Tắc
số 24:
Dẹp bỏ ngôn ngữ (Ly khước
ngữ ngôn)[1].
離却語言
Bản tắc:
Hòa Thượng Phong
Huyệt[2]
nhân có tăng hỏi:
-Ngôn ngữ hay sự im
lặng nguyên lai chỉ thể hiện
được phân nửa cái li vi (sự
chân thực) [3].Phải
làm thế nào để cho dù có
nói hay nín thinh cũng không phạm
lỗi và thể hiện thông suốt
sự chân thực[4].
Hòa Thượng mới
(mượn câu thơ Đỗ Phủ
để) trả lời như sau:
-Trường ức Giang Nam tam
nguyệt lý,
Chá cô đề
xứ bách hoa hương.
(Giang Nam gặp
lúc mùa xuân chín,
Nhớ mãi hương
hoa, tiếng chá cô.)[5]
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Cái máy động
(thiền cơ) nơi Hòa thượng
Phong Huyệt như là ánh chớp,
trong nháy mắt đã đến nơi
phải đến. Dầu vậy, lưỡi
ông ta chưa đoạn tuyệt được
với câu nói của tiền nhân[6],
thật đáng tiếc làm sao! Nếu
các bạn nhìn thấu suốt được
chỗ này, có thể phá được
chấp, một mình tìm lấy con
đường giải thoát. Nào, vừa
mới tách khỏi phạm vi ngôn ngữ
lý luận (của thiền gia), hãy
thử diễn tả điều đó
bằng một vần thơ xem sao!
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Bất lộ phong cốt[7]
cú, Vị ngữ tiên phân
phó. Tiến bộ khẩu nam nam, Tri
quân đại võng thố.
不
露 風 骨 句
未
語 先 吩 咐
進
步
口
喃 喃
知
君 大 罔 措
(Thầy Phong muốn dấu ý
thơ sâu, Chưa nói mà như
giảng trọn câu. Nếu thầy sấn
tới, mồm leo lẻo, Nhà bác
thôi đành đếch biết sao!)
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Nhân có tăng đến
hỏi Thiền sư Phong Huyệt Diên
Chiểu cách thể hiện thông suốt
cái li vi (chân như) mà không
phạm vào sai lầm (bất phạm)
thiên về một bên nào bởi
vì hai phương tiện mà con người
có là ngôn ngữ (ngữ) và
im lặng (mặc) đều chỉ diễn
tả được sự chân thực
một cách phiến diện.
“Ngôn mặc thiệp
li vi” (Lời nói và im lặng đều
khó dẫn đến sự chân thực)
(thấy trong nguyên văn, LND) do câu nói
trong sách Bảo Tàng Luận phần
Li Vi Thể Tĩnh Phẩm Đệ Nhị
của pháp sư Tăng Triệu : “Phàm
đi vào gọi là li, bước ra
gọi là vi. Li là bản chất
tuyệt đối của một vật, vi
là hiện tượng muôn mặt của
nó khi biến hóa”.
Li là “cứ” (chỗ
ở) lúc “nhập”, vi là
“dụng” (máy động) khi
“xuất” nhưng cả hai đều
là cách thể hiện của một
“chân lý bản lai thanh tĩnh”
cho nên li vi không phải hai nhưng một.
Chỗ bình đẳng, bản thể của
vũ trụ (chân như), nơi đoạn
tuyệt với tất cả sắc tướng
gọi là “li”, còn như chỗ
các sự dị biệt của các
hiện tượng biểu lộ ra thì
gọi là “vi”. Khi bình đẳng
và dị biệt hòa nhập với
nhau, chúng sẽ tạo thành một
vật đồng nhất gọi là bản
lai thanh tĩnh (không) của chân như.
Bản thể của vũ trụ, nói
khác đi, cái chân như ấy,
chính là li vi vậy. Tuy nhiên li vi
không nên đọc là “li và
vi” nhưng là “li-vi” đọc
một hơi.
Như thế, câu hỏi
của vị tăng trong công án có
nghĩa là: “Nếu nói ra là
đã “phạm” vào cái
“vi”, còn giữ im lặng lại
“phạm” vào cái “li”.
Bề gì cũng chỉ có thể bày
tỏ chân như một cách phiến
diện. Xin dạy tôi cách thức
thấu suốt được chân như
mà “bất phạm” tức là
không rơi vào một trong hai lỗi
lầm nói trên”. Thay vì trả
lời thẳng, thiền sư Phong Huyệt
đã mượn ý thơ của Đỗ
Phủ để gián tiếp truyền
đạt tư tưởng của mình:
“ Ta nhớ mãi vào tiết tháng
ba ở Giang Nam, ở giữa chỗ chim giá
cô kêu có trăm thức hoa tỏa
hương thơm”. Phong cảnh đó
là tâm cảnh giúp ta thấu suốt
chân như mà không phạm phải
sai lầm. Người Nhật ngày xưa
thường bảo rằng hai chữ “trường
ức” (nhớ mãi một việc đã
qua) vốn có “tự nhãn”
(là chữ có tính cách quyết
định để phán đoán một
câu thơ hay, dở). Về điều
này, xin các bạn hãy hầu
chuyện các sư gia trong thất để
hiểu thêm!
“Li”
với “vi” là vấn đề
khá khúc mắc, trầy trượt
cho người nghiên cứu Phật học
(giáo tướng). Nếu muốn nói
một cách đơn sơ, ta có thể
gọi “li” là bình đẳng,
là bản thể tuyệt đối, là
“chân không vô tướng”
và “vi” là “chân không
diệu hữu” hay “diệu dụng”,
“hiện tượng giới của tương
đối, của dị biệt”. Chữ
li-vi đọc liền một hơi có
thể xem như cái “chân như
vô tướng” của “bình
đẳng tức[8]
dị biệt” . Đó là nơi
mà cả “ngữ ngôn tam muội”
(ngôn ngữ lý luận) lẫn “mặc
nhiên lương cửu” (trầm mặc
nín thinh) đều không thể đạt
tới được.
[1]
Thoại này có trong Ngũ
Đăng Hội Nguyên quyển 11 chương
nói về Phong Huyệt Diên Chiểu.
[2]
Hòa thượng Phong Huyệt
Diên Chiểu (896-973), thiền gia đầu
đời Tống. Tổ sư đời
thứ 4 tông Lâm Tế.Nhận pháp
tự của Nam Viện Huệ Quả
(860-930?). Tiểu sử chép Cảnh Đức
Truyền Đăng Lục quyển 13, Ngũ
Đăng Hội Nguyên quyển 11.Có
để lại Phong Huyệt Thiền Sư
Ngữ Lục 1 quyển, lưu trong Cổ
Tôn Túc Ngũ Lục.
[3]
“Li vi”, Ryômin dịch là
“chân như”, còn Eshin dịch
là “thực tại”.
[4]
Nguyên văn “Như hà
thông bất phạm”.
[5]
Phong Huyệt mượn câu thơ
này của Lão Đỗ để
trình bày một thế giới (chỉ
có chim hót, hoa đưa hương)
vượt lên trên cả trầm mặc
lẫn ngôn ngữ. Có người
giải thích rằng “trường
ức” là “trầm mặc”
còn “chá cô đề” là
“ngôn ngữ”.
[6]
Bày tỏ ý tưởng
của mình mà phải vay mượn
lời nói của kẻ khác (tiền
nhân là Đỗ Phủ).
[7]
Phong cốt chỉ thi phong và
cách điệu như thơ đời
Ngụy, vốn có tính cách trữ
tình cao. Phong Huyệt không muốn lộ
phong cốt (ý thơ sâu) là không
muốn sai phạm, rơi vào cái hạn
chế của ngôn ngữ.
[8]
Chữ “tức” ở đây
cùng lúc là “tức khắc”
và “tức là” chăng ?
(LND).
|