Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 40: Đá đổ tịnh bình (Địch đảo tịnh bình)[1].

倒浄瓶

Bản tắc:

Hòa Thượng Quy Sơn Linh Hựu[2] khi còn trẻ theo học ở đạo tràng của Hòa Thượng Bách Trượng Hoài Hải[3], giữ chức điển tòa[4] (đầu bếp). Có một hôm, Hòa Thượng Bách Trượng muốn tuyển chọn một người xứng đáng đến trụ trì ở núi Đại Quy[5], mới họp, không riêng chức thủ tòa [6](ngang với trưởng tràng) mà tất cả tăng chúng. Hòa Thượng nói:

-Ta muốn xem trước mặt đám đông, ai là người có thể chứng minh được sự giác ngộ vượt trên đồng đạo để xứng đáng giữ chức vụ.

Đột nhiên, ông cho đem một cái tịnh bình[7] ra đặt lên mặt đất rồi hỏi:

-Vật này không được gọi nó là tịnh bình. Vậy các ngươi hãy thử gọi nó là gì?

Thủ tòa đáp ngay:

-Thật tình, không thể gọi nó là cọc gỗ!

Bách Trượng bèn quay sang Quy Sơn:

-Còn ngươi thì sao?

Quy Sơn bèn đưa chân đá ngã ngay tịnh bình và bỏ đi mất. Lúc đó Bách Trượng mới cười bảo:

-Ông thủ tòa đã thua [8] thằng dân núi [9] rồi đấy nhé!

Thế rồi Bách Trượng mệnh cho Quy Sơn đến trụ trì ở núi Đại Quy.

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Tuy Quy Sơn trở thành một anh hùng một thời[10] đấy nhưng tiếc thay đã không thoát ra nổi cái vòng rào [11] do Bách Trượng giăng ra. Ông ấy có việc nhẹ (bếp núc) thì không chịu, chỉ đi tìm sự nặng nhọc (khai sơn). Tại sao ta lại nói thế nhỉ? Hãy nhìn đây này! Ông ta đã tháo khăn bịt đầu nhà bếp[12] để mang gông sắt vào cổ đấy thôi.

  

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Dương hạ[13] tráo ly[14] tịnh mộc thược[15],
Đương dương
[16] nhất đột tuyệt chu già[17].
Bách Trượng trùng quan lan bất trú,
Cước tiêm địch
[18] xuất Phật như ma[19].

颺 下 笊 籬 並 木 杓
當 陽 一 突 周 遮
百 丈 重 關 攔 不 住
尖 趯 出 佛 如 厤

(Vứt hết rỗ tre và muỗng gỗ,
Đơn thân đột phá dẹp nghi ngờ.
Trùng vây Bách Trượng giăng chi uổng,
Một đá, văng ông Phật rối mơ)

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Tư Mã Đầu Đà (năm sinh năm mất không rõ) là một ông thầy địa lý cừ khôi, có lần đến thăm Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814) và thưa:

-Núi Quy Sơn là nơi thích hợp để dựng đạo tràng!

Lúc đó, Bách Trượng bèn bảo:

-Thế thì ta nên tới đấy nhỉ!

Nhưng Tư Mã Đầu Đà lại nói:

-Lão sư không được đâu!

-Tại sao ta thì không được?

-Như lão sư giỏi lắm chỉ có thể tụ họp đến một nghìn người. Trong khi ấy, Quy Sơn là nơi danh thắng có đủ chỗ cho những một nghìn năm trăm người cơ.

Từ câu chuyện đó nẩy ra công án này. Nó là lý do để có việc tuyển lựa người đến Quy Sơn mở đạo tràng. Thiền sư đặt tịnh bình lên mặt đất và mở đầu cuộc tỉ thí, đố học trò nếu không gọi nó là tịnh bình thì phải gọi nó bằng tên nào. Tắc này cũng tương tự tắc 43 Thủ Sơn trúc bề (Cây gậy trúc của Thủ Sơn) sẽ xuất hiện sau. Trong đó có câu hỏi khác cùng kiểu, Thiền sư Thủ Sơn đã không cho phép học trò mình gọi cây gậy trúc là cây gậy trúc.

Người học trò mà Bách Trượng đặt hết niềm tin là Quy Sơn (771-853) nhưng ông chưa có tên Quy Sơn mà chỉ là Linh Hựu, học tăng giữ chức điển tòa trông coi bếp núc nhà chùa. Việc ông đá đổ tịnh bình và nhờ đó, được thầy giao cho sứ mệnh đi khai sơn, có thể đưa độc giả đến hai thái độ khác nhau: hoặc là sảng khoái như đứng trước một thiền ý tuyệt vời, hoặc là bực bội chống đối một hành vi thô bạo, chẳng có hương vị thiền chút nào cả. Thật ra, điều quan trọng ở đây là cái tịnh bình mà Quy Sơn đá ngã không phải là tịnh bình thật. Ông chỉ đá ngã cái “ngã hay phân biệt” của chúng ta mà thôi. Nơi cái máy động của Quy Sơn có điểm trọng yếu (chủ nhãn) của công án.

Thế nhưng khi tôi nói như vậy, có độc giả hãy còn chưa đồng ý. Vậy cho phép tôi kể thêm một chuyện:

Có hôm, Bách Trượng đang ngồi trong phòng, hỏi Quy Sơn:

-Trong cái lò kia, có lửa không?

Quy Sơn bèn đưa tay lên trên lò dò xem rồi trả lời:

-Thưa không có ạ!

Nghe vậy, Bách Trượng bèn đứng dậy, tự mình tiến đến lấy đũa sắt cời thật sâu than trong lò, lấy ra một miếng than có ánh hồng leo lét như ánh sáng đom đóm và nói:

-Ngươi xem, đây không phải là lửa sao?

Tương truyền Quy Sơn nghe xong bèn ngộ đạo. Có nhà thiền giải thích rằng lời nói của Bách Trượng hàm ý: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” (Nhất thiết chúng sinh tất hữu Phật tính) và Quy Sơn đã nhận ra điều đó. Riêng tôi thì tôi thấy nó có liên quan đến chuyện đá ngã tịnh bình và đá ngã cái tự ngã hãy còn chấp trước vào sự phân biệt. Tôi muốn chúng ta chú ý đến cái máy động của Quy Sơn đã có nhờ sự tu hành nghiêm cẩn, hay đúng hơn cái máy động nơi một Quy Sơn tu hành nghiêm cẩn đã được tôn sư Bách Trượng nhìn nhận. Máy động của thiền không phải chỉ là một hành vi tu hành (hành trì[20]) có tính cách thô bạo như ta tưởng.

Lại chưa hết. Ở đây, xin có một lời biện hộ cho ông đệ nhất tòa mất núi và mất mặt, sau này là Thiền sư Hoa Lâm, nữa. Cư sĩ Bùi Hưu khi đến thăm ông, lúc đó chỉ có một mình, nên họ Bùi mới hỏi Hoa Lâm:

-Hòa thượng không có thị giả sao?

-Ta có đến hai người hầu nhưng không cho ra mắt tục nhân được.  

Khi Bùi Hưu khẩn khoản:

-Xin được diện kiến.

thiền sư mới lớn tiếng gọi:

-Đại Không ơi! Tiểu Không ơi!

Thế rồi như để đáp lời, hai con hổ lớn lừng lửng từ trong phía sau am bước ra, vừa đi vừa gầm gừ.

Tuy là người thua cuộc trong cuộc chạm trán với Quy Sơn, nhưng câu chuyện kể trên cho thấy Hoa Lâm cũng là một thiền sư có đạo lực đáng nể.


 


[1] Thoại này có chép trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 9, Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển , chương nói về Quy Sơn Linh Hựu. Theo đó, thủ tòa nói đến trong thoại là Hoa Lâm Thiện Giác.

[2] Quy Sơn Linh Hựu (771-853), thiền gia đời Đường, nhận pháp tự của Bách Trượng Hoài Hải (749-814). Sơ tổ của tông Quy Sơn. Có các tác phẩm Quy Sơn Linh Hựu Thiền Sư Ngữ Lục và Quy Sơn Cảnh Sách. Xem tiểu sử có trong Đường Văn Túy quyển 63, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 9, Tống Cao Tăng Truyện quyển 11.

[3] Xem chú của tắc 2.

[4] Điển tòa, một trong Lục tòa vị. Nguyên là người lo việc lễ nghi (điển lễ) của tăng chúng nhưng sau chuyển sang việc cơm nước cho họ.

[5] Đại Quy Sơn, còn gọi là Quy Sơn, một ngọn núi ở Đàm Châu (Ninh Hương, phủ Trường Sa, tỉnh Hồ Nam). Trong núi có Đồng Khánh Tự và Mật Ấn Tự. Núi này là bản doanh của tông Quy Sơn.

[6] Người đứng đầu tăng chúng trong một chùa. Còn có các tên khác như: thiền đầu, thủ chúng, thượng tọa (tòa), tọa (tòa) nguyên, lập tăng, đệ nhất tọa (tòa).

[7] Phạn ngữ: kundika. Bình chứa nước trong mà các tăng hay mang theo người để rửa tay. Có thể làm bằng gốm hay kim loại như đồng, thép. Xem thêm Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui, quyển 5, Biện Đạo Cụ.

[8] Nguyên văn : “du” (thua khi tranh thắng phụ). Còn “khước” là trợ từ nhấn mạnh. “Du khước”: thua mất.

[9] Nguyên văn “Sơn tử” : (theo Eshin: thằng Quy Sơn (Isan no yatsu), theo Ryômin: thằng nhà quê, dân rừng rú (yamadashi-me)) vì địa vị Quy Sơn thấp hơn thủ tòa. Nhiều bản (VTN, DĐH) dịch Sơn tử là quả núi, không phải không có lý. Chúng tôi tạm dịch bằng một kiểu trung dung. Riêng Eshin có lẽ không dịch đúng vì lúc đó ông điển tòa chưa có tên hiệu là Quy Sơn.

[10] Chỉ việc mở núi lập chùa và gầy dựng được dòng thiền Quy Ngưỡng.

[11] Nguyên văn: “hạm” có nghĩa là củi nhốt súc vật. Theo Eshin: bẩy để bẩy thú, còn có thể hiểu là bẩy hố.

[12] Nguyên văn “bàn đầu”. Theo Eshin: khăn bịt đầu của nhà bếp. Nhiều người dịch theo nghĩa bàn là mâm khay.

[13] Nguyên văn “Dương hạ”: Vứt đi, ném tung.

[14] Nguyên văn “Tráo ly”: môi lược dùng để vớt.

[15] Nguyên văn “Mộc thược”: thìa gỗ.

[16] Đương dương: ví trí nhà vua chính diện quay vê nam. Ở đây hiểu là hiên ngang đối mặt.

[17] Nguyên văn “Tuyệt chu già”: Cắt bỏ lời lẽ rườm rà.

[18] Hai bản Eshin và Ryômin đều viết là Địch (). Nhiều bản chép là Dược() tuy nhiên nghĩa không khác nhau bao nhiêu. Xin tồn nghi.

[19] Ma: tơ gai. Chỗ này khó hiểu, có nhiều thuyết. Theo Eshin, hiểu là nhiều nhưng e không sát lắm, hiểu là rối rắm được chăng?

[20] Hành trì: sự tu hành theo đạo Phật không chểnh mãng.


 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 40: Đá đổ tịnh bình (Địch đảo tịnh bình)[1].

倒浄瓶

Bản tắc:

Hòa Thượng Quy Sơn Linh Hựu[2] khi còn trẻ theo học ở đạo tràng của Hòa Thượng Bách Trượng Hoài Hải[3], giữ chức điển tòa[4] (đầu bếp). Có một hôm, Hòa Thượng Bách Trượng muốn tuyển chọn một người xứng đáng đến trụ trì ở núi Đại Quy[5], mới họp, không riêng chức thủ tòa [6](ngang với trưởng tràng) mà tất cả tăng chúng. Hòa Thượng nói:

-Ta muốn xem trước mặt đám đông, ai là người có thể chứng minh được sự giác ngộ vượt trên đồng đạo để xứng đáng giữ chức vụ.

Đột nhiên, ông cho đem một cái tịnh bình[7] ra đặt lên mặt đất rồi hỏi:

-Vật này không được gọi nó là tịnh bình. Vậy các ngươi hãy thử gọi nó là gì?

Thủ tòa đáp ngay:

-Thật tình, không thể gọi nó là cọc gỗ!

Bách Trượng bèn quay sang Quy Sơn:

-Còn ngươi thì sao?

Quy Sơn bèn đưa chân đá ngã ngay tịnh bình và bỏ đi mất. Lúc đó Bách Trượng mới cười bảo:

-Ông thủ tòa đã thua [8] thằng dân núi [9] rồi đấy nhé!

Thế rồi Bách Trượng mệnh cho Quy Sơn đến trụ trì ở núi Đại Quy.

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Tuy Quy Sơn trở thành một anh hùng một thời[10] đấy nhưng tiếc thay đã không thoát ra nổi cái vòng rào [11] do Bách Trượng giăng ra. Ông ấy có việc nhẹ (bếp núc) thì không chịu, chỉ đi tìm sự nặng nhọc (khai sơn). Tại sao ta lại nói thế nhỉ? Hãy nhìn đây này! Ông ta đã tháo khăn bịt đầu nhà bếp[12] để mang gông sắt vào cổ đấy thôi.

  

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Dương hạ[13] tráo ly[14] tịnh mộc thược[15],
Đương dương
[16] nhất đột tuyệt chu già[17].
Bách Trượng trùng quan lan bất trú,
Cước tiêm địch
[18] xuất Phật như ma[19].

颺 下 笊 籬 並 木 杓
當 陽 一 突 周 遮
百 丈 重 關 攔 不 住
尖 趯 出 佛 如 厤

(Vứt hết rỗ tre và muỗng gỗ,
Đơn thân đột phá dẹp nghi ngờ.
Trùng vây Bách Trượng giăng chi uổng,
Một đá, văng ông Phật rối mơ)

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Tư Mã Đầu Đà (năm sinh năm mất không rõ) là một ông thầy địa lý cừ khôi, có lần đến thăm Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814) và thưa:

-Núi Quy Sơn là nơi thích hợp để dựng đạo tràng!

Lúc đó, Bách Trượng bèn bảo:

-Thế thì ta nên tới đấy nhỉ!

Nhưng Tư Mã Đầu Đà lại nói:

-Lão sư không được đâu!

-Tại sao ta thì không được?

-Như lão sư giỏi lắm chỉ có thể tụ họp đến một nghìn người. Trong khi ấy, Quy Sơn là nơi danh thắng có đủ chỗ cho những một nghìn năm trăm người cơ.

Từ câu chuyện đó nẩy ra công án này. Nó là lý do để có việc tuyển lựa người đến Quy Sơn mở đạo tràng. Thiền sư đặt tịnh bình lên mặt đất và mở đầu cuộc tỉ thí, đố học trò nếu không gọi nó là tịnh bình thì phải gọi nó bằng tên nào. Tắc này cũng tương tự tắc 43 Thủ Sơn trúc bề (Cây gậy trúc của Thủ Sơn) sẽ xuất hiện sau. Trong đó có câu hỏi khác cùng kiểu, Thiền sư Thủ Sơn đã không cho phép học trò mình gọi cây gậy trúc là cây gậy trúc.

Người học trò mà Bách Trượng đặt hết niềm tin là Quy Sơn (771-853) nhưng ông chưa có tên Quy Sơn mà chỉ là Linh Hựu, học tăng giữ chức điển tòa trông coi bếp núc nhà chùa. Việc ông đá đổ tịnh bình và nhờ đó, được thầy giao cho sứ mệnh đi khai sơn, có thể đưa độc giả đến hai thái độ khác nhau: hoặc là sảng khoái như đứng trước một thiền ý tuyệt vời, hoặc là bực bội chống đối một hành vi thô bạo, chẳng có hương vị thiền chút nào cả. Thật ra, điều quan trọng ở đây là cái tịnh bình mà Quy Sơn đá ngã không phải là tịnh bình thật. Ông chỉ đá ngã cái “ngã hay phân biệt” của chúng ta mà thôi. Nơi cái máy động của Quy Sơn có điểm trọng yếu (chủ nhãn) của công án.

Thế nhưng khi tôi nói như vậy, có độc giả hãy còn chưa đồng ý. Vậy cho phép tôi kể thêm một chuyện:

Có hôm, Bách Trượng đang ngồi trong phòng, hỏi Quy Sơn:

-Trong cái lò kia, có lửa không?

Quy Sơn bèn đưa tay lên trên lò dò xem rồi trả lời:

-Thưa không có ạ!

Nghe vậy, Bách Trượng bèn đứng dậy, tự mình tiến đến lấy đũa sắt cời thật sâu than trong lò, lấy ra một miếng than có ánh hồng leo lét như ánh sáng đom đóm và nói:

-Ngươi xem, đây không phải là lửa sao?

Tương truyền Quy Sơn nghe xong bèn ngộ đạo. Có nhà thiền giải thích rằng lời nói của Bách Trượng hàm ý: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” (Nhất thiết chúng sinh tất hữu Phật tính) và Quy Sơn đã nhận ra điều đó. Riêng tôi thì tôi thấy nó có liên quan đến chuyện đá ngã tịnh bình và đá ngã cái tự ngã hãy còn chấp trước vào sự phân biệt. Tôi muốn chúng ta chú ý đến cái máy động của Quy Sơn đã có nhờ sự tu hành nghiêm cẩn, hay đúng hơn cái máy động nơi một Quy Sơn tu hành nghiêm cẩn đã được tôn sư Bách Trượng nhìn nhận. Máy động của thiền không phải chỉ là một hành vi tu hành (hành trì[20]) có tính cách thô bạo như ta tưởng.

Lại chưa hết. Ở đây, xin có một lời biện hộ cho ông đệ nhất tòa mất núi và mất mặt, sau này là Thiền sư Hoa Lâm, nữa. Cư sĩ Bùi Hưu khi đến thăm ông, lúc đó chỉ có một mình, nên họ Bùi mới hỏi Hoa Lâm:

-Hòa thượng không có thị giả sao?

-Ta có đến hai người hầu nhưng không cho ra mắt tục nhân được.  

Khi Bùi Hưu khẩn khoản:

-Xin được diện kiến.

thiền sư mới lớn tiếng gọi:

-Đại Không ơi! Tiểu Không ơi!

Thế rồi như để đáp lời, hai con hổ lớn lừng lửng từ trong phía sau am bước ra, vừa đi vừa gầm gừ.

Tuy là người thua cuộc trong cuộc chạm trán với Quy Sơn, nhưng câu chuyện kể trên cho thấy Hoa Lâm cũng là một thiền sư có đạo lực đáng nể.


 


[1] Thoại này có chép trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 9, Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển , chương nói về Quy Sơn Linh Hựu. Theo đó, thủ tòa nói đến trong thoại là Hoa Lâm Thiện Giác.

[2] Quy Sơn Linh Hựu (771-853), thiền gia đời Đường, nhận pháp tự của Bách Trượng Hoài Hải (749-814). Sơ tổ của tông Quy Sơn. Có các tác phẩm Quy Sơn Linh Hựu Thiền Sư Ngữ Lục và Quy Sơn Cảnh Sách. Xem tiểu sử có trong Đường Văn Túy quyển 63, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 9, Tống Cao Tăng Truyện quyển 11.

[3] Xem chú của tắc 2.

[4] Điển tòa, một trong Lục tòa vị. Nguyên là người lo việc lễ nghi (điển lễ) của tăng chúng nhưng sau chuyển sang việc cơm nước cho họ.

[5] Đại Quy Sơn, còn gọi là Quy Sơn, một ngọn núi ở Đàm Châu (Ninh Hương, phủ Trường Sa, tỉnh Hồ Nam). Trong núi có Đồng Khánh Tự và Mật Ấn Tự. Núi này là bản doanh của tông Quy Sơn.

[6] Người đứng đầu tăng chúng trong một chùa. Còn có các tên khác như: thiền đầu, thủ chúng, thượng tọa (tòa), tọa (tòa) nguyên, lập tăng, đệ nhất tọa (tòa).

[7] Phạn ngữ: kundika. Bình chứa nước trong mà các tăng hay mang theo người để rửa tay. Có thể làm bằng gốm hay kim loại như đồng, thép. Xem thêm Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui, quyển 5, Biện Đạo Cụ.

[8] Nguyên văn : “du” (thua khi tranh thắng phụ). Còn “khước” là trợ từ nhấn mạnh. “Du khước”: thua mất.

[9] Nguyên văn “Sơn tử” : (theo Eshin: thằng Quy Sơn (Isan no yatsu), theo Ryômin: thằng nhà quê, dân rừng rú (yamadashi-me)) vì địa vị Quy Sơn thấp hơn thủ tòa. Nhiều bản (VTN, DĐH) dịch Sơn tử là quả núi, không phải không có lý. Chúng tôi tạm dịch bằng một kiểu trung dung. Riêng Eshin có lẽ không dịch đúng vì lúc đó ông điển tòa chưa có tên hiệu là Quy Sơn.

[10] Chỉ việc mở núi lập chùa và gầy dựng được dòng thiền Quy Ngưỡng.

[11] Nguyên văn: “hạm” có nghĩa là củi nhốt súc vật. Theo Eshin: bẩy để bẩy thú, còn có thể hiểu là bẩy hố.

[12] Nguyên văn “bàn đầu”. Theo Eshin: khăn bịt đầu của nhà bếp. Nhiều người dịch theo nghĩa bàn là mâm khay.

[13] Nguyên văn “Dương hạ”: Vứt đi, ném tung.

[14] Nguyên văn “Tráo ly”: môi lược dùng để vớt.

[15] Nguyên văn “Mộc thược”: thìa gỗ.

[16] Đương dương: ví trí nhà vua chính diện quay vê nam. Ở đây hiểu là hiên ngang đối mặt.

[17] Nguyên văn “Tuyệt chu già”: Cắt bỏ lời lẽ rườm rà.

[18] Hai bản Eshin và Ryômin đều viết là Địch (). Nhiều bản chép là Dược() tuy nhiên nghĩa không khác nhau bao nhiêu. Xin tồn nghi.

[19] Ma: tơ gai. Chỗ này khó hiểu, có nhiều thuyết. Theo Eshin, hiểu là nhiều nhưng e không sát lắm, hiểu là rối rắm được chăng?

[20] Hành trì: sự tu hành theo đạo Phật không chểnh mãng.


 

Trở về