Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 139 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 139

Donate

(Lượt xem: 1.772)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 139

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 3 tháng 12 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 140, số hồ sơ: 19-012-0140)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem Cảm ứng thiên đoạn thứ 75 gồm hai câu: “Thừa uy bách hiếp. Túng bạo sát thương.” (Dựa vào quyền uy bức hiếp người. Buông thả lòng hung bạo giết hại người.) Điều này chúng ta thường nói chung là “cậy thế hiếp người”, cũng là điều người thường rất dễ phạm vào, không biết rằng như vậy là kết mối thù sâu hận lớn với chúng sinh, khiến cho đối phương khởi tâm mạnh mẽ muốn báo thù. Sự báo thù đó trải qua đời đời kiếp kiếp không khi nào dứt được.

Cho nên, các bậc hiền thánh xưa dạy rằng, trong lúc quý vị đang có quyền lực, đang có địa vị cao, có uy thế, cần phải biết tu phúc, cần phải biết tích đức, không được dựa vào uy thế mà ức hiếp, lấn lướt người khác. Quý vị xem, là họa hay phúc chỉ trong khoảng thời gian của một ý niệm. Chúng ta đọc sách Liễu Phàm tứ huấn, thấy khi tiên sinh Liễu Phàm làm tri huyện Bảo Để, lúc ấy thật có địa vị, có quyền lực. Ông dùng quyền lực ấy để làm việc tốt, giảm thuế ruộng cho dân. Chỉ một việc ấy thôi, ông vốn phát tâm làm mười ngàn việc thiện, nhưng chỉ một việc giảm thuế này thì người chịu ơn không chỉ mười ngàn người mà nông dân trong toàn huyện hết thảy đều nhận được ơn huệ. Nếu như không hiểu được ý nghĩa này, [trong lúc có uy quyền lại] tùy tiện thưởng phạt, ức hiếp dân lành, tạo nghiệp như vậy là quả báo phải vào địa ngục.

Chúng ta từ trường hợp điển hình sáng tỏ rõ rệt này, cần phải tỉnh giác sâu xa, suy ngẫm sâu xa, mọi việc tốt xấu lành dữ quả thật [được quyết định] chỉ trong thời gian một ý niệm. Chúng ta cũng thấy ở phương Tây có thuyết nói rằng, đời người từ lúc sinh ra trở về sau đều hoàn toàn tuân theo vận mạng, suốt một đời không thể thay đổi được gì. Trong những lời tiên tri thời xưa chúng ta cũng thấy quan niệm cho rằng đời người giống như một vở kịch diễn ra theo kịch bản sẵn có.

Nhưng ta phải hỏi lại rằng, kịch bản đó do ai viết ra? Có phải do Thượng đế viết ra hay không? Hay do quỷ thần sắp đặt an bày? Nếu như đó là sự thật thì đời sống con người còn có ý nghĩa gì, hoàn toàn chỉ do người khác sắp xếp, nghe theo người khác bỡn cợt. Cách nói này thật không ổn.

Cho nên, có người đến hỏi tôi, cách nói như vậy của người phương Tây là căn cứ vào điều gì? Tôi nói, quan niệm của họ hoàn toàn giống với Khổng tiên sinh trong Liễu Phàm tứ huấn. Khổng tiên sinh đoán trước vận mạng trong suốt một đời của Viên Liễu Phàm. Tiên sinh Liễu Phàm sau đó đối chiếu với đời sống thực tế của bản thân thì quả nhiên không sai lệch. Mỗi năm đến kỳ dự thi, thi đạt những kết quả danh hiệu nào, so với những điều đoán định trong vận mạng đều tương đồng. Mỗi năm được bao nhiêu bổng lộc, so với sự đoán trước trong vận mạng cũng đều tương đồng, không một điểm nào sai lệch. Đó là thuyết Túc mạng.

Vậy con người có vận mạng hay không? Quả thật có, nhưng là với những người mê hoặc, chỉ biết y theo kịch bản sẵn có của bản thân mình mà biểu diễn. Tiên sinh Liễu Phàm trước khi gặp thiền sư Vân Cốc thì cũng là người [mê hoặc] như vậy. Sau khi gặp thiền sư Vân Cốc rồi, được thiền sư giảng giải rõ ràng ý nghĩa, kịch bản [của đời người] là do ai viết ra? Là do chính mình viết ra, qua những việc đã làm trong đời trước [tạo thành].

Cho nên nhà Phật nói: “Nghiệp lực dẫn dắt.” Đó là chân lý. Lẽ nhân quả báo ứng Phật dạy rất rõ ràng: “Muốn biết nhân đời trước, xem kết quả đời này.” Quý vị nếu muốn biết đời trước mình đã tạo những nghiệp gì, đó chính là những gì trong đời này mình đang nhận chịu, là quả báo đang nhận lãnh trong đời này. “Muốn biết quả đời sau, xem việc làm hiện tại.” Quý vị muốn biết đời sau của mình như thế nào? Đó là những điều khởi tâm động niệm, nói năng hành động, xử sự, đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật, là quý vị đang tạo nhân. Nhân tốt đẹp thì quả đương nhiên sẽ tốt đẹp.

Cho nên chúng ta biết được rằng, quá khứ của mình mê hoặc điên đảo vì không được bậc thiện tri thức răn dạy, đã sai lầm. Đời này rất may mắn gặp được Phật pháp, gặp được kinh điển, dần dần nhận hiểu rõ ràng, được giác ngộ, hết lòng sửa chữa lỗi lầm xưa. Khi còn mê hoặc chúng ta không biết được tốt xấu, cho rằng ai ai cũng là người xấu, người người đều là đối địch với ta, suốt ngày từ sáng đến tối lúc nào cũng phải chú tâm đề phòng. Sau khi giác ngộ mới biết được đó là tự mình sai lầm. Ngày ngày đều là ngày tốt, người người đều là người tốt.

Vậy có người nào là không tốt? Là bản thân ta không tốt, ta đối với người khác hoài nghi, ta đối với người khác ngờ vực, đối với sự việc do dự không quyết đoán, đối với lý lẽ mê hoặc, là bản thân ta không tốt. Con người sao có thể không tốt. Một khi đã hồi đầu, đó là học Phật. Học Phật là học giác ngộ, học Phật là học làm người tốt. Lúc còn mê hoặc, khởi tâm động niệm đều là bức hiếp lấn áp người khác, đều làm thương tổn người khác. Sau khi giác ngộ rồi chúng ta mới thực sự sám hối, từ nay về sau dù ở đâu cũng luôn nhẫn nhịn nhún nhường, lễ độ nhân nhượng.

Trong Cảm ứng thiên, đến chỗ này là hết một đoạn. Phần tiếp theo nói về việc không biết quý tiếc tài vật, công sức. Theo cách nói ngày nay là lãng phí tài nguyên. Phần này giảng với ta những lỗi lầm thuộc loại này.

Đoạn trước nói về đối đãi với người, đoạn sau nói về đối với sự vật. Cho nên, quý vị quan sát thật kỹ, các bậc thánh hiền thế gian cũng như xuất thế gian dạy bảo chúng ta, nếu quy kết hết thảy lại thì không ngoài việc dạy ta cách thức làm người. Giữa người với người phải sống với nhau như thế nào? Đoạn tiếp theo bên dưới lại dạy chúng ta, con người phải sống như thế nào cùng với đại tự nhiên, với vạn vật? Con người phải sống như thế nào với trời đất quỷ thần?

Trời đất quỷ thần nhất định không phải là chuyện mê tín, cho dù mắt thường của chúng ta không thấy được, nhưng hiện nay chúng ta biết rõ, không gian có nhiều chiều kích không giống nhau. Chúng ta hiện sống trong không gian ba chiều, quỷ thần có khả năng là đang sống trong các không gian bốn chiều, năm chiều, sáu chiều, hoặc không gian có nhiều chiều cao hơn nữa. Chúng ta không thấy được họ. Ở tầng không gian nhiều chiều cao hơn, họ có thể nhìn thấy chúng ta, cũng như [chúng sinh] ở tầng không gian thấp hơn không thể nhìn thấy chúng ta. Cho nên, người xưa thường nói: “Ngẩng đầu ba thước có thần minh.”

Nhưng [quỷ thần là] chúng sinh sống trong chiều không gian khác biệt như vậy, chúng ta làm sao chung sống cùng họ? Chúng ta nhìn không thấy, nghe không được, tiếp xúc không được, thế nhưng biết rằng họ có tồn tại. Chúng ta dùng tâm chân thành, tâm cung kính để kính lễ họ, lễ kính một cách bình đẳng. Không chỉ lễ kính mà còn ngợi khen xưng tán. Chúng sinh sống trong không gian nhiều chiều cao hơn có trí tuệ, phúc đức cao hơn chúng ta, đáng để chúng ta ngợi khen xưng tán, đáng để chúng ta học tập. Cho nên, trong pháp “lục niệm” đức Phật có dạy ta “niệm thiên”. “Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng” là niệm Tam bảo. [Ba niệm còn lại là] niệm thiên, niệm giới, niệm thí.

Chư thiên tu tập thượng phẩm trong “thập thiện nghiệp đạo”, tu tập từ bi hỷ xả. [Cho nên,] niệm thiên là niệm thượng phẩm thập thiện, là niệm từ bi hỷ xả. Trong lúc niệm phải có sự noi theo, làm theo, phải hướng theo chư thiên mà học tập. Đó là thực sự tôn kính, lễ kính, ngợi khen xưng tán, đem công đức tu tập của ta hồi hướng cúng dường. Chúng ta lấy gì để cúng dường? Chúng ta phải tự mình tu tập thật tốt, đó là đối với chư thiên cúng dường. Bồ Tát Phổ Hiền dạy: “Tu hành đúng như lời dạy”, đó là cúng dường.

Thấu hiểu thật rõ ràng, thật sáng tỏ về ba mối quan hệ [giữa con người với con người, với môi trường tự nhiên và với trời đất quỷ thần], thực hiện được trọn vẹn đầy đủ [ba mối quan hệ này thì] thiên hạ được thái bình, thân tâm được an vui, phiền não tự nhiên không còn sinh khởi, trí tuệ tự nhiên tăng trưởng. Vui thích như thế sao không làm? Vì sao lại phải tạo nghiệp xấu ác?

Đối đãi với bất kỳ người nào cũng đều đội ơn cảm đức. Người khác có ơn với ta, dù là ơn đức một bữa cơm hay tiếp đãi trong một ngày đều suốt đời không quên, lúc nào cũng nuôi lòng báo đáp, như vậy là tốt.

Người khác làm nhục ta, hãm hại ta, quyết định không để trong lòng, những chuyện như thế đều quên sạch hết đi.

Chúng ta thực sự thể hội được rồi thì người người đều là người tốt, người người đều là Phật, Bồ Tát. Các bậc thánh hiền thế gian cũng như xuất thế gian dạy chúng ta như vậy.

Lúc nào cũng phải giữ lòng nhẫn nhịn nhún nhường, quyết định không được vô tình hay cố ý gây tổn hại đến người khác, gây tổn hại đến muôn vật. Không chỉ với con người mới không gây tổn hại, cho đến cây cối hoa cỏ cũng không được làm tổn hại. Đó là chư Phật, Bồ Tát, các bậc hiền thánh dạy ta đạo làm người như vậy.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Giải thích Kinh Địa Tạng


Những tâm tình cô đơn


Truyện cổ Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.144.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...