Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 20: Đại lực sĩ (Đại lực lượng nhân)[1].

大力量人

Bản tắc:

Hòa thượng Tùng Nguyên[2] nói:

-Người (tu hành đến độ phát huy được) sức mạnh siêu việt, vì cớ gì (lúc ngồi thiền) nhấc chân (dậy) không nổi vậy?

Còn bảo:

-Tại sao (lại bảo ông ta) nói chuyện mà không cần dùng lưỡi? 

 

Bình xướng:

Vô Môn nói rằng:

Hòa thượng Tùng Nguyên moi gan móc ruột mình phơi bày cả ra đấy nhỉ! Khốn nỗi, chỉ thiếu người chịu tiếp nhận mà thôi. Tuy nhiên, giả sử có người tiếp nhận ngay thì Vô Môn xin mời đến đây đánh cho một trận đòn đau. Muốn hỏi lý do, hả? Vì muốn chắc là thứ vàng thật hay không, phải lấy lửa thử một lần cho rõ chứ!

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Đài cước đạp phiên Hương Thủy Hải[3],
Đê đầu phủ thị Tứ Thiền Thiên
[4].
Nhất cá hồn thân vô xứ trước,
(Thỉnh, tục nhất cú!)

踏 翻 香 水 海 
低 頭 府 視 四 禪 天 
一 個 渾 身 無 處 著 
請 續 一 句 
 

(Nhấc cẳng đạp nghiêng bao biển lớn,
Cúi đầu nhìn xuống mấy khung trời.
Một khối hồn thân không chỗ tựa,
(Này này, ngâm nốt một câu chơi!)

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Tùng Nguyên Sùng Nhạc là bậc danh sư trong làng thiền, được biết đến nhờ phương pháp “hắc đậu thiền”. Hắc đậu tức đậu đen, lại có nghĩa là văn tự, nên lối thiền ấy lại được gọi là “văn tự thiền”. Ở trong công án này có hai tắc, chứa 2 trong 3 chuyển ngữ (câu nói có thể giúp chuyển mê khai ngộ) của Tùng Nguyên. Chuyển ngữ thứ 3 thấy trong tắc thứ 150 của sách tên gọi Tông Môn Cát Đằng[5] Tập. Câu thứ 3 đó như sau: “Người có tâm nhãn trong sáng, cớ sao không cắt nổi sợi chỉ đỏ vướng chân”.

Xin bắt đầu bằng chuyển ngữ số 1. “Vì cớ gì (nguyên văn: Nhân thậm = vì đâu đến nỗi) người có sức lực vô cùng mạnh mẽ lại không nhấc được chân lên?” Câu hỏi “Vì đâu đến nỗi” của công án rất quan trọng. Ta gọi nó là “Đông Sơn hạ ám hiệu mật lệnh”, một câu hỏi đặt ra mà không cần câu trả lời vì để cho người nghe hỏi có được tâm cảnh “tự do”. Đấy cũng là bằng chứng về cái tâm từ bi của các thầy dạy thiền mà tôi đã có lần nhắc đến.

Có người thường thì sáng, trưa, chiều, khi nào khô cổ bèn uống một chén trà. Một hôm, trong một buổi lễ coi mắt vợ, phải đến trà thất để uống trà xay mịn (xin hiểu trà thất theo lối truyền thống là một gian phòng nhỏ, tĩnh mịch để gặp nhau uống trà và nói chuyện, LND). Là người thiếu hiểu biết về nghi thức trà đạo, anh ta không biết phải uống như thế nào và mắc cỡ về sự yếu kém về văn hóa của mình. Một khi đã hỗ thẹn vì là người Nhật mà không biết gì về văn hóa nước mình, trong lòng anh ta sẽ dậy lên ý thích muốn học trà đạo. Mục đích của công án đối với người ta cũng chỉ là thế.

Nếu là người không đau ốm tật nguyền thì việc nhấc chân lên nào có khó khăn gì. Thế nhưng, vấn đề là có một sự kiện nào đó mà khi bắt buộc phải thực hành như pháp thì người đó lại không tự do và vô tâm để làm được. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây không phải là việc nhìn vào cái hữu tâm, hữu vi của tự ngã nữa, mà là câu hỏi: bằng máy động của vô tâm, vô vi của tự ngã, ta có thong dong hành động được hay không. Đấy chính là cái bản chứng diệu tu, uy nghiêm tức Phật pháp, tác pháp thị tôn chỉ.

Bước qua chuyển ngữ thứ 2. “(Tại bảo ông ta) không dùng lưỡi mà nói năng được?” (Chính ra phải dịch là: Vì đâu đến nổi không nói bằng đầu lưỡi? khi thêm hai chữ “Na thậm” vào trước nguyên văn “Khai khẩu bất tại thiệt đầu thượng”). Xin kể ra đây câu chuyện về Yamaoka Tesshu (Sơn Cương, Thiết Chu, 1836-88), một chính trị gia và đại cư sĩ thông hiểu kiếm, thiền, thư đạo, sống vào đời Minh Trị. Một hôm Tesshu tiên sinh yêu cầu nhà kể chuyện tếu nổi tiếng Sanyuutei Enchô (Tam Du Đình Viên Triều, 1839-1900) kể cho ông nghe câu chuyện về “Cậu Bé Quả Đào” (Momo Tarô), cổ tích dân gian mà người Nhật ai nấy đều biết. Enchô bèn lưu loát nói như mây trôi nước chảy, kể đến hết câu chuyện. Tesshu mới tiếp: “Bây giờ ông thử kể mà không dùng đến “lưỡi” xem!” Như chim sẻ bị cắt lưỡi, làm thế nào mà kể, cũng như còn giữ “tự ngã” thì không thay đổi con người mình được. Do đó, Enchô mới bỏ công sức nghiên cứu cách thức để có thể kể lại câu chuyện nói trên mà không cần cái lưỡi, và sau đấy, như một quả hồng chín nhũn, ông ta hầu như có thể trình bày nó ở một trạng thái vô tâm. Ông thử dùng cái tâm vô tâm, dùng cái niệm vô tâm, bỏ tự ngã (ego) chỉ còn lại tự kỷ (self) trong khi kể chuyện. Đó là “vô tâm diệu dụng”. Về sau, Enchô lại tìm đến Sesshu để kể đi kể lại câu chuyện, cho đến lúc Sesshu chấp nhận “Được rồi đấy!” và tặng cho danh hiệu “Vô Thiệt Cư Sĩ”(Ông cư sĩ không lưỡi). 

Như thế, chắc đối với công án trên, ta không cần phải bàn thêm gì nữa. Thử đi qua câu chuyển ngữ thứ 3: “Người có tâm nhãn trong sáng, cớ sao không cắt nổi sợi chỉ đỏ vướng chân”. Sợi chỉ đó nguyên văn là “hồng ti tuyến”, xin hiểu là “hồng ti cân” trong nghĩa mối liên hệ, đó là mối liên hệ nam nữ, tơ duyên buộc chân.

Cũng là cước hạ hồng ti (sợi tơ vướng chân)?

Quách Nguyên Chấn đời Đường là một chàng trai tài mạo song toàn, được Tể Tướng Dương Hỷ Trinh kêu lại gả con. Ông có 5 cô con gái nên cho Quách tùy ý “bắt thăm” bằng cách nắm một trong nắm mối dây chỉ đỏ buộc vào 5 cô và rốt cuộc, Quách chọn được cô thứ ba. Đó là việc chép trong Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự.

Từ đó có chữ “Cước hạ hồng ti tuyến” (Sợi chỉ đỏ buộc chân). Sợi chỉ hồng này cũng có thể hiểu như sợi dây phiền não. Cho dù người đã ngộ đạo, chưa chắc đã dẹp nó đi được. Đọc câu:

Kiến hoặc đốn đoạn như phá thạch,
Tư hoặc trãm đoạn như ngẫu ti
[6]

見 惑 頓 断 如 破 石

思 惑 斬 断 如 藕 糸

(Trí ngờ thì bửa tan như đá,
Lòng rối, ra tay cắt tựa tơ).

mới thấy “kiến hoặc” hay “lạc lối trong cách nhìn” có thể dùng “kiến tính” mà đập tan như đập đá. Thế nhưng “tư hoặc” hay “lạc lối trong tình ý”, nếu “kiến tính” không thôi thì chắc chắn chưa đi đến đâu. Do đó, phải dùng “ngộ hậu tu hành” tức sự tu hành sau khi đã giác ngộ để dẹp bỏ hết mọi vấn vương (ngẫu ti).

Hiểu được bao nhiêu đây có thể đứng dậy ngay được rồi...nhưng nếu bị người hỏi “Cớ sao không cắt sợi chỉ đỏ được?” thì lúc đó e chúng ta lại dùng cái tâm phân biệt để trả lời ngay rằng nếu cắt được thì tốt và không cắt được thì xấu. Thế nhưng, có thật bắt buộc phải cắt sợi chỉ đỏ này không? Hay là cứ để nó y nguyên, không cần làm gì cả?


 


[1] Thoại này có trong Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư Ngữ Lục Tháp Minh. Đây bao gồm 2 trong ba câu nói chuyển mê khai ngộ nổi tiếng của thiền sư, gọi chung là “Tùng Nguyên tam chuyển ngữ”.

[2] Thiền sư Tùng Nguyên Sùng Nhạc (1132-1202) là tăng phái Dương Kỳ dòng Lâm Tế, nhận pháp tự của Mật Am Sư Thể (1118-1186). Tiểu sử có chép trong Tục Truyền Đăng Lục quyển 35, Đại Minh Cao Tăng Truyện, quyển 8. Thiền phong nghiêm mật của ông được gọi là “Tùng Nguyên hắc đậu pháp”. Hắc đậu có nghĩa là văn tự. Để lại Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư Ngữ Lục 2 quyển.

[3] Theo vũ trụ quan Ân Độ cổ xưa, núi Tu Di Sơn, trung tâm của vũ trụ, được bao vây bằng Hương Thủy Hải, một biển có 7 tầng.

[4] Ở Sắc Giới (một trong Tam Giới = Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới) có 4 tầng trời tên gọi Tứ Thiền Thiên, những kẻ trong Dục Giới biết tọa thiền sẽ được thăng lên đấy.

[5] Trong tiếng Nhật, cát đằng (kattô) có nghĩa là các loại giây leo mắc míu, tượng trưng cho những trạng thái tâm lý tương phản gây nên xung đột phức tạp trong nội tâm (frustration). Tuy nhiên, trong ngôn ngữ thiền, cát đằng chỉ có nghĩa là “ngôn ngữ văn tự” hay chính công án.

[6] Ngẫu ti. Nguyễn Du đã dịch thành ngữ “ngẫu đoạn ti liên” thành “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” (LND).


 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 20: Đại lực sĩ (Đại lực lượng nhân)[1].

大力量人

Bản tắc:

Hòa thượng Tùng Nguyên[2] nói:

-Người (tu hành đến độ phát huy được) sức mạnh siêu việt, vì cớ gì (lúc ngồi thiền) nhấc chân (dậy) không nổi vậy?

Còn bảo:

-Tại sao (lại bảo ông ta) nói chuyện mà không cần dùng lưỡi? 

 

Bình xướng:

Vô Môn nói rằng:

Hòa thượng Tùng Nguyên moi gan móc ruột mình phơi bày cả ra đấy nhỉ! Khốn nỗi, chỉ thiếu người chịu tiếp nhận mà thôi. Tuy nhiên, giả sử có người tiếp nhận ngay thì Vô Môn xin mời đến đây đánh cho một trận đòn đau. Muốn hỏi lý do, hả? Vì muốn chắc là thứ vàng thật hay không, phải lấy lửa thử một lần cho rõ chứ!

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Đài cước đạp phiên Hương Thủy Hải[3],
Đê đầu phủ thị Tứ Thiền Thiên
[4].
Nhất cá hồn thân vô xứ trước,
(Thỉnh, tục nhất cú!)

踏 翻 香 水 海 
低 頭 府 視 四 禪 天 
一 個 渾 身 無 處 著 
請 續 一 句 
 

(Nhấc cẳng đạp nghiêng bao biển lớn,
Cúi đầu nhìn xuống mấy khung trời.
Một khối hồn thân không chỗ tựa,
(Này này, ngâm nốt một câu chơi!)

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Tùng Nguyên Sùng Nhạc là bậc danh sư trong làng thiền, được biết đến nhờ phương pháp “hắc đậu thiền”. Hắc đậu tức đậu đen, lại có nghĩa là văn tự, nên lối thiền ấy lại được gọi là “văn tự thiền”. Ở trong công án này có hai tắc, chứa 2 trong 3 chuyển ngữ (câu nói có thể giúp chuyển mê khai ngộ) của Tùng Nguyên. Chuyển ngữ thứ 3 thấy trong tắc thứ 150 của sách tên gọi Tông Môn Cát Đằng[5] Tập. Câu thứ 3 đó như sau: “Người có tâm nhãn trong sáng, cớ sao không cắt nổi sợi chỉ đỏ vướng chân”.

Xin bắt đầu bằng chuyển ngữ số 1. “Vì cớ gì (nguyên văn: Nhân thậm = vì đâu đến nỗi) người có sức lực vô cùng mạnh mẽ lại không nhấc được chân lên?” Câu hỏi “Vì đâu đến nỗi” của công án rất quan trọng. Ta gọi nó là “Đông Sơn hạ ám hiệu mật lệnh”, một câu hỏi đặt ra mà không cần câu trả lời vì để cho người nghe hỏi có được tâm cảnh “tự do”. Đấy cũng là bằng chứng về cái tâm từ bi của các thầy dạy thiền mà tôi đã có lần nhắc đến.

Có người thường thì sáng, trưa, chiều, khi nào khô cổ bèn uống một chén trà. Một hôm, trong một buổi lễ coi mắt vợ, phải đến trà thất để uống trà xay mịn (xin hiểu trà thất theo lối truyền thống là một gian phòng nhỏ, tĩnh mịch để gặp nhau uống trà và nói chuyện, LND). Là người thiếu hiểu biết về nghi thức trà đạo, anh ta không biết phải uống như thế nào và mắc cỡ về sự yếu kém về văn hóa của mình. Một khi đã hỗ thẹn vì là người Nhật mà không biết gì về văn hóa nước mình, trong lòng anh ta sẽ dậy lên ý thích muốn học trà đạo. Mục đích của công án đối với người ta cũng chỉ là thế.

Nếu là người không đau ốm tật nguyền thì việc nhấc chân lên nào có khó khăn gì. Thế nhưng, vấn đề là có một sự kiện nào đó mà khi bắt buộc phải thực hành như pháp thì người đó lại không tự do và vô tâm để làm được. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây không phải là việc nhìn vào cái hữu tâm, hữu vi của tự ngã nữa, mà là câu hỏi: bằng máy động của vô tâm, vô vi của tự ngã, ta có thong dong hành động được hay không. Đấy chính là cái bản chứng diệu tu, uy nghiêm tức Phật pháp, tác pháp thị tôn chỉ.

Bước qua chuyển ngữ thứ 2. “(Tại bảo ông ta) không dùng lưỡi mà nói năng được?” (Chính ra phải dịch là: Vì đâu đến nổi không nói bằng đầu lưỡi? khi thêm hai chữ “Na thậm” vào trước nguyên văn “Khai khẩu bất tại thiệt đầu thượng”). Xin kể ra đây câu chuyện về Yamaoka Tesshu (Sơn Cương, Thiết Chu, 1836-88), một chính trị gia và đại cư sĩ thông hiểu kiếm, thiền, thư đạo, sống vào đời Minh Trị. Một hôm Tesshu tiên sinh yêu cầu nhà kể chuyện tếu nổi tiếng Sanyuutei Enchô (Tam Du Đình Viên Triều, 1839-1900) kể cho ông nghe câu chuyện về “Cậu Bé Quả Đào” (Momo Tarô), cổ tích dân gian mà người Nhật ai nấy đều biết. Enchô bèn lưu loát nói như mây trôi nước chảy, kể đến hết câu chuyện. Tesshu mới tiếp: “Bây giờ ông thử kể mà không dùng đến “lưỡi” xem!” Như chim sẻ bị cắt lưỡi, làm thế nào mà kể, cũng như còn giữ “tự ngã” thì không thay đổi con người mình được. Do đó, Enchô mới bỏ công sức nghiên cứu cách thức để có thể kể lại câu chuyện nói trên mà không cần cái lưỡi, và sau đấy, như một quả hồng chín nhũn, ông ta hầu như có thể trình bày nó ở một trạng thái vô tâm. Ông thử dùng cái tâm vô tâm, dùng cái niệm vô tâm, bỏ tự ngã (ego) chỉ còn lại tự kỷ (self) trong khi kể chuyện. Đó là “vô tâm diệu dụng”. Về sau, Enchô lại tìm đến Sesshu để kể đi kể lại câu chuyện, cho đến lúc Sesshu chấp nhận “Được rồi đấy!” và tặng cho danh hiệu “Vô Thiệt Cư Sĩ”(Ông cư sĩ không lưỡi). 

Như thế, chắc đối với công án trên, ta không cần phải bàn thêm gì nữa. Thử đi qua câu chuyển ngữ thứ 3: “Người có tâm nhãn trong sáng, cớ sao không cắt nổi sợi chỉ đỏ vướng chân”. Sợi chỉ đó nguyên văn là “hồng ti tuyến”, xin hiểu là “hồng ti cân” trong nghĩa mối liên hệ, đó là mối liên hệ nam nữ, tơ duyên buộc chân.

Cũng là cước hạ hồng ti (sợi tơ vướng chân)?

Quách Nguyên Chấn đời Đường là một chàng trai tài mạo song toàn, được Tể Tướng Dương Hỷ Trinh kêu lại gả con. Ông có 5 cô con gái nên cho Quách tùy ý “bắt thăm” bằng cách nắm một trong nắm mối dây chỉ đỏ buộc vào 5 cô và rốt cuộc, Quách chọn được cô thứ ba. Đó là việc chép trong Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự.

Từ đó có chữ “Cước hạ hồng ti tuyến” (Sợi chỉ đỏ buộc chân). Sợi chỉ hồng này cũng có thể hiểu như sợi dây phiền não. Cho dù người đã ngộ đạo, chưa chắc đã dẹp nó đi được. Đọc câu:

Kiến hoặc đốn đoạn như phá thạch,
Tư hoặc trãm đoạn như ngẫu ti
[6]

見 惑 頓 断 如 破 石

思 惑 斬 断 如 藕 糸

(Trí ngờ thì bửa tan như đá,
Lòng rối, ra tay cắt tựa tơ).

mới thấy “kiến hoặc” hay “lạc lối trong cách nhìn” có thể dùng “kiến tính” mà đập tan như đập đá. Thế nhưng “tư hoặc” hay “lạc lối trong tình ý”, nếu “kiến tính” không thôi thì chắc chắn chưa đi đến đâu. Do đó, phải dùng “ngộ hậu tu hành” tức sự tu hành sau khi đã giác ngộ để dẹp bỏ hết mọi vấn vương (ngẫu ti).

Hiểu được bao nhiêu đây có thể đứng dậy ngay được rồi...nhưng nếu bị người hỏi “Cớ sao không cắt sợi chỉ đỏ được?” thì lúc đó e chúng ta lại dùng cái tâm phân biệt để trả lời ngay rằng nếu cắt được thì tốt và không cắt được thì xấu. Thế nhưng, có thật bắt buộc phải cắt sợi chỉ đỏ này không? Hay là cứ để nó y nguyên, không cần làm gì cả?


 


[1] Thoại này có trong Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư Ngữ Lục Tháp Minh. Đây bao gồm 2 trong ba câu nói chuyển mê khai ngộ nổi tiếng của thiền sư, gọi chung là “Tùng Nguyên tam chuyển ngữ”.

[2] Thiền sư Tùng Nguyên Sùng Nhạc (1132-1202) là tăng phái Dương Kỳ dòng Lâm Tế, nhận pháp tự của Mật Am Sư Thể (1118-1186). Tiểu sử có chép trong Tục Truyền Đăng Lục quyển 35, Đại Minh Cao Tăng Truyện, quyển 8. Thiền phong nghiêm mật của ông được gọi là “Tùng Nguyên hắc đậu pháp”. Hắc đậu có nghĩa là văn tự. Để lại Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư Ngữ Lục 2 quyển.

[3] Theo vũ trụ quan Ân Độ cổ xưa, núi Tu Di Sơn, trung tâm của vũ trụ, được bao vây bằng Hương Thủy Hải, một biển có 7 tầng.

[4] Ở Sắc Giới (một trong Tam Giới = Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới) có 4 tầng trời tên gọi Tứ Thiền Thiên, những kẻ trong Dục Giới biết tọa thiền sẽ được thăng lên đấy.

[5] Trong tiếng Nhật, cát đằng (kattô) có nghĩa là các loại giây leo mắc míu, tượng trưng cho những trạng thái tâm lý tương phản gây nên xung đột phức tạp trong nội tâm (frustration). Tuy nhiên, trong ngôn ngữ thiền, cát đằng chỉ có nghĩa là “ngôn ngữ văn tự” hay chính công án.

[6] Ngẫu ti. Nguyễn Du đã dịch thành ngữ “ngẫu đoạn ti liên” thành “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” (LND).


 

Trở về