Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 128 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 128

Donate

(Lượt xem: 1.971)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 128

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 12 tháng 11 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 129, số hồ sơ: 19-012-0129)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời xem Cảm ứng thiên, đoạn thứ 61: “Xạ phi trục tẩu, phát chập kinh thê. Điền huyệt phú sào, thương thai phá noãn.” (Bắn chim rượt thú, đào trùng đuổi chim. Chặn hang lật tổ, phá thai hại trứng.) Đây là đoạn thứ tư nói về quả báo xấu ác, thuộc về những điều ác của sự giết hại sinh mạng.

Phi là các loài chim bay, tẩu là chỉ chung các loài thú chạy, chập là chỉ loài côn trùng nhỏ bé sống ẩn nấp [dưới mặt đất] không lộ ra, thê là trú ngụ, như điểu thê là nói chim đậu trên cây, thú thê là nói [loài thú] ngụ trong hang ổ. “Thương thai phá noãn” (phá thai hại trứng), thai là nói các loài thú [sinh từ bào thai], noãn là nói các loài chim [sinh nở từ trứng].

Việc giết hại [sinh mạng], vào thời xưa sống theo lối du mục nên cũng là bất đắc dĩ mà phải làm. Cho nên, ở Trung quốc các vị thánh vương trước đây mỗi khi săn bắn thì mở lưới trống ba phía, đó là nhân từ. Tuyệt đối không giăng ra một lưới mà bắt sạch cầm thú, vì ý niệm, hành vi như vậy là quá tàn nhẫn. Cho nên các ngài mở lưới trống ra ba phía.

Làm người nhất định phải có tâm từ bi, nhất định không được giết hại bất kỳ động vật nào. Chúng ta tự đặt mình vào địa vị ấy mà suy xét, trong lúc bị người khác đả thương, làm hại, ta cảm nhận thế nào? Người khác giết hại thân thuộc của ta, thậm chí giết hại bản thân ta, nhất định ta phải ôm lòng thù sâu hận lớn, ý muốn báo thù sẽ vĩnh viễn không bao giờ mất đi.

Người học Phật đều biết rõ, con người không phải chết đi là hết. Nếu quả thật chết đi là hết thì việc này thật dễ. Người đời hiện nay lầm tin khoa học, cho rằng những người tin theo tín ngưỡng tôn giáo là mê tín. Lời lẽ ấy thực ra hết sức võ đoán. Chúng ta bình tĩnh suy xét, nói như vậy không thông suốt được. Phật dạy chúng ta, đây là chân lý: “Hết thảy các pháp sinh từ tâm tưởng.” Trong lòng quý vị nghĩ tưởng đến thần, liền có thần xuất hiện. Trong lòng quý vị nghĩ tưởng đến quỷ, liền có quỷ hiện ra. Hết thảy các pháp sinh từ tâm tưởng. Trong tâm tưởng có rất nhiều ý niệm, chúng ta tự mình không có khả năng xét biết được.

Những ý niệm vi tế từ đâu mà có? Là từ vô lượng kiếp đến nay tích lũy mà thành. Đức Phật dạy rất rõ: “Thức a-lại-da giống hệt như một cái kho chứa.” Bao nhiêu ý niệm của quý vị từ vô lượng kiếp đến nay, hết thảy đều tích chứa vào đó thành chủng tử. Chủng tử gặp duyên liền sinh khởi hiện hành, cực kỳ vi tế.

Mười pháp giới từ đâu mà có? Từ tâm tưởng sinh. Nếu nói rằng “tôi không nghĩ tưởng”, có thật như vậy không? Lại cứ cho là đúng vậy, thì “tôi không nghĩ tưởng” đó là hiện nay tôi không nghĩ tưởng, trong một đời này tôi không nghĩ tưởng, nhưng đời trước có nghĩ tưởng hay không?

Người đời hiện nay lầm tin khoa học, không tin nhận việc quỷ thần trong trời đất báo ứng. Nhưng trong thực tế ở phương Tây, việc quỷ thần báo ứng chúng ta vẫn thường nghe nói, vẫn thường nhìn thấy đăng tải trên báo chí. Những chuyện báo chí tường thuật đó, khoa học không thể lý giải.

Những việc mà khoa học không thể lý giải có rất nhiều. Điều này cho thấy rõ khoa học hoàn toàn không phải chuyện gì cũng giải quyết được. Khoa học vẫn còn chưa đạt đến sự rốt ráo trọn vẹn đầy đủ, ngày nay vẫn còn đang dò dẫm tìm kiếm, còn đang suy lường. Tri thức là lĩnh vực không có bờ bến, nhưng thành tựu của khoa học ngày nay là có giới hạn.

Không chỉ là Phật pháp, các nhà tôn giáo hiện nay đều có đủ trí tuệ chân thật, rất nhiều nhà tôn giáo đều có công phu định lực thâm sâu. Tuy họ không giống như thiền tông ngồi kiết-già quay mặt vào tường, nhưng họ giữ được tâm thanh tịnh, trong sạch ít ham muốn, đối với danh văn lợi dưỡng của thế gian, đối với năm món dục, sáu trần cảnh đều hết sức xem nhẹ. Những người như vậy đều có công phu định lực.

Có định thì tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì có thể đột phá vượt qua chướng ngại thời gian, không gian. Trong sáu đường họ có thể thấy được đến cõi trời, có thể thấy được đến cảnh giới ngạ quỷ, có thể thấy được đến cảnh giới địa ngục. Như vậy là thế nào? Là đột phá được các chiều kích của không gian và thời gian. Công phu càng thâm hậu thì các tầng bậc đột phá được càng lớn, càng sâu, càng rộng, sâu rộng đến không giới hạn. Phật pháp thù thắng, công phu định lực của Phật đạt đến chỗ rốt ráo, phá được hết mọi chiều kích của không gian, thời gian.

Đức Phật dạy rằng, công phu như vậy, trí tuệ kiến giải như vậy không chỉ riêng Phật có được. Ngài nói: “Hết thảy chúng sinh đều sẵn có trí tuệ đức tướng Như Lai.” Phật pháp gọi là bình đẳng. Vấn đề là tâm của quý vị hiện nay đang loạn động. Chỉ cần quý vị có thể khôi phục sự bình lặng, an tĩnh, hết sức thanh tịnh giống như Phật, thì quý vị liền rõ biết sáng tỏ chân tướng của vũ trụ nhân sinh.

Cho nên, quý vị thấy rằng chư Phật, Bồ Tát dạy ta điều gì đều bảo ta hãy tự chứng minh, chứng thật. Chúng ta có thể chứng thật điều các ngài dạy không hề giả dối. Chứng thật như thế nào? “Diệt hết tham sân si, siêng tu giới định tuệ.” Như vậy thì quý vị liền hiểu rõ được chân tướng sự thật, hiểu rõ được nhân quả báo ứng trong sáu đường, oán thù vay trả, trả vay không có lúc chấm dứt.

Con người không chỉ là không được giết hại chúng sinh, trong Giới kinh thường khuyên dạy chúng ta, ngay cả việc quấy nhiễu chúng sinh cũng không được làm. Vô ý mà làm còn không thể được, huống chi là cố ý. Khởi tâm động niệm đều có sự báo ứng. Nhân lành quả lành, nhân ác quả ác, sau khi hiểu rõ được ý nghĩa này rồi thì tự nhiên sẽ dứt ác tu thiện.

Con người sống ở đời, ngay từ thời thượng cổ đã biết chọn lựa nơi cư trú, chọn lựa môi trường sống. Thế nào là môi trường sống tốt? Ngạn ngữ có câu: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa.” Đó là tiêu chí để chúng ta chọn lựa môi trường sống. Như vậy, địa phương nào là môi trường sống tốt? Phải có nhân hòa. Địa phương ấy người dân sống với nhau hòa thuận vui vẻ, người dân hòa hợp thiện lương, người dân nhân từ, không làm tổn hại đến chúng sinh.

Cách đây mấy năm tôi đến Australia lần đầu tiên, nghe nói người dân Australia thương yêu bảo vệ động vật, thực vật. Khi mở đường công cộng phải đốn cây, nhìn thấy trên cây có tổ chim thì không thể đốn cây ấy. Phải đợi cho chim con lớn lên, đợi cho chúng bay đi rồi mới đốn cây. Có lúc phải chờ đợi đến nhiều tháng trời. Tôi nghe chuyện như vậy thật vô cùng cảm động sâu sắc. Ở các địa phương khác thì nhiều khả năng sẽ cho rằng đây là công trình công cộng, cần gì phải quan tâm đến chuyện đó. Cho nên, từ chỗ này mà quan sát thì quý vị liền thấy được lòng thương yêu của người dân Australia. Đối với động vật, thực vật mà còn như vậy, huống chi là với người? Cho nên, địa phương ấy là một môi trường sống tốt.

Vì thế, chúng ta chọn lựa môi trường sống, chọn lựa nơi cư trú, điều kiện trước tiên là nhân hòa, người ở địa phương đó phải hết sức lương thiện, hết sức hòa hợp vui vẻ. Trong các pháp giới giữa hư không, nơi nhân hòa đạt đến mức chí thiện mà chư Phật đều ngợi khen xưng tán, giới thiệu với chúng ta chính là thế giới Tây phương Cực Lạc: “Chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ.” (Các bậc thượng thiện cùng tụ hội về một nơi.) Người ở thế giới Tây phương Cực Lạc là bậc thượng thiện, không chỉ là những người hiền thiện thông thường.

Chúng ta nếu muốn sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, tự mình phải suy ngẫm xem có làm được đến bậc thượng thiện hay không? Như quả làm được đến bậc thượng thiện, thì đó là như nguyện thứ mười tám trong bốn mươi tám nguyện đã nói, dù mười niệm, một niệm cũng nhất định vãng sinh Tịnh độ. Như không được đến bậc thượng thiện, khởi tâm động niệm vẫn là ác niệm, nói năng hành động vẫn là ác hạnh, mưu cầu lợi riêng, tham sân si mạn, như vậy thì cho dù niệm Phật mỗi ngày đến mười muôn tiếng cũng không thể vãng sinh.

Lời này không phải tôi nói ra, chính là các bậc tổ sư đại đức đã nói ra. Các ngài nói: “Miệng niệm Di-đà tâm tán loạn, cho dù lớn tiếng uổng công thôi.” Cho nên, trong kinh Vô Lượng Thọ nói về điều kiện vãng sinh rất rõ ràng, có thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm, nói “tam bối vãng sinh” (ba hạng vãng sinh) đó là ba hạng thượng, trung, hạ, tất cả đều có tám chữ tương đồng: “Phát tâm Bồ-đề, một lòng chuyên niệm.” Tám chữ này chính là nói đạt đến mức chí thiện.

Thế nào là tâm Bồ-đề? Tâm Bồ-đề là thiện tâm chân chính. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, đức Thế Tôn vì chúng ta giảng về tâm Bồ-đề. “Tâm chí thành” là chân thành hết mức. Chúng ta có phát tâm như vậy hay không? Cần phải dùng tâm chân thành đối đãi với hết thảy mọi người, mọi việc, mọi vật, nhất định không có sự dối trá. Đó là chân thành, đó là không hư ngụy.

Tâm sâu vững là lợi lạc tự thân của tâm chân thành, chính là như trong kinh Kim Cang nói, lìa hết thảy tướng mới là tâm sâu vững. Người xưa giải thích: “Hiếu đức hiếu thiện.” (Mến đức ưa thiện.) Đó là tâm sâu vững. Thế nào là đức? Lìa hết thảy vọng tưởng, phân biệt, bám chấp, đó là đức. Thế nào là thiện? Giúp đỡ hỗ trợ hết thảy chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, đó là thiện. Phải có tâm như vậy.

[Ngoài hai điều kiện phát tâm Bồ-đề và một lòng chuyên niệm thì điều kiện] thứ ba là tâm hồi hướng phát nguyện. Phải đem những thiện tâm, thiện hạnh của quý vị vận dụng vào thực tế, thực tế đó mới là phát nguyện hồi hướng.

Không có tâm Bồ-đề, dù một lòng chuyên niệm cũng không thể vãng sinh. Điều kiện để vãng sinh, quý vị chỉ có được một nửa, vẫn còn thiếu một nửa, quý vị sao có thể vãng sinh? Nói cách khác, đầy đủ tâm Bồ-đề thì quyết định có đủ tư cách vãng sinh. Vậy tiếp theo sau vì sao còn phải có [thêm điều kiện] một lòng chuyên niệm? Vì nếu không một lòng chuyên niệm là quý vị có đủ tư cách nhưng lại không muốn đi, vậy thì cũng không cách gì đi được.

Cho nên, phát tâm Bồ-đề là điều kiện đầy đủ của quý vị. Một lòng chuyên niệm là tỏ lòng muốn đi. Quý vị có đủ điều kiện, lại cũng muốn đi, vậy thì đương nhiên được vãng sinh.

Do ý nghĩa này nên Đại sư Ngẫu Ích trong sách Yếu giải mới nói rõ với chúng ta: “Có thể vãng sinh hay không, hoàn toàn do ở chỗ có tín nguyện hay không.” Tín nguyện là gì? Tín nguyện là tâm Bồ-đề. Điều kiện thực sự để vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc chính là tâm Bồ-đề. “Phẩm vị cao hay thấp là tùy thuộc vào công phu niệm Phật sâu hay cạn.” Hai câu này của Đại sư Ngẫu Ích nói lên rất rõ ràng.

Người thực sự phát tâm Bồ-đề, cầu sinh thế giới Tây phương Cực Lạc, có thể y theo pháp “Mười niệm” của Pháp sư Từ Vân Quán Đỉnh đã dạy là được. Sáng sớm niệm mười niệm, Pháp sư Quán Đỉnh định nghĩa mỗi niệm là một hơi thở, trong mỗi hơi thở đó số lượng Phật hiệu không kể nhiều ít. Thời gian như vậy không dài. Buổi tối trước khi ngủ cũng niệm mười niệm. Người tu tập như vậy quyết định được vãng sinh. Điều này phù hợp với lời dạy trong kinh điển là không gián đoạn. Mỗi ngày đều tu tập, không bỏ sót một ngày nào, như vậy là một đời không gián đoạn.

Phương pháp “Mười niệm” này rất hay, thời gian ngắn, trong lúc niệm Phật quý vị “không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn”. Tôi dạy các đồng tu pháp “Mười niệm” thì dùng mười câu Phật hiệu, đơn giản hơn, rất dễ thọ trì. Mỗi ngày tu niệm chín lần. Có rất nhiều đồng tu áp dụng phương pháp này. Pháp tu này đối với người bận rộn cũng không khiến họ phải chểnh mảng công việc, hiệu quả rất thù thắng.

Những điều trên cho thấy rõ việc phát tâm là quan trọng thiết yếu. Chỉ người phát tâm niệm Phật thì mới có thể vãng sinh. Phải dứt ác tu thiện, biết rõ được những gì là căn bản của ác, những gì là căn bản của thiện.

Người biết tu thì tu từ căn bản, căn bản đó là tâm: tâm thiện lương, tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chính giác, tâm từ bi. Như vậy là chí thiện. Dùng tâm chí thiện ấy đối đãi với hết thảy mọi người, với hết thảy mọi việc, hết thảy muôn vật, đó gọi là tu hết thảy việc thiện.

Cho nên, không chỉ đối với động vật, ngay cả thực vật cũng không được làm tổn hại. Giới kinh trong nhà Phật nói rất rõ ràng: “Bậc tỳ-kheo thanh tịnh không giẫm đạp cỏ xanh.” Cỏ sum suê xanh tốt, quý vị giẫm đạp lên trên, đó là không nhân từ, quý vị không có tâm từ bi. Hoa nở ra thật đẹp, quý vị liền cắt hái lấy, như vậy không có tâm từ bi.

Vì thế, Giới kinh dạy rằng, chúng ta đi đường, nếu có đường thì nhất định chỉ đi trên đường, không được giẫm đạp đi trên cỏ. Trừ phi nơi quý vị phải đến lại không có đường để đi, như vậy thì có thể [đi trên cỏ]. Đây gọi là có duyên khai [giới]. Nếu nơi ấy thực sự có đường đi, quý vị vẫn giẫm đạp lên cỏ xanh, đó là quý vị phá giới, làm tổn hại tâm từ bi.

Những giới nhỏ nhặt vi tế như vậy, có mấy người ghi nhớ? Có mấy người có thể vâng giữ? Cỏ cây còn phải thương yêu bảo vệ, vậy thì đối với động vật có lý nào lại không thương yêu bảo vệ?

Chúng ta ngày nay chọn cách ăn chay, đó là việc thiện lớn lao, không kết oán thù với hết thảy chúng sinh. Thế nhưng ngoài lúc ăn uống ra, dù vô tình hay cố ý cũng có lúc làm tổn thương, gây hại đến một số động vật nhỏ bé, cũng có lúc quấy nhiễu một số động vật, chúng ta phải tức thời cảnh giác. Đó là lỗi lầm của ta, biết sám hối, biết sửa lỗi, như vậy là tốt.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Truyện cổ Phật giáo


Hai Gốc Cây


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.145.219 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...