Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 127 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 127

Donate

(Lượt xem: 1.841)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 127

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 10 tháng 11 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 128, số hồ sơ: 19-012-0128)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Phần chú giải trong sách Cảm ứng thiên vị biên có nội dung vô cùng phong phú, vì thời gian có hạn nên tôi không thể đem hết tất cả những chỗ tinh túy hay đẹp như vậy trình bày với mọi người. Thế nhưng sách này được in ấn lưu hành với số lượng rất lớn, mong rằng mọi người đều có thể tự mình thực sự nỗ lực [tìm đọc và] học tập. Đặc biệt là phải thường xuyên lúc nào cũng y theo những lời răn dạy của các bậc thánh hiền xưa, thực sự phản tỉnh, sửa chữa lỗi lầm, tự làm trong sạch chính mình, [như vậy thì] chúng ta mới có thể tự giúp mình thoát khỏi khổ nạn.

Không chỉ là khổ nạn hiện nay. Người bình thường xem trọng hiện tại, đâu biết rằng những khổ nạn ngày sau còn chưa biết có thể nghiêm trọng hơn bao nhiêu lần so với hiện tại. Điều này rất đáng để chúng ta lưu tâm thận trọng cảnh giác.

Phần kết luận sau cùng của chú giải nói: “Những người kính trọng tin tưởng bậc thánh hiền, chưa từng có ai lại không được quả báo làm thánh làm hiền.” Câu kết này rất hay, cũng chính là khuyên bảo khuyến khích chúng ta, phải biết tôn sùng kính trọng, tin tưởng ngưỡng mộ những lời răn dạy của thánh hiền.

Thế nào là tôn sùng kính trọng? Thế nào là tin tưởng ngưỡng mộ? Tất cả đều nằm ở chỗ “y giáo phụng hành” (vâng làm y theo lời dạy). [Như vậy thì] chúng ta mới đạt được quả báo chân thật đúng như lời dạy của thánh hiền.

Đoạn thứ 60 là câu: “Xâm lăng đạo đức.” (Xâm hại hủy nhục người đạo đức.) Phần chú giải mở đầu nói: “Những người đạo đức trong thế gian”, thế nào là người đạo đức? “Như các nho sĩ đọc sách rõ nghĩa”, đây thuộc về Nho gia, “hoặc bậc tăng sĩ tu hành khắc khổ”, đó là những người có đạo đức. Nói cách khác, đạo là hiểu rõ được lý lẽ, đức là có thể đem sự hiểu biết đó vận dụng vào thực tế, gọi là đức hạnh. Tiếp theo lại nói: “Lời họ nói ra là phép tắc, việc làm của họ là khuôn mẫu.” Điều này cũng giống như hiện nay chúng ta nói: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm.” (Học để làm thầy người khác, hành động để nêu gương cho đời.) Những người như vậy là bậc đạo đức.

Các vị này khởi tâm động niệm, nói năng hành động đều là vì xã hội, vì chúng sinh, không vì riêng bản thân mình. Cho nên gọi là “siêu việt hơn tất cả”, các vị siêu việt hơn hẳn tất cả những người bình thường. Do đâu mà siêu việt? Người bình thường một khi khởi tâm động niệm, không việc gì không vì riêng bản thân mình, tâm lượng nhỏ hẹp. Người có đạo đức thì tâm lượng rộng lớn. Trong Phật pháp gọi là “phát tâm Bồ-đề, hành đạo Bồ Tát”. Bất kể chúng ta hiện nay giữ cương vị gì, đang làm công việc gì, đều phải hiểu rõ được ý nghĩa này, đều phải lo tu học.

Cho nên tâm lượng phải rộng lớn. Ngạn ngữ thường nói: “Lượng lớn phúc lớn.” Mọi người ai cũng mong cầu được phước báo lớn, nhưng phước báo lớn từ đâu mà có? Họ không biết. Người đi trước đã răn dạy quá nhiều nhưng chúng ta xem nhẹ bỏ qua. [Những lời dạy này] cũng thường được nghe, thậm chí tự thân mình cũng thường nói ra. Thường nghe thường nói, nhưng không để vào tâm ý. Không để vào tâm ý tức là không thực sự ghi nhớ trong lòng, không thực sự đem những điều này vận dụng vào hành vi của mình, cho nên tự mình không thể đạt được quả báo thù thắng.

Chúng ta sống giữa đời này, các bậc thánh hiền thế gian cũng như xuất thế gian, không riêng ở Trung quốc mà trong các tôn giáo ở những nước khác, các bậc đại thánh đại hiền đều khác miệng đồng lời vì chúng ta dạy rằng: Phải thành tựu việc tốt đẹp cho người, không thành tựu việc xấu ác cho người. Người khác làm một việc gì đối với chúng sinh, đối với xã hội không có lợi ích, chúng ta không giúp đỡ hỗ trợ. Nếu là việc đối với chúng sinh, đối với xã hội có lợi ích, chúng ta phải hết lòng hết sức giúp đỡ hỗ trợ họ, tùy hỷ công đức. So với công đức việc làm của người ấy, công đức tùy hỷ của ta cũng không khác biệt. Vì sao vậy? Vì tâm thức tương đồng. Người ấy tự thân ra sức làm, vì họ có đủ duyên để làm. Chúng ta không làm, vì ta không có đủ duyên. Nhưng tâm lượng cả hai đều giống nhau, đều bình đẳng, cho nên phước báo có được cũng như nhau. Nếu như thấy người khác làm việc tốt, làm việc thù thắng, ta lại sinh tâm đố kỵ, gây chướng ngại, dùng lời lẽ hủy báng, dùng mọi thủ đoạn bất chính để phá hoại, tội lỗi ấy rất nặng nề.

Quý đồng tu học Phật đều biết, trong năm tội nghịch có tội “phá hòa hợp tăng”. Ý nghĩa điều này rất rộng, thế nhưng ít người hiểu được, thường vẫn cho rằng “phá hòa hợp tăng” là phá hoại tăng đoàn. Cách hiểu điều này như vậy là hết sức hạn hẹp. Ý nghĩa thực sự của “hòa hợp tăng” là gì? Tăng là đại danh từ chỉ cho một đoàn thể, hơn nữa đoàn thể ấy phải sống chung hòa hợp vui vẻ, cho nên mới gọi đó là tăng đoàn, không nhất định chỉ riêng đoàn thể những người xuất gia. Bất kỳ đoàn thể nào trong thế gian, chỉ cần người lãnh đạo và tất cả mọi người trong đoàn thể hợp thành một tập thể sống chung hòa hợp vui vẻ, thì đoàn thể ấy gọi là tăng đoàn, không nhất thiết chỉ nói đến người xuất gia. Người xuất gia mà sống chung không hòa hợp, đó không gọi là tăng đoàn. Cho nên, Phật nói với ý nghĩa này, chúng ta phải hiểu thật rõ ràng, vì thế mới gọi là “hòa hợp tăng”.

Về sự hòa hợp, nhà Phật nêu ra sáu điều kiện, gọi là “lục hòa kính” (sáu điều hòa kính). Chúng ta nhìn thấy nơi các tôn giáo khác, như nhìn thấy trong Thiên Chúa giáo, nhìn thấy trong Hồi giáo, các tôn giáo ấy đích thực có đủ sáu điều hòa kính. Đoàn thể của họ đối với xã hội, đối với chúng sinh có sự cống hiến. Họ làm được rất nhiều những sự nghiệp phúc lợi. Nếu chúng ta đối với họ có ý xấu phê bình chỉ trích, có ý xấu hủy báng, nghiệp tội ấy phải đọa vào địa ngục. Ý nghĩa ở tầng bậc này, rất ít người hiểu được.

Tại Trung quốc, trong Nho gia, trong Đạo giáo, những người chân chính tu hành đều là tăng đoàn hòa hợp. Chúng ta nhìn vào các tôn giáo khác, chỉ cần họ kính tin thờ phụng tôn giáo của mình, hiểu rõ giáo nghĩa, vâng làm y theo lời dạy, lợi lạc chính mình và lợi lạc cho người khác, thì tất cả đều là tăng đoàn. Trong các tăng đoàn như vậy, chỗ thù thắng hơn của tăng đoàn Phật giáo so với tăng đoàn của các tôn giáo khác là trong Phật giáo không hề có sự mưu cầu lợi riêng. Lời Phật dạy “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng” là [phẩm tính] vượt trên hết thảy các tăng đoàn.

Thế nhưng, chúng ta ngẫm nghĩ xem, chúng ta học Phật, gia nhập tăng đoàn Phật giáo, nhưng ta vẫn còn “ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng”, vậy thì chúng ta nhất định chẳng vượt hơn gì các tôn giáo khác, thậm chí còn không bằng họ. Chúng ta phải nói ra bằng lương tâm, không thể tự khen mình chê người. Người khác có chỗ tốt thì đó là tốt, có ưu điểm thì đó là ưu điểm, chúng ta phải ngợi khen, tán thán, xưng dương. Chỗ nào ta không bằng họ thì phải thừa nhận, phải hối lỗi, [phải thấy chỗ] Phật pháp cao siêu, thù thắng, ta chưa làm được.

Đối với những bậc có đạo đức, nếu quý vị xâm phạm đến, tội lỗi rất nặng nề. Quý vị đối với họ không những không có sự tôn kính, lại còn khinh thường, trong lúc vô tình hay cố ý còn khinh chê hủy nhục họ, lấn lướt họ, gây chướng ngại cho họ. Nói thật ra, trong nhà Phật thì việc định tội quý vị không phải là tội gây chướng ngại một người, vì quý vị lấn lướt một người, khinh chê hủy nhục một người là tội nhỏ, nhưng ở đây phải xét việc đức hạnh, học vấn, đạo đức của người này có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, quý vị xâm phạm, hủy nhục họ là phá hoại lòng tin của đại chúng trong xã hội.

Trong kinh điển đức Phật dạy rằng, những bậc thiện tri thức như vậy là mắt nhìn của chúng sinh, là ngọn đèn sáng trong chỗ tối tăm. Họ giáo hóa chúng sinh, họ là người hiền thiện trong xã hội, là tấm gương tốt của đại chúng trong xã hội. Quý vị khinh chê, hủy nhục những người như vậy, không phải là đối với họ, mà là quý vị đang hủy nhục hết thảy chúng sinh, đem tấm gương thiện lương tốt đẹp của hết thảy chúng sinh hủy hoại đi, khiến đại chúng trong xã hội bị mất tiêu chuẩn noi theo để phân biệt thiện ác. Tội lỗi như vậy là quá lớn. Do sự định tội như vậy, quý vị mới phải đọa vào địa ngục A-tỳ.

Ngược lại, nếu như quý vị đối với các bậc đạo đức có sự ngợi khen xưng tán, ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ thì công đức vô lượng vô biên. Mọi điều lành dữ, họa phúc đều quyết định chỉ trong một niệm. Cho nên, người giác ngộ thì phải hết lòng hết sức ngợi khen xưng tán, hợp lực, trợ giúp [với các bậc đạo đức].

Chúng ta không đủ sức lực, không đủ duyên phần, thì chúng ta khởi tâm hướng về họ, tán thành là đủ, chúng ta khởi tâm ngợi khen, xưng tán họ là đủ, cũng đạt được công đức viên mãn, vậy sao không chịu làm? Vì sao phải tạo tác nghiệp tội?


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Quy nguyên trực chỉ


Kinh Bi Hoa


Giải thích Kinh Địa Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.126.241 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...