Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関  

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 12: Thụy Nham đóng trò (Nham hoán chủ nhân)[1].

巌喚主人

Bản tắc:

Mỗi ngày, hòa thượng Thụy[2] Nham Sư Ngạn[3] một mình cất tiếng gọi:

-Ông chủ ơi!

Xong tự trả lời lấy:

-Thưa vâng!

Lúc đó lại nói tiếp:

-Hãy mở mắt thức tỉnh đi ông! Vâng. Từ rày cũng đừng để ai đánh lừa nhé, ông? Vâng, vâng!

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Cái lão Thụy Nham này một mình bán, một mình mua. Đem đủ loại mặt nạ thần, mặt nạ quỉ kỳ quái ra đóng trò một mình. Vì cớ gì vậy? Nhìn đây thì rõ! Một kẻ gọi, một kẻ trả lời, một kẻ tỉnh giấc, một kẻ bị người lừa. Chấp nhận làm một trong những con người của lão đã là sai lầm rồi. Còn như bắt chước đóng trò như lão thì đâm ra chúng ta hiểu thiền theo cách của dã hồ[4] mất.

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Học đạo chi nhân bất thức chân,
Chỉ vị tùng tiền nhận thức thần
[5].
Vô lượng kiếp lai sinh tử bản,
Si nhân hoán tác bản lai nhân.

學 道  之  人  不  識  真 
只 為  從  前  認  識  神 
無 量  劫  來  生  死  本 
痴 人  喚  作  本  來  人
 

(Học đạo sao mà chửa nhận chân,
Khổ vì nghiệp-thức mới trầm luân.
Trong vòng sinh diệt bao nhiêu kiếp,
Người mụ mà nhầm chính bản thân).

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Làm gì có chuyện nếu Thụy Nam không gọi, ông chủ ấy sẽ biến mất đâu! Cho nên, nhất định việc gọi cái ngã tức ông chủ của mình không giúp cho mình tự giác về mình. Câu chuyện này chỉ là trò vui chơi đối với Pháp trong trạng thái vô tâm (du hí tam muội) của thiền sư Thụy Nham đó thôi. Ông muốn bày tỏ niềm vui đã tìm thấy lẽ đạo (dặn lòng từ rày về sau không còn bị đánh lừa bởi những cái ngã giả tạo do nghiệp thức) và tự nhiên, tư thế vui đạo của ông trở thành khuôn mẫu đạo gửi đến mọi người.

Khi đến đạo tràng, thiền sinh thường thấy tấm biển viết bốn chữ “chiếu cố cước hạ” nghĩa là “xin ngoảnh lại nhìn xuống chân”. Trước hết phải xếp dày dép lại cho ngay ngắn trước khi leo lên. Tuy nhiên lời nhắn bảo ấy không chỉ có chừng đó ý nghĩa.

Khi bắt đầu tham gia vào nhiếp-tâm tức chỗ mọi người đến học tập trung tư tưởng để tọa thiền, các bậc đàn anh lại thường căn dặn “không được gây tiếng động chóp chép[6]”. Những việc “ nhìn xuống chân” hay “không nên gây tiếng động” đối với thiền sinh không phải chỉ thuần túy là lễ phép tối thiểu, nó là những sự chuẩn bị có mục đích giúp ta chế ngự được nội tâm không cho bay bổng ra ngoài.

Thiền sư Thụy Nham mỗi ngày gọi mình là ông chủ rồi trả lời vâng vâng dạ dạ, vui với đạo, nhưng không phải vì nếu ông ta không gọi, ông chủ ấy sẽ biến đi mất đâu. Khi đã giác ngộ điều đó, cái gọi là đạo sẽ không rời khỏi ta dù một khoảnh khắc. Sách Trung Dung cũng nói “Đạo không rời dù trong một tu du”. Phải hiểu là ta “không nên rời” và ta “không thể rời” đạo được. Dù vậy, cho đến khi ngộ đạo, ta phải nhẹ nhàng tìm về trạng thái “phóng tâm” (cái tâm an nhiên, thoát ra khỏi cái thân) như chữ dùng của Mạnh Tử. Nếu là bản chất của mình  thì gọi hay không gọi đến, nó cũng không hề rời mình dù nó đóng vai ông chủ. Pháp là cái đã được cụ bị đầy đủ nơi mọi người, tuy nhiên nếu không tu hành thì nó không thể hiện và không chứng đắc. Đó là lời của Dôgen. Ở điểm đó “tu chứng” là điều quan trọng.

Trích Thủy lão sư ở Thiên Long Tự có để lại vấn nạn (hạ ngữ): “Thụy Nham tự gọi mình là ông chủ vốn có ý gì?”. Cổ nhân khi bàn về cách hiểu công án này, có người đề ra hai câu như sau:

Sơn thâm vô quá khách,
Chung nhật văn viên thanh.

山 深 無 過 客

終 日 聞 猿 声

(Núi sâu không bóng người lai vãng,
Sớm tối nghe hoài tiếng vượn kêu)

Để thành một bồ tát thực sự trong Đại Thừa, không thể nào một thân mình mình tự ngộ được “vô tướng bình đẳng” như chuyện của thầy Thanh Thoát trong tắc số 10. Từ trong chỗ “chân không vô tướng”, nhờ ở “cái tâm đại từ bi như một giọt nước không bên bờ” (nhất trích vô duyên đại bi tâm), cái diệu dụng phải khởi dậy lên được “máy động tuyệt diệu” của nó. “Trong chốn thâm sơn không bóng người, chỉ có tiếng vượn kêu suốt ngày đêm” thì đấy là tiếng kêu ấy chứa đầy lòng từ bi của bồ tát đang muốn tìm mọi cách để nhắc bảo cho con người điều hết sức quan trọng nghĩa là chân lý vốn nằm trong Phật pháp. Trên kia tôi vừa mới nói đây là trò du hí tam muội của Thiền Sư Thụy Nham nhưng nghĩ lại, nó không gì khác hơn là lời kêu gọi đại từ đại bi của bồ tát hướng về chúng ta. Trong lời bàn (trình ngữ) về tắc này, Nam Thiên Bổng lão sư có nói: “Năm trăm năm sau, tất có bậc vương giả dấy lên” (Ngũ bách niên hậu, tất hữu vương giả khởi”. Ý người muốn bảo là cổ nhân đã có lòng thương mến mà gắng gổ giúp ta như thế thì nhất định trong tương lai sẽ tạo ra được những con người giác ngộ.  


 


[1] Truyện có chép trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 7, truyện Thụy Nham Sư Ngạn. Có dịch giả đọc là Thoại Nham.

[2] Nhiều người đọc là Thoại, không hiểu có liên quan đến việc kỵ húy hay không?

[3] Chỉ biết là thiền gia đời Đường, không rõ năm sinh năm mất. Nhận pháp tự của hòa thượng Nham Đầu (828-887). Tiểu sử xem Tổ Đường Lục quyển 9, Truyền Đăng Lục quyển 17.

[4] Ý nói thiền kiểu chồn hoang (dã hồ thiền) tức hiểu sai về thiền hay tham thiền thiếu chân thực.

[5] Thức thần cũng là “nghiệp thức” của nhiều đời, từ quá khứ qua hiện tại đến tương lai. Người ta vướng nghiệp vì thường lầm tưởng sự hiểu biết của mình là cái ngã chân thực.

[6] Nguyên văn: không được nhai củ cải muối dưa (takuan) gây tiếng ồn.

 

 

 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関  

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 12: Thụy Nham đóng trò (Nham hoán chủ nhân)[1].

巌喚主人

Bản tắc:

Mỗi ngày, hòa thượng Thụy[2] Nham Sư Ngạn[3] một mình cất tiếng gọi:

-Ông chủ ơi!

Xong tự trả lời lấy:

-Thưa vâng!

Lúc đó lại nói tiếp:

-Hãy mở mắt thức tỉnh đi ông! Vâng. Từ rày cũng đừng để ai đánh lừa nhé, ông? Vâng, vâng!

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Cái lão Thụy Nham này một mình bán, một mình mua. Đem đủ loại mặt nạ thần, mặt nạ quỉ kỳ quái ra đóng trò một mình. Vì cớ gì vậy? Nhìn đây thì rõ! Một kẻ gọi, một kẻ trả lời, một kẻ tỉnh giấc, một kẻ bị người lừa. Chấp nhận làm một trong những con người của lão đã là sai lầm rồi. Còn như bắt chước đóng trò như lão thì đâm ra chúng ta hiểu thiền theo cách của dã hồ[4] mất.

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Học đạo chi nhân bất thức chân,
Chỉ vị tùng tiền nhận thức thần
[5].
Vô lượng kiếp lai sinh tử bản,
Si nhân hoán tác bản lai nhân.

學 道  之  人  不  識  真 
只 為  從  前  認  識  神 
無 量  劫  來  生  死  本 
痴 人  喚  作  本  來  人
 

(Học đạo sao mà chửa nhận chân,
Khổ vì nghiệp-thức mới trầm luân.
Trong vòng sinh diệt bao nhiêu kiếp,
Người mụ mà nhầm chính bản thân).

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Làm gì có chuyện nếu Thụy Nam không gọi, ông chủ ấy sẽ biến mất đâu! Cho nên, nhất định việc gọi cái ngã tức ông chủ của mình không giúp cho mình tự giác về mình. Câu chuyện này chỉ là trò vui chơi đối với Pháp trong trạng thái vô tâm (du hí tam muội) của thiền sư Thụy Nham đó thôi. Ông muốn bày tỏ niềm vui đã tìm thấy lẽ đạo (dặn lòng từ rày về sau không còn bị đánh lừa bởi những cái ngã giả tạo do nghiệp thức) và tự nhiên, tư thế vui đạo của ông trở thành khuôn mẫu đạo gửi đến mọi người.

Khi đến đạo tràng, thiền sinh thường thấy tấm biển viết bốn chữ “chiếu cố cước hạ” nghĩa là “xin ngoảnh lại nhìn xuống chân”. Trước hết phải xếp dày dép lại cho ngay ngắn trước khi leo lên. Tuy nhiên lời nhắn bảo ấy không chỉ có chừng đó ý nghĩa.

Khi bắt đầu tham gia vào nhiếp-tâm tức chỗ mọi người đến học tập trung tư tưởng để tọa thiền, các bậc đàn anh lại thường căn dặn “không được gây tiếng động chóp chép[6]”. Những việc “ nhìn xuống chân” hay “không nên gây tiếng động” đối với thiền sinh không phải chỉ thuần túy là lễ phép tối thiểu, nó là những sự chuẩn bị có mục đích giúp ta chế ngự được nội tâm không cho bay bổng ra ngoài.

Thiền sư Thụy Nham mỗi ngày gọi mình là ông chủ rồi trả lời vâng vâng dạ dạ, vui với đạo, nhưng không phải vì nếu ông ta không gọi, ông chủ ấy sẽ biến đi mất đâu. Khi đã giác ngộ điều đó, cái gọi là đạo sẽ không rời khỏi ta dù một khoảnh khắc. Sách Trung Dung cũng nói “Đạo không rời dù trong một tu du”. Phải hiểu là ta “không nên rời” và ta “không thể rời” đạo được. Dù vậy, cho đến khi ngộ đạo, ta phải nhẹ nhàng tìm về trạng thái “phóng tâm” (cái tâm an nhiên, thoát ra khỏi cái thân) như chữ dùng của Mạnh Tử. Nếu là bản chất của mình  thì gọi hay không gọi đến, nó cũng không hề rời mình dù nó đóng vai ông chủ. Pháp là cái đã được cụ bị đầy đủ nơi mọi người, tuy nhiên nếu không tu hành thì nó không thể hiện và không chứng đắc. Đó là lời của Dôgen. Ở điểm đó “tu chứng” là điều quan trọng.

Trích Thủy lão sư ở Thiên Long Tự có để lại vấn nạn (hạ ngữ): “Thụy Nham tự gọi mình là ông chủ vốn có ý gì?”. Cổ nhân khi bàn về cách hiểu công án này, có người đề ra hai câu như sau:

Sơn thâm vô quá khách,
Chung nhật văn viên thanh.

山 深 無 過 客

終 日 聞 猿 声

(Núi sâu không bóng người lai vãng,
Sớm tối nghe hoài tiếng vượn kêu)

Để thành một bồ tát thực sự trong Đại Thừa, không thể nào một thân mình mình tự ngộ được “vô tướng bình đẳng” như chuyện của thầy Thanh Thoát trong tắc số 10. Từ trong chỗ “chân không vô tướng”, nhờ ở “cái tâm đại từ bi như một giọt nước không bên bờ” (nhất trích vô duyên đại bi tâm), cái diệu dụng phải khởi dậy lên được “máy động tuyệt diệu” của nó. “Trong chốn thâm sơn không bóng người, chỉ có tiếng vượn kêu suốt ngày đêm” thì đấy là tiếng kêu ấy chứa đầy lòng từ bi của bồ tát đang muốn tìm mọi cách để nhắc bảo cho con người điều hết sức quan trọng nghĩa là chân lý vốn nằm trong Phật pháp. Trên kia tôi vừa mới nói đây là trò du hí tam muội của Thiền Sư Thụy Nham nhưng nghĩ lại, nó không gì khác hơn là lời kêu gọi đại từ đại bi của bồ tát hướng về chúng ta. Trong lời bàn (trình ngữ) về tắc này, Nam Thiên Bổng lão sư có nói: “Năm trăm năm sau, tất có bậc vương giả dấy lên” (Ngũ bách niên hậu, tất hữu vương giả khởi”. Ý người muốn bảo là cổ nhân đã có lòng thương mến mà gắng gổ giúp ta như thế thì nhất định trong tương lai sẽ tạo ra được những con người giác ngộ.  


 


[1] Truyện có chép trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 7, truyện Thụy Nham Sư Ngạn. Có dịch giả đọc là Thoại Nham.

[2] Nhiều người đọc là Thoại, không hiểu có liên quan đến việc kỵ húy hay không?

[3] Chỉ biết là thiền gia đời Đường, không rõ năm sinh năm mất. Nhận pháp tự của hòa thượng Nham Đầu (828-887). Tiểu sử xem Tổ Đường Lục quyển 9, Truyền Đăng Lục quyển 17.

[4] Ý nói thiền kiểu chồn hoang (dã hồ thiền) tức hiểu sai về thiền hay tham thiền thiếu chân thực.

[5] Thức thần cũng là “nghiệp thức” của nhiều đời, từ quá khứ qua hiện tại đến tương lai. Người ta vướng nghiệp vì thường lầm tưởng sự hiểu biết của mình là cái ngã chân thực.

[6] Nguyên văn: không được nhai củ cải muối dưa (takuan) gây tiếng ồn.

 

 

 

Trở về