Tắc
số 11:
Triệu Châu thử sức am chủ (Châu
khám am chủ)[1].
州勘庵主
Bản tắc:
Hòa thượng Triệu
Châu đến thăm một vị am
chủ[2],
hỏi:
- Sao, có gì không?[3]
Am chủ bèn đưa
nắm tay lên[4].
Triệu Châu mới nói:
- Nước cạn, không
phải là chỗ để đậu
thuyền.
Xong, bỏ ra ngoài.
Thế rồi ông lại đến
thăm một vị am chủ khác, hỏi:
- Sao, có gì không?
Vị am chủ này cũng
đưa nắm tay lên. Lúc đó,
Triệu Châu bèn nói:
-Thả, bắt đều
được. Mặc lòng cho sống
hoặc giết chết[5].(Nhân
vật đáng nể!)
Bèn cúi lễ.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Hai người cùng đưa
nắm tay lên, cớ sao đối với
một bên thì Triệu Châu khen
ngợi, một bên lại chê bai như
vậy. Nói thử nghe coi! Để biết
sự thăm dò của Triệu Châu
ảo diệu đến mức nào. Lúc
ấy, nếu biết thốt ra câu nào
có giá trị chuyển mê khai ngộ
thực sự, sẽ thấy Triệu Châu
chỉ được mỗi tấc lưỡi
không xương! Bởi vì muốn
giúp đỡ nâng lên (khẳng
định) ai hay loại bỏ lật nhào
(phủ định) ai, ông ta đều có
thể tùy tiện.
Dù Triệu Châu muốn
đánh giá họ thế nào, hai
vị am chủ đều đọc được
ý đồ (tâm cảnh) của ông
ấy! Vì vậy, nếu người tu
học nào còn thấy giữa hai vị
am chủ kia có kẻ hơn người
kém là anh ta chưa có cái
nhãn lực của thiền. Còn như
cho rằng hai bên cũng giống y nhau thì
phải nói anh ta cũng chưa có
nhãn lực nốt.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Nhãn lưu tinh, Cơ
xế[6]
điện. Sát nhân đao, Hoạt
nhân kiếm.
眼 流
星
機 掣
電
殺 人
刀
活 人
劍
(Mắt sáng tựa sao băng, Tâm
cơ như ánh chớp. Đem con dao
đoạt mạng, Làm lưỡi kiếm
cứu người).
Lược dịch lời bàn
của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Các am chủ là những
người đã rời thế tục,
vứt bỏ danh lợi, sống ẩn dật
trong một cái am con, vui với sự tu
hành. “Hữu ma, hữu ma?”, ý
hỏi tâm cảnh giác ngộ của
anh ra sao, có thì cho tôi xem với!
Tuy nhiên, có thuyết cho rằng “Hữu”
hay “Tồn Tại” còn có
nghĩa là “Cư” nghĩa là
“Có Mặt”. Nhưng thôi, bỏ
qua khía cạnh ngữ học, xem thử
công án này muốn nói gì.
Trước câu hỏi của
Triệu Châu, am chủ đầu tiên
không nói không rằng, chỉ đưa
nắm tay lên.Thiền sư mới bảo:
“Bến của anh nước nông quá,
con thuyền cỡ lớn của tôi không
đỗ được” và bỏ
đi mất. Đến phiên ông am chủ
thứ hai, có lẽ là cái “mốt”
đương thời, cũng im ỉm chỉ
đưa nắm tay lên và lần này,
lại được Triệu Châu khâm
phục như một đại thiền sư.
Nếu qua công án này
mà chỉ hiểu nội dung nó muốn
nói “Một cử chỉ như đưa
nắm tay lên, tùy theo tâm cảnh,
nhân cách của người nhìn
nó, có thể hoặc đuợc nhìn
nhận hoặc bị phủ nhận”, là
đã rơi vào trong vòng lý
luận thông thường của thế
gian. Công án này tương tự
Tắc 26 về chuyện hai tăng sĩ cùng
cuốn rèm mà ông thầy của
họ lại cho rằng giữa hai ông có
một được, một mất. Nói
như thế, không có nghĩa phải
xem tương đậu nành nhuyễn
(miso) và phẩn không cái nào
hơn cái nào. Trong chỗ rối
beng, khó thể phân biệt này,
vấn đề là làm sao nhìn
ra tâm điểm của công án ?
Muốn như vậy phải hiểu được
triệt để cách khu xử của
Triệu Châu, người đã thong
dong trong sự xét đoán, khẳng
định hoặc phủ định theo ý
mình.
Người xưa có câu:
Nhất thụ xuân phong hữu
lưỡng bàn, Nam chi hướng noãn
bắc chi hàn.
壱 樹 春 風 有 両 般
南 枝 向 暖 北 枝 寒
(Một cây đón gió
có hai vùng, Nam ấm dương
xuân, bắc lạnh lùng)
Trên mặt ngôn ngữ,
việc “nhìn nhận một người
và phủ nhận một người”
giống như chuyện về một loại
cây, lúc mọc trên bãi Naniwa
thì người ta gọi là ashi
(vi lô), trên bến Ise thì gọi
là ogi (địch). Tuy tên khác
nhau là vì chỗ mọc khác nhau,
chứ chúng cũng chỉ là một
vật (lau lách). Phải hiểu một
cách thấu suốt như vậy.
Tóm lại, đừng
chấp nhất vào sự nhìn nhận
hay phủ nhận bên ngoài. Nếu
chưa hiểu nguồn gốc hành động
tự do của Triệu Châu thì chưa
thấm nhuần ý nghĩa công án.
Cái cành hướng về phương
nam nơi ấm áp (khẳng định)
và cái cành hướng về
phía bắc phải chịu lạnh lùng
(phủ định) đều là bộ
phận của một thân cây tên
gọi Triệu Châu, vì cái “máy
động” [7]trước
trận gió xuân mà trở thành
khác nhau thôi.
Cái “máy động”
ấy hiện ra từ đáy đại
tự tại của người học thiền,
khi khẳng định thì triệt để
khẳng định (hoạt nhân kiếm),
khi phủ nhận thì triệt để
phủ định (sát nhân đao).
Bả định tắc chân
kim thất sắc, Phóng hành tắc
ngõa lịch phóng quang.
把 定 則 真 金 失 色
放 行 則 瓦 礫 放 光
(Giữ chịt, vàng mười
phai hết sắc, Phóng tay, gạch ngói
rạng màu tươi).
Trong đoạn cuối, có
nói đến việc Triệu Châu bị
hai vị am chủ biết tỏng ông đang
thử họ. Bằng chứng là dù
được khen hay bị chê, họ đều
“không còn chấp ngã”
(bất quan ngã yên) khi đưa nắm
tay lên để nói “trời đất
hợp nhất” thành một tuyệt
đối (tuyệt đối quyền
đầu)[8].
Điều ấy làm cho Triệu Châu
không biết xử sự ra sao. “Bình
thản như con quạ trên cành
liễu”, hai vị am chủ đã
thấy trước màn kịch độc
diễn lúc khẳng định lúc
phủ định của Triệu Châu
rồi. Hòa Thượng Vô Môn như
thế đã đứng ở vị trí
hai vị am chủ để đặt điều
bỡn ông.
[1]
Thoại này có chép
trong Triệu Châu Lục nhưng ở chỗ
“am chủ” lại viết “tôn
túc” và thay vì “năng
sát năng hoạt” lại là
“năng thủ năng toát”.
[2]
Kẻ đã giác ngộ
nhưng không ở trong điện đường
già lam để tiếp hóa kẻ
khác mà sống ẩn cư ngoài
am. Trong chốn tùng lâm Trung Quốc,
có các Đông Am Chủ, Tây
Am Chủ rất nổi tiếng.
[3]
Nguyên văn “Hữu ma, hữu
ma!” là một câu hỏi rất
đáng sợ: Có không, có
không? Có ở đấy không?
(Tại ma, tại ma!) Có gì trong đó?
Trong am có thiền chăng? Có thức
tỉnh chăng? Dùng chữ “ma”
là hỏi một cách xẳng xớm.
[4]
Cho thấy thiền cảnh của
mình.
[5]
Đây ám chỉ tâm cơ
của người tu thiền.
[7]
Máy động. Hataraki trong tiếng
Nhật, một từ rất phong phú.
Anh Mỹ dịch bằng 3 chữ: function (cơ
năng), operation (thao tác) và working
(tác dụng).
[8]
Không khác gì nhất chỉ
thiền của Thiên Long và Câu
Chi (LND).
|