Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 153 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 153

Donate

(Lượt xem: 1.831)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 153

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 1 tháng 2 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 154, số hồ sơ: 19-012-0154)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem Cảm ứng thiên, đoạn thứ 87: “Lỗ lược trí phú. Xảo trá cầu thiên.” (Cướp bóc để làm giàu. Xảo trá cầu thăng chức.)

Tôi sẽ đọc qua một lần dòng đầu tiên của phần chú giải trong sách Vị biên: “Nói đến cướp bóc, nếu không phải lúc chiến tranh thì làm sao có. Thế nhưng, kẻ làm quan ăn nuốt bóc lột của dân chúng, thâm lạm công quỹ, người giàu có cho vay nặng lãi, như thế cũng đều là cướp bóc. Dùng cách như vậy để làm giàu, tất nhiên phải khiến cho người ta tan nhà nát cửa, gia đình ly tán, vợ than con khóc có thừa, làm sao có thể được yên ổn hưởng thụ?”

Đoạn văn này đã giảng rất thấu triệt về ý nghĩa hai chữ “cướp bóc”. Điều này trong nhà Phật nói là thuộc về giới trộm cướp. Phạm vi của giới trộm cướp hết sức rộng khắp, bất kể là dùng thủ đoạn, phương thức nào để chiếm lấy tiền bạc tài sản của người khác, hoặc tước đoạt mất lợi ích của người khác, đều là thuộc về giới trộm cướp. Tính chất nghiêm trọng của quả báo phạm giới này, nếu không phải do Phật nói ra thì người đời quả thật không có cách gì lý giải được.

Trong kinh luận, đức Phật giảng giải hết sức rõ ràng, cũng nói đến rất nhiều, rất tường tận chi tiết. Nếu ta trộm lấy một món đồ của cá nhân một người, tội ấy so ra cũng nhẹ, vì tương lai chỉ phải trả lại cho riêng một người đó. Nếu là trộm cắp của công, như người đời gọi là bọn quan chức tham nhũng, những gì mà bọn họ chiếm đoạt chính là tiền thuế đóng góp từ muôn dân, là tiền bạc tài sản của quốc gia, kết thành tội lỗi tương lai phải hoàn trả, có bao nhiêu người dân nộp thuế đều là chủ nợ của họ, nên sự việc như vậy là hết sức phức tạp phiền toái.

[Trong việc này] chúng ta phải xét xem chủ nợ là ai? Có bao nhiêu chủ nợ? Trộm cắp tài sản công cộng của quốc gia thì chủ nợ là người dân cả nước, quý vị nói xem thật đáng sợ biết bao! Biết đến bao giờ quý vị mới có thể trả hết nợ?

Đức Phật dạy, nghiêm trọng hơn thế nữa là [trộm cắp] tài vật của Thường trụ [Tam bảo], tức là những tài sản thuộc về Tăng đoàn. Kinh Địa Tạng Bồ Tát bản nguyện nói rất rõ. Phật dạy rằng, [những người phạm] tội ngũ nghịch, thập ác, Phật đều có cách cứu độ, nhưng trộm cắp tài vật của Thường trụ [Tam bảo] thì Phật không thể cứu được. Vì sao vậy? Trộm cắp tài sản công cộng trong tự viện, chùa chiền, phạm vi như thế thuộc về thập phương Thường trụ [Tam bảo], chủ nợ còn nhiều hơn người trong một nước, hết thảy những người xuất gia trong các pháp giới cùng khắp hư không đều có phần. Số lượng chủ nợ như vậy so với hết thảy các loài chúng sinh trên cả địa cầu này còn lớn hơn gấp nhiều lần. Con số ấy, không một người nào có thể tính toán nổi.

Thế nhưng ngày nay [người ta] chiếm đoạt tài sản của chùa chiền, tự viện, không hề biết đến sự lợi hại, không biết đến quả báo của việc này. Chúng ta nhờ đọc kinh Phật, thâm nhập kinh tạng, mới có thể hiểu rõ được đôi chút về trạng huống sự thật này. Phật dạy chúng ta bố thí, dạy chúng ta buông xả. Bố thí là nhân phúc đức, quý vị có thể tu nhân, đương nhiên sẽ được chứng quả, quý vị sẽ nhận được quả báo tốt. Trong kinh luận nói [về việc này] rất nhiều.

Bố thí tài vật thì được quả báo giàu có, cho nên sự giàu có nhất định không thể dùng phương thức bất chính mà đạt được. Hiện nay tôi cũng từng nói rất nhiều về việc này. Dùng bất kỳ thủ đoạn nào để được giàu có, thảy đều là do trong vận mạng [nhân quả] của quý vị cũng đã sẵn có. Trong vận mạng [nhân quả] của quý vị nếu không sẵn có, cho dù dùng bất kỳ thủ đoạn nào quý vị cũng không thể đạt được. Ý nghĩa này, quý vị nên nghiên cứu nhiều trong sách Liễu Phàm tứ huấn.

Sách Liễu Phàm tứ huấn lưu hành rất rộng, một quyển sách nhỏ này rất dễ tìm được. Chú tâm đọc kỹ, nghiên cứu thật kỹ thì quý vị có thể thấu hiểu được rõ ràng. Con người, là chúng sinh trong sáu đường, có ai lại không có dục vọng tham muốn? Có ai không muốn trở thành giàu có? Có ai không muốn được thông minh trí tuệ? Có ai không cầu được khỏe mạnh sống lâu? Đó là sự tham muốn lớn lao của chúng sinh trong sáu đường [luân hồi].

“Trong cửa Phật, có mong cầu liền có sự ứng hiện.” Câu này là đúng thật, không hề hư dối. Phật dạy chúng ta ý nghĩa mong cầu có thể đạt được, dạy chúng ta phương pháp để mong cầu có thể đạt được. Nếu tu học theo đúng lý, đúng pháp, quý vị nhất định có thể được tùy tâm như ý, chỗ mong cầu của quý vị nhất định có thể đạt được. Nếu như mong cầu trái với lý lẽ, như trong đoạn này nói đến, đó là “ác tâm chiếm đoạt”, trái nghịch với ý nghĩa cũng như phương pháp. Ví như có đạt được, đó cũng là do trong vận mạng [nhân quả của quý vị] vốn sẵn có. Quý vị nói xem, như thế có phải oan uổng hay không? Bất quá chỉ là quý vị cố làm cho những việc sẵn có trong mạng số đạt được sớm hơn mà thôi. Ví dụ như, trong vận mạng [nhân quả] của quý vị sẽ phát tài giàu có, đến năm, sáu mươi tuổi mới giàu có. Quý vị dùng những thủ đoạn bất chính, để cho ba, bốn mươi tuổi đã được giàu có. Chỉ là sớm hơn mà thôi, chỉ có thể làm được đến như vậy mà thôi. Thế nhưng nghiệp tội mà quý vị tạo ra sẽ khiến cho những gì quý vị xứng đáng nhận được theo vận mạng [nhân quả], như sự giàu có, hoặc thông minh trí tuệ, hoặc khỏe mạnh sống lâu, hết thảy đều sẽ bị tổn giảm rất nhiều. Trong thực tế đó là lợi bất cập hại, chỗ được không bằng chỗ mất. Chúng ta cần phải nhận hiểu sâu xa ý nghĩa này.

Chúng sinh do đâu làm việc xấu ác? Chúng sinh làm ác, xét về tình có thể lượng thứ được. Nhưng do đâu mà những người xuất gia tu học Phật pháp, thậm chí bốn chúng đệ tử đã tu hành đến già trong cửa Phật, vẫn không thể dứt ác tu thiện, vẫn như cũ biết là tội lỗi mà cố phạm vào, nguyên nhân việc ấy nằm ở đâu?

Chúng ta suy ngẫm thật kỹ, hết thảy đều là do trong a-lại-da thức từ vô lượng kiếp đến nay đã huân tập những tập khí xấu ác, [giờ đây] thúc giục gây họa. Những tập khí xấu ác này, chính là [khuynh hướng] tự tư tự lợi, xúi giục chúng ta dù biết là tội lỗi vẫn cố phạm vào, tạo ra nghiệp tội sâu nặng hơn, tự mình không hề tỉnh giác biết được, đến khi quả báo hiện tiền thì hối hận không còn kịp nữa. Nhưng chúng ta vẫn thường xao lãng quên đi sự nhanh chóng của quả báo hiện tiền, một khi hơi thở này không quay vào, đó là quả báo hiện tiền, quý vị nói xem thật đáng sợ biết bao!

Chúng ta làm sao đối phó với tập khí xấu ác của chính mình? Cần phải nhìn nhận thấy biết thấu đáo. Sáng sớm hôm qua tôi có giảng với quý vị, hỗ trợ quý vị một phương pháp để nhận thức thấu đáo. Phương pháp thì có rất nhiều, tôi chỉ nêu lên một ví dụ tiêu biểu để nói, để chứng minh rằng việc hết thảy chúng sinh bám chấp thân thể này cho là tự ngã, nhất định là sai lầm. Trong cái thân tướng này hiện nay, chúng ta thực sự không thể nắm bắt, vì sao phải vì cái thân tướng không thể nắm bắt này mà tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp? Thân tướng này là [công cụ] của ngã, không phải là ngã. Hết thảy chúng sinh mê hoặc, căn bản của sự mê hoặc chính là ở chỗ này, bám chấp vào thân tướng này cho đó là ngã. Chúng ta phải làm sao trừ bỏ được sự mê hoặc này, soi sáng được sự mê muội này. Khi nào quý vị tìm ra được bản ngã chân thật thì quý vị chính là Pháp thân Đại sĩ, quý vị chính là chư Phật Như Lai. Trong Thiền tông thường nói đến “mặt mũi xưa nay khi cha mẹ chưa sinh”, mặt mũi xưa nay đó chính là chân ngã, hết thảy những thứ khác đều là thuộc về ngã, không phải ngã. Chúng ta phải phân biệt rõ ràng được điều này.

Những thứ thuộc về ngã, đó là công cụ, phương tiện. Trong kinh điển Đại thừa Phật nói đến sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Năm căn trước thuộc về vật chất, cuối cùng là ý thuộc trong tâm. Trong cả thân tâm ấy đều không có ngã. Có triết gia phương Tây nói: “Tôi tư duy nên tôi hiện hữu.” Ông này cũng đã biết là trong vật chất không có ngã. Vậy cái gì là ngã? [Ông cho rằng] ngã có thể suy tưởng, ngã có thể tư duy, sự tư duy, nghĩ tưởng đó chính là ngã. Kỳ thật như vậy vẫn là sai lầm. Tư duy là gì? Là tư duy của ta, là nghĩ tưởng của ta, vẫn là những thứ thuộc về ngã, không phải ngã.

Nói cách khác, chúng ta hôm nay nhận rõ, từ trong hiện tượng vật chất, từ trong hiện tượng tinh thần, đều không tìm được ngã. Vật chất, tinh thần đều là những thứ thuộc về ngã, không phải ngã. Hôm qua tôi có nói rõ với quý vị đồng học, trừ bỏ được hết những thứ thuộc về ngã thì chân ngã liền hiện tiền, chân tướng liền hiển lộ ra.

Vậy thực sự ngã là gì? Là hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không, đó là chân ngã. Chúng ta xem trong rất nhiều thư tịch của các tôn giáo, cũng thấy được ý nghĩa đó. Chân ngã chỉ có một, họ gọi đó là Chúa sáng tạo, là thần thánh. Trong Phật giáo gọi là tự tính, gọi là pháp thân, đó là ngã. Từ cái ngã này biến hiện ra vô lượng vô biên hết thảy chúng sinh, hư không pháp giới đều là thuộc về ngã.

Ngã đã là một, những gì thuộc về ngã đều là từ nơi ngã biến hiện ra, quý vị suy ngẫm xem, vậy hết thảy các pháp sao có thể không bình đẳng? Nhà Phật nói: “Pháp giới chân thật bình đẳng, không Phật, không chúng sinh.” Nói “không” đó là không vọng tưởng, không phân biệt, không bám chấp. Lìa bỏ hết thảy vọng tưởng, phân biệt, bám chấp, chân tướng mới hiển lộ hiện tiền.

Nhà Phật nói thiện ác, tiêu chuẩn rốt ráo [để phân biệt] chính ở chỗ này. Tương ưng phù hợp với đức của tự tính là thiện, trái nghịch với đức của tự tính là ác. Tương ưng phù hợp là gì? Là giác ngộ. Trái nghịch là mê. Thông thường chúng ta nói dứt ác tu thiện, đó là đối với người mới học, chưa phải rốt ráo. Pháp rốt ráo phải nói là chuyển mê khai ngộ. Mê, đó là ác. Ngộ, đó là thiện. Giáo dục của nhà Phật từ khởi đầu đến kết thúc không hề xa lìa nguyên tắc này, không hề xa lìa mục tiêu này. Cho nên, đó là nền giáo dục chí thiện, viên mãn.

Nếu thực sự chuyển mê thành ngộ, hết thảy những điều ác nói đến trong Cảm ứng thiên đều tiêu tan hết sạch, hết thảy những điều thiện nói đến trong Cảm ứng thiên đều tự nhiên trọn đủ. Điều này trong quá khứ các bậc tổ sư, đại đức của Giáo tông thường nói là, phải tu tập từ căn bản. Căn bản chính là mê ngộ.

Hình tướng của mê ngộ, khi giảng kinh tôi vẫn thường chỉ rõ. Một niệm khởi sinh vì bản thân mình, đó là mê. Một niệm khởi sinh vì hết thảy chúng sinh trong pháp giới, đó là ngộ. Vì bản thân là việc riêng, vì chúng sinh là việc chung. Vì việc chung bỏ việc riêng, đó là người giác ngộ. Nếu trong lòng còn một mảy may ý niệm riêng tư, đó là chưa giác ngộ, chưa phải giác ngộ rốt ráo, chưa phải giác ngộ viên mãn.

Mê thì từng phần suy giảm, ngộ thì từng phần tăng thêm. Cho nên trong Phật pháp Đại thừa mới nói Bồ Tát có năm mươi mốt giai vị. Năm mươi mốt giai vị là từ chỗ [mê ngộ] này mà có. Tứ quả, tứ hướng trong Tiểu thừa cũng từ chỗ [mê ngộ] này mà có. Cho nên chúng ta nhất định phải biết được chân tướng sự thật này.

Thực sự giác ngộ rồi, nhà Phật gọi đó là theo nguyện lực tái sinh. Khi mê là nghiệp lực, bị nghiệp lực làm chủ sai khiến. Khi ngộ là do nguyện lực, nguyện lực làm chủ tức là tự tại. Chúng ta vận dụng công cụ [thân thể] này thành tựu vô lượng vô biên công đức, cũng không bám chấp vào hình tướng công đức. Khi mê thì công cụ [thân thể] này tạo vô lượng vô biên nghiệp tội, có thể thấy rằng điểm then chốt đều do nơi mê ngộ. Khi mê, đối với chân tướng sự thật mịt mờ không rõ biết. Khi ngộ, đối với chân tướng nhân sinh vũ trụ đều rõ ràng sáng tỏ, tự nhiên chuyển ác thành thiện.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Thắp ngọn đuốc hồng


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.144.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...