính dáng gì tới
con mèo cả. Nhớ nhé, thiền là
“tức kim, thử xứ, tự kỷ,
kỷ sự cứu minh” (bây giờ,
ở đây, chính mình, xét
rõ việc mình) kia đấy!
“Rốt cuộc, Nam Tuyền
bèn chém mèo” có nghĩa
là chỉ cần một nhát dao của
Nam Tuyền mà người tu thiền ngồi
trên bồ đoàn giết phứt
được cái tự ngã nhỏ
nhoi của mình. Thiền sư Hakuin có
nói: “Này các bạn trẻ!
Nếu sợ chết thì chết ngay bây
giờ đi. Đã chết một lần
rồi, sau sẽ khỏi chết nữa!”.
Thật vậy, sau một cái chết lớn
(đại tử nhất ban) trên tấm
bồ đoàn, ta sẽ phủ định
trọn vẹn hai đầu quãng đời
từ tiếng khóc oe oe đến hơi
thở cuối cùng. Thế rồi ta sẽ
thấy được từ trong cội nguồn
của thế giới, hiện ra một sinh
mệnh mới mà ta không chờ đợi
tới. Đó là “thể nghiệm
giác ngộ” của thiền.
Jesus Christ từng nói: “Kẻ
nào không sinh lại thì không
có thể vào nước của Đức
Chúa Trời”. Chết và phục
sinh là một bí mật của sinh
hoạt tôn giáo bất luận đông
tây cổ kim. Thánh Phao-Lồ (Paolo)
cũng dạy: “Hãy vác thập
tự giá của mình theo Chúa và
cùng chúa phục sinh” hay “Không
còn sống với cái ta nữa mà
phải sống với Đấng Christ trong
ta”. “Cái sống sau cái chết,
đó là đường lối của
Thiền” nhưng cũng là sinh mệnh
chân thực của mọi tôn giáo.
Lúc nghe thầy mình kể
lại câu chuyện, Triệu Châu gỡ
đôi dép dưới chân, đội
trên đầu đi ra ngoài. Việc
làm này không có ý nghĩa
gì đặc biệt, hoàn toàn
“vô tâm diệu dụng”. Hoặc
chỉ là cách thức để chứng
minh rằng một người đã thấy
cái tự ngã chân thực thì
cho dù muốn chém cũng không
chém được, vì đã
chết một lần rồi nên không
còn có thể chết thêm. Cách
bộc lộ ra bên ngoài của Triệu
Châu ở đây, có lẽ phải
gọi là thiền theo lối dã hồ.
Tóm
lại, trên bồ đoàn, phải
một lần triệt để làm cho
tự ngã chết đi. Lúc ấy,
không ngờ, ta sẽ sống lại cùng
với tự kỷ vô tướng, hợp
nhất với vũ trụ (vũ trụ nhất
bôi). Đó là kinh nghiệm kiến
tính (nhìn thấu suốt bản tính
của mình). Tôi có làm một
bài kệ đầu cơ với nội
dung như sau: “Như một cái thùng
gỗ giữ gìn hai mươi mấy
năm, một sáng thủng đáy
không giữ được nước
nữa. Thế nhưng không ngờ lại
thấy xuất hiện một cái “đáy
không đáy” (để vô để)
và từ nơi đó, nguồn nước
pháp tự nhiên (pháp di) bắn
vọt lên” Đưa cho thầy Suzuki
Daisetsu tôi xem thì người nói:
“ Nước trào lên, nếu không
biết giữ thì sẽ khô cạn
chẳng còn gì. Cái khó nằm
ở chỗ đó!”.
[1]
Thoại này có chép
trong Triệu Châu Lục quyển thượng
và Cảnh Đức Truyền Đăng
Lục quyển 8. Thoại này nổi
tiếng vì đã dạy về việc
“Nam Tuyền nhấn mạnh rằng người
ta có thể tự để cho mình
rơi vào súc sinh đạo khi làm
một hành động để biểu
hiện Phật đạo” (dị loại
trung hành)”
[2]
Nam Tuyền Phổ Nguyện
(748-834), thiền tăng đời Đường,
nhận pháp tự của Mã Tổ
Đạo Nhất (709-788). Cùng với
Bách Trượng Hoài Hải và
Tây Đường Trí Tạng, ông
là một trong 3 học trò giỏi
của Mã Tổ. Thầy của Triệu
Châu. Tiểu sử thấy chép trong
Tổ Đường Lục quyển 14 và
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
quyển 6.
[3]
Hay “đảo hành nghịch
thí” nghĩa bóng là đáp
đúng bằng cách khác.
|