Tắc
số 17:
Quốc
Sư gọi ba lần ( Quốc Sư tam
hoán)[1].
国師三喚
Bản tắc:
Thiền sư Huệ Trung
Quốc Sư[2]
gọi người thị giả[3].
Người ấy đáp lại ba lần.
Quốc Sư mới nói:
-Ta tưởng ta phụ
lòng[4]
ngươi, đâu dè ngươi vốn
đã phụ lòng ta.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Quốc Sư ba lần gọi
thị giả lưỡi đã rục
mà rơi xuống đất[5].
Thị giả đáp lại ba lần,
không phải để hòa hoãn[6]
với người gọi mà để
thổ lộ[7]
bản tâm của mình. Quốc Sư
coi bộ tuổi đã cao, đâm
buồn, nên mới đè đầu
trâu ép ăn cỏ. Thị giả lại
ra điều không muốn nhận bởi
vì đem đồ ăn ngon mà đút
vào mồm người đã no bụng
là làm chuyện thừa thãi. Này
nói thử xem, thị giả đã
phụ lòng Quốc Sư ở chỗ nào
? Hình như có câu: “Đất
nước bình yên, nhân tài
mới được trọng, cảnh nhà
giàu có, trẻ nhỏ hóa con
nuông”.[8]
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Thiết giá vô khổng[9]
yêu nhân đam, Lụy cập nhi tôn
bất đẳng nhàn. Dục đắc
sanh môn tịnh trụ hộ, Cánh
tu xích cước thướng đao
sơn[10].
鐵
枷
無
孔
要
人
擔
累
及
兒
孫
不
等
閑
欲
得
橕
門
並
拄
戶
更
須
赤
腳
上
刀
山
(Gông kia không lỗ bắt
mang vào Lụy hết đời ông
đến cháu sao! Nhà ai, nếu
muốn cho tròn đạo, Còn phải
chân trần đạp núi đao)
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Trong chốn thiền môn Trung
Quốc, cái tên Quốc Sư trống
không dùng để chỉ thiền sư
Huệ Trung Quốc Sư ở Nam Dương.
Thị giả tức người đệ
tử hầu cận thầy. Ông
tam-độ-thị-giả trong tắc không
ai khác hơn là Thiền sư Đam
Nguyên Ứng Chân (xin tham chiếu tắc
18 trong Bích Nham Lục).
Có thể thử dùng hai
giả thuyết (phương kiến như
hà) để hiểu công án này:
một là thị giả (về sau là
ngài Đam Nguyên Ứng Chân) trước
khi nghe lời thầy nói, đã ngộ,
hai là chưa.
Lối giải thích thứ
nhất cho rằng thị giả lúc đó
đã ngộ đạo rồi. Ba lần
Huệ Trung Quốc Sư gọi “Ứng
Chân!”, ba lần ông đáp lại
“Vâng!”. Lúc đó ông
thầy mới nói với học trò
một câu mà ta có thể diễn
nghĩa như sau: “ Chả có chuyện
gì cả mà ta lại lên tiếng
gọi ngươi. Thật là ta phụ
lòng ngươi. Thế nhưng khi ngươi
cứ tiếp tục trả lời vâng,
thì ngược lại, người đã
phụ lòng ta. Đâu chỉ mỗi
ngươi phán đoán sai, ta cũng
sai đấy chứ!. Hai người cùng
nghĩ chệch ắt không thể thông
cảm nhau.” Lời giải thích này
dựa trên việc Quốc sư là
người nói : “Ngươi vốn
đã phụ lòng ta!”. Câu nói
ấy trưng ra bằng cớ thị giả
là người đã giác ngộ
rồi.
Lối giải thích thứ
hai: Quốc Sư gọi thị giả ba lần
và thị giả cũng trả lời
vâng ba lần, thế nhưng chữ vâng
ấy có nghĩa gì? Sau khi thị giả
trả lời vâng lần thứ nhất,
Quốc Sư dường như không để
ý nên lại hỏi lần thứ
hai. Lúc ấy, thị giả cũng thưa
vâng nhưng trong câu trả lời,
không thấy có chút khí lực,
hoàn toàn “ngôn trung vô
hưởng”. Vậy mà với lòng
“từ bi triệt khổn” như từ
tâm của một bà cụ già,
Quốc Sư gọi thị giả đến
lần thứ ba.
“Triệt khổn”
nghĩa là “mệt lử”, “mệt
bở hơi tai”. Từ bi đến độ
mệt lử, cứ tiếp tục gọi
Ứng Chân hởi, Ứng Chân hời!
Kiểu gọi như thế này giống
y hệt cách sư Thụy Nham gọi ông
chủ trong tắc 19 (Nam hoán chủ nhân).
Quý độc giả còn nhớ “Ông
chủ” của chúng ta là ai chứ!
Quốc Sư lên tiếng gọi thị
giả cũng giống như Thụy Nham tự
gọi mình và thông qua đó,
kêu gọi tha giả (tha nhân), mà
cũng là kêu gọi “cái con
người mình bây giờ ở đây”
(tự kỷ, tức kim, thử xứ).
Lối giải thích này
chủ trương thị giả (Đam
Nguyên) lúc đó thiền cơ
chưa chín, làm Quốc Sư phải
thất vọng đến độ phải
nói : “ Nếu ngươi cứ nghĩ
rằng ta không làm nổi phận sự,
dạy ngươi không đến nơi
đến chốn là vì ngươi
ngu độn, không giác ngộ được
đấy thôi!”.
Lạc đề một chút.
Trong nguyên văn chữ Hán có
câu:
Tương vị ngô cô
phụ nhữ. Nguyên lai khước thị
nhữ cô phụ ngô. (Ta tưởng
ta phụ lòng ngươi, đâu dè
ngươi vốn phụ lòng ta).
Kiểu nói “Tương
vị A. Nguyên lai khước thị B”
thường thấy trong thiền lục. Nó
có cái ngữ khí: “Cứ
đinh ninh là thế này nhưng đâu
dè vốn thế kia”. Đôi khi,
phần sau “Nguyên lai khước thị
B” có thể bị cắt bỏ để
cho âm hưởng còn ngân mãi
nhưng ý nghĩa của nó không
vì thế mà khác đi.
Quốc Sư ba lần gọi, thị
giả ba lần đáp. Quốc Sư lắm
mồm như bà già nói cà
kê (lão bà đàm nghĩa) nên
đánh rơi cả lưỡi xuống
đất. Thị giả đã có
thể trả lời hoặc liền tù
tì Vâng, vâng, vâng! để
chiều ý người đối thoại
(hành động gọi là hòa
quang nghĩa là tự làm nhạt
bớt ánh sáng của mình) hoặc
Vâng gọn một tiếng, tự mình
cho ông thầy thấy tất cả bản
lai chân diện mục (hành động
gọi là thổ xuất hay mửa
ra). Không biết thị giả đã
chọn phương pháp nào. Ứng
để hà giả? Còn Quốc Sư
vì già nua buồn bã, mong sớm
có người nhận pháp tự nên
đè đầu trâu (thị giả)
mà tọng cỏ (pháp) vào. Quốc
Sư thương học trò với cái
tình của bà cụ già nhân
hậu nhưng thị giả không muốn
chấp nhận tình thương ấy.
Thị giả như một kẻ đã
no bụng, chán cả cao lương mỹ
vị ( thản hoặc, vì cơm quá
ngon, không hợp khẩu thị giả
chăng, cho nên được kêu gọi,
ông vẫn chưa lĩnh hội).
Tuy nhiên, hãy thử giải
thích xem thị giả đã phụ
lòng quốc sư ở chỗ nào.
Có phải vì ông ta giống như
đứa con nhà giàu, được
nuông chiều, không phải đồ
chơi đẹp thì không thèm
lấy. Thầy dạy cách ngộ đạo
mà cách dạy không hay, trò sẽ
không để mắt tới. “Nhìn
đây, trò đã vượt
thầy!” mà ông thầy đó
là Tuệ Trung Quốc Sư. Hoặc giả
là cái anh thị giả này không
có cái ý khí của kẻ mũ
cao áo dài của bậc công khanh
kia (Quốc Sư) và chỉ là cậu
ấm con nhà cha mẹ có của.
Khi giải thích về công
án này, có vị thầy dạy
thiền bảo: Lời trong công án
ngầm nói: “Ta chỉ gọi ngươi
thôi chứ ta biết ngươi có
coi ta ra gì đâu. Còn ngươi,
ngươi chỉ trả lời ta thôi
chứ ngươi có xem ta ra gì đâu!”
Qua câu ấy thì “Thiên thượng
thiên hạ duy ngã độc tôn.Tứ
duy thượng hạ vô đẳng thất.
Càn khôn vô đệ nhị nhân”
(Chỉ có cái Tự Ngã là
to lớn và độc nhất vô
nhị). Không phải thế sao? Chỉ
gọi thôi! Chỉ đáp thôi!
Thấy chữ “Chỉ” chưa? Hai
bên không phải có thái độ
độc lập độc bộ đó
sao? Hoàn toàn phụ lòng nhau. Điều
đó chứng minh được cùng
trong một lúc”. Vị thầy dạy
thiền mà tôi nhắc đến ở
trên đặt tên cho những gì
lấy ra từ bài học này là
“Tôn chỉ về cô phụ”.
Nghĩ ra ông thầy ấy có
lý đấy! Nhưng lý nào mà
chẳng đượm cái mùi của
Tri Kiến Giải và Phân Biệt Ngộ.
Theo lối giải thích vừa rồi,
ông thầy đã tư-án-hóa
công án, và dù muốn dù
không, ông cũng khó thể bắt
kịp cái triệt để thấy
trong lối hiểu truyền thống trong thất
của người xưa. Tôi tin là
thế.
Nhớ câu thơ xưa:
Duy hữu dã viên tri
khách hận, Dịch Dương khê
lộ đệ tam thanh[11].
唯 有 野 猿 知 客 恨
嶧 陽 渓 路 第 三 声
(Riêng có vượn rừng
thay khách hận, Đường bên
khe Dịch hú bi thương)
Lại nữa:
San hô chẩm thượng
lưỡng hàng lệ, Bán thị
tư quân bán hận quân[12].
珊 瑚 枕 上 両 行 涙
半 是 思 君 半 恨 君
(San hô gối lẻ hai hàng
lệ, Một để thương ai, một
hận ai)
Tuyết Trúc
(Phong cảnh Nhật Bản đầy thiền
vị)
[1]
Thoại này có chép
trong Cảnh Đức Truyền Đăng
Lục quyển 5, Ngũ Đăng Hội
Nguyên quyển 2.
[2]
Quốc Sư hay thiền sư Nam
Dương Tuệ Trung (? – 775), nhận
pháp tự của Lục Tổ Huệ
Năng (638-713). Ông sống ở Bạch
Nhai Sơn Đảng Tử Cốc thuộc
Nam Dương, Hồ Nam.Hơn 40 năm, không
hề ra khỏi sơn môn . Ông phê
phán thiền phương nam và chủ
trương trọng việc học giáo
lý. Người đầu tiên đề
xướng Vô Tình Thuyết Pháp.Tiểu
sử chép trong Tổ Đường Lục
quyển 3, Cảnh Đức Truyền Đăng
Lục quyển 5. Quốc Sư là vị
cao tăng bậc thầy của nhà nước
như kiểu Tề Vương nhà Bắc
Tề gọi cao tăng Pháp Thường.
[4]
Nguyên văn “cô phụ”,
chỉ việc phản bội lòng chờ
đợi, mong mỏi của người
khác.
[5]
Lưỡi bị cắt ra nghìn
miếng rơi xuốt đất, ý nói
nói nhiều, nói quá.
[6]
Hòa quang = to ra hòa hoãn.
Ý của chữ “hòa quang đồng
trần” trong sách Lão Tử,
nghĩa là mình dù có sáng
cũng phải lu bớt đi để giữ
hòa khí với người ta.
[7]
Thổ xuất: bộc bạch tâm
can để người khác thông
cảm.
[8]
Câu nói của Thái Công
Vọng chép trong Minh Tâm Bảo Giám:
Quốc tĩnh tài tử quí. Gia phú
tiểu nhi kiêu.
[9]
Thiết giá vô khổng:
gông sắt không lỗ, ý nói
Phật Pháp nghiêm khắc mà
người tu thiền phải tuân theo.
[10]
Xích cước: chân trần.
Đao sơn: đao luân địa ngục,
ám chỉ nơi mà bốn vách
có dát những mũi kiếm chổng
ngược (theo kinh Quan Phật Tam Muội
hoặc Đại Chính Tạng).
[11]
Có chuyện người thợ
săn giết vượn con, vượn mẹ
kêu thê thảm rồi chết, mổ
ra thấy ruột đã đứt (đoạn
trường) nên “viên thanh”
còn gọi là “đoạn trường
thanh”. Đệ tam thanh có nghĩa là
tiếng thứ ba.
[12]
Không rõ gốc gác hai
câu này và cũng chẳng biết
vì cớ gì Ryômin dẫn nó
ra ở đây. Hay là ông muốn
nói công án thiền phải được
hiểu bằng tấm lòng đơn sơ
(của dã viên) và bằng trí
tuệ lẫn trực giác (lưỡng
hàng lệ)? (LND)
|