Tắc
số 22:
Trụ
cờ của Ca Diếp (Ca Diếp sát
can)[1].
迦葉刹竿
Bản tắc:
Có hôm, A Nan[2]
hỏi Ca Diếp[3]:
- Đức Thế Tôn
(Thích Ca Mâu Ni) ngoài tấm áo(cà
sa dệt bằng tơ)vàng,
có truyền lại gì cho sư huynh
không?
Nghe thế, Ca Diếp mới lên
tiếng gọi:
-Này, A Nan!
An Nan đáp:
-Vâng!
Thì lúc đó, Ca
Diếp bảo:
-Thôi, hãy ra hạ cây
cờ hiệu (của ta) đang cắm trước
cửa xuống!
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Nếu trong tình huống
như thế này, thốt được
một lời chuyển mê khai ngộ thân
ái (như Ca Diếp đã làm)
thì sẽ thấy rằng đám đông
tụ tập nghe buổi giảng pháp
ngày nọ trên núi Linh Thứu[4]
hãy còn tiếp tục quây quần
bên nhau. Nhược bằng không nghĩ
ra một lời cho đúng, thì có
lẽ dầu dốc lòng tu hành từ
thuở xa xưa như Phật Tỳ Bà
Thi[5]
(vị cổ Phật trong quá khứ,
trước cả Phật Thích Ca), đến
lúc này (tâm) vẫn chưa có
thể đạt được diệu cảnh
của sự giác ngộ.
Tụng:
Bèn có lời tụng:
Vấn xứ hà như
đáp xứ thân Kỷ nhân ư
thử nhãn sinh cân[6]. Huynh
hô đệ ứng dương gia
xú[7], Bất
thuộc âm dương biệt thị
xuân.
問
處 何 如 答 處 親 幾
人 於 此 眼 生 筋
兄
呼 弟 應 揚 家 醜
不
屬 陰 陽 別 是 春
(Hỏi, đáp, so đi!
Bên nào thân? Banh tròng, đoán
được ý sâu chăng? Anh hô
em dạ, nhà sao thối, Chẳng thụ
âm dương vẫn cõi xuân[8]).
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Sau khi A Nan, sau là tổ thứ
hai ở Tây Thiên, lúc ấy “coi
như” đã ngộ đạo rồi,
đến gặp tôn giả Ca Diếp tức
là vị sơ tổ, để hỏi
rằng ngoài chiếc áo cà sa dệt
bằng tơ kim lan, Đức Thế Tôn
có truyền lại gì nữa không
thì Ca Diếp chỉ thân ái gọi
tên ông. Bất chợt A Nan đã
dạ. A Nan vô tâm dạ xong bỗng
nhận ra khi đáp lời, ông đã
biểu lộ được cái “tự
kỷ vô tướng” và “Phật”
tính. Gọi là Thiền Đạo
Phật Giáo đi nữa, ngoài cái
đó cũng không có gì khác.
Sau đó, Ca Diếp bảo A
Nan hãy ra hạ cây cờ hiệu ngoài
sân. Từ khi đạo Phật còn ở
bên Ấn Độ, đã có tục
lệ dựng cây sát can (cờ hiệu)
mỗi lúc giảng kinh. Cho nên khi Ca
Diếp bảo “Hãy hạ cây cờ
hiệu của ta đi!” là muốn
nói với A Nan, nay ngươi đã
đại ngộ, có thể thành vị
tổ thứ hai, nên từ hôm nay, ta
sẽ lui bước, không còn thuyết
pháp nữa. Ông như muốn bảo:
Cờ hiệu của ta không cần thiết
nữa. “Tiệm” ta đã đóng,
đến lượt ngươi “khai
trương”.
Tuy nhiên, ở trong thất,
người ta lại suy gẫm về công
án này một cách khác. Con
người khi đã giác ngộ để
“thành” Phật rồi thì tâm
trí hay bị ô nhiễm vì cái
ý thức “Ta là một vị
Phật”. Cũng như lúc nghiên
cứu một công án và đắc
pháp rồi thì lại nuôi ý
tưởng thừa thãi: mình là
người đã đắc pháp.
Ngày nay, tông Lâm Tế (kể cả
tông Hoàng Bá) có tổng cộng
3.400 cảnh chùa (ở Nhật). Nếu
xem số tăng lữ cũng bằng số
chùa thì mới thấy rằng trong
đám đó, có khoảng hơn
80 vị là “sư gia phân thượng”
nhận được ấn khả “đại
sự liễu tất” (các đề
tài lớn đã xong hết) nghĩa
là đã tu hành đầy đủ
các công án của thiền sư
Hakuin. Còn như những cư sĩ không
có thiền tịch mà tu chứng được
“đại sự liễu tất” lại
còn thưa thớt hơn nữa. Do đó,
những người được dự
phần vào nhóm ưu tú đó
sẽ có kẻ đâm ra nghĩ mình
vượt trội hơn người.
Thế
nhưng, khi là người hãy còn
chấp vào “Phật kiến, Pháp
kiến”, cho dù cái chấp đó
cỏn con như một sợi lông thỏ
thôi thì vẫn chưa thông suốt
câu nói: “Dầu được
thế chăng nữa...” thấy trong công
án “hướng thượng”
(nằm ở phía trên Phật) của
Thiền sư Hakuin. Phật giáo vốn
dạy “vô ngã”, cho nên dầu
có thành Phật, đắc Pháp
rồi mà còn gánh tất cả
những thứ đó trên vai, sẽ
rơi tức khắc vào trong “đại
ngã”. Người xưa gọi đó
là cái tai ách bị buộc vào
sợi dây xích bằng vàng (kim
tỏa nạn) và khuyên người
tu hành hết sức chú ý. Nói
là mình đắc Pháp, sung sướng
được giải thoát khỏi cái
xích sắt (thiết xích) của
phiền não và vọng tưởng,
ai ngờ bây giờ lại bị ràng
buộc vào trong sợi xích vàng
của Ngộ và Pháp. Nói gì
thì nói, khi hãy còn một
chút xíu tư niệm về tự
ngã ở trong lòng mình thì
chớ bàn đến cái “vô
ngã chân thực” của Phật
pháp. Do đó hòa thượng Vô
Môn mới dạy rằng, nói chi Phật
Thích Ca, ngay Phật Tỳ Bà Thi - vị
cổ Phật tu hành từ thuở xa xưa
(cửu viễn) - mà ngay bây giờ
(tức kim) không ngộ đạo một
cách đúng đắn (đắc
chân ngộ) thì công tu hành
muôn kiếp của ngài cũng chỉ
là vô ích.
[1]
Thoại này chép trong Ngũ
Đăng Hội Nguyên quyển 1, chương
nói về A Nan. Cách thức truyền
thụ thiền bằng tâm nhãn ở
đây giống như những gì đã
mô tả trong tắc 6 Thế Tôn Niêm
Hoa và tắc 13 Đức Sơn Thác
Bát. Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận
cũng đã nhắc đến thoại
này trong Dĩ Tâm Pháp Yếu của
ông. Sát can có nghĩa là cây
phan (cờ hiệu) cắm trước cửa
chùa báo tin có cuộc giảng
pháp.
[2]
A Nan, lược âm Hán của
tiếng Phạn Ananda (A
Nan Đà), dịch ý thành Khánh
Hỷ, Vô Nhiễm. Một trong 10 đại
đệ tử của Phật Đà,
xưng hiệu Đa Văn Đệ Nhất.
Tổ thiền thứ 2 ở Tây Thiên
(sau Ca Diếp). Tiểu sử xem Tổ Đường
Tập quyển 1, Cảnh Đức Truyền
Đăng Lục quyển 1 vv…
[4]
Về pháp hội trên Linh
Thứu, xem tắc 6 Thế Tôn Niêm
Hoa.
[5]
Tỳ Bà Thi Phật, chữ
Phạn là Vipasyin, dịch ý thành
Tĩnh Quán, Thắng Quán. Vị Phật
đầu tiên trong các vị Phật
trong quá khứ, trước cả Thích
Ca rất xa. Truyện có trong các
quyển 1 của Tổ Đường Tập
và Cảnh Đức Truyền Đăng
Lục.
[6]
Banh cả gân mắt nhìn
cho thật kỹ.
[7]
Dương gia xú: bày ra cái
thối tha của gia đình, tập thể.
Tuy nhiên ở đây Vô Môn chỉ
mắng yêu theo kiểu đè xuống
để nâng lên, lối sáo ngữ
“ức hạ thác thượng”
quen thuộc của thiền gia.
[8]
Một cõi xuân vĩnh viễn,
tuyệt đối vì không thuộc
thế giới tương đối của
nhị nguyên (còn có âm dương).
|