Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 115 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 115

Donate

(Lượt xem: 1.845)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 115

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 27 tháng 10 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 116, số hồ sơ: 19-012-0116)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem đoạn thứ 53 trong Cảm ứng thiên, chỉ có một câu: “Khí pháp thụ lộ.” (Vất bỏ pháp luật, nhận của hối lộ.) Phần chú giải nói, từ đây cho đến câu “Kiến sát gia nộ” (Thấy [người đã bị] giết còn thêm giận dữ) đều là giảng về hình sự.

Người chấp pháp xử án phải dựa trên pháp luật mà nói. Thế nhưng lại không giữ theo pháp luật, nhận của hối lộ. Hiện nay không chỉ là những quan tòa xử án, như câu chú giải rất hay: “Nói chung các viên chức hành chánh cũng rơi vào việc này.” Cho nên không phải chỉ riêng các quan tòa. Trong xã hội hiện nay, có thể nói rất nhiều quốc gia, vùng miền khuyến khích tệ nạn hối lộ, nên đã trở thành sự việc hết sức bình thường. Thậm chí đối với đại chúng trong xã hội cũng xem đây như chuyện bình thường, không lấy làm lạ. Cho nên, người có quyền, có thế lực, có tiền bạc thì làm việc gì cũng dễ dàng.

Sự việc tuy là như vậy, nhưng người khôn ngoan cũng có thể luồn lách qua những kẽ hở của pháp luật. Cho nên chúng ta từng nghe nói rằng, pháp luật vì những hạng người nào mà chế định ra? Là vì những người tốt, những người tuân thủ pháp luật mà làm ra. Thậm chí có người còn nói là vì những người ngu si, dốt nát mà làm ra.

Những kẻ nói như vậy là vì không hiểu lẽ nhân duyên quả báo dù mảy may cũng không sai lệch. Nói chung, những người cố ý vi phạm pháp luật, đã biết rõ mà cố ý phạm vào, làm nhiễu loạn xã hội, khiến cho người dân không còn chỗ tin cậy dựa vào, gặp những sự việc ấy không biết phải làm sao cho tốt, về phương diện nhân quả mà nói, những kẻ mang tâm thái như thế, có hành vi như thế, trước mắt tuy được một chút lợi lộc nhỏ nhoi, nhưng ngày sau phải chịu quả báo [nặng nề] thật không dám tưởng tượng.

Thế nhưng ngày nay có mấy người tin vào nhân quả báo ứng? Có mấy người tin nhận là có tái sinh kiếp sau? Tuy nhiên, việc này về mặt khoa học cũng đã có nhiều chứng minh, hơn nữa người nước ngoài ở phương Tây đều sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để thăm dò tìm hiểu trạng thái trong thế giới tâm linh. Trong khoảng nửa thế kỷ gần đây, thành quả cũng rất sáng tỏ, biết bao người nhìn thấy rõ chân tướng sự thật này, không thể không tin.

Tuy là như vậy, vẫn có những kẻ gian ngoan xảo trá không biết tỉnh ngộ, không biết quay đầu hướng thượng, vẫn giữ theo lối cũ xem nặng lợi ích trước mắt, không hề nghĩ đến quả báo ngày sau. Đó thật là những kẻ đã vô tri vô giác.

Chúng ta phải giác ngộ, chúng ta phải hiểu rõ. Đức Thế Tôn thuyết pháp, nói “tam chuyển Pháp luân” là chỉ cho ba phương thức khác nhau được sử dụng để răn dạy, giáo hóa chúng sinh. Thứ nhất là “thị chuyển” (chỉ rõ), chỉ ra cho quý vị thấy, nêu ra vấn đề với quý vị. Những người thượng căn lợi trí thì Phật chỉ nêu ra một lần họ đã hiểu rõ, đã thông đạt, giác ngộ.

Những người căn tánh thấp hơn một bậc thì không thể giác ngộ, Phật liền dùng phương thức khuyên bảo chỉ bày rõ ràng, giống như chúng ta vẫn thường thấy trong kinh điển, đức Thế Tôn gọi tên người cần tiếp độ, gọi tên rồi giảng giải cho quý vị, đó gọi là khuyến chuyển (khuyên bảo). Người thông minh thì không cần đến, không cần thiết phải gọi đến tên họ, chỉ cần Phật nói ra, hoặc có một động tác, cử chỉ, họ liền hiểu được rõ ràng.

Có lần tôi đến giảng kinh ở Kuala Lumpur. Ngày đầu tiên đến xem nơi giảng, tôi vừa ngồi xuống trên đài cao, có một ngọn đèn chiếu ánh sáng. Ngọn đèn ấy nóng lắm, suốt hai giờ liền chiếu nóng như vậy thì thật hết sức khổ sở. Quý vị lên đài ấy ngồi, vừa ngồi xuống liền hiểu được, liền cảm nhận được là [ngọn đèn] hết sức nóng. Đó là một lần nêu ra lập tức biết ngay, lập tức hiểu được. Có người không dễ lên được chỗ cao đến như thế, treo ngọn đèn ấy rất khó nhọc, cho nên [với những người không trực tiếp lên đó thì] một lần ám chỉ đến cũng có thể hiểu rõ.

Phương pháp chỉ dạy thứ ba là “tác chứng” (làm chứng). Làm sao để làm chứng, [để chứng minh]? Giống như ngồi giảng kinh dưới ánh đèn [nóng bức] kia trong hai giờ liền, người ta phải kiệt sức đi, mọi người mới biết rằng cái đèn kia tỏa nhiệt quá nóng, ngày thứ hai không thể giảng nữa, đó là “tác chứng” [hay “chứng chuyển”], nghĩa là vì quý vị mà chứng minh [một sự thật].

Hiện tại trong thế gian này, chúng ta thấy có rất nhiều sự việc “chứng chuyển”. Chúng ta thấy được nhiều trường hợp cảm ứng khác nhau, đó là chứng chuyển. Lần hoằng pháp đó tuy thời gian rất ngắn, chỉ có hai ngày, nhưng cũng có rất nhiều điềm lành, nhiều người nhìn thấy nói lại với tôi. Khi phóng sinh nhìn thấy Phật A-di-đà, lúc thỉnh pháp nhìn thấy hào quang Phật.

Có nhiều điềm lành, đó đều là vì chúng ta mà chứng minh, đặc biệt thù thắng nhất là chúng ta thấy nhiều điềm lành của các vị đồng tu niệm Phật được vãng sinh. Nếu như mọi người tỉnh táo quan sát thật kỹ [sẽ thấy] những việc gieo nhân lành được quả lành, làm ác gặp ác, hiện nay báo ứng như thế đến rất nhanh. Đó là [những sự việc] vì chúng ta mà chứng minh. Chúng ta nghe qua rồi, nhìn thấy rồi, thì phải quay đầu hướng thiện, quay đầu là bờ, đời người hết sức ngắn ngủi.

Hôm qua, bên Nam Kinh có điện thoại cho tôi, ở đó có hai vị hiệu trưởng muốn đến thăm tôi, ngày thứ Bảy sẽ đến đây. Trong hai vị này, một người là bạn học cũ của tôi. Hồi đó ở trường, chúng tôi không chỉ học chung, mà còn ngồi chung bàn, mỗi bàn học có hai học sinh. Khi ấy chúng tôi khoảng mười mấy tuổi, đến nay đều đã hơn bảy mươi rồi. Nhớ lại năm xưa, cảm giác như chỉ mới hôm qua thôi. Quý vị nói xem, đời người có ý nghĩa gì? Thật ngắn ngủi và khổ đau.

Họ đến đây đúng vào buổi tối ngày 30, chỉ e là không được nghe tôi giảng kinh. Hôm sau là Chủ nhật, tôi dành một ngày chiêu đãi họ, thứ Hai tôi phải đi Hương Cảng rồi. Rất tốt, tôi sẽ bảo họ đến Niệm Phật Đường niệm Phật, họ làm gì có được cơ hội như thế này? Đến Niệm Phật Đường của chúng ta, trong hai mươi bốn giờ không ngưng tiếng niệm Phật. Họ đến đây niệm Phật, gieo trồng một chút căn lành thì lần này đi Singapore cũng không uổng công.

Gieo nhân lành được quả lành, tạo ác nghiệp nhất định phải gặp ác báo. Quả báo rất nhanh chóng, rất rõ ràng. Cho nên tôi thường khuyên quý vị đồng học, làm việc tốt cũng phải tuân thủ pháp luật. Không thể nói rằng làm việc tốt thì có thể vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là điều hết sức bất đắc dĩ, hơn nữa phải có trí tuệ cao độ. Chúng ta không có trí tuệ mà muốn học đòi Bồ Tát quyền xảo phương tiện thì thường là chuốc lấy tai họa lớn về sau. Đó gọi là “dục tốc bất đạt” (nôn nóng không thành tựu).

Người thực sự có trí tuệ cao độ, thông đạt quyền biến, biết rõ mình đang gặp phải vấn đề gì, phải hóa giải như thế nào, họ đều biết được rõ ràng, sáng tỏ. Quý vị gặp phải vấn đề thì tay chân lóng cóng, không có năng lực hóa giải, như vậy nhất định là sai lầm.

Một số đồng học của chúng ta, nghe nói việc này việc kia công đức lớn lao, liền hối hả thực hiện, nôn nóng muốn được lợi ích, tâm không thanh tịnh. Làm việc tốt theo cách như thế, nói thật ra chẳng bằng không làm. Vì sao vậy? Việc tốt như thế là tu phước, quả báo là phước hữu lậu trong hai cõi trời người, quý vị nhất định sẽ được loại phước báo ấy. Được phước báo như vậy rồi, quý vị nghĩ xem, quý vị có thể không tạo nghiệp được chăng?

Chúng ta nhìn thấy ngay trước mắt trong xã hội này, người làm quan lớn, phát tài lớn, hết thảy đều là nhờ đời trước tu phước trong cửa Phật. Ngày nay được địa vị, quyền thế, tiền bạc giàu có, những người này tạo nghiệp như thế nào? Như Adolf Hitler đời trước làm điều thiện lớn lao nên đời nay mới được làm bậc quốc chủ, mới có thể ra tay giết hàng triệu người mà không phải đền mạng. Kẻ phàm phu giết một người đã phải đền mạng, ông ta giết hàng triệu người không phải đến mạng, quý vị nói xem, phước báo lớn biết bao!

Những người giàu sang phú quý, mỗi ngày đều ăn thịt chúng sinh, đã ăn rồi thì phải trả nợ. Kinh Phật nói rất rõ ràng, ăn thịt chúng sinh nửa cân, sau này phải trả đủ tám lạng. Quý vị nói xem, đáng sợ biết bao! Cho nên, thật chẳng bằng như kẻ nghèo khó khốn cùng ăn uống đạm bạc mà ít tạo nghiệp. Ý nghĩa này chúng ta phải hiểu biết rõ ràng thấu triệt.

Cho nên, đức Phật dạy chúng ta tu thiện thì trước đó đã dạy một câu khác, quý vị lại quên sót mất. Câu trước đó là gì? “Ly nhất thiết tướng, tu nhất thiết thiện.” (Lìa hết thảy hình tướng, tu hết thảy việc thiện.) [Trước tiên phải lìa hết thảy hình tướng,] như vậy mới được. Đó là hạnh Bồ Tát, là sự nghiệp của Bồ Tát: lìa hình tướng tu thiện.

Vào triều Đường, cư sĩ Bàng Uẩn biểu hiện cho chúng ta thấy, việc làm của ngài cũng là dạy dỗ người thế gian, những người nôn nóng muốn cầu lợi ích. Những người này vì sao làm việc tốt? Vì họ mong cầu được quả báo. Vì cầu được quả báo tốt đẹp nên mới làm nhiều việc thiện, dứt ác tu thiện. Đức Phật dùng phương pháp ấy khuyến khích mọi người, đó là khuyến khích những người thế tục, hoàn toàn không có ý niệm thoát ly luân hồi. Đó là những kẻ căn cơ thấp kém, tầm nhìn ngắn ngủi, cạn cợt, hoàn toàn không nghĩ đến việc thoát ly luân hồi. Phật dạy phương pháp này [để cứu giúp họ].

Đối với hàng căn tánh trung bình và thượng căn, Phật nhất định khuyên bảo dẫn dắt họ phải giác ngộ, phải siêu việt sáu đường, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi. Đó là từ bi chân thật của đức Phật. Cư sĩ Bàng Uẩn đã biểu hiện cho chúng ta xem. Ngài biểu hiện điều gì? “Háo sự bất như vô sự.” (Ưa làm chẳng bằng không làm.) Nhà ông hết sức giàu có, ông học Phật được khai ngộ, thực sự sáng tỏ rồi, liền đem toàn bộ gia sản, vàng bạc châu báu, chất lên một chiếc thuyền lớn, đẩy thuyền ra giữa dòng sông rồi đục thuyền cho chìm, toàn bộ gia sản đều chìm theo xuống đáy sông, ông không giữ lại gì cả.

Người khác nhìn thấy sự việc, đến hỏi ông: “Bàng cư sĩ, ông không cần đến gia sản ấy nữa, vì sao không đem làm chuyện tốt, cứu giúp người khác?” Ông nói ra một câu lưu truyền mãi về sau: “Háo sự bất như vô sự.” (Ưa làm chẳng bằng không làm.) Không làm gì cả mới thực sự là làm việc tốt!

Ngày nay xã hội vì sao hỗn loạn đến thế này? Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói rất hay, vì trong xã hội có quá nhiều người tốt. Chúng ta nghe qua không hiểu được. Người tốt nhiều chẳng phải là chuyện tốt, đó là quá tốt. Sau đó ngài nói thêm một câu, trên bảng đen viết rõ bốn chữ: “Hảo nhân háo sự” (người tốt ưa làm), rồi khoanh tròn hai chữ “háo sự”. Khoanh tròn như vậy là sao? Là để chỉ rằng [chữ háo (好)] đó là một chữ đa âm đa nghĩa, khi đọc khác nhau sẽ có nghĩa khác nhau, [đọc hảo là tốt đẹp, nhưng đọc thành háo là tham muốn, ưa thích]. Người tốt thì thế nào? Người tốt “háo sự” (ưa làm). Mỗi người đều “háo sự”, đều sinh tâm bám chấp làm việc tốt, thật hết sức phiền toái.

Nếu thực sự là “hảo sự” (việc tốt), Phật dạy chúng ta “tùy duyên nhi bất phan duyên” (tùy duyên mà không chạy đuổi bám víu nơi duyên), luôn luôn giữ gìn tâm địa bình đẳng thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, quý vị làm bất cứ việc gì cũng đều là việc tốt, thực sự là việc tốt.

Nếu tâm không thanh tịnh, không bình đẳng, không từ bi, chỗ không từ bi đó làm thế nào nhận ra được? Nếu như người nào hoan hỷ với quý vị thì đối với họ từ bi, người không hoan hỷ với quý vị thì đối với họ không hề có một chút từ bi. Từ bi như vậy là không chân thật, từ bi như vậy là không bình đẳng, không thanh tịnh, cho nên nhà Phật gọi đó là “ái duyên từ bi” (từ bi do duyên ái luyến). Nếu làm việc tốt như thế thì đó không thực sự là việc tốt.

Chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa chân thật trong lời Phật dạy. Bài kệ khai kinh mỗi ngày đều đọc: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa” (Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai). Phải hiểu rõ ý nghĩa chân thật, chúng ta mới là học trò tốt của đức Phật, mới có thể thực sự y theo lời dạy vâng làm.

Quý vị đồng học nhất định phải ghi nhớ, lời răn dạy của Phật không chỉ ở nơi ý nghĩa lời nói. Nếu thực sự chỉ ở nơi lời nói của Phật, chúng ta cứ theo đó mà làm, bị trói buộc dẫn dắt theo đó thì sao đáng mặt hảo hán? Phật như thế cũng là lừa dối người. Nên biết rằng, lời răn dạy của Phật đều từ trong chân tâm bản tính lưu xuất hiển lộ, hoàn toàn không phải là ý riêng của ai. Chân tâm với hết thảy chúng sinh trong mười phương thế giới đều cùng một tâm. Quý vị cần biết rằng, chân tâm thì hết thảy đều tương đồng, vọng tâm không tương đồng. Bản tính là giống nhau, nhưng tập tính thì khác biệt.

Cho nên, những lời răn dạy của đức Phật là từ trong chân tâm bản tính lưu xuất hiển lộ. Chúng ta thuận theo những lời răn dạy này là thuận theo chân tâm bản tính của chính mình. Do đó, chúng ta đối với Phật pháp mới tâm phục khẩu phục. Từ xưa nay đức Phật dạy hết thảy chúng sinh đều phải hoàn toàn tự lập tự quyết. Cho nên, trong kinh luận cũng thường tán thán ngợi khen, chư Phật Bồ Tát là “vô y đạo nhân” (bậc đạo nhân không dựa theo ai).

“Y” là y theo, dựa dẫm. Chân tính không y theo, dựa dẫm. Vọng tâm, vọng thức mới y theo, dựa dẫm, phải y theo, dựa dẫm vào chân tâm, chân tính. Lìa khỏi chân tâm, chân tính, quyết định không thể có vọng tâm, vọng thức. Cho nên, một bên thì có sự y theo, dựa dẫm, một bên hoàn toàn không có sự y theo dựa dẫm. Không dựa dẫm mới thực sự là chính mình, có dựa dẫm là sai lệch.

Chúng ta thấy trong giáo pháp Đại thừa, pháp giới nhất chân không có sự y theo dựa dẫm. Mười pháp giới thì có sự y theo dựa dẫm, sáu đường [trong luân hồi] có y theo dựa dẫm. Chỗ này chúng ta phải suy ngẫm thật nhiều, sau đó vận dụng vào trong thực tế đời sống hằng ngày: Làm thế nào dứt ác tu thiện? Bằng cách nào phá mê khai ngộ? Lâu dần rồi tự bản thân liền có được một khái niệm.

Thường đọc kinh điển, thường xem các chú sớ, giảng giải của các bậc đại đức xưa, biết được tự bản thân mình phải làm như thế nào. Trong cuộc sống hằng ngày, đối đãi với người, với sự việc sự vật, hết thảy đều có thể tương ưng phù hợp với những lời răn dạy trong kinh điển, cũng là tương ưng với chân tâm, tự tính. Đó mới là công đức chân thật, không rơi vào nhầm lẫn, không rơi vào sai lệch.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta đã giới thiệu xong một đoạn này.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Công đức phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.106.49 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...