Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 162 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 162

Donate

(Lượt xem: 1.783)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 162

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 27 tháng 2 năm 2000 tại Hương Cảng, file thứ 163, số hồ sơ: 19-012-0163)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 95: “Hủy nhân xưng trực, mạ thần xưng chính.” (Làm hại người khác, tự cho là ngay thẳng; bôi nhọ thần thánh, tự cho là chân chánh.)

Trong phần chú giải có mấy câu, tôi đọc qua một lần, xin mọi người lắng nghe: “Người quân tử tự mình xây dựng bản thân, việc cần làm chính là từ bản thân mình phải làm sao cho chân chánh ngay thẳng, không có gì tà vạy, suy nghĩ phải chính trực. Nếu tự thân mình còn chưa chính trực, chỉ lấy việc hủy báng, hại người mà cho là chính trực thì đánh mất lương tâm, sao có thể gọi là chính trực được? Hơn nữa, người chính trực thì lòng trung hậu, điều cần nói liền nói ra, giúp người khác sửa lỗi thì tâm chân thành có thừa nhưng nói ra không hết, vậy mới gọi là chính trực. Kẻ hủy báng người khác, làm ô nhục người khác chỉ để thỏa mãn cơn giận của mình, thế mà lại tự cho mình là ngay thẳng, há chẳng đáng thương đáng giận lắm sao! Lão tử nói: Người thông minh xét nét sâu xa mà gần với cái chết, là người ưa thích chê bai bàn luận về người khác.”

Trước hết chúng ta xem qua đoạn này. Căn bệnh nặng này có rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những con người hiện đại, rất thường mắc phải: hủy báng người khác. Người khác có lỗi lầm sai sót, ta nhất định làm cho những lỗi lầm ấy càng nặng nề hơn, càng tăng thêm gấp nhiều lần. Nếu không có lỗi lầm gì, cũng đem lỗi lầm vu vạ cho người. Như vậy rồi tự cho mình là ngay thẳng, chính trực.

Chúng ta xem, các bậc cổ đức dạy bảo chúng ta, trước đây là những người đọc sách hiểu lý lẽ, ngày nay là những người học Phật. Người học Phật thì đức hạnh, học vấn đều hơn so với người quân tử [xưa kia]. Đối với việc này, Đại sư Ấn Quang vẫn thường chê trách Hoàng đế Thuận Trị về việc hủy bỏ chế độ khảo thí, khiến cho tố chất [phẩm hạnh] trong nhà Phật suy thoái nghiêm trọng. Nếu giữ theo chế độ [khảo thí] của thời xưa, chúng ta muốn xuất gia nhưng nếu không đủ tư cách thì không thể vượt qua được kỳ khảo thí.

Cho nên, quý vị xem trong Kinh điển xưng tán người xuất gia là “bậc thầy của trời người”. Quý vị [xuất gia] không chỉ là bậc thầy khuôn mẫu của thế gian, mà còn là bậc thầy khuôn mẫu của cả chư thiên ở các cõi trời Dục giới, Sắc giới. Vì sao vậy? Vì chân chánh ngay thẳng không tà vạy. Cho nên mới được cả trời đất quỷ thần, mọi người trong xã hội đều tôn kính. Vì tâm của quý vị chân thành, lời nói của quý vị chính trực. Nếu tự bản thân mình không ngay thẳng, tâm ý tà vạy, thì quý vị có tư cách gì chê trách người khác?

Quý vị xem như nữ cư sĩ Hứa Triết, một trăm tuổi chưa từng sinh tâm giận tức, chưa từng chê trách người khác. Nếu không thể sống chung [hòa hợp] với người khác thì phải quay lại tự trách mình. Tôi nghe bà ấy nói rằng: “Tự mình đã làm điều không tốt mới khiến cho người khác ghét bỏ.” Suốt đời không ghi nhớ sai lầm của người khác, không ghi nhớ những lời nói, việc làm xấu của người khác. Suốt đời chỉ ghi nhớ trong lòng những điều tốt đẹp của người khác. Quý vị nghĩ xem, tấm lòng như vậy lương thiện biết bao, hành vi như vậy lương thiện biết bao. Cho nên, bà ấy sống đến một trăm lẻ một tuổi, tinh thần, thể lực so ra không khác với người ba, bốn mươi tuổi. Thầy Ngộ Hoằng gặp bà ấy rồi thì tự than trách mình không bằng bà ấy. Thầy chỉ mới bốn mươi tuổi thôi!

Nhưng tự trách mình không bằng [bà ấy] là chưa đủ. Cần phải nỗ lực học tập, phải hướng theo bà ấy mà học tập, như vậy mới được. Trong khi giảng giải tôi vẫn thường nói, quý vị hai mươi tuổi học [Phật] thì quý vị vĩnh viễn ở độ tuổi hai mươi. Quý vị ba mươi tuổi học [Phật] thì vĩnh viễn ở độ tuổi ba mươi. Quý vị bốn mươi tuổi học [Phật] thì vĩnh viễn ở tuổi bốn mươi. Nhưng quý vị phải thực sự chịu học.

Nếu như tự mình tâm địa tà vạy, việc làm không chính trực, nhưng lại hủy báng người khác, bề ngoài lại tỏ ra mình là người rất chính trực, trong đoạn này nói rằng, [như vậy là] quý vị đã táng tận lương tâm, quý vị tạo thành nghiệp tội cực kỳ nặng nề, quả báo của quý vị phải vào địa ngục A-tỳ. Trong kinh Phật nói đến các địa ngục kéo lưỡi, địa ngục núi đao, địa ngục chảo dầu... Các loại địa ngục ấy đều là do quả báo chiêu cảm của những nghiệp tội này.

Quả báo trong địa ngục không phải là do Diêm vương bày ra, mà chính là cảnh giới do tâm địa xấu ác, hành vi xấu ác của quý vị biến hiện, tự mình làm, tự mình chịu.

Trong đoạn này nói rất hay: “Người chính trực thì lòng trung hậu.” Nghĩa là tốt đẹp tử tế. Hiện tại có ít người giữ được lòng trung hậu. Trung đó là gì? Là trong lòng chân chánh, không một mảy may thiên lệch, không mảy may tà vạy. Như vậy gọi là trung. Trung như vậy, nói thật ra chính là sự chân thành. Chân thành là trung, trung là chân thành. Trong tâm quý vị có sự lệch lạc, khuất tất, có sự thiên lệch, tà vạy, như vậy là quý vị không có lòng trung, quý vị cũng không có tâm chân thành. Lời nói, việc làm của quý vị tự nhiên khắc nghiệt không tốt, không có sự nhân hậu tốt đẹp.

“Điều cần nói liền nói ra.” Lời nói ra phải có sự suy tư khảo xét. Trong sách Luận ngữ nói: “Suy nghĩ ba lần rồi mới làm.” Muốn mở miệng nói ra, trước hết phải suy nghĩ, lời này có nên nói hay không? Có đáng nói ra không? Trong Bốn nhiếp pháp, Phật dạy chúng ta “ái ngữ”. Ái ngữ là ý nghĩa gì? Là nhất định phải thương yêu bảo vệ cho đối phương. Ái ngữ không phải là những lời nói dễ nghe, không phải những lời siểm nịnh, ton hót, mà là những lời thương yêu bảo vệ chúng sinh. Những lời ngăn lỗi khuyến thiện mới đích thực là ái ngữ, giúp người khác có thể sửa lỗi hoàn thiện.

Thế nhưng ngôn ngữ cũng có chỗ giới hạn, cho nên bao giờ cũng là “tâm chân thành có thừa nhưng nói ra không hết”. Trong lòng quý vị chân thành muốn giúp đỡ hỗ trợ người khác sửa lỗi, làm trong sạch bản thân, chân thành muốn thành tựu cho người khác, trong lòng quý vị phải có thừa như vậy, nhưng ngôn ngữ chỉ đến mức giới hạn, [nói ra không hết], như vậy mới có thể cảm động được người, đó là chính trực.

Người hủy báng người khác, làm nhục người khác, chửi mắng người khác, trong đoạn này nói rất hay, đó chỉ là “thỏa mãn cơn giận của tự thân”. Tự mình mắng chửi người rất khoái thích, lại xem đó là ngay thẳng, trong đoạn này gọi là “đáng thương đáng giận”. Câu nói của Lão tử rất hay: “Người thông minh xét nét sâu xa mà gần với cái chết, là người ưa thích chê bai bàn luận về người khác.” Người “thông minh xét nét sâu xa”, trong nhà Phật gọi là “hiểu rộng chuyện đời”. Xét nét sâu xa những gì? Đó là dòm ngó, xoi mói lỗi lầm của người khác, thích thú thu thập những lỗi lầm của người khác, thích thú lắng nghe những lỗi lầm của người khác. Người như vậy là gần với cái chết rồi, không được chết một cách tốt lành. Trình tử nói: “Người quân tử đối với người khác, phải trong chỗ có lỗi mong cho họ không có lỗi, không nên trong chỗ không có lỗi lại cầu cho họ có lỗi. Nhân đó tự trách mình mà quay lại đường tốt.”

Đối đãi với người khác như thế nào? Đối với bản thân mình như thế nào? Đối đãi với người khác phải ở trong chỗ họ có lỗi lầm mà quan sát thấy chỗ không lỗi lầm của họ, cũng là quan sát những điểm tốt đẹp của họ. Đối với bản thân mình thì hết thảy đều ngược lại, trong chỗ tự thân không thấy lỗi lầm phải chú tâm kiểm điểm, tìm cho ra được lỗi lầm của mình.

Cuối cùng có một câu kết lại rất hay: “Người sống ở đời, khẩu nghiệp hết sức lớn lao, cho nên đức Thái Thượng phải ba lần răn cấm.” Trong kinh Phật cũng vậy, câu thứ nhất là “Khéo giữ gìn khẩu nghiệp, không chê trách lỗi người.”

Mỗi ngày [chúng ta] đều tạo tác nghiệp tội, đặc biệt là những người xuất gia. Người xuất gia tạo nghiệp tội so với người tại gia phải nặng hơn gấp nhiều lần. Quý vị hẳn sẽ thắc mắc là tại sao? Đó là vì quý vị mang y phục của người xuất gia, mang hình tượng của người xuất gia, quý vị là đại diện, là biểu tượng của chư Phật, Bồ Tát, nên quý vị tạo tội nghiệp là hủy nhục chư Phật, Bồ Tát. Trong kinh Phật thường nói, hủy báng Phật pháp, phá hòa hợp tăng, đó là quý vị phá hoại đi hình tượng của Phật giáo, khiến cho rất nhiều người trong đại chúng xã hội nhìn thấy hành vi của quý vị mà không dám học Phật, cũng do đó mà họ hủy báng Phật, hủy báng Giáo pháp, hủy báng Tăng-già.

Vì sao họ hủy báng? Vì họ nhìn vào những việc quý vị làm như vậy nên mới hủy báng, đó đều là lỗi của quý vị, đều là nghiệp tội của quý vị. Cho nên quả báo là vào địa ngục A-tỳ, muốn thoát ra được thật vô cùng khó khăn. Quý vị cũng có thể xem kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện, kinh Địa Tạng Thập Luân, kinh Di-lặc Bồ Tát Sở Vấn, trong các kinh ấy đều có giải thích rõ ràng chi tiết. Cho nên, tôi xem những người như vậy là to gan làm càn, quả thật lớn mật, chẳng sợ đọa địa ngục, chẳng sợ cái khổ địa ngục, mới dám tạo nghiệp tội [như thế]. Chúng ta phải biết được cảnh giới ấy.

Câu thứ hai là “bôi nhọ thần thánh, tự cho là chân chánh”. Trong phần chú giải, tôi sẽ đọc qua một lần: “Thông minh chính trực gọi là thần.” Ý tứ chữ thần như vậy, ý chính là gì? Thông minh chính trực, nói rất hay, đó là ý chính. Chúng ta xem qua cách viết chữ thần (神), bên trái là chữ kỳ (礻). Chữ kỳ có ý nghĩa gì? Phần trên có một dấu chấm, một nét phẩy, thời xưa đó gọi là chữ thượng, thượng thiên, nghĩa là trên trời. Phần dưới có ba nét, đó là hiện tượng từ trên xuống, theo cách nói của chúng ta ngày nay là những hiện tượng tự nhiên, người xưa gọi là “thượng thiên thùy tượng”, những hiện tượng từ trời ban xuống. Phần bên phải [chữ thần (神)] là chữ thân (申). Chữ thân là gì? Là ý nghĩa thông đạt. Theo cách nói đơn giản nhất hiện nay là thông đạt chân tướng vũ trụ nhân sinh, đó gọi là thần. Người có khả năng thông đạt chân tướng vũ trụ nhân sinh, chúng ta tôn xưng là thần thánh. Chữ thánh cũng cùng ý nghĩa như vậy.

Cho nên ý nghĩa chữ thần, đó là loại chữ hội ý, để quý vị nhìn thấy hình tượng chữ viết thì nhận hiểu, thể hội được ý nghĩa. Người thông đạt, thấu hiểu sáng tỏ hết thảy mọi sự, “bậc quân tử đều kính sợ”, những người đọc sách, hàng trí thức, đối với những bậc như thế có ai lại không tôn kính? Vì có học vấn, có đạo đức.

“Nhưng lại có hạng tiểu nhân không hề kiêng sợ, tự cho mình là chính trực, không tà vạy, có thể khuất phục quỷ thần.” Đó là hạng tiểu nhân, không tin có quỷ thần, tự cho mình là không ai hơn, có thể hàng phục hết thảy quỷ thần. Họ không biết rằng mọi suy tưởng chi ly trong lòng họ, quỷ thần đều đã sớm nhìn thấy thấu suốt. Quý vị vừa khởi tâm động niệm, quỷ thần liền đã thấy biết, đã nhìn thấu rõ, quý vị do nơi đó mà tạo nghiệp tội.

Quả báo ở thế gian này, đặc biệt là trong hiện tại, đến rất nhanh chóng. Quý vị chỉ cần chú tâm quan sát một chút là nhận hiểu rõ ràng ngay. Quý vị nhìn xem những người tạo tác nghiệp tội, nếu quý vị đã xem qua báo cáo của nữ cư sĩ họ Tề ở Thiên Mục Sơn, quý vị sẽ thấy bà ấy mở ra đạo trường chưa được mấy năm, chỉ mới hơn bốn năm, còn chưa được năm năm, mà những sự tích cảm ứng quả báo thật quá nhiều, đếm không hết được.

Chúng ta ngày nay tạo nghiệp tội, dường như không thấy quả báo hiện tiền. Điều đó trong kinh giảng rằng, là do quý vị trong đời quá khứ từng tu phúc đức, phần phước báo ấy nay còn chưa hưởng tận. Đợi khi phước báo đã hưởng hết rồi, quả báo xấu ác liền hiện tiền, đến lúc ấy dù hối tiếc cũng không còn kịp nữa.

Làm người phải hiểu rõ lý lẽ. Trong quá khứ quý vị từng tu phúc, tạo nghiệp tội không biết sợ, còn có chút phúc đức bảo hộ, che chở quý vị. Tôi không dám [như vậy]. Khi tôi còn trẻ, biết bao người xem tướng đoán mệnh cho tôi đều nói đời trước tôi không tu phúc, cho nên lúc còn tuổi trẻ tôi phải sống những ngày hết sức sức khổ nhọc. Khi tôi học Phật, rất nhiều quý vị đồng tu đều biết, phải trải qua mười lăm năm đời sống hết sức sức gian nan. Cũng có những người bạn trong giới xuất gia, nhìn thấy cuộc sống của tôi ở Đài Trung thì đều lắc đầu, dù bất kỳ ai cũng không thể chịu đựng nổi. Tôi không có phước báo, đời trước không có tu.

Hiện nay đến lúc tuổi già, mọi người đều thấy đời sống của tôi cũng không đến nỗi tệ. Đó là trong đời này sau khi học Phật tôi mới biết tu phúc. Cho nên tôi tu trong đời này, được quả báo ngay trong đời này, quý vị có thể nhìn thấy được.

Quý vị đều dựa vào phúc đức đã tu trong đời quá khứ. Nếu quý vị chịu tu phúc, những năm tuổi già của quý vị nhất định sẽ tốt đẹp hơn tôi rất nhiều. Người ta vì sao không biết tu phúc mà chỉ tạo nghiệp tội? Đức Thái Thượng đã giảng với chúng ta, trong Âm Chất Văn của Văn Xương Đế Quân cũng giảng rõ với chúng ta: “Ngẩng đầu ba thước có thần minh.” Đức Phật dạy chúng ta rằng, có hai vị thần, suốt đời đi theo chúng ta không rời, một vị gọi là Đồng Sinh, một vị gọi là Đồng Danh. Hai vị thần này trụ trong thân thể của ta, như hình với bóng không xa lìa. Chúng ta làm việc thiện hay việc ác, hai vị thần này lập tức báo cáo lên cõi trời. Chúng ta khởi tâm động niệm, thậm chí tự mình còn chưa kịp hiểu rõ thì các vị thần này đã biết hết rồi.

Con người phải luôn gìn giữ tâm lành. Một đời tôi tự mình tu học, khuyên dạy người khác, giữ tâm lành chính là “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”, vận dụng vào đời sống hằng ngày, vận dụng vào trong công việc, vận dụng vào trong sự ứng xử, đối đãi với người, tiếp xúc với muôn vật. Không cần biết người khác đối với ta như thế nào, ta luôn dùng tâm “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi” đối đãi với họ. Họ lặp lại điều ác, ta cũng không ghi nhớ điều ác của họ, chỉ nghĩ đến những điều tốt đẹp của họ thôi. Họ đối với ta có một ngày tốt đẹp, một giờ tốt đẹp, hoặc một khoảnh khắc ngắn ngủi tốt đẹp, ta đều ghi nhớ trong lòng, cảm tạ ơn đức họ. Họ đối với ta dù gây hại, dù hủy báng, làm nhục, hãm hại, hết thảy ta đều không ghi nhớ. Phải tự mình tu tập thiện tâm chân thật viên mãn, để bản thân mình trong suốt một đời này, cho đến đời đời kiếp kiếp đều vĩnh viễn sống trong cảnh giới hiền thiện. Chúng ta học theo chư Phật, Bồ Tát, học theo các bậc thánh hiền, là học những gì? Chính là học những điều như vậy.

Sống ở thế gian này, một đời một kiếp, chúng ta phải thực sự nỗ lực học tập, nhìn thấu suốt, buông bỏ hết, tự tại tùy duyên, lìa xa thị phi nhân ngã, tham sân si mạn, để phiền não của tự thân mình không sinh khởi, thì sự tu học của chúng ta mới có thành tựu. Nếu như mỗi ngày đều sinh khởi phiền não, mỗi ngày đều nhìn thấy những chỗ không tốt của người khác, đó là ta đã sai rồi. Ta không giống chư Phật, không giống chư Bồ Tát.

Khi thành lập Tịnh Tông Học Hội, tôi vì muốn khuyến khích quý vị đồng môn tu học nên đề xuất năm cương lĩnh tu học. Lại đem kinh Vô Lượng Thọ, là những lời răn dạy trọng yếu của Phật-đà, trích xuất thành 60 điều, đem những giáo huấn trong kinh Phát khởi Bồ Tát thù thắng chí lạc, trích xuất thành 40 điều, tất cả in thành một quyển sách nhỏ tên là “Tịnh Tông đồng học tu hành thủ tắc”. Quyển sách nhỏ này thuộc loại kinh điển thực hành, chúng ta khởi tâm động niệm, nói năng hành động đều không thể vi phạm, trái nghịch [những điều trong sách]. Đó là chúng ta thực sự học Phật, chúng ta phát nguyện cầu sinh Tịnh độ nhất định sẽ được vãng sinh.

Quyển sách nhỏ này in ra rất nhiều, phân phát rất rộng rãi, thế nhưng có mấy người nỗ lực tu học? Có được mấy người nỗ lực xem qua sách này mỗi ngày một lần? Đem những điều trong sách ra dùng để phản tỉnh, mỗi điều mỗi điều đều phản tỉnh, chúng ta có làm được như vậy hay không? Hiện tại, ở Đài Bắc có cư sĩ Tam Trọng Liêu dùng sách Bách Quá Cách để phản tỉnh, mỗi ngày đều phản tỉnh, đó chính là một người tốt trong thế gian.

Chúng ta phải dùng sách Tịnh Tông Thủ Tắc để ngày ngày chiếu theo mỗi điều mỗi điều trong đó mà phản tỉnh. Như vậy là quý vị thực sự học Phật, quý vị là đệ tử hàng đầu của Như Lai, được chư Phật hộ niệm, các vị trời rồng, thiện thần đều theo ủng hộ.

Nếu như có sự vi phạm, trái nghịch, thì quý vị là con cháu của ma, quý vị đến để phá hoại Phật pháp, quý vị là Ma vương Ba-tuần đến đây, đến để phá hoại Phật pháp. Phá hoại Phật pháp thì chẳng có gì tốt đẹp, sau khi chết ắt phải đọa vào địa ngục A-tỳ.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.109.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...