Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 6: Phật chìa nhánh hoa (Thế Tôn niêm hoa)[1].

世尊拈花

Bản tắc:

Xưa Đức Thế Tôn[2] trong một pháp hội trên núi Linh Thứu, cầm lấy một nhánh hoa rồi chìa ra trước mặt mọi người.Không thấy ai phản ứng gì cả, chỉ có tôn giả Ca Diếp[3] mặt rạng rỡ, miệng mỉm cười. Đức Thế Tôn mới nói rằng:

Ta có nhiều pháp môn vi diệu như Chính Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng[4]...Bằng phương pháp bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền[5], sẽ trao cả cho Ma Kha Ca Diếp.(Ta nhờ ngươi đấy, Ca Diếp nhé!)

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Cái lão Cồ Đàm (Gotama, tức Thích Ca) mặt vàng[6] thật là bàng nhược vô nhân. Cứ như kiểu đó thì lão coi bên cạnh mình chẳng có ai cả, và xem bát phương đại chúng hiền lành như thể đám nô lệ[7]. Thuyết rằng mình còn để dành cái pháp “vị hiển chân thực” mà chìa nhành hoa là  treo đầu dê để bán thịt chó đấy. Tưởng cao siêu lắm, hóa ra chỉ có chừng nớ. May lúc đó còn có Ca Diếp mỉm miệng cười. Nếu Ca Diếp không cười thì cái Chính Pháp Nhãn Tạng làm cách nào mà truyền cho ai được. Còn nhỡ đại chúng tất cả đều cười thì lại hỏng chuyện mất! Ông Thích Ca ơi, lúc đó đem Chính Pháp Nhãn Tạng truyền người nào bây giờ! Nếu bảo Chính Pháp Nhãn Tạng có thể truyền cho là ông đã đánh lừa lũ dân quê chất phác. Còn ngược lại, nếu bảo pháp ấy không thể đem truyền cho được, thế thì tại sao ông có thể chọn một mình Ca Diếp làm người thừa kế?

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Niêm khởi hoa lai,
Vĩ ba dĩ lộ.
Ca Diếp phá nhan,
Nhân thiên võng thố.

拈 起     
尾 巴   
迦 葉     
人 天   

(Vừa nhấc hoa lên,
Đuôi thầy đã ló.
Ca Diếp mỉm cười,
Mọi người lớ ngớ).

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Truyện Thích Ca Mâu Ni trên ngọn Linh Thứu chìa một nhánh hoa ra trước thiên thượng địa hạ tám vạn bốn nghìn đại chúng trở thành công án nổi tiếng nói về nguồn gốc của Thiền Tông. Vì “tứ thập cửu niên, vị hiển chân thực” cho nên hôm đó Phật sẽ giảng về cái pháp mà bốn mươi chín năm giảng đạo chưa hề thực sự bộc lộ. Trước đại chúng đang nóng lòng chờ đợi ngày hôm đó, Thích Ca chỉ chìa ra trước mặt họ một cành hoa sen (kim-ba-la-hoa) do một cư sĩ tên Đại Phạm Thiên Vương cúng dường. Hình thức của lối biểu hiện này cũng giống như nhất-chỉ-đầu-thiền (thiền một ngón tay) của Thiên Long và Câu Chi mà quí độc giả vừa xem. Ở đầu cành hoa đưa lên, Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm...tất cả đều hiển lộ. Chìa ra cho mọi người nhưng tất cả đều im lặng, chỉ có Ca Diếp mỉm cười tiếp nhận. “Duy Phật tả Phật”, (chỉ có Phật hiện ra trước Phật) như hình ảnh thấy giữa hai mặt kính đối diện. Trong hoàn cảnh ấy, lần đầu tiên đại pháp mới được nối tiếp bằng sự truyền thụ từ thầy sang trò. Lúc đó không cần có chữ viết (bất lập văn tự) và pháp được bàn giao ngoài hình thức dạy dỗ (giáo ngoại biệt truyền) bằng cách “dĩ tâm truyền tâm” nghĩa là lấy sự đồng cảm giữa tâm hồn làm căn bản. Và như thế, Thích Ca đã trông cậy vào Ca Diếp để nối tiếp con đường mình đi. Từ đó, những kẻ có ấn khả của thiền đều truyền nó cho đệ tử của mình bằng cách giúp người đó đạt được cùng một tâm cảnh như mình.

Thiền xưng là Phật Tâm Tông, Phật Giáo Tổng Phủ hay cốt lõi của đạo Phật. Cái phật tâm ấy được truyền từ Thích Ca đến Ca Diếp, từ Ca Diếp đến A Nan. Người thừa kế tứ thất bên Tây Thiên là Đạt Ma chính là tổ sư đời thứ 28 (theo cách tính tứ thất hay 4 lần 7).Ngài cũng là tổ thứ nhất của Đông độ, và từ đó truyền xuống Huệ Khả, Huệ Khả xuống Tăng Xán...theo cách tính 2 lần 3 hay nhị lục để có sáu vị (lục tổ) mà người thứ sáu là Huệ Năng Thiền Sư. Như thế, thiền từ đó đã Trung Quốc hóa.   

Ngày nay các nhà nghiên cứu chỉ tìm tòi Phật pháp của Thích Ca qua những kinh điển nguyên thủy. Và nếu so sánh với giáo lý cơ sở của Thích Ca thì ta thấy rằng Thiền tông đã thay hình đổi dạng rất nhiều. Dù trong Phật Giáo Đại Thừa có “phi Phật thuyết” hay không, phải làm cách nào để nhìn thấy cách truyền thụ gọi là “nhân pháp” nghĩa là giữa người với người, tâm với tâm, Phật với Phật, mà khỏi cần dùng đến kinh điển. Thiền quả có phát triển và biến dạng trong dòng lịch sử lâu dài đấy, thế nhưng, xuyên qua suốt dòng lịch sử, đạo Phật chính là cái đạo truyền từ người này đến người nọ mà Thích Ca đã diễn đạt bằng “con mắt nhìn được chân lý chính đáng” (Chính Pháp Nhãn Tạng) và “tấm lòng liễu ngộ về nguyên lý bất sinh bất diệt” (Niết Bàn Diệu Tâm) .  


 


[1] Đây là một truyện trích trừ một ngụy kinh (kinh giả mạo) của Trung Quốc tên gọi Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, trong Niêm Hoa Phẩm đệ nhị.

[2] Biểu âm của tiếng Phạn Bhagavat, chỉ bậc tôn quí trên đời. Một trong mười cách gọi Thích Ca (Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn).

[3] Biểu âm của tiếng Phạn Makhakasyapa (Ma Kha Ca Diếp), lược thành Ca Diếp. Một trong mười đại đệ tử của Thích Ca. Tiểu sử có chép trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển 1.

[4] Chính Pháp Nhãn Tạng tức là con mắt Phật nhìn được chân lý chính đáng đang tàng ẩn thâm sâu, là cái bất khả tư nghì, bất khả đắc. Niết Bàn Diệu Tâm là tấm lòng liễu ngộ về nguyên lý bất sinh bất diệt, bởi vì không thể giảng nghĩa được nên mới gọi là diệu tâm. Còn Thực Tướng Vô Tướng có nghĩa là thực tướng với vô tướng vốn giống nhau mà thôi.

[5] Chữ dùng thấy trong bài tựa của Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập, nói về cách truyền giáo của Đạt Ma khi sang Đông độ. Lại nữa, trong sách Tổ Đình Sự Uyển có nói rằng lúc đầu các tổ truyền pháp thường sử dụng ba tạng kinh lớn, đến Đạt Ma tổ sư thì mới có tâm ấn đơn truyền, phá chấp hiển tông. Điều đó thường được gọi là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật.

[6] Nguyên văn “hoàng diện Cồ Đàm”, thân Phật lấp lánh vàng nên mặt màu vàng. Có thuyết khác cho rằng vì Phật sinh ở Kapilavastu (thành Hoàng Sắc) nên mới có tên gọi như thế. Để ý ở Trung Quốc còn có những lối gọi tên Phật khác như Hoàng Lão, Hoàng Diện Lão Tử, Hoàng Đầu. Sở dĩ như thế vì họ xem Thích Ca cũng như Lão Tử.

[7] Nguyên văn “yếm lương vi tiện”. Theo Tư Trị Thông Giám, quyển 23 nói về sự kiện trong tháng 2 năm Thiên Phúc thứ 8, câu này nguyên nghĩa là “mua con cái lương dân để làm nô tì”.

 

 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tắc số 6: Phật chìa nhánh hoa (Thế Tôn niêm hoa)[1].

世尊拈花

Bản tắc:

Xưa Đức Thế Tôn[2] trong một pháp hội trên núi Linh Thứu, cầm lấy một nhánh hoa rồi chìa ra trước mặt mọi người.Không thấy ai phản ứng gì cả, chỉ có tôn giả Ca Diếp[3] mặt rạng rỡ, miệng mỉm cười. Đức Thế Tôn mới nói rằng:

Ta có nhiều pháp môn vi diệu như Chính Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng[4]...Bằng phương pháp bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền[5], sẽ trao cả cho Ma Kha Ca Diếp.(Ta nhờ ngươi đấy, Ca Diếp nhé!)

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Cái lão Cồ Đàm (Gotama, tức Thích Ca) mặt vàng[6] thật là bàng nhược vô nhân. Cứ như kiểu đó thì lão coi bên cạnh mình chẳng có ai cả, và xem bát phương đại chúng hiền lành như thể đám nô lệ[7]. Thuyết rằng mình còn để dành cái pháp “vị hiển chân thực” mà chìa nhành hoa là  treo đầu dê để bán thịt chó đấy. Tưởng cao siêu lắm, hóa ra chỉ có chừng nớ. May lúc đó còn có Ca Diếp mỉm miệng cười. Nếu Ca Diếp không cười thì cái Chính Pháp Nhãn Tạng làm cách nào mà truyền cho ai được. Còn nhỡ đại chúng tất cả đều cười thì lại hỏng chuyện mất! Ông Thích Ca ơi, lúc đó đem Chính Pháp Nhãn Tạng truyền người nào bây giờ! Nếu bảo Chính Pháp Nhãn Tạng có thể truyền cho là ông đã đánh lừa lũ dân quê chất phác. Còn ngược lại, nếu bảo pháp ấy không thể đem truyền cho được, thế thì tại sao ông có thể chọn một mình Ca Diếp làm người thừa kế?

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Niêm khởi hoa lai,
Vĩ ba dĩ lộ.
Ca Diếp phá nhan,
Nhân thiên võng thố.

拈 起     
尾 巴   
迦 葉     
人 天   

(Vừa nhấc hoa lên,
Đuôi thầy đã ló.
Ca Diếp mỉm cười,
Mọi người lớ ngớ).

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Truyện Thích Ca Mâu Ni trên ngọn Linh Thứu chìa một nhánh hoa ra trước thiên thượng địa hạ tám vạn bốn nghìn đại chúng trở thành công án nổi tiếng nói về nguồn gốc của Thiền Tông. Vì “tứ thập cửu niên, vị hiển chân thực” cho nên hôm đó Phật sẽ giảng về cái pháp mà bốn mươi chín năm giảng đạo chưa hề thực sự bộc lộ. Trước đại chúng đang nóng lòng chờ đợi ngày hôm đó, Thích Ca chỉ chìa ra trước mặt họ một cành hoa sen (kim-ba-la-hoa) do một cư sĩ tên Đại Phạm Thiên Vương cúng dường. Hình thức của lối biểu hiện này cũng giống như nhất-chỉ-đầu-thiền (thiền một ngón tay) của Thiên Long và Câu Chi mà quí độc giả vừa xem. Ở đầu cành hoa đưa lên, Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm...tất cả đều hiển lộ. Chìa ra cho mọi người nhưng tất cả đều im lặng, chỉ có Ca Diếp mỉm cười tiếp nhận. “Duy Phật tả Phật”, (chỉ có Phật hiện ra trước Phật) như hình ảnh thấy giữa hai mặt kính đối diện. Trong hoàn cảnh ấy, lần đầu tiên đại pháp mới được nối tiếp bằng sự truyền thụ từ thầy sang trò. Lúc đó không cần có chữ viết (bất lập văn tự) và pháp được bàn giao ngoài hình thức dạy dỗ (giáo ngoại biệt truyền) bằng cách “dĩ tâm truyền tâm” nghĩa là lấy sự đồng cảm giữa tâm hồn làm căn bản. Và như thế, Thích Ca đã trông cậy vào Ca Diếp để nối tiếp con đường mình đi. Từ đó, những kẻ có ấn khả của thiền đều truyền nó cho đệ tử của mình bằng cách giúp người đó đạt được cùng một tâm cảnh như mình.

Thiền xưng là Phật Tâm Tông, Phật Giáo Tổng Phủ hay cốt lõi của đạo Phật. Cái phật tâm ấy được truyền từ Thích Ca đến Ca Diếp, từ Ca Diếp đến A Nan. Người thừa kế tứ thất bên Tây Thiên là Đạt Ma chính là tổ sư đời thứ 28 (theo cách tính tứ thất hay 4 lần 7).Ngài cũng là tổ thứ nhất của Đông độ, và từ đó truyền xuống Huệ Khả, Huệ Khả xuống Tăng Xán...theo cách tính 2 lần 3 hay nhị lục để có sáu vị (lục tổ) mà người thứ sáu là Huệ Năng Thiền Sư. Như thế, thiền từ đó đã Trung Quốc hóa.   

Ngày nay các nhà nghiên cứu chỉ tìm tòi Phật pháp của Thích Ca qua những kinh điển nguyên thủy. Và nếu so sánh với giáo lý cơ sở của Thích Ca thì ta thấy rằng Thiền tông đã thay hình đổi dạng rất nhiều. Dù trong Phật Giáo Đại Thừa có “phi Phật thuyết” hay không, phải làm cách nào để nhìn thấy cách truyền thụ gọi là “nhân pháp” nghĩa là giữa người với người, tâm với tâm, Phật với Phật, mà khỏi cần dùng đến kinh điển. Thiền quả có phát triển và biến dạng trong dòng lịch sử lâu dài đấy, thế nhưng, xuyên qua suốt dòng lịch sử, đạo Phật chính là cái đạo truyền từ người này đến người nọ mà Thích Ca đã diễn đạt bằng “con mắt nhìn được chân lý chính đáng” (Chính Pháp Nhãn Tạng) và “tấm lòng liễu ngộ về nguyên lý bất sinh bất diệt” (Niết Bàn Diệu Tâm) .  


 


[1] Đây là một truyện trích trừ một ngụy kinh (kinh giả mạo) của Trung Quốc tên gọi Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, trong Niêm Hoa Phẩm đệ nhị.

[2] Biểu âm của tiếng Phạn Bhagavat, chỉ bậc tôn quí trên đời. Một trong mười cách gọi Thích Ca (Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn).

[3] Biểu âm của tiếng Phạn Makhakasyapa (Ma Kha Ca Diếp), lược thành Ca Diếp. Một trong mười đại đệ tử của Thích Ca. Tiểu sử có chép trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển 1.

[4] Chính Pháp Nhãn Tạng tức là con mắt Phật nhìn được chân lý chính đáng đang tàng ẩn thâm sâu, là cái bất khả tư nghì, bất khả đắc. Niết Bàn Diệu Tâm là tấm lòng liễu ngộ về nguyên lý bất sinh bất diệt, bởi vì không thể giảng nghĩa được nên mới gọi là diệu tâm. Còn Thực Tướng Vô Tướng có nghĩa là thực tướng với vô tướng vốn giống nhau mà thôi.

[5] Chữ dùng thấy trong bài tựa của Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập, nói về cách truyền giáo của Đạt Ma khi sang Đông độ. Lại nữa, trong sách Tổ Đình Sự Uyển có nói rằng lúc đầu các tổ truyền pháp thường sử dụng ba tạng kinh lớn, đến Đạt Ma tổ sư thì mới có tâm ấn đơn truyền, phá chấp hiển tông. Điều đó thường được gọi là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật.

[6] Nguyên văn “hoàng diện Cồ Đàm”, thân Phật lấp lánh vàng nên mặt màu vàng. Có thuyết khác cho rằng vì Phật sinh ở Kapilavastu (thành Hoàng Sắc) nên mới có tên gọi như thế. Để ý ở Trung Quốc còn có những lối gọi tên Phật khác như Hoàng Lão, Hoàng Diện Lão Tử, Hoàng Đầu. Sở dĩ như thế vì họ xem Thích Ca cũng như Lão Tử.

[7] Nguyên văn “yếm lương vi tiện”. Theo Tư Trị Thông Giám, quyển 23 nói về sự kiện trong tháng 2 năm Thiên Phúc thứ 8, câu này nguyên nghĩa là “mua con cái lương dân để làm nô tì”.

 

 

Trở về