Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 166 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 166

Donate

(Lượt xem: 1.876)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 166

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 3 tháng 3 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 167, số hồ sơ: 19-012-0167)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem Thái Thượng Cảm ứng thiên, hai câu sau của đoạn thứ 97: “Thí dữ hậu hối. Giả tá bất hoàn.” (Trước cho tặng, sau hối tiếc. Vay mượn không trả.) Từ đây về sau là thuộc về “những việc ác do không có lòng nhân hậu khoan dung”.

Chúng ta đọc qua một lần phần chú giải, với sự giải thích rất rõ ràng: “Cho đi rồi mà sau hối tiếc, xét đến ban đầu, rốt cùng không phải lòng chân thật muốn làm việc thiện, bất quá chỉ nhất thời cao hứng, muốn cầu được danh tiếng, hạnh phúc. Chỗ khởi tâm ban đầu đã không đúng, sao có thể về sau không hối tiếc? Nếu lòng chân thật bố thí, nhân ngã đều không, chắc chắn không đến nỗi như vậy. Cho nên làm việc thiện không thể không biện xét đúng đắn ngay từ lúc khởi niệm ban đầu.”

Phần sau chú giải còn nêu ra một số trường hợp nhân duyên điển hình minh chứng, chúng ta cần phải chú tâm thẩm tra kỹ trong phần chú giải này.

Bố thí rồi sau hối tiếc là một hiện tượng hết sức phổ biến, thậm chí ngay nơi bản thân chúng ta cũng có, đích thực giống như trong sách đã nói. Bố thí như vậy không phải lòng chân thật, không có thành ý, không phải bố thí một cách hoan hỷ mà là làm một cách miễn cưỡng. Đa số là vì thể diện, hoặc do người khác khuyến thỉnh, nhất thời không thể không cho ra, nên đưa ra rồi mà sau hối tiếc.

Người cho như vậy có quả báo hay không? Trong kinh điển Phật dạy chúng ta, nói chung là bố thí thì nhất định phải có quả báo. Ví như miễn cưỡng [bố thí], bố thí rồi về sau hối tiếc, như vậy cũng vẫn có quả báo. Nếu là bố thí tiền bạc, quý vị vẫn sẽ được tiền bạc giàu có.

Chúng ta xem qua những người phát tài trong thế gian, có người tiền bạc đến rất nhanh, không phải nhọc lòng, lại kiếm được rất nhiều tiền. Đó là không cần thiết phải nhọc lòng lo nghĩ. Lại có những người kiếm tiền hết sức khó khăn vất vả, nhưng rồi họ cũng vẫn kiếm được tiền. Như vậy nguyên nhân là gì?

Trong kinh điển, đức Phật dạy chúng ta, người trong lúc bố thí hết sức vui thích, hết sức hoan hỷ thì trong tương lai cũng nhận được tiền bạc của cải hết sức nhanh chóng, cũng hoan hỷ không phải mất nhiều sức lực. Nếu như vào lúc bố thí là do người khác khuyến thỉnh mới hết sức miễn cưỡng đưa ra bố thí, sau khi bố thí rồi thì hối tiếc, người như vậy đến lúc được tiền bạc phải kiếm được hết sức cay đắng, hết sức gian nan, hết sức không dễ dàng, nhưng cũng vẫn kiếm được.

Do đó có thể biết rằng, phước đức của việc bố thí không phải là hư dối. Chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa này, Phật dạy chúng ta đều là lời chân thật.

Chỗ mong cầu thường xuyên của chúng sinh trong sáu đường không gì ngoài tiền bạc của cải, thông minh trí tuệ, khỏe mạnh sống lâu. Hết thảy đều không ngoài ba việc ấy. Ba việc ấy là căn bản của lòng ham muốn, hết thảy chúng sinh đều có. Có thể được mãn nguyện hay không? Ngạn ngữ có câu: “Chuyện không vừa ý thường đến tám, chín phần mười.” Do đó có thể biết rằng, trong mười người thì có đến tám, chín người không được mãn nguyện. Thực sự mà nói, chỉ một phần mười được mãn nguyện thôi, như vậy đã là rất nhiều rồi. Nhưng trong thực tế, không chỉ thường là tám, chín phần, chỉ sợ là trong số tám, chín, mười, một trăm người, một ngàn người, cũng khó có được một người được vừa lòng thỏa ý.

Nguyên nhân là gì? Người đời không biết được, không hiểu được nguyên nhân đó. Hiểu được nguyên nhân thì sự việc đã được giải quyết tốt rồi, [rắc rối chỉ là vì] không biết được nguyên nhân. Nhìn thấy người khác được, bản thân mình cũng muốn được. Người khác dùng phương pháp gì kinh doanh đạt được, họ cũng dùng đúng phương pháp ấy. Kết quả người khác kinh doanh thành công còn họ lại kinh doanh thất bại. Do đó có thể biết rằng, hết thảy các phương thức, thủ pháp kinh doanh, trong nhà Phật chỉ xem là những tăng thượng duyên mà thôi. Nếu như trong vận mạng [nhân quả] của quý vị không có tiền bạc giàu có, bất kể có dùng phương pháp gì, có dùng thủ đoạn nào, cũng chỉ uổng công phí sức, quý vị không thể đạt được gì. Nếu trong vận mạng sẵn có, bất kể dùng phương pháp gì, dùng thủ đoạn gì, người ấy cũng đều hết sức dễ dàng đạt được. Đó gọi là: “Vận mạng có thì cuối cùng sẽ được, vận mạng không đừng gượng ép mong cầu.”

Huống chi quả báo cũng cần có điều kiện nhân duyên. Có người phước báo ở tuổi thiếu niên đã đạt được, cha mẹ là tăng thượng duyên của họ, [nhờ đó] được hưởng phước. Đến tuổi trung niên, khi tự mình làm chủ việc nhà thì một lần thất bại liền tiêu tán sạch, đến tuổi già phải lao đao lận đận không chịu nổi. Những người như vậy, trong xã hội này chúng ta nhìn thấy rất nhiều. Đó là phước báo của họ trong tuổi thiếu niên đã hưởng hết, không còn thừa lại, hưởng sạch hết rồi. Những người như vậy thật rất đáng thương, tuổi già sống thê lương, là vì tuổi thiếu niên hưởng phước không biết lo vun bồi phước đức.

Cũng có người tuổi trung niên phát đạt, ví như không hiểu rõ được ý nghĩa này, người ấy vẫn còn một chút phước đức lưu lại, tuổi già cũng có thể miễn cưỡng duy trì được. Nếu như trong lúc phát đạt lại không biết tu phúc, không biết quý tiếc phước báo của mình, chẳng hạn như ăn chơi buông thả không lo nghề nghiệp chính, như vậy thì phước báo tiêu mất rất nhanh, tuổi già phải chịu sống khốn khổ. Những người như vậy trong xã hội ngày nay rất nhiều. Chúng ta nhìn thấy vào khoảng bốn, năm mươi tuổi thì đời sống tốt, đến sáu, bảy mươi tuổi thì cực kỳ thê lương.

Do đó có thể biết, phước báo đến vào thời điểm nào thì đáng cho mọi người ngợi khen xưng tán nhất? Chính là lúc tuổi già. Những người xem tướng đoán mệnh ở thế gian thường gọi là “tẩu lão vận” (vận may lúc tuổi già). Tẩu lão vận rất tốt. Vì sao vậy? Khi còn tuổi trẻ khổ nhọc một chút không quan trọng, còn có thể lực, có thể chống cự vượt qua. Tuổi già được thời vận tốt, được người trẻ tuổi quan tâm chăm sóc, đó mới thực sự là phước báo.

Vì thế, người còn trẻ tuổi được hưởng phước chưa phải là phước báo thực sự. Tuổi trung niên hưởng phước cũng chưa phải phước báo thực sự. Còn phải xem đến tuổi già có phước báo hay không. Đó là điều kiện nhân duyên. Người thực sự hiểu rõ được ý nghĩa này, có thể giữ gìn phước báo của mình để đến tuổi già mới hưởng. Đương nhiên vào tuổi thiếu niên quý vị chưa biết gì, chưa hiểu việc. Đến tuổi trung niên đã hiểu việc rồi, phước báo của tự thân mình hiện tiền không hưởng thụ, mang ra giúp đỡ xã hội, giúp đỡ hỗ trợ những người gặp khổ nạn trong đời, tự mình có phước, mang cho người khác hưởng. Như vậy thì phước báo có thể được lưu giữ đến tuổi già. Người thông minh mới hiểu được, người có trí tuệ mới thấu hiểu được ý nghĩa này, đến tuổi già được hưởng phước báo không cùng tận.

Cho nên, khi đã bố thí rồi thì nhất định sau đó không hối tiếc. Khi bố thí phải hoan hỷ bố thí, trong tương lai được hưởng phước thì hết thảy đều vô cùng thuận lợi, hết thảy đều không có chướng ngại. Vì vậy, phải thật lòng bố thí.

Nói thật ra, đời này của tôi thật hết sức may mắn. Trong quá khứ tôi không hề tu phúc, chỉ tu được một chút trí tuệ. Trong kinh Phật dạy rằng: “Tu tuệ không tu phúc, La-hán bụng đói ôm bát rỗng.” Nửa đời trước của tôi cuộc sống hết sức gian khổ. Tuổi thiếu niên không có phước báo, đến tuổi thanh niên, tráng niên cũng không có phước báo. Tuổi già có được một chút phước báo không phải nhờ đời trước tu tích. Đời trước xác thực là không có tu phước. Tuổi già tôi có được một chút phước báo là nhờ sau khi học Phật hiểu được ý nghĩa này rồi mới tu được. Việc tu tập đó thực sự là hữu hiệu. Phương pháp đó là Đại sư Chương Gia dạy cho tôi.

Việc bố thí, khi bắt đầu bố thí cũng thấy xót lòng, cũng không vui thích. Dần dần lâu ngày nuôi dưỡng thành một thói quen, đại khái khoảng vài chục năm sau, lúc bố thí mới sinh lòng hoan hỷ, không còn mảy may miễn cưỡng. Thật không dễ dàng! Tập khí tham lam keo kiệt từ vô thủy kiếp đến nay, thật không dễ trừ dứt, thật không dễ dẹp bỏ. Điều này cũng nhờ sự giúp sức của Hàn Quán trưởng. Hàn Quán trưởng mỗi khi thấy người khác cúng dường cho tôi thì lập tức đến hỏi, lập tức lấy đi, bức bách tôi không thể không buông xả, không thể không bố thí. Đó là một tăng thượng duyên rất tốt. Nếu như bà ấy thấy tôi có tiền không đến hỏi, để tôi thu gom được ngày càng nhiều tiền hơn thì lòng tham của tôi cũng sẽ tăng trưởng.

Cho nên, có những lúc như quý vị thấy đó, những tăng thượng duyên nghịch là chuyện tốt, không phải chuyện xấu. Lúc ấy tôi đối với bà có lòng bất mãn, nhưng hiện nay thật hết sức cảm ơn, biết được rằng bà ấy thay tôi làm chuyện tốt đẹp, tham sân si mạn cũng từ chỗ ấy được diệt trừ.

Bố thí đặc biệt không tính toán đến chuyện được đền đáp thì phước báo càng lớn hơn. Mong cầu quả báo thì phước báo tự nhiên biến thành nhỏ nhoi. So với chỗ bố thí của quý vị, đến lúc được hưởng phước báo cũng bằng như vậy. Chỗ bố thí bằng với chỗ nhận được. Khi bố thí hoàn toàn không có ý niệm mong cầu quả báo, đến lúc được quả báo so với chỗ quý vị bố thí sẽ lớn hơn, lớn hơn rất nhiều lần. Như vậy có ý nghĩa gì? Bố thí hữu tâm, có ý niệm, quả báo của quý vị có phạm vi, đó là ý niệm của quý vị có giới hạn, cho nên phước báo cũng có giới hạn. [Bố thí] vô tâm, không khởi lên ý niệm bố thí, tâm lượng của quý vị bằng với hư không, biến khắp pháp giới, phước đức không thể suy lường. Đức Phật trong kinh điển Đại thừa, đặc biệt là trong kinh Bát-nhã, giảng giải điều này rất nhiều.

Câu thứ hai là: “Vay mượn không trả.” Nghĩa là chúng ta đến vay mượn của người khác món này vật khác, sau khi mượn rồi thì sao? Sau khi mượn rồi thì không trả lại. Như vậy là thuộc về hành vi trộm cắp. Mượn mà không trả tức là trộm cắp. Không có sự đồng ý của người khác mà vẫn cứ xem là của mình, như vậy đều là trộm cắp. Quả báo của trộm cắp là gì? Là nghèo khổ bần cùng. Quý vị trộm cắp tài vật của người khác, tương lai quý vị sẽ phải thiếu thốn tài vật, đời sống của quý vị phải hết sức khốn khổ. Nếu quý vị trộm giáo pháp thì phải chịu quả báo ngu si. Nghiệp nhân quả báo mảy may không sai chạy, chúng ta phải hiểu rõ.

Cho nên, hết thảy mọi việc làm, chúng ta đều phải suy ngẫm, liền biết được ý nghĩa nhân quả cũng như sự cảm ứng, liền biết được phải ứng xử với người khác, tiếp xúc với muôn vật như thế nào. Quý vị tạo nhân tốt đẹp viên mãn, quả báo của quý vị lẽ nào lại không tốt? Gieo nhân lành sẽ được quả lành. Đức Thế Tôn vì chúng ta giảng kinh Thập thiện nghiệp đạo, quý vị xem những điều nói trong kinh, quý vị tu thiện thì được những quả báo như thế nào. Nếu quý vị tạo tác những điều bất thiện, quả báo sẽ hoàn toàn ngược lại.

Chúng ta dùng tâm hiền thiện đối đãi với người khác, người khác cũng đối lại với ta bằng việc thiện. Chúng ta nói lời độc ác với người khác, người khác đáp lại ta cũng bằng lời độc ác. Do đó có thể biết, tâm ý xấu ác hướng đến người khác, trong thực tế là ý xấu ác hướng về chính mình. Tâm ý hiền thiện đối đãi với người khác, thực sự đó là tâm ý hiền thiện với chính mình. Điều này tôi vẫn thường nói là “tự tha bất nhị” (mình và người khác chẳng khác nhau). Từ chỗ này phải ngộ nhập sâu xa [để thấy rằng] hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không đều là chính tự thân mình, đối tốt với người khác thực sự là đối tốt với chính mình.

Trong phần tiểu chú có mấy câu, chúng ta cần phải ghi nhớ: “Nói chung khi mượn đồ vật của người khác phải giữ gìn bảo vệ. Nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên mượn. Mượn về dùng xong phải lập tức trả lại.” Mấy câu này là lẽ thật, chúng ta phải luôn ghi nhớ, quyết định không được vi phạm. Chúng ta đến mượn của người khác món này vật khác, thực sự là bất đắc dĩ mới phải mượn. Nếu có thể không mượn thì tốt nhất là không mượn. Thực tế là bất đắc dĩ mới phải mượn của người khác. Mượn của người vật này vật khác, xác thực là sau khi mượn rồi thì phải giữ gìn bảo vệ, quyết định không thể làm hư hỏng. Dùng xong rồi phải nhanh chóng trả lại ngay.

Thế nhưng, những người có phẩm đức như vậy không nhiều. Khi tôi còn trẻ, từng nói với quý vị là đời sống vô cùng khốn khổ, tôi thật không có gì cả. Tôi thích đọc sách, cho nên hiếm hoi có được chút tiền nào, tôi hết sức dè sẻn dành dụm, thích thú đem ra mua sách, thích thú đọc sách. Sách của tôi không đưa cho người khác mượn. Vì sao không cho mượn? Vì đã từng cho mượn nhiều lần, đến lúc [người ta] mang trả lại thì [sách] hoàn toàn biến dạng. Cho nên từ đó về sau sách của tôi không cho người khác mượn nữa. Lúc đó là như vậy. Từ sau khi được Đại sư Chương Gia dạy bảo, tôi hiểu được việc phải tu bố thí, cho nên người khác đến mượn sách tôi đều đưa cho mượn. Có hư hỏng, khi trả lại thì tôi tự tu bổ lại. Đặc biệt là những sách khâu gáy chỉ, không giống như sách [ngày nay]. Sách khâu gáy bằng chỉ dùng trang đôi, sau khi bị hỏng thì tôi tự sửa lại.

Mượn sách rồi, vừa xem xong lập tức mang trả lại, trong số những người quen biết qua lại với tôi trong quá khứ chỉ có mỗi một người là Pháp sư Thánh Nghiêm, ở núi Pháp Cổ tại Đài Loan, thầy là đồng giới với tôi. Pháp sư là người đáng tin cậy, hơn nữa mượn sách của tôi thì giữ gìn rất hoàn hảo. Thầy có được phẩm đức như vậy, ngoài ra các pháp sư khác thì không tin được.

Lại còn có một số ít người, sau khi mượn rồi bỏ mất. Tôi đến hỏi, có lúc họ không chịu thừa nhận, nói rằng: “Tôi không có mượn của thầy.” Quý vị nói xem, còn biết làm sao được nữa? Cũng không nhận là có mượn. Lại có một số người thừa nhận, rồi nói: “Tôi tìm không thấy, không biết bỏ ở đâu rồi.” Như vậy cũng không biết làm sao! Những người như vậy đều là vô trách nhiệm.

Nói thật ra cũng đều có quan hệ nhân quả. Chúng ta bình thường phải biết nuôi dưỡng thành tựu đức hạnh tốt đẹp. Chúng ta chịu giúp đỡ hỗ trợ người khác, người khác cũng giúp đỡ hỗ trợ ta. Chúng ta có thể thương yêu bảo vệ người khác, người khác cũng thương yêu bảo vệ ta. Nghiệp nhân quả báo không mảy may sai lệch. Những chuyện này tuy là bình thường, chỉ là những chuyện nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày, nhưng có quan hệ đến đức hạnh của chúng ta, quan hệ đến quả báo trong tương lai, vì những điều này đều là tạo nhân.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Quy Sơn cảnh sách văn


Tổng quan về Nghiệp


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.236.112.101 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (260 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...