Tắc
số 47:
Ba ải của Đâu Suất (Đâu
Suất tam quan)[1].
兜率三関
Bản tắc:
Hòa Thượng Đâu
Suất Tùng Duyệt[2]
dựng ba cửa ải[3]
(đặt ba vấn đề) để hỏi
người tu học:
1-Ông tham thiền các
nơi, thâu thập được nhiều
cơ sở về tôn chỉ (bát thảo
tham huyền[4])
hẳn chỉ vì một lý do mà
thôi, đó là tìm hiểu cho
được bản tính của mình
(kiến tính)[5].
Thế thì ngay ở đây, bây
giờ, thử hỏi cái bản tính
của ông (tự tính) nằm ở
chỗ nào?
2-Chỉ cần nắm được
vững vàng cái bản tính của
mình thôi, nhất định sẽ
thoát khỏi sự mê muội trong
vòng sinh tử. Như gặp trường
hợp sắp sửa chết (nhãn quang
thoát thì), thử hỏi ông làm
cách nào để thoát ra khỏi
tấm thân của mình?
3-Nếu thóat được
khỏi vòng sinh tử thì sẽ biết
khi chết rồi mình sẽ đi về
đâu. Thế thì khi xương thịt
của ông tan rã (tứ đại
phân ly), ông định lựa hướng
nào mà đi đây?
Bình Xướng:
Vô Môn mới nói rằng:
Nếu như khi đứng
trước ba câu hỏi như thế này
mà đưa ra được những
câu trả lời đúng đắn
và chân thực để khai ngộ
(chuyển ngữ) thì cho dù ở đâu
cũng tiếp tục giữ được
chủ thể tính (tác chủ) mà
không hề bị hoàn cảnh chi phối.
Rồi nếu được cơ duyên
nào đó dẫn dắt (ngộ
duyên), cứ thế mà đi đúng
theo Phật đạo (tức Tông). Thế
nhưng nếu cho mình chưa tìm ra
câu trả lời thì nên bỏ
lối ăn uống ngấu nghiến sao cho
đầy bụng mà ăn uống từ
tốn, nhai cho kỹ lưỡng để
chịu đói được lâu [6].
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Nhất niệm phổ quan vô
lượng kiếp[7], Vô
lượng kiếp sự tức như
kim. Như kim thứ[8]
phá cá nhất niệm, Thứ phá
như kim thứ để nhân.
一
念 普 觀 無 量 劫
無
量 劫 事 即 如 今
如
今 覷 破 個 一 念
覷
破 如 今 覷 底 人
(Trong sát na thấy muôn
ngàn kiếp, Thì muôn ngàn
kiếp tức giờ đây, Một
sát na này mà hiểu thấu, Sẽ
rõ con người của hiện nay).
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Thiền sư Đâu Suất
Tùng Duyệt (1044-1091) là tăng tông
Lâm Tế dòng Hoàng Long. Pháp
tổ Hoàng Long có làm ra Hoàng
Long tam quan để làm điểm tựa
dạy cho người tu hành. Có lẽ
vì thế Đâu Suất mới bắt
chước, dựng ra Đâu Suất tam
quan cũng với mục đích hướng
dẫn thiền sinh học tập.
Để tiện bề tham khảo,
xin kể ra Hoàng Long tam quan là những
cửa ải (câu hỏi) sau đây:
1-
Nếu so sánh cánh
tay của ta với cánh tay của Phật
thì thấy thế nào?
2-
Nếu so sánh chân
ta với chân lừa thì thấy thế
nào?.
3-
Mối người đều
có cái duyên sinh ra ở một
vùng đất khác nhau. Đất là
ông có sinh duyên là ở đâu?
Trở lại với nội dung
của tắc này. Câu hỏi đầu
tiên của Đâu Suất là nếu
mục đích của người tu học
là kiến tính (dùng tâm nhãn
để nhìn thấy một cách
triệt để bản tính của
mình, và như thế sẽ ngộ
thành Phật), thế thì bây giờ
tự tính của anh nằm ở đâu?
“Bát thảo tham huyền” không
chỉ có nghĩa là vẹt cỏ,
lặn lội khắp nơi tìm thầy
học đạo mà còn có nghĩa
trừ hết phiền não để đến
gần với đạo nữa.Nói chung,
ông muốn hỏi: Tham thiền nay đã
đến đâu rồi?
Do đó, “kiến tính”
là một chữ trọng yếu, dùng
làm chìa khóa cho cửa ải đầu
tiên này. Thế nhưng trong dòng
thiền Hakuin, chúng tôi không dùng
nó như là một công án
đặt vấn đề về pháp
thân (dharma-kaya) của tự tính. Có
thể xem nó như công án giúp
cho người tiến lên trong tâm cảnh
đến một chỗ gọi là cửa
vào của kiến tính (kiến tính
nhập lý) hay chung quanh pháp thân
(pháp thân biên tế) mà thôi,
nhưng quả là một công án
khó nhai. Xưa nay, nó vẫn được
xem như công án nghiên cứu về
“tự lợi” (làm lợi cho
chính mình).
Câu hỏi thứ hai hỏi về
thái độ của người ngộ
đạo trước cái sống và
sự chết. Trước giờ nhắm
mắt, làm sao giải thoát mình
khỏi nó. Người anh em bà con
tôi, một trí thức Nhật Bản
bình thường, có bảo tôn
giáo chỉ có giá trị cho những
người sắp chết và muốn
chết yên ổn. Chắc thường
tình ai nấy cũng đều nghĩ
như vậy. Thế nhưng đối với
người tu thiền, phút lâm chung
không có gì quan trọng cho lắm.
Điều quan trọng là mỗi ngày
trong cuộc đời bình thường,
mình đã sống như thế nào
mà thôi. Nếu thực sự là
người đã kiến tính, thì
phải thoát ra được khỏi
vòng sinh tử. Vòng sinh tử không
có nghĩa là cảnh “sinh ra và
chết đi” những phải hiểu là
“cuộc sống mê lầm”. Thành
ra phải trả lời câu hỏi: “Làm
sao thoát khỏi cuộc sống mê
lầm?”.Câu hỏi làm cách
nào để tự giải thoát vào
lúc mắt lạc thần (nhãn quang
thoát thì), cũng quan trọng nhưng
sao quan trọng bằng câu hỏi làm
cách nào để giải thoát
được trong cuộc sống mỗi
ngày (bình sinh). Còn như lúc
lâm chung thì tùy theo cái nghiệp
(nhân quả của hành vi trong quá
khứ) và cái duyên, người
ta có thể chết trong sự thư thái
hay thống khổ, là điều không
còn gì đáng quan trọng nữa.
Câu thứ ba hỏi khi được
giải thoát rồi thì muốn đi
về chỗ nào (khứ xứ)? Chữ
“sinh tử” trong tiếng Phạn bên
Ấn Độ, gọi là samusâra,
cũng là nguyên ngữ của chữ
luân hồi. Người Ấn khi xưa,
không cho rằng chết là hết mà
tin rằng nhục thể chết rồi vẫn
có thể tái tạo để sống
trở lại trong một cuộc sống tiếp
theo. Chết đi, sinh lại, như thế
mà tiếp tục đến vô hạn
cái vòng sinh tử. Nhân quả là
một cái bánh xe nhỏ. Con người
vì cái nghiệp (hành vi) lúc
sinh tiền mà sa vào cái vòng
quay của nó (luân hồi) trong lục
đạo (địa ngục, ngạ quỉ,
súc sinh, tu la, nhân gian và thiên
thượng). Nếu cuộc đời có
từ năm mươi dến bảy mươi
năm thì người ta còn ẩn
nhẫn ráng chịu khổ chứ nếu
cứ nối tiếp chịu đựng chuỗi
dài đau khổ đến vô hạn
thì tự thời cổ, con người
thể nào không khỏi lo sợ và
chỉ mong sao thoát khỏi cái vòng
sinh tử luân hồi đó.
Điểm xuất phát cuộc
đời cầu đạo của Đức
Thế Tôn cũng là điều đó.
Vì muốn thoát khỏi sinh tử,
Thế Tôn mới đi tìm bình
an vĩnh cửu ở một nơi không
có sự tái sinh của khổ giới.
Chỗ đó gọi là Niết Bàn.
Trên đường tìm về Niết
Bàn, ngài tuy không mong đợi mà
đã chứng được tâm Bồ
Đề, khai ngộ. Trạng thái đó
là sự tự giác tự nhận
cái tự kỷ bản lai tức là
tâm tính bản thanh tĩnh và bất
sinh bất diệt nơi mình. Thế rồi,
ngài mới đem cái tự kỷ
bản lai đó như một cách
sống để dạy cho người khác.
Phật giáo là như thế.
Vì vậy, tôi mới nghĩ
rằng sau khi đã giác ngộ, nhất
định Đức Thế Tôn không
còn tin vào luân hồi, chuyển
sinh gì nữa. Thiền sư Dôgen (Đạo
Nguyên) cũng đã gọi ý
tưởng “tâm thường, tướng
diệt” là “tà kiến ngoại
đạo”. “Thân tướng”
hay nhục thể, thân xác đã
chết đi và bị hủy diệt rồi
nhưng “tâm tính” hay linh hồn
vẫn thường trụ hay bất diệt,
chỉ là lối suy nghĩ của những
kẻ ngoại đạo trước đó
(nguyên văn: tiên ni) chứ không
phải là điều Phật dạy
(Phật giáo). Thế mà một số
đông người Nhật vẫn còn
tin “nhục thể chết chứ linh hồn
không chết” và lầm tưởng
rằng lý thuyết luân hồi chuyển
sinh của người Ấn Độ cổ
đại chắc cũng phải là giáo
lý nhà Phật nữa. Cứ xem việc
mình tin là đúng rồi mở
miệng nói rằng những người
không tin vào “tam thế nhân
quả” là đã suy nghĩ trái
với Phật giáo thì rõ khổ!
Câu hỏi thứ ba của
công án này: “Thế ông có
biết chết rồi sẽ đi về đâu
không?” cũng có liên quan đến
lý thuyết “tam thế nhân quả”
mà tam thế ở đây có thể
hiểu là tiền thế, hiện thế
và lai thế. Trong thất của của
thiền sư Việt Khê, dưới
trướng ngài Hòa Sơn, các
bậc thầy không bao giờ đặt
vấn đề chết rồi sẽ đi
về đâu. Họ chỉ dạy thiền
sinh chúng tôi phải nhìn công
án này với nhãn quan “tức
kim, thử xứ, tự kỷ” nghĩa
là dùng nó để hiểu những
gì thuộc về cuộc sống thường
nhật thiết thân trước mắt.
Tôi có nói rằng sau
khi đã giác ngộ, không lý
nào Đức Thế Tôn còn tin
vào những chuyện sinh tử luân
hồi kia nọ.Tuy nhiên, điều tôi
muốn đề cập là chuyện sinh
tử trong một đời (nhất kỳ
sinh tử), nghĩa là việc, sau một
cuộc đời năm mươi hay bảy
mươi năm, lại tiếp tục sinh
ra rồi chết đi, chuyển sinh mãi
mãi. Đối với người đã
giác ngộ chỉ sống cho “tức
kim, thử xứ, tự kỷ (bây giờ,
ở đây, chính mình) (hiện
thế), không lý gì lại phải
bắt buộc họ ôm mối phiền
não về những gì gọi là
kiếp trước, kiếp sau (tiền thế,
lai thế). Tư tưởng luân hồi
chuyển sinh của nhất kỳ sinh tử
hoàn toàn không mắc mớ gì
đến thiền gia cả!
Tuy nhiên, lập trường
nói trên của tôi không nhằm
phủ định một sự thực nghiễm
nhiên là cái sinh
tử trong một sát na.
(nhất niệm sinh tử). “Nếu sinh
ra lòng tham trong một niệm, sẽ rơi
xuống hàng ngạ quỉ, nếu sinh ra
sự giận dữ trong một niệm, sẽ
rơi vào cõi tu la” (Tâm sinh
tham nhật niệm, đọa ngạ quỷ
đạo. Tâm sinh sân nhất niệm,
đọa tu la đạo). Đó là
chỗ mà chúng sinh sẽ đi đến
(khứ xứ) nếu trong lòng còn bị
ba thứ độc (tam độc) tên gọi
tham, sân, si dày vò mình trong sự
phiền não, kéo mình lạc lõng
giữa bóng tối của vô minh. Lúc
đó tuy vẫn còn sống mà
đã bị dẫn dắt đến
những nơi như “tam ác đạo,
tứ ác thú”![9]
Chính là sau khi thành đạo,
kiến tính thành Phật rồi, Đức
Thế Tôn mới giải thoát ra cái
vòng sinh tử này. Tuy nhiên, vẫn
phải nhớ rằng vấn đề của
người tu thiền là sự “tự
do” tại đây, bây giờ và
chính mình đấy nhé!
[1]
Thoại này không
thấy trong Đâu Suất Tùng Duyệt
Thiền Sư Ngữ Lục nhưng có
chép ở Ngũ Đăng Hội Nguyên
quyển 17 chương nói về Đâu
Suất Tùng Duyệt.
[2]
Thiền sư Đâu
Suất Tùng Duyệt (1044-1091) người
đời Bắc Tống, nhận pháp
tự của tăng đời thứ hai
phái Hoàng Long là Bảo Phong Khắc
Văn (còn gọi là Chân Tĩnh
Khắc Văn, 1025-1102). Có để lại
Đâu Suất Tùng Duyệt Thiền
Sư Ngữ Lục (còn gọi là
Chân Tịch Thiền Sư Ngữ Lục)
1 quyển. Tiểu sử có trong Tục
Đăng Lục quyển 23, Ngũ Đăng
Hội Nguyên quyển 17 và Liêu
Đăng Hội Yếu quyển 15.
[3]
Có thể phỏng
đoán Đâu Suất đã bắt
chước pháp tổ của mình
là Hoàng Long Huệ Nam dựng tam quan
để làm dụng cụ giáo khoa
cho thiền sinh.
[4]
Bát thảo: vẹt
rễ cỏ. Ý nói đi nhiều
nơi, kiếm nhiều thầy để tìm
tòi học hỏi đạo huyền vi
(tham huyền). Ngũ Đăng Lục chép
là Bát thảo chiêm phong.
[5]
Ý nói “muốn
thành Phật” vì có câu
“Kiến tính thành Phật”.
[6]
Lời trong Tục Cổ
Tôn Túc Ngữ Lục chương Tam
Bảo Ninh Dũng.
[7]
Phỏng theo Lục
Thập Hoa Nghiêm Kinh quyển 5 (xem Đại
Chính Tạng 9-426 trung): Vô lượng
vô số kiếp. Nhất niệm tất
quan sát. Vô lai diệc vô khứ.
Hiện tại diệc bất trú.
[8]
Thứ: nhìn lén,
coi trộm, coi thường.
[9]
Ác đạo, ác
thú là những cảnh khổ. Chính
ra là tứ đạo, lục thú.
|