Tắc
số 9:
Phật
Đại Thông Trí Thắng (Đại
Thông Trí Thắng)[1].
大通智勝
Bản tắc:
Có một tăng sĩ
hỏi hòa thượng Hưng Dương
Thanh Nhượng[2]:
- Nghe nói Phật Đại
Thông Trí Thắng[3]
tu tọa thiền trong đạo
trường lâu đến mười
kiếp[4]
nhưng Phật pháp không
hiện ra trước mắt, Phật đạo
cũng không thành tựu. Xin hỏi lý
do tại sao?
Thanh Nhượng mới trả
lời:
- Câu hỏi của ông
đặt ra bắn trúng đích
đấy!
Tăng bèn thưa:
- Ngài muốn nói: “Bởi
vì tọa thiền trong đạo trường
(nơi giác ngộ) cho nên đương
nhiên là đã khai ngộ và
thành tựu trong Phật đạo rồi,
có lý do nào mà không thành
tựu trong Phật đạo!” hay sao chứ?
Thanh Nhượng lại đáp:
- Lý do là vị đó
“tự mình” không thành
Phật mà thôi.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Hãy chấp nhận cái
trí tuệ Bát Nhã (chân tri =
phân biệt cái vô phân biệt
bằng sự giác ngộ qua thể nghiệm
bản thân) của Lão Hồ (Thích
Ca hay Tổ sư Đạt Ma) nhưng không
chấp nhận cái phân biệt tri
giải (lý hội = tri thức phân
biệt đơn thuần bằng đầu
óc) của Lão Hồ[5].
Kẻ phàm phu chỉ cần được
trí tuệ Bát Nhã, tức khắc
sẽ thành thánh nhân. Còn bậc
thánh nhân nếu bước sang chỗ
phân biệt tri giải thì tức khắc
sẽ thành kẻ phàm phu.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Liễu thân hà tự liễu
tâm hưu, Liễu đắc tâm hề
thân bất sầu. Nhược dã
thân tâm câu liễu liễu, Thần
tiên hà tất cánh phong hầu.
了 身
何
似
了
心
休
了 得
心
兮
身
不
愁
若 也
心
身
俱
了
了
神 仙
何
必
更
封
侯
(Thân kia nào quí được
như tâm, Tâm đã ngộ rồi
nhẹ cái thân. Ham gì trọn
vẹn hai đàng nhỉ, Là Phật
rồi, phong chức có cần?)
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Kiếp (kalpa), theo cách hiểu
thú vị của người Ấn Độ
là một nền đá rộng vuông
vức, mỗi cạnh bốn mươi dặm,
cứ một trăm năm lại có
người tiên giáng hạ, lấy
áo lông vũ quét nhẹ lên.
Nếu nền đá chưa bị mài
mất thì kiếp chưa hết. Ý
nói khoảng thời gian cực dài.
Người Trung Quốc không biết làm
sao giảng nghĩa, chỉ dùng chữ
“trường thì”.
Phật Đại Thông Trí
Thắng có nghĩa là vị Phật
trí tuệ lỗi lạc, cái gì
cũng hiểu, cái gì cũng biết.
Ông tu thiền đã 10 kiếp, lý
ra đã thành tựu Phật đạo
rồi nhưng cớ sao vẫn chưa. Nhà
sư kia căn vặn và Thanh Nhượng
đã phải giải thích lý do
là vì Đại Thông Trí
Thắng tự mình chưa thành Phật.
Khi dạy người ta trở
thành kẻ đánh cờ chuyên
nghiệp, trước hết không được
dạy cờ thế mà phải để
cho người ấy sau khi đánh nhiều
ván, tự nhiên tự mình lãnh
hội được. Trong chốn thiền
môn, giảng nghĩa đến một lúc
nào đó phải ngừng nếu
không lại làm vướng bận
tâm trí ngưới tu học. Thế
nhưng trước quí độc giả
là những người không chuyên
thì tôi không thể nào làm
lối đó. Cho phép tôi dài
dòng một chút:
Phật (Buddha) có nghĩa là
bậc giác ngộ (The Awakened One), nghĩa
là kẻ “tự mình thức
tỉnh” về cái “con người
chân thực” xưa nay của mình.Phật
đạo chỉ là con đường
“chân thực” để đi tìm
con người mình có xưa nay (tự
kỷ bản lai).Một khi đã thức
tỉnh rồi, chúng sinh đều là
“bản lai Phật”.Thành một
thứ Phật cao hơn Phật là chuyện
không cần thiết. Câu nói “Phật
Đại Thông Trí Thắng không
thành Phật” nằm trong ý nghĩa
đó. Đã là Phật rồi
thì mắc mớ gì trở thành
Phật nữa. Thiền sư Bankei Yôtaku
(Bàn Khuê Vĩnh Trác) ở Nhật
nhân đấy có nói : “ Thay
vì làm sao cho mình trở thành
Phật, hãy làm những gì để
mình là Phật thì mới
gọi là biết chọn con đường
rút ngắn”.
Chắc nhiều người trong
số quí vị sẽ nói “À,
ra là thế! Chỉ có nhiêu đó
sao?” rồi dùng đầu óc, tư
tưởng để tìm hiểu, xem công
án này như trò chơi khăm.
Thế nhưng, cách “tín tâm
quyết định” ở đây
không phải chuyện dễ đâu
nhé! Nếu chỉ ngừng lại ở
chỗ hiểu biết công án bằng
đầu óc thì không thể tham
thiền một cách đứng đắn
và quả là chuyện đáng
tiếc.
Chúng
sinh đã là bản
lai Phật rồi
thì cần gì thành Phật nữa.
Cho nên thiền sư mới bảo rằng
cho dù là điều tổ sư Đạt
Ma dạy, chỉ nên nghe theo một phần
thôi. Ở điểm này, Vô Môn
có vẻ khoáng đạt hơn Đạt
Ma. Đây là một khuyến cáo
thân mật và thích hợp mà
ông đã truyền lại cho chúng
ta.
[1]
Thoại này có chép
trong Pháp Hoa Kinh, phần Hóa Thành
Dụ Phẩm. Lâm Tế Lục cũng
có bài thị chúng kể lại
chuyện Trí Thắng và cho rằng
điều trọng yếu của người
tu là được con tâm thanh tĩnh
chứ không phải có cái danh
hiệu Phật hay không.
[2]
Học trò đàn cháu
8 đời của Bách Trượng Hoài
Hải. Năm sinh năm mất không rõ.
Tên được nhắc đến
trong Cảnh Đức Truyền Đăng
Lục, quyển 13 và Ngũ Đăng
Hội Nguyên, quyển 9. Hành trạng
không rõ.
[3]
Một vị Phật thượng
cổ tượng trưng cho trí tuệ
hiểu biết.
[4]
Nguyên tiếng Phạn kalpa
(kiếp ba), một đơn
vị thời gian cực dài.Thường
chỉ sự sinh diệt của vũ trụ.
Tứ kiếp chỉ thời gian qua 4 giai đoạn
từ lúc vũ trụ sinh thành đến
lúc bị tiêu diệt, thành kiếp,
trú kiếp, hoại kiếp, không
kiếp.
[5]
Cả hai (chân tri và lý
hội) đều là mục đích
của người tu Thiền. Vô Môn
coi trọng chân tri hơn lý hội.
|