Tắc
số 21:
Que
cứt của Vân Môn (Vân Môn
thỉ quyết)[1].
雲門屎橛
Bản tắc:
Hòa Thượng Vân
Môn[2],
nhân có tăng hỏi:
-Phật là gì nhỉ?
Bèn trả lời:
-Que cứt khô![3]
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng :
Có thể nói Vân
Môn là người nhà cực
nghèo, không dọn nổi một bữa
cơm xoàng, công việc bận bịu
chả tìm ra giờ rảnh để
viết lách[4].
Xoay xở vớ được cái que
ngoáy cứt về chống đỡ cửa
nhà [5]
(môn hộ Thiền Tông) cho nên
chuyện Phật Pháp hưng phế thế
nào thì cũng đã bày
trước mắt.
Tụng:
Bèn có lời tụng:
Thiểm điện quang, Kích
thạch hỏa. Tráp[6]
đắc nhãn, Dĩ sa[7]
quá.
閃 電
光
擊 石
火
眨 得
眼
已 蹉
過
(Chớp điện nháng, Đá
lóe sáng. Trong nháy mắt, Đã
mất dạng)[8]
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Khi có tăng hỏi:
- Phật là gì?
Thiền sư Vân Môn Văn
Yển bèn trả lời:
- Thanh (cục) cứt khô!
Đối với thiền sư
lẫn thiền sinh, cách xếp đặt
công án Vân Môn Thỉ Quyết
này vào loại nào chưa được
thống nhất. Kẻ chủ trương
thiền là kiến tính xem nó
thuộc loại bàn về pháp thân
(dharma-kaya)[9].
Có sư gia xếp nó vào nhóm
“ngôn thuyên” (verbal expression) vì
cho rằng trong đó có đặc
tính “ngôn cú mật diệu”
(yếu quyết thể hiện qua những
câu nói bí ẩn) của tông
phái Vân Môn. Ở một vài
thất, người ta dùng tắc này
để giảng về tính “hướng
thượng” (non-attachment[10])
nhưng chữ hướng thượng không
với cái nghĩa “hướng lên
cao hơn” mà là “nằm ở
hướng trên” như trong ngôn
ngữ nôm na hằng ngày. Gọi chính
xác hơn, đấy là “Phật
hướng thượng” (non attachment in
Buddha) nghĩa là “nằm ở phía
trên Phật”. Trong giới thiền,
hay nói câu: “Nghe một tiếng
Phật thôi đã là làm bẩn
lỗ tai!”, hơn thế, “Mở
miệng nói chữ Phật, phải súc
miệng ba ngày cho sạch”.
(Một thí dụ khác
(về những sự bất đồng ý
kiến): thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn)
cho tắc 35 Thanh Nữ Ly Hồn (Người
đẹp lìa hồn) thuộc loại
“nan thấu” (khó thông suốt,
those difficult to pass through) nhưng tôi lại
sắp nó vào nhóm “pháp
thân”. Nhân đây cũng nhắc
thêm rằng trong lời biện luận về
Bát Nan Thấu (Tám cái khó
thông suốt) của Hakuin, trong tắc Bạch
Vân Vị Tại (Bạch Vân chưa
có)[11],
thiền sư tỏ ra không phân biệt
“nan thấu” với “hướng
thượng”).
Tôi dịch nguyên văn
“can thỉ quyết” thành “
thanh (cục) cứt khô”. Theo các
cổ chú thì chữ này có
nghĩa là một dụng cụ như
cái que dài, được vạt bằng
và nhọn để ngoáy cứt (có
thể ngoáy sơn, ngoáy bột hồ
nữa, LND), các chú mới thì
cho là que để gạt sạch cứt
khô. Ngày nay, giáo sư Iriya
Yoshitaka sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng
đã đi đến kết luận,
đây không phải là que mà
chính là cứt đấy (nguồn:
Tạp Chí Toshô, số tháng 7 năm
1985).
Có người bảo việc
nghiên cứu về tắc này giúp
người ta đi đến chỗ giác
ngộ như Phật vì Phật là
Đấng Giác Ngộ, kẻ bảo nó
dẫn thiền sinh tiến gần tới cảnh
giới của “cái nằm bên
trên Phật” theo quan điểm “Phật
hướng thượng”. Rồi lại
có người đinh ninh đây là
chìa khóa không thể thiếu được
để mở cửa vào Vân Môn
Tông. Nhưng cách hiểu nào cũng
thuộc loại “bệnh thiền” cả
(khi thiền hãy còn giới hạn
“nhất sư nhất hữu” trong
một thất). Vậy mới thấy việc
tham thiền rộng rãi, giao lưu với
các tông phái khác, trong các
thất khác (biến tham, lịch tham) là
điều quan trọng hơn cả.
[1]
Thoại này có trong các
sách Vân Môn Quảng Lục, Đăng
Hội Nguyên quyển 15, chương nói
về Vân Môn Văn Yển.
[2]
Tiểu sử Vân Môn xin xem
chú thích của tắc15.
[3]
Các lời thuyết minh thường
cho là que để ngoáy cứt nhưng
trong Thiền Ngữ Từ Điển, các
tác giả Iriya và Koga giải thích
“can thỉ quyết” là “cứt
đã khô có hình thù dài
như cây gậy”. Đây cũng
là ý kiến của cả Eshin lẫn
Ryômin.
[4]
Nguyên văn là “thảo
thư”, có thể hiểu là
biên soạn nói chung chứ không
cứ gì là thư tín.
[5]
Ý nói đem một thân
đảm đương để chống
đỡ môn phái để Phật
pháp tiếp tục tồn tại. Cũng
có thể muốn nói đã tìm
ra một lối định nghĩa độc
đáo về Phật.
[6]
Tráp nhãn: trong nháy mắt,
chớp mắt.
[7]
Sa quá, tha quá: (thời gian)
trôi qua mất.
[8]
Có thể hiểu là thiền
cơ “Que cứt khô” nhanh như
điện lóe vì làm người
ta chới với, nếukhông nắm bắt
kịp nó sẽ biến mất ngay (DĐH).
[9]
Xin xem lối phân loại trong
bài nói về hệ thống thiền
của Hakuin ở phần Phụ Lục.
[10]
Đứng về mặt ngôn
ngữ, Hướng thượng mà dịch
là Non attachment (Không Dính Chấp)
thì không sát nghĩa nhưng xin
hiểu theo ý tôn giáo Ryômin
muốn nói. Đối với ông,
nghĩa đó là không vướng
cái xiềng vàng buộc mình vào
đức Phật của một người
tự cho đã hiểu Pháp mà
không cầu tiến nữa (Phật thân
kim tỏa, Pháp kiến kim tỏa).
[11]
Giống với chú trên (tắc
17 trong Phụ Lục).
|