Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 107 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 107

(Lượt xem: 1.529)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 107

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 13 tháng 10 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 108, số hồ sơ: 19-012-0108)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Chúng ta xem tiếp Cảm ứng thiên vị biên, đoạn thứ 46: “Ngược hạ thủ công, siểm thượng hy chỉ.” (Ngược đãi cướp công cấp dưới, siểm nịnh cấp trên mong được nâng đỡ.) Hai câu này cũng là lỗi lầm nghiêm trọng. Chúng ta quan sát thật kỹ từ xưa đến nay, ở khắp mọi nơi, đa số con người đều có tập khí, thói xấu này. Do đó có thể biết, đây là phiền não tích lũy từ vô thủy kiếp đến nay.

Nhưng sự thật là “Nhất ẩm nhất trác mạc phi tiền định.” (Mỗi một miếng cơm ngụm nước đều đã định trước.) Nếu chúng ta hiểu rõ sự thật này thì tâm thức liền được an định. Đọc sách Liễu Phàm tứ huấn có thể giúp chúng ta thể hội sâu sắc điều này. Tiên sinh Liễu Phàm trọn ngày luôn giữ được tâm thanh tịnh, không khởi sinh một vọng tưởng nào. Điều này có ý nghĩa gì? Truy cứu nguyên nhân, hoàn toàn không phải do ông có công phu tu tập, chỉ là nhờ hiểu rõ được chân tướng sự thật về nghiệp nhân quả báo mà thôi. Chỉ nhờ vậy mà ông đạt được [tâm thanh tịnh]. Khổng tiên sinh đoán vận mạng cho ông ấy, nói trước cảnh ngộ của từng năm, những điều lành dữ, họa phúc đều không mảy may sai lệch. Ông đặt niềm tin [vào vận mạng], do đó tâm được an định. Nếu ông không gặp được thiền sư Vân Cốc thì ông vẫn theo chuẩn mực của phàm phu, hoàn toàn bị vận mạng làm chủ.

Theo chuẩn mực của phàm phu cũng có chỗ tốt, hết thảy các nghiệp thiện ác đều không tạo tác, như vậy cũng không phải dễ dàng. Sau khi ông gặp được Phật pháp rồi, mới hiểu được trong ý nghĩa tất nhiên con người có vận mạng, nhưng vận mạng lại là do chính bản thân mình tạo ra. Mỗi gia đình có vận mạng của gia đình, mỗi đất nước có vận mạng của đất nước, toàn thế giới có vận mạng của thế giới. Những vận mạng đó do ai quyết định? Do ai làm chủ? Đức Phật dạy rằng do chính ta quyết định, do chính ta làm chủ. Quyền làm chủ [vận mạng] không ở nơi người khác, mà ở nơi chính ta. Vận mạng tốt đẹp là do thiện tâm, thiện nghiệp của ta tạo thành. Vận mạng xấu ác là do ác niệm, ác hành của chúng ta chiêu cảm đến. Đó là chân lý.

Hiểu rõ được ý nghĩa này, có ai còn tạo nghiệp ác? Không chỉ là không tạo nghiệp ác, mà thậm chí đến ý niệm xấu ác cũng không khởi sinh. Vì sao vậy? Vì biết rằng mỗi một ý niệm xấu ác đều chiêu cảm đến một quả báo xấu ác, mỗi một ý niệm hiền thiện đều giúp mang lại cho chúng ta vận mạng tốt đẹp. Đức Phật đem ý nghĩa tất nhiên này giảng rõ với chúng ta, chúng ta mới chịu chuyển ác làm thiện, dứt ác tu thiện, công đức tự nhiên thành tựu, dù một mảy may cũng không miễn cưỡng.

Trong sách Vị biên chú giải rất hay, nêu lên nhiều sự việc. Thời hiện đại không ít người trẻ tuổi cho rằng đây chỉ là những chuyện ngụ ngôn, chưa hẳn có thật, rất khó tin được. Nguyên nhân vì sao? Vì tự mình không chân thật nên luôn nghĩ rằng người khác cũng không chân thật. Người đời hiện nay ai cũng lừa dối người khác, khó có thể nói rằng người xưa không lừa dối. Vì thế, đối với các bậc hiền thánh xưa, thậm chí cho đến những lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát, họ đều không thể hoàn toàn tin nhận.

Cho nên, quý vị xem Đại sư Ngẫu Ích giảng về tín tâm, chúng ta suy ngẫm cho thật kỹ, rất có ý nghĩa. Trong Yếu giải, Đại sư giảng về tín tâm, điều trước tiên là phải tin vào chính mình. Chỉ khi tin được chính mình rồi mới có thể tin người khác. Người không tin vào chính mình, làm sao có thể tin tưởng người khác? Tự bản thân mình mỗi ngày đều lừa dối người khác, nên luôn cho rằng người khác cũng mỗi ngày đều lừa dối mình. Chỉ người nào có thể tin vào chính bản thân mình, người ấy mới tin tưởng được người khác. “Ta một đời không lừa dối ai, người khác cũng không đến nỗi lừa dối người.”

Đại sư giảng về chữ tín, đem việc “tự tin” đưa ra trước nhất, thật hết sức có lý. Chỉ có “tự tin” thì sau đó mới tin được người khác. Đó là niềm tin chân thật. Không tin được bản thân mình mà đặt niềm tin vào người khác thì niềm tin đó không thể dựa vào. Điều này chúng ta có thể chú tâm quan sát thật kỹ, rất nhiều tín đồ các tôn giáo, bao gồm cả tín đồ Phật giáo, quý vị xem họ đối với thần thánh có tin tưởng hay không? Đối với thượng đế có tin tưởng hay không? Đối với Phật, Bồ Tát có tin tưởng hay không? Hết thảy đều là nửa tin nửa ngờ. Niềm tin như thế, nói như các bậc cổ đức là “như có như không”. Cho nên, những người ấy học tập không thể thành tựu.

Trong kinh Hoa Nghiêm, luận Đại Trí Độ cũng như nhiều kinh luận khác, đức Phật nhiều lần giảng giải: “Niềm tin là cội nguồn của đạo, là mẹ của các công đức, nuôi dưỡng hết thảy các căn lành.” Xây dựng niềm tin là điều khó nhất. Chúng ta học Phật đã qua nhiều năm, biết được rằng việc xây dựng niềm tin có những điều kiện, [trường hợp khác nhau]. Trường hợp thứ nhất là với hạng người thượng căn, trí tuệ sắc bén, thông minh tuyệt đỉnh, những người này tự có tín tâm, họ có thể đặt niềm tin vào những lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát. Trường hợp thứ hai là với hạng người ngu si thấp kém. Khi chư Phật, Bồ Tát dạy dỗ họ, tuy về mặt lý luận, chân tướng sự thật họ không thể hiểu được rõ ràng, sáng tỏ, nhưng họ cũng quyết định tin nhận, hoàn toàn không nghi hoặc. Cho nên họ cũng được thành tựu.

Hai trường hợp, hai hạng người như vậy là dễ dàng được hóa độ nhất. Nhưng số người nằm giữa hai trường hợp đó rất nhiều, không phải hạng thượng căn, cũng chẳng phải hạng ngu si thấp kém. Tôi thường nói, hạng người căn tánh ở khoảng giữa này, vọng tưởng tạp niệm, tập khí phiền não đều quá nhiều, rất khó sinh khởi niềm tin. Chư Phật, Bồ Tát thị hiện ở thế gian, vì hết thảy chúng sinh giảng kinh thuyết pháp, dùng tâm từ bi khó nhọc dạy dỗ, chính là vì hạng người này, những người khó hóa độ nhất. Những người này hết thảy đều tùy thuận buông thả theo tập khí phiền não của tự thân, đều tự cho mình là đúng, tự cho mình là thông minh, không chịu tin nhận những lời răn dạy của thánh hiền. Những gì họ nghĩ, họ làm đều hoàn toàn trái ngược với chân lý.

[Trong câu “Ngược hạ thủ công, siểm thượng hy chỉ”,] ngược hạ có nghĩa là ngược đãi người ở địa vị cấp dưới của mình, [“thủ công” là] soán đoạt, cướp lấy công lao của họ. [“Siểm thượng”] là nịnh hót, bợ đỡ, siểm nịnh đối với cấp trên, để mong được họ đề bạt bản thân mình. Kiểu tâm lý [“đội trên đạp dưới”] này dường như ở bất cứ đâu cũng có thể thấy được. Những người này không hiểu được rằng: “Nhất ẩm nhất trác mạc phi tiền định.” (Mỗi một miếng cơm ngụm nước đều đã định trước.) Họ không hiểu được ý nghĩa đó, cho rằng nịnh hót cấp trên có thể giúp họ thăng quan phát tài, rằng cướp đoạt công lao người khác có thể thành tựu được cho bản thân mình. Điều này là sai lầm.

Tuy là sai lầm, nhưng dường như từ xưa đến nay, ở khắp mọi nơi, những người có hành vi như thế này quả thật cũng kiếm được lợi ích, có vẻ như họ thực sự đạt được điều tốt đẹp. Vì thế mới có rất nhiều người làm như vậy. Điều này có ý nghĩa gì? Công danh phú quý mà những người như vậy đạt được đó, là do trong vận mạng [nhân quả] của họ vốn đã sẵn có. Vận mạng của họ nếu không sẵn có, dù có dùng bất kỳ thủ đoạn nào cũng không thể đạt được. Cho nên, những gì họ dùng thủ đoạn phi pháp để đạt được, vốn là sẵn có trong vận mạng của họ. Làm kẻ cướp có thể cướp được tài sản, làm kẻ trộm có thể trộm được ít nhiều đồ vật, hết thảy đều là do trong vận mạng đã sẵn có. Trong vận mạng nếu không sẵn có, quý vị không tin thì cứ nhìn thử đi, dù quý vị có làm kẻ cướp, liệu có cướp được gì không? Quý vị làm kẻ trộm, dù có rình mò mãi cũng không trộm lấy được gì, lại bị cảnh sát rượt bắt. Đó là trong vận mạng không sẵn có. Cho nên, người xưa nói rất hay, người quân tử hiểu rõ được ý nghĩa này, vì thế mà “quân tử vui được làm quân tử”, kẻ tiểu nhân không rõ ý nghĩa này, vì thế mà “tiểu nhân oan uổng làm tiểu nhân”.

Cứ nghiêm chỉnh mà làm theo quy định phép tắc, nếu đến lúc đáng phát tài thì tự nhiên được phát tài, đến lúc đáng thăng quan tiến chức thì tự nhiên được thăng quan tiến chức, không cần phải dùng đến những thủ đoạn phi pháp [đội trên đạp dưới] như thế. Chúng ta cần phải chú tâm suy ngẫm thật kỹ ý nghĩa của vũ trụ nhân sinh.

Trong chú giải chúng ta đọc thấy mấy câu: “Chúc ngộ dạ”, chúc là bó đuốc, ngọn đèn, gặp lúc trời tối có thể “phá ám chi công” (có công năng phá trừ tăm tối), “chu đắc thủy, tắc thành tải vật chi công” (thuyền gặp nước, ắt có công năng chuyển tải đồ vật). Đó là nêu mấy ví dụ, thuận theo lý lẽ thì đều tốt đẹp, hoàn toàn tự nhiên thành tựu công đức. Đó gọi là “nước tràn đến thành kênh mương”, đâu cần phải có ý tạo thêm duyên? Hoàn toàn không cần thiết.

Những trường hợp cố ý làm, phần dưới có nêu các ví dụ. Vị tướng quân dung túng, buông thả cho thuộc hạ, binh lính của mình làm chuyện cướp bóc, nhất là ở nơi chiến trường lúc đánh nhau, đó là tạo nghiệp. Quan văn dùng quyền thế của mình, tăng nặng thuế khóa của người dân, tăng thêm việc lao dịch của người dân, đó đều là sai lầm. Quan hình bộ, tức là quan tư pháp, nhận của hối lộ, tăng nặng hình phạt với tội nhân, đó đều là tạo nghiệp. Cho dù trước mắt thấy có chút lợi lộc nhỏ nhoi, như vừa nói trên, những lợi ích ấy, hoặc thăng quan phát tài, hết thảy đều là trong vận mạng [nhân quả] đã sẵn định rồi. Những người này ví như không tạo các tội nghiệp ấy thì tước vị còn cao hơn nữa, phúc lộc còn lớn hơn nữa. Do việc tạo các nghiệp ác đó mà bị tổn giảm đi. Liệu có mấy ai hiểu được ý nghĩa đó?

Chỗ này trong sách nêu ra một ví dụ. Triều Tống có Tào Bân, là một vị đại tướng có danh trong lịch sử, xuống vùng Giang Nam không giết oan bất cứ một người nào, thật không dễ dàng. Trong lịch sử Trung quốc, nói chung hàng võ tướng có kết quả cuối cùng tốt đẹp không nhiều. Tào Bân chẳng những có kết quả cuối cùng tốt đẹp mà con cháu nhiều đời cũng đều tốt đẹp. Ông hiểu rõ việc tích lũy công đức, biết quý tiếc mạng người. Dù không một mảy may vọng cầu, ông cũng vẫn được làm một vị quan cao, chức tước vinh hiển. Điều này người đời sau nên học làm theo.

Người sống nghiêm chỉnh theo quy tắc luật lệ, công việc bổn phận của mình cố gắng làm thật tốt, đúng lẽ đúng pháp, đó là tích lũy công đức, đó mới là nhân lành, quả lành. Chỗ này trong sách cũng đưa ra rất nhiều chuyện tích điển hình, rất nhiều chuyện cũ, mọi người có thể xem qua, có thể dùng để tham khảo.

Phần sau có một đoạn về thói siểm nịnh, nịnh hót, cũng nói rất hay. Đặc biệt các vị đế vương thời xưa, khi xử lý những chuyện quốc gia đại sự hãy còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nếu như khi ấy gặp người tâng bốc nịnh hót, có thể làm cho chuyện tốt đẹp biến thành xấu ác, chuyện xấu ác lại càng sai lầm thêm. Như thế là sai lầm rất lớn. Vì sao phạm vào những sai lầm như vậy? Truy tìm đến nguyên nhân căn bản, đó chính là vì lợi ích riêng tư.

Chúng ta xem trong lịch sử, các vị trung thần, những người con hiếu, nhờ đâu họ có thể lưu lại tiếng thơm đến muôn đời sau? Chỉ là do giữ tâm chính trực, vì quốc gia, vì nhân dân, vì xã hội, không nghĩ vì bản thân. Tâm thiện, ý thiện, hạnh thiện, cho nên họ tạo được thiện nghiệp. Ví như đương thời quả báo chưa hình thành, ngàn năm muôn đời vĩnh viễn được người đời sau tôn kính tưởng nhớ, đó cũng là phúc báo.

Chư vị nghĩ xem, Nhạc Phi vào triều Tống, đích thực là người không nghĩ gì đến gia đình riêng của mình, không hề nghĩ đến lợi ích riêng của mình. Ông bị Tần Cối hãm hại, thế nhưng sau khi chết rồi ngàn năm muôn đời sau, nhắc đến Nhạc Phi có ai không tôn kính? Có ai không ngợi khen? Đó là quả báo của ông. Quả báo có khi tại đương thời, có lúc vào đời sau. Quả báo vào đời sau càng hơn xa so với đương thời.

Trong số quan văn, quý vị đều biết Gia Cát Lượng (Khổng Minh), “hết lòng hết dạ, đến chết mới thôi”, ông là người nghĩa khí như vậy. Lưu Bị hậu đãi ông, xem ông là tri kỷ. Ông là người tri ân, báo ân, hết lòng hết sức giúp đỡ phò tá Lưu Bị.

Trong số các vị tướng quân thì Nhạc Phi là mẫu mực, trong nhà Phật gọi là Bồ Tát. Bồ Tát cũng là khuôn mẫu, là gương tốt để người thế gian noi theo. Gia Cát Lượng là Bồ Tát trong hàng quan văn, chúng ta phải học tập theo. Đó là nói các tầng lớp trên cao. Từ đó suy ra, nói đến tầng lớp những người bình dân, nói đến bản thân chúng ta, ngày nay khi giữ một cương vị, phụ trách một công việc, chúng ta phải học theo các bậc hiền thánh xưa như thế nào? Phát tâm Bồ-đề, tu đạo Bồ Tát như thế nào? Chúng ta phải thể hội nhiều hơn, học tập nhiều hơn, phải lãnh ngộ, phản tỉnh, tự sửa lỗi hoàn thiện chính mình.

Trong việc này chỉ có một nguyên tắc lớn. Lúc nào cũng nghĩ đến vì hết thảy chúng sinh, nhất định không vì riêng bản thân mình. Nếu vì bản thân mình thì nhất định không tránh khỏi sai lầm. Vì chúng sinh mới thành tựu công nghiệp, thành tựu thiện hạnh. Từ góc độ người học Phật mà nói là thành tựu Bồ Tát hạnh, thành tựu Bồ Tát đạo. Thành tựu cho người khác mới là chân chính thành tựu cho bản thân mình. Chỉ quan tâm bản thân mình, không quan tâm người khác, nhất định đó là tự làm hại chính mình. Người học Phật lâu ngày đều hiểu rõ được ý nghĩa này.

Con người không chỉ sống một đời này, một đời này rất ngắn ngủi tạm bợ. Mấy chục năm quả thật chỉ như chớp mắt đã trôi vào quá khứ. Trăm năm trong mắt nhìn của chúng ta cũng là quá ngắn ngủi giả tạm, huống chi có rất nhiều người tuổi thọ không thể kéo dài đến trăm năm. Trong quá trình ngắn ngủi tạm bợ này, việc gì mà phải tạo tác tội nghiệp, khiến cho tự thân mình phải mang lấy hậu hoạn khôn cùng, như thế quả thật là ngu si không còn gì hơn.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.179.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (401 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...